Nhóm phim Hồ Biểu Chánh

Cát Vũ

Bộ phim Chúa tàu Kim Quy (2 tập) vừa do TFS sản xuất dựa theo tiểu thuyết cùng tên (viết ở Sài G̣n 1922) sẽ được HTV phát sóng vào sáng chủ nhật 14 và 21-7 với diễn viên Hoàng Phúc trong vai Lê Thủ Nghĩa

. Tiểu sử: Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, sinh năm 1885 tại B́nh Thành, G̣ Công (nay thuộc Tiền Giang). Ông xuất thân làm kư lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân. Ông bỏ chính trường lúc đương chức về sống với nghiệp văn đến cuối đời. Ông mất tại Phú Nhuận - Gia ?ịnh ngày 4-11-1958.

Cho đến Chúa tàu Kim Quy th́ nhà văn Hồ Biểu Chánh đă có ba tác phẩm văn học được dựng thành phim. Trước đó, khán giả đă từng ?ược xem hai bộ phim Ngọn cỏ gió đùa (Sài G̣n video sản xuất) và Con nhà nghèo (Hăng phim Truyền h́nh TPHCM (TFS) thực hiện) dựa theo hai tiểu thuyết cùng tên của ông. Và sắp tới đây, hai tác phẩm khác nữa của ông là Nợ đời và Đại nghĩa diệt thân cũng đang được TFS dự kiến sẽ đưa vào kế hoạch sản xuất với mục tiêu h́nh thành một “chùm phim Hồ Biểu Chánh”.

Yếu tố hấp dẫn: Cốt truyện nhiều t́nh tiết, nhiều xung đột.- Không kể bộ phim hai tập Chúa tàu Kim Quy đang lên kế hoạch sẽ phát sóng vào hai buổi sáng chủ nhật 14 và 21-7 này, hai bộ phim Ngọn cỏ gió đùa và Con nhà nghèo (đều do ?ạo diễn Hồ Ngọc Xum dàn dựng) sau khi tŕnh chiếu đă tạo được cảm t́nh nơi người xem. Cả hai bộ phim, tuy có nhiều điểm tương đồng như cùng lấy bối cảnh vùng nông thôn Nam Bộ, cùng đề cập đến thân phận bèo bọt, cuộc sống luôn bị áp bức, bất công của tầng lớp dân nghèo, song nếu như ở Ngọn cỏ gió đùa, người xem ̶uất ức” cùng với nỗi uất ức của anh nông dân Lê Văn Đó th́ ở Con nhà nghèo, khán giả cũng nơm nớp buồn vui cùng với ba chị em Lựu, Bưởi, Cam. Dẫu rằng cả hai bộ phim trên - được thực hiện cách nhau gần 10 năm - vẫn cho người ta cảm giác như xem một vở kịch dài có quay ngoại cảnh hơn là một bộ phim. Điều đó nói lên rằng, chính cốt truyện với nhiều t́nh tiết, nhiều xung đột cùng một cái nh́n mang đậm chất nhân văn trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đă đem lại cho những bộ phim này sức cuốn hút. Và có lẽ đó là yếu tố thuận lợi duy nhất khi muốn chuyển những tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh sang phim ảnh.

Những thách thức không nhỏ ở trường quay.- Bởi ngoài yếu tố thuận lợi trên, những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là một thách thức không nhỏ cho người làm phim. Khó khăn chung nhất mà đoàn phim nào rồi cũng sẽ gặp phải là nội dung câu chuyện đều đă diễn ra cách nay trên dưới cả thế kỷ, thậm chí hơn một thế kỷ như truyện phim Chúa tàu Kim Quy (1830), giữa lúc nền điện ảnh nước ta nói chung, ngành phim truyền h́nh nói riêng c̣n phải đương đầu với những bài toán khó giải như kinh phí thấp, phương tiện kỹ thuật, thiết bị làm phim chưa hiện đại, không có phim trường riêng mà chỉ phó thác vào phim trường tự nhiên của trời đất.

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum, ngay khi dẫn nhóm tiền trạm đoàn làm phim Con nhà nghèo đi chọn cảnh đă phải lắc đầu ngao ngán: “Nh́n cánh đồng nào cũng thấy dây diện và bảng quảng cáo”. Mới tháng trước chọn được một cảnh quan ưng ư, tháng sau đưa đoàn đến quay đă thấy khác lạ bởi tiến độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt. đoàn phim Chúa tàu Kim Quy của đạo diễn Châu Huế muốn quay cảnh hang Ḥn đă phải dắt díu nhau xuống Hà Tiên, ra tít tận các ḥn để t́m hang động thật mà vác được đồ đạc đến nơi th́ coi như không có đường lui! Diễn viên Hoàng Phúc (vai Lê Thủ Nghĩa) trong khi đóng phim rủi ro bị lưỡi rựa cứa đứt tay đến tận xương vẫn phải cắn răng quay tiếp v́ không thể bắt cả đoàn nằm chờ chơ vơ ở ngoài ḥn xa. Sau khi đă lược bỏ bớt những cảnh “bất khả thi” như cảnh nhân vật sang Trung Quốc để tạ ơn gia đ́nh ân nhân, đạo diễn Châu Huế cũng phải mất nhiều đêm để nghĩ cho được cách “ăn gian” khi quay cảnh chúa tàu đánh chống bọn cướp biển trên tàu ở ngoài khơi. Anh nói, phải làm giả chứ làm thật cả kinh phí lẫn sức người chịu không nổi! Điều chắc chắn là dù có khéo đến mấy th́ chuyện “làm giả” cũng sẽ ít hiệu quả hơn nhiều so với làm thật.

Do thời điểm quy định của tác phẩm nên “phim Hồ Biểu Chánh” được xếp vào loại phim cổ trang. Trang phục xưa nhưng phải may mới. May mới nhưng phim lại cần nhân vật mặc quần áo cũ. Mà v́ không thể có điều kiện làm phim chuyên nghiệp như Tây (phim Người t́nh chẳng hạn) nên phim ta luôn bị mặc đồ mới. Và cũng v́ phải lệ thuộc vào “phim trường thiên nhiên” nên thời gian tiêu phí cho việc di chuyển gấp nhiều lần so với thời gian thực sự dành cho việc quay phim. Cũng là người “cùng xóm” với nhau nhưng ngôi nhà của Lê Thủ Nghĩa được quay ở B́nh Dương, c̣n dinh cơ của Trần Tấn Thân lại tọa lạc ở Long Thành; nhà của chúa tàu Kim Quy ở Hà Tiên mà huyện đường quê “chúa” lại ở tận... Huế. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum than thở: Cứ đà này, sẽ không c̣n t́m đâu ra những “ngôi nhà xưa” cho những phim sau!

Liệu lực có ṭng tâm?.- Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn viết sung sức nhất trong lịch sử văn học VN. Ông đă để lại cho đời hơn 100 tác phẩm gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, nghiên cứu, phê b́nh văn học, dịch thuật, kịch bản tuồng,... Trong số đó, chỉ riêng tiểu thuyết - chất liệu chính để làm phim - đă có đến trên 50 tác phẩm. Do vậy, việc thực hiện “chùm phim Hồ Biểu Chánh” của TFS xét ở khía cạnh kịch bản là điều thuận lợi. Hơn nữa, nếu được chuyển sang phim, những tác phẩm này, lại lần nữa giúp công chúng hiểu thêm về xă hội VN thời cận đại, đồng thời thêm yêu mến tác giả, một nhà văn, một vị quan (đốc phủ sứ) thanh liêm, nhân ái. Mặt khác, thông qua nội dung cốt truyện, người đời nay cũng sẽ cảm nhận được những bài học về đạo lư, nhân nghĩa ở đời. Điều lo ngại là với khả năng hạn chế về nhiều mặt, liệu những bộ phim cùng một tác giả này có mang được những sắc màu khác nhau, có đạt được chất lượng như mong muốn? Hay măi măi sẽ vẫn c̣n để lại nơi những người làm ra nó sự tiếc nuối như đạo diễn Châu Huế với phim Chúa tàu Kim Quy “nếu có đủ thời gian, có đủ kinh phí... phim sẽ kỹ hơn, sẽ đầy đủ hơn”, như đạo diễn Hồ Ngọc Xum với Ngọn cỏ gió đùa và Con nhà nghèo: “Chưa đáp ứng được yêu cầu, c̣n nhiều hạn chế... v́ không đủ điều kiện...”!(NLĐ)

Nguồn: Người Lao Động

 

 

©2006 hobieuchanh.com