VỀ
HỒ BIỂU CHÁNH
Bằng Giang
Trong
văn học sử hiện đại, chúng tôi tiếc cho
hai người: TRẦN TRỌNG KIM (1883 - 1953) và HỒ BIỂU
CHÁNH (1885 - 1958), một học giả và một tiểu thuyết
gia, đều là đồng bối. Rời địa hạt
văn học để bước vào chánh trị, cả
hai đều rước lấy thất bại ít nhiều
chua cay. Thất bại của ông TRẦN TRỌNG KIM ở cương vị thủ
tướng có vẻ nổi hơn mà nhẹ - c̣n thất bại
của ông HỒ BIỂU CHÁNH ở cương vị một
đổng lư (của thủ tướng một chánh phủ
Nam kỳ tự trị chủ trương phân ly) tuy có vẻ
ch́m mà chua cay hơn.
Bỗng mất tích khỏi Việt-nam
rồi xuất hiện trở lại ngôi vị Nội các
Tổng trưởng (tức Thủ tướng) sau ngày Nhật
đảo chánh (9 tháng Ba 1945) ở Đông Dương, T.T.
KIM đă khiến cho lắm người hiểu lầm rằng
trong thời gian trước, ông có bí mật hoạt động
thân Nhựt nên mới được đưa đi trốn
khỏi Việt-nam. Nhưng trong tập hồi kư Một cơn gió bụi (1), ông đă phủ nhận
điều đó và ông bước vào chánh trường chẳng
qua là một chuyện ngẫu nhiên xảy ra ngoài ư muốn
của ông. Ông có chủ định là về hưu (1942),
ông sẽ có th́ giờ nhiều hơn để tiếp tục
công việc biên khảo. Năm ông về hưu, Nhựt
dùng vơ lực ép Pháp kư hiệp ước pḥng thủ chung
Đông-dương. Nhựt đă chuẩn bị trong
tương lai sẽ thay thế Pháp, nên cho người gần
gũi tiếp xúc với giới trí thức Việt-nam. Sự
đi lại của người Nhựt đến nhà
T.T.K. khiến cho Pháp nghi kỵ mà truy nă ông. Nhựt mới
đưa ông trốn qua Tân-gia-ba (1-1-1944). Sau đó vài tháng,
ông xin đi Vọng-các (24-6-1944). Sau cuộc bạo hành ngày
9 tháng Ba 1945 của Nhựt ở Đông-dương, Bảo
- Đại ra tuyên ngôn độc lập, triệu thỉnh
Ngô-đ́nh Diệm (lúc đó đang ở miền Nam) về
Huế thành lập nội các. Ngô-đ́nh Diệm từ chối
v́ lư do sức khỏe. T.t.K lúc bấy giờ đă
được đưa về Sài-g̣n (30-3-1945) là người
thứ hai được triệu thỉnh và ông đă nhận
lời. Nội các T.T.K tồn tại được có mấy
tháng rồi cáo chung vào lúc có biến động lớn hồi
tháng Tám 1945.
Sự
chấp nhận một trách nhiệm mới hăy c̣n xa lạ
với ông khiến chúng tôi không khỏi nhớ đến
trường hợp của bà Indira GANDHI. Bà này được
chọn làm thủ tướng của một quốc gia
đông khoảng 550 triệu dân. Được báo chí phỏng
vấn về việc đó, bà trả lời đại ư
là bà không kiêu hănh đến nghĩ rằng ngoài bà ra không ai
làm được công việc này (thủ tướng),
nhưng bà cũng không đủ khiêm tốn mà nói rằng
bà không có khả năng để nhận lănh.
Bà
Indira GANDHI nhận là phải v́ trong suốt thời gian ông
Nehru, thân phụ của bà, làm thủ tướng (1947 -
1964) từ khi Ấn-độ được Anh trao trả
lại độc lập, bà làm bí thơ cho ông Nehru, nghĩa
là đă vô t́nh hay hữu ư được chuẩn bị
lănh công việc của người cha. Nehru mất (1964),
ông Shastri lên thế độ được một năm
rồi đột ngột qua đời v́ bịnh tim. Bà kế
vị ông Shastri từ đó đến nay.
C̣n
ông TRẦN TRỌNG KIM thú nhận là không để ư ǵ
đến chánh trị, không có chân ở trong một đoàn
thể chánh trị nào, lại nhận đảm
đương một công việc mà ông chưa hề
được chuẩn bị. Hơn nữa, được
Nhựt đưa đi trốn rồi lại được
Nhựt đưa trở về, dù muốn dù không, ông cũng
bị dư luận thời ấy coi như là thân Nhựt
hay là người của Nhựt, mà Nhựt là phát xít, cấu
kết với Đức, Ư thành một trục lực
lượng phản động quốc tế.
Chúng
tôi tiếc cho ông TRẦN TRỌNG KIM, một học giả
khả kính mà t́nh cờ lịch sử đă xô đẩy
ông vào chánh trường quanh co đầy bất ngờ
hơn công việc biên khảo, cũng như một năm
liền sau đó, chúng tôi lại tiếc cho ông HỒ BIỂU
CHÁNH, bút hiệu của ông đốc phủ sứ Hồ
văn Trung.
Ông Hồ
văn Trung đă về hưu từ lâu trước năm
1945. Ngày 14 tháng Tám 1945, Nhựt đầu hàng đồng
minh. Thực dân Pháp trở lại miền Nam Việt-nam
trước nhờ lực lượng Anh do tướng
Gracey cầm đầu, đến giải giới quân Nhựt,
giúp sức chiếm lại Sài-g̣n (23-9-1945), Pháp cho bác sĩ
Nguyễn văn Thinh đứng ra thành lập chánh phủ
Nam-kỳ tự trị (23-5-1946) để phân ly Nam, Bắc.
Khi chúng tôi hay tin ông HỒ BIỂU CHÁNH ra làm đổng lư
cho thủ tướng Nguyễn văn Thinh, chúng tôi không nghĩ
rằng ông toan tính trục lợi, chuyển ngân làm giàu. V́
thật sự nếu muốn làm giàu th́ những năm ngồi
quận ở mấy tỉnh miển Tây, ông đă giàu từ
lâu rồi như nhiều người khác. Nhưng ông đốc
phủ sứ này về hưu mà không có biệt thự, xe
hơi, ruộng đất bề bề.
Năm
1943, lúc đang c̣n làm hai tờ Nam-kỳ
tuần báo và Đại-việt
tạp chí, có một thời gian, hằng tuần, ông hợp
mặt anh em biên tập viên tại ṭa soạn ở
đường Reims (bây giờ là đường Lê Công Kiều,
gần chợ Sài G̣n). Chỉ có một lần ông
đưa anh em đến một nhà hàng ở đường
Pellerin đăi ăn (bây giờ là đường Pasteur, khu
vực ngân hàng). Nửa chừng, ông ngă ra bất tỉnh,
người nhà phải đưa ông về ngay. Tiệc
tan, mấy văn hữu của ông kéo nhau lội bộ qua
thăm ông bên Vĩnh Hội. Căn nhà ở góc đường
Nguyễn Khoái - Tôn Thất Thuyết (đường Tôn Thất
Thuyết chạy dọc theo Kinh Đôi trước năm
1945 là nơi đổ rác của địa phương
Sài- g̣n - Chợ-lớn) lúc bấy giờ thật hẻo
lánh. Ít ai ngờ được rằng đó là một
căn nhà nhỏ vách ván, không điện, không nước.
Đêm xuống, cả một vùng ch́m trong bóng tối
như ở giữa thôn quê. Gian nhà phía trước hẹp,
có kê một cái bàn, nơi ông làm việc, tiếp khách, không
có trang hoàng chi hết. Một con người đă quen một
nếp sống b́nh dị, thanh đạm như vậy lại
v́ lợi lộc mà ra làm đổng lư văn pḥng cho thủ
tướng Nguyễn văn Thinh hay sao? Chắc chắn là
không phải. Có thể nhiều lư do mà chúng tôi chỉ biết
có một.
Số
là sau khi tờ Nam-Kỳ tuần
báo ra đời (số 1, 3 - 9- 1942), một tờ tuần
báo ở Hà-nội có đả kích tờ Nam-kỳ nhại cách tŕnh bày trang b́a của tuần báo ngoài ấy.
Một hôm, ông HỒ BIỂU CHÁNH xem bài của một biên tập
viên, có gọi anh này đến thân mật "sửa
sai": "Vous viết chữ này
không có dấu mũ (^), tụi nó nói ḿnh bắt chước.
Tụi nó nói ḿnh bắt chước cách tŕnh bày của tụi
nó. Tờ Illustration của Pháp cũng đă tŕnh bày như vậy
từ lâu rồi. Có phải ḿnh bắt chước tụi
nó đâu!"
V́ vậy,
khi nghe tin ông trở ra làm việc lại với chức vụ
đồng lư văn pḥng của thủ tướng một
chánh phủ theo chủ trương phân ly, chúng tôi không ngạc
nhiên chút nào mà chỉ tiếc cho ông. Duy có một điều
là không rơ ông có "ố" trước hay không v́ một
chuyện nhỏ nhặt kia mà ông hận dai. Nếu có ố
trước th́ tại sao chính tờ Đại - Việt tạp chí đầu tiên của
ông ngay từ năm 1918 đă đưa ra đề nghị
thành lập một hàn lâm viện để thống nhứt
ngôn ngữ Việt với sự hợp tác làm việc chung
của trí thức ba xứ Bắc, Trung, Nam? Nếu trường
hợp sau là đúng th́ quả là "cái sảy nảy cái
ung. Trước khi lâm chung nghe đâu ông có trối lại
là mộ bia chí khắc bút hiệu HỒ BIỂU CHÁNH chớ
không phải Hồ văn Trung. Phải chăng cử chỉ
đó biểu lộ một niềm hối tiếc? Cái chết
bằng cách treo cổ của thủ tướng Nguyễn
văn Thinh có giúp cho ông "tỉnh mộng" chăng? Thực
dân gian trá đâu có để cho
Chúng
tôi ghi lại điều này để cho những ai muốn
t́m hiểu con người và tác phẩm của ông biết
thêm được một lư do khiến ông dấn thân rơ rệt
hơn bao giờ hết, hơn cả lúc ông lănh trợ cấp
của Pháp để làm hai tờ Nam-kỳ tuần báo và Đại
Việt tạp chí. Tuy là báo có trợ cấp nhưng cả
hai đều không có những câu lố bịch như trong
Trong
tập san Văn 1967 số
đặc biệt tưởng niệm HỒ BIỂU
CHÁNH, tác giả Phê b́nh và Cảo
luận có nhận xét:
"Ông Hồ Biểu Chánh
ngay cả những lúc làm chủ quận vẫn giữ
được đầy đủ bản sắc của
một nhà văn.
"Ông chỉ để
mất bản sắc đó khi ông nhận tiền trợ cấp
của Thực dân để ra báo!"(1).
Chúng tôi tưởng nói
như thế này mới xác hơn:
"Ông chỉ thật
sự để mất bản sắc đó khi ông ra làm
đổng lư văn pḥng cho thủ tướng chánh phủ
Nam-kỳ tự trị do thực dân đẻ ra để
nhằm vĩnh viễn phân ly Nam, Bắc. Nhưng may mắn
là ông đă sớm dang ra xa chánh quyền sau cái chết của
thủ tướng Thinh".
Để
hiểu con người và tác phẩm của HỒ BIỂU
CHÁNH, tưởng cũng nên nêu ra đây một "bí quyết"
về kỹ thuật tiểu thuyết của ông. Có lần,
ông thân mật tiết lộ với một nhân viên trong ṭa
soạn là để thỏa măn độc giả ở
thôn quê rồi lần hồi ra thành thị và ngược lại.
Theo ông giải thích, độc giả ở thôn quê muốn
biết chuyện thành thị và thị dân hiếu kỳ muốn
biết qua h́nh ảnh đời sống ở thôn quê.
Điều
đó có đúng không, hay được khai thác đến một
mức độ nào, những ai muốn làm tiểu luận
hay luận án về HỒ BIỂU CHÁNH, cần xem lại hết
64 bộ tiểu thuyết của ông, phóng tác lẫn sáng
tác.
Ông
THIẾU SƠN trước trong Phê
b́nh và Cảo luận (1933) rồi ông VŨ NGỌC PHAN
sau trong Nhà văn hiện đại,
quyển II (1942) chỉ đưa ra những nét phác giới
thiệu chớ chưa đáng gọi là những bài nghiên cứu
đủ kích thước. C̣n cố giáo sư DƯƠNG
QUẢNG HÀM trong Việt -nam
văn học sử yếu (1944) lại không nhắc qua
một chữ về HỒ BIỂU CHÁNH, PHÚ ĐỨC, hai
tác giả đă từng có một thời tung hoành trong
văn học giới miền Nam về phương diện
tiểu thuyết, trước cả SONG - AN HOÀNG NGỌC
PHÁCH với quyển Tố Tâm
(1925), NGUYỄN TRỌNG THUẬT với Quả dưa đỏ (1925), DƯƠNG TỤ
QUÁN với Nước đời
éo le (1925). Bước theo ông DƯƠNG QUẢNG HÀM, nhiều
tác giả sau đó cũng cho HỒ BIỂU CHÁNH "việt
vị" luôn.
Măi
đến gần đây, ông PHẠM THẾ NGŨ trong Việt-nam văn học sử
giản ước tân biên, quyển III (1965) mới định
cho HỒ BIỂU CHÁNH một chỗ đứng thích
đáng trong địa hạt tiểu thuyết. Ông không
săn sóc HỒ BIỂU CHÁNH kỹ
bằng PHẠM QUỲNH, cho nên không thấy hay bỏ quên
nhiều mặt khác của một văn gia kỳ cựu
có khả năng đa diện. Hai năm sau, tập san Văn dành một số đặc
biệt tưởng niệm HỒ BIỂU CHÁNH: "Ḷng
ngưỡng mộ của chúng tôi đối với nhà
văn tiền phong của nền văn chương tiểu
thuyết Việt-nam rất sâu xa chân thực!"[1] . Số tưởng niệm
này cũng như tập hồi kư "Từ 1927 đến
1937 Mười năm làng báo Sài-g̣n" của NGỌA LONG
trên nhựt báo Đuốc Nhà
Nam từ tháng chín 1969 có thể bổ túc hữu ích cho phần
nghiên cứu HỒ BIỂU CHÁNH của PHẠM THẾ NGŨ
về nhiều phương diện, Lịch sử báo chí Việt-nam [2]
của HUỲNH VĂN T̉NG bổ túc về phương diện
báo chí, Tôi đọc thơ của
PHẠM VIỆT TUYỀN[3],
một phần nào về mặt thi ca.
Thời tập, một
tập san văn học nghệ thuật, trong tập ra mắt
vào cuối năm 1973 đă dành nửa trang cho tiểu sử
HỒ BIỂU CHÁNH, chừng như để tưởng
nhớ ngày giỗ của ông (4-11-1958 chớ không phải
14-11-1958 như Thời tập đă
in lộn), một việc mà tuần báo văn nghệ Khởi hành trước đó
mấy năm đă từng làm.
Chúng
tôi nghĩ rằng câu chuyện về chữ NÀY có dấu mũ
(^) hay không và giai đoạn ngắn ngủi của ông Hồ
văn Trung tham gia vào guồng máy chánh quyền Nam-kỳ thuở
trước, không đủ làm cho ông PHẠM THẾ NGŨ
và những người chủ trương biên tập Văn và Thời Tập sẽ
thổi c̣i cho ông HỒ BIỂU CHÁNH tiểu thuyết gia
"việt vị'.
-----------------------------------------
Nguồn: “Mảnh
vụn văn học sử”- Bằng Giang- NXB Chân
Lưu- in tại Sài G̣n năm 1974, lần I
©2006 hobieuchanh.com