MỘT VÀI SUY NGHĨ

VỀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

 

Cù Đ́nh Tú

1. Có những người cầm bút mà qua tác phẩm ta có thể nh́n rơ cái sở trường ngôn từ của họ. Vậy thôi cũng là quư lắm rồi. Trong văn chương của ta cũng như  của nhân loại, số tác giả thật là nhiều, ngày càng nhiều, nhiều vô kể, song số người có được một sở trường phô diễn riêng, lập ra phong cách ngôn ngữ riêng cho ḿnh - phong cách nhà văn - th́ xưa nay không phải là nhiều. Có nhiều bằng chứng trên cả vạn trang tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, để kết luận rằng ông là người có trường ngôn ngữ riêng, có lối nói riêng khác với những nhà văn cùng thời vào những năm 20 của thế kỷ này. Hồ Biểu Chánh sở trường về sử dụng khẩu ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết. Phong cách của Hồ Biểu Chánh là phong cách viết như nói, nói tiếng mà dân chúng Nam Bộ thường dùng hàng ngày vào đầu thế kỷ thứ 20.

 

2. Cũng lại có những cây bút mà qua ngôn ngữ của họ, ta không chỉ nhận ra cái sở trường phô diễn của họ mà ta c̣n t́m ra được nhiều điều có ư nghĩa về diện mạo ngôn ngữ ở một vùng đất bao la, về chặng đường phát triển của tiếng nói dân tộc. Với cả vạn trang tiểu thuyết viết bằng khẩu ngữ Nam Bộ, ta có nhiều bằng chứng để xếp Hồ Biểu Chánh vào hàng những nhà văn như vậy.

          Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đồng thời cũng là pho sách về những kiểu nói đặc sắc Nam Bộ, về từ láy hết sức riêng nhưng đầy lí thú của Nam Bộ : ngồi ngó cững, ngồi chồm hỗm, nằm dàu dàu, nằm không cục cựa, đầu chơm bơm, đầu cổ chờm bờm, đứng dụ dự một hồi, dụ dự không muốn nói, đi lầm lũi, lỗ tai lùng bùng, cặp mắt cháng váng, trong ḷng xốn xang, nước mắt nước mũi chàm ngoàm, ngó chừng xăn văn xéo véo, rụt rịt bên chơn, mạch nhảy xoi xói, đôi mắt láo liên, trong nhà nhô nháo, hân hủi hiếp đáp… Cần có một nghiên cứu riêng về riện mạo khẩu ngữ Nam Bộ qua ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

 

3. Văn xuôi nghệ thuật bằng tiếng Việt của ta bao gồm ngôn ngữ truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tùy bút, kịch bản, được h́nh thành vào cuối thế kỉ thứ 19 và vào những thập kỉ đầu của thế kỉ 20.

Nó được h́nh thành và phát triển theo hai hướng ;

Trong lúc các tác giả như : Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940) với Quả dưa đỏ (1925), Nam du đế Ngũ Hành Sơn (1933) ; Nguyễn Bá Học (1857-1921), với Câu chuyện một tối của người tân hôn  (1921), Du sinh lịch biển kí (1920); Phạm Duy Tốn (1883-1924) với Sống chết mặc bay (1918), Nước đời lắm nỗi  (1919); Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) với Tố Tâm(1925); Nguyễn Tử Siêu (1887-1965) với Việt Thanh chiến sử, Trần Nguyên chiến kỉ,  đi theo hướng chuyển từ văn biền ngẫu bác học, có tiếp thu ảnh hưởng văn xuôi của Pháp sang văn xuôi nghệ thuật th́ một số người khác trong đó có Hồ Biểu Chánh đă đi theo một hướng khác: trực tiếp dùng tiếng của dân chúng hằng ngày sử dụng ở một vùng đồng bằng rộng lớn tại phía Nam của Tổ quốc để xây dựng ngôn ngữ tác phẩm.

Có thể trích một số câu văn để so sánh :

- Nguyễn Trọng Thuật trong Quả dưa đỏ (1925)

“Đứng giữa vườn dưa mà trông lên tứ bề: núi đá lô xô, ngàn thông xào xạc, cây um tùm chẳng có tiếng chim kêu, hoa rập rờn vắng con bướm liệng, chung quanh vắng ngắt như tờ, gia hương khơi nẻo càng ngẩn ngơ người. Thế mà đứng trước cửa ṿm trông xuống vườn dưa, hàng kia luống nọ, xanh biếc như mây, trước gió lá rung, lá như đón ta mà múa, quanh người hoa nở, hoa như mừng ta mà cười, gọi ta mượi thú điền viên, chẳng ăn hoa lợi cũng yên ủi ḷng”.

- Nguyễn Bá Học trong Câu chuyện một tối của người tân hôn  (1921):

“Tiếc thay, từ xưa cha tôi làm quan, không tập cho chúng tôi thạo đường thực nghiệp chỉ tưởng những nỗi một người đội ơn vua, cả nhà ăn lội nước; lấy phấn sức làm thanh cao, cho doanh sinh trục mạt, để cho con em tập thói kêu sa, đem thân biếng nhác, chỉ xu hướng về sự phù hoa không thể suy  ra thực dụng. Đến bây giờ trí vụng tài kém, cơ hàn thiết thân, c̣n giữ sao cho được phong thể ?”.

“Tính các chú sạch sẽ, thấy người ta ăn mặc rách rưới cũng ghét; tính các chú mạnh mẽ, thấy người ta yếu đuối cũng ghét; hễ một lời không hiểu chửi mắng ngay; hễ một bước sai lầm là roi vọt theo liền… Tính các chú lại hay cợt nhợt, thấy con gái sạch sẽ hay thương yêu, khi ra béo má khi vào lắm tay.”

- Phạm Duy Tốn trong  Nước đời lắm nỗi (1919) :

“Đêm hôm ấy, trời mưa rầu rĩ gió thổi hắt hiu, cảnh vật tựa hồ như xui nhau mà làm cho cái bi kịch càng thêm thê thảm”.

- Hoàng Ngọc Phách trong Tố Tâm (1925) :

"_ Anh thiết tưởng điều đau đớn của em đó cũng như bát nước sôi, th́ giờ sẽ dần mà làm cho bớt nóng, khi hơi đă lạnh, mà cái “quên” đă lấy nốt những điều c̣n sót ở trong ḷng em, th́ em có thể hưởng được cuộc đời êm ái, nào nhà cửa, nào con nào cái, sớm trưa sum họp gia đ́nh, cùng ai âu yếm suốt trăm năm, như gấm, như tranh, như vườn đào hoa xuân; như mùa sen mùa hạ, có phải một đời khỏi nỗi chơ vơ không?”

Những câu văn gọt đẽo xa lạ với tiếng nói hằng ngày của dân chúng mọi miền theo kiểu như vậy không phải dễ dàng t́m thấy qua sáng tác của những tác giả nói trên. Chỉ có điều là người it người nhiều khác nhau. Lại nữa, ta không t́m ra được ở họ một phong cách riêng nào cả. Ở họ không có cái riêng chỉ có cái chung: lược bớt những yếu tố biền ngẫu của phú, của tế ngày xưa trong khi giữ lại cái tính bác học, kiểu cách tỉa tách của biền văn, đôi lúc đưa vào lối hành văn của câu văn Pháp.

Hăy xem đoạn mở đầu trong tiểu thuyết Chúa tàu Kim Quy (1922) của Hồ Biểu Chánh.

- “Nhà Lê Thủ Thành thuở nay hễ tối th́ sập cửa, nhưng mà ngày ấy trong nhà đă đốt đèn rồi, song cửa cái chưa sập, mà cửa sau cũng chưa gài. Thủ Thành lại ngồi chồm hổm dựa cửa ḍm ra ngoài đường, ḍm một hồi trở vào đi lại giường mở mùng mà hỏi vợ rằng: “Bớt một hay không má nó”. Người vợ nhướng mắt ngó chồng rồi gật đầu mà đáp rằng: “Bớt. Con Xuân đi hốt thuốc đă về hay chưa ?”. Thủ Thành  bỏ mùng xuống rồi nói rằng: “Chưa về. Thứ đây vô xóm cây Xoài mà con nó đi làm sao từ hồi nửa chiều đến bây giờ mà chưa thấy tăm dạng ǵ hết vậy không biết. C̣n thằng Nghĩa hồi mặt trời gần lặn tôi biểu nó đi ngừa em nó, mà sao cũng mất biệt. Chắc là ông Tú đi khỏi, con Xuân nó chờ rồi tối nó không dám về chứ ǵ. Hồi năy tôi có dặn thằng Nghĩa vô lối cáy “táo một” đó mà ngừa, không biết chờ không được, nó có đi thẳng vô nhà ông Tú hay không ?

Thủ Thành nói mấy lời rồi đi lại bộ ván giữa ngồi hút thuốc và ngó chừng mà xăn văn xéo véo, nên ngồi cũng không yên”.

Rơ là một lối viết, một lối miêu tả bằng tiếng hằng ngày- khẩu ngữ- của dân chúng Nam Bộ. Ta thấy có cái ǵ b́nh dị, thân quen. Những dẫn chứng như vậy rất dễ kiếm trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

 

4.Văn của Hồ Biểu Chánh không đi theo hướng bác học mà đi theo hướng sử dụng tiếng của dân chúng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi tán thành quan điểm đánh giá ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của các giáo sư Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y trong cuốn “Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh, tập II”, NXB TP. HCM, 1988. Ở trang 228, các giáo sư có viết :

“Vấn đề chính ở đây không phải là bênh vực văn của Hồ Biểu Chánh. Văn của Hồ Biểu Chánh có điều hay dở. Vấn đề là t́m hiểu tại sao, trong một thời gian dài nhân dân miền Nam thích loại văn kể chuyện, viết như nói hay gần như nói”.

Tôi xin nói ư kiến của ḿnh xét theo quan điểm phong cách học. Thực ra viết và nói chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của sự diễn đạt theo một phong cách diễn đạt nhất định. Vấn đề là ở chỗ viết hay nói theo phong cách nào? Bác học hay b́nh dân, sách vở hay khẩu ngữ của dân chúng. Điều này phải ghi nhận ở văn Hồ Biểu Chánh qua vạn trang tiểu thuyết của ông là: ông viết tiểu thuyết bằng tiếng của dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lẽ tự nhiên ai cũng hiểu đó vẫn là tiếng Việt, nhưng đó là tiếng ở một vùng cư dân đông đúc tại nơi phía Nam của Tổ quốc với những đặc sắc riêng của nó.

Con đường sử dụng ngôn từ mà Hồ Biểu Chánh đi về cơ bản cũng là con đường mà Nguyễn Du ở phía Bắc và Nguyễn Đ́nh Chiểu ở phía Nam đă đi. Với khẩu ngữ của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà một trung tâm lúc đó là Kinh Bắc (quê ngoại Nguyễn Du) hoà đúc với khẩu ngữ đồng bằng Nam Bộ mà các trung tâm lúc đó là Bến Nghé, là Ba Tri, là Cần Guộc cộng với vốn Hán học, Nguyễn Đ́nh Chiểu đă tạo ra ngôn ngữ thơ Lục Vân Tiên .

Con đường sử dụng ngôn từ mà Hồ Biểu Chánh đi, về cơ bản, cũng là con đường mà sau này Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, tự t́m đến trong quá tŕnh sáng tác. Với khẩu ngữ đồng bằng Bắc Bộ mà trung tâm là Hà Nội ngàn năm văn vật, cộng với vốn Tây học, chút ít Hán học, các nhà văn này đă tạo nên những áng văn bất hủ như : Tắt đèn, Nghệ thuật băm thịt gà…, Bước đường cùng, Tinh thần thể dục…, Chí Phèo, Lăo Hạc…, Giông tố, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô…

Suy rộng ra trên thế giới, những văn hào nổi tiếng như : A.Puskin, L. Tônxtôi, H.Bandắc, V.Huygô… đều từ chất liệu khẩu ngữ của dân chúng một khu vực dân cư mà tạo lập cho ḿnh ngôn ngữ tác phẩm, để lại cho đời sau những áng văn bất hủ.

Hồ Biểu Chánh c̣n xa mới đạt được như Nguyễn Du. Hồ Biểu Chánh cũng chưa đạt tới mức thuần thục, nhuần nhuyễn và có kĩ thuật như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trongj Phụng- những người có công lớn trong việc tạo ra sự chuyển đổi về chất cho khẩu ngữ đồng bằng Bắc Bộ trở thành cơ sở của ngôn ngữ văn chương với tất cả vẻ đẹp nó. Sự gia công của Hồ Biểu Chánh trong quá tŕnh sử dụng khẩu ngữ Nam Bộ chưa đạt tới mức cần thiết. Do vậy, ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chưa phải là nơi tập trung sàng lọc những tinh hoa của khẩu Nam Bộ và cũng phải nói rằng cho đến nay cũng chưa có ai làm được điều này. Đó là vấn đề đang c̣n phải đặt ra cho các nhà văn ở phía Nam của Tổ quốc. Nguyễn Thi đă rất cố gắng nhưng rất đáng tiếc, rất thương xót là ở chỗ trên đường chiến đấu, trên đường dài khai thác những tinh hoa củ khẩu ngữ Nam Bộ đưa vào ngôn ngữ văn chương, anh đă hi sinh.

Không v́ những hạn chế nói trên mà tôi đánh giá thấp ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Tuy con đường t́m kiếm ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm của ông tuy tự phát nhưng về cơ bản là đúng. Sự đóng góp chính của ông về ngôn ngữ tiểu thuyết trong giai đoạn h́nh thành những năm 20 và 30 của thế kỉ này là ở chỗ ; bằng ngôn ngữ của dân chúng Nam Bộ làm cơ sở để xây dựng ngôn ngữ tác phẩm văn chương. Đó cũng là nguyên nhân ngôn ngữ, nguyên nhân phong cách học giải thích v́ sao “mấy chục năm trước độc giả miền Nam” hoan nghênh nhiệt liệt “nhà văn Việt Nam Hồ Biểu Chánh (phân biệt với nhà cai trị Hồ Văn Trung, công chức cao cấp của Pháp)” như các giáo sư Tầm Vu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Y có nêu trong tập II bộ sách “Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh”. Theo tôi nghĩ, không chỉ mấy chục năm trước đây, mà hiện nay cũng c̣n không ít độc giả Nam, Bắc thích đọc Hồ Biểu Chánh. Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phong cách học ở đây là: khẩu ngữ xưa nay bao giờ cũng sinh động như chính cuộc sống sinh động, khấu ngữ xưa nay bao giờ cũng là nhịp cầu đơn sơ mà ḱ diệu để con người tâm t́nh với nhau. Chính khẩu ngữ Nam Bộ có mặt trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đă làm cho dân chúng từ chỗ dễ đọc chuyển sang thích đọc Hồ Biểu Chánh và làm cho người ta hoặc tha thứ hoặc quên phắt đi một điều: đă có một thời gian dài Hồ Văn Trung là một công chức trung cao cấp mẫn cán cho thực dân.

------------------------------------

Nguồn: "Báo cáo khoa học đọc tại Hội nghị khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Mỹ Tho, Tiền Giang, 11- 1988" được in lại trong quyển "Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt" (NXB Giáo dục- 2001), tr 308, 313 .

 

©2006 hobieuchanh.com