TỪ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM ĐẾN NHỮNG CÁCH TÂN THEO HƯỚNG HIỆN  ĐẠI CỦA  TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH  Ở THỜI  KỲ  ĐẦU

Đinh Trí Dũng  

1. Khác với thơ, thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam không có bề  dày truyền thống. Có thể nói rằng tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đă phải xây dựng từ những di sản rất ít ỏi của cha ông. Tuy nhiên, phần ít ỏi đó cũng rất đáng trân trọng, bởi không có nó th́ câu than phiền của Phạm Quỳnh trên tạp chí Nam Phong năm  1917: “ có nước mà chưa có văn” có thể sẽ c̣n là hiện thực không chỉ ở thập niên đầu của thế kỷ XX. Thực ra, chặng thứ nhất của tiến tŕnh hiện đại hoá, với h́nh thức văn xuôi quốc ngữ đă được khởi động từ những năm cuối của thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Những cây bút ở chặng đầu tiên này biết t́m ṭi, thể nghiệm theo hai hướng: vừa học tập văn chương phương Tây để sáng tạo những tác phẩm văn xuôi theo lối mới, vừa biết tiếp nối và cách tân các thể loại truyền thống của văn học dân tộc. Ở hướng thứ nhất, tiếp theo hàng loạt những truyện ngắn mang màu sắc tôn giáo (có khi chỉ bó hẹp trong các địa bàn thiên chúa giáo) là sự xuất hiện của các tác phẩm dài hơi hơn và cũng gây được ấn tượng hơn như Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887), Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu (1910), Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản (1910)... Ở hướng thứ hai, các nhà văn từng bước cách tân các truyện thơ Nôm, cải biến từng phần h́nh thức cũ để chuyển tải những nội dung mới. Theo Huỳnh Ái Tông, từ năm 1875, sau khi Lục Vân TiênPhan Trần được chuyển dịch ra quốc ngữ, người b́nh dân Nam Bộ đă bắt đầu ưa chuộng truyện thơ. Và từ 1907 trở đi, đă có hàng chục truyện thơ lục bát ra đời,trong đó có nhiều truyện phỏng theo hoặc viết tiếp các truyện Nôm như Hậu Lục Vân Tiên, Hậu Phạm Công Cúc Hoa, Hậu Thoại Khanh Châu Tuấn.... Tất nhiên việc phân chia hai con đường như trên  chỉ là tương đối, bởi v́ chúng nhiều lúc đan xen vào nhau, để rồi sẽ gặp nhau trên cùng một hướng: xây dựng một nền văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng theo hướng hiện đại hoá, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của văn học phương Tây.

2. Trong các nhà văn có công khai phá, mở đường cho thể loại tiểu thuyết văn xuôi Quốc ngữ, có thể nói Hồ Biểu Chánh là cây bút nổi bật nhất. Ông được đưa vào giảng dạy trong nhà trường Trung học phổ thông với trích đoạn tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng (Sách Chỉnh lư hợp nhất năm 2000). Đây là tác phẩm thứ 14 trong sự nghiệp viết tiểu thuyết của ông, xuất bản năm 1929, ở vào giai đoạn sáng tác thành công nhất của Hồ Biểu Chánh. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng để có được những thành công như Cha con nghĩa nặng, Hồ Biểu Chánh đă phải liên tục t́m kiếm, thể nghiệm những cách viết khác nhau, nhằm t́m ra một con đường phát triển cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Thời kỳ đầu, các tiểu thuyết của ông là sự cải biến các truyện Nôm (U t́nh lục, Vậy mới phải). Tiếp theo là một loạt tiểu thuyết sáng tác theo kiểu mô phỏng tiểu thuyết phương Tây (Chúa tàu Kim Qui, Cay đắng mùi đời, Chút  phận linh đinh, Ngọn cỏ gió đùa...). Và cuối cùng là các tiểu thuyết do ông sáng tác (Cha con nghĩa nặng, Con nhà giàu, Con nhà nghèo...). Việc Hồ Biểu Chánh và một số cây bút khác ở chặng đầu tiên viết tiểu thuyết dưới h́nh thức truyện thơ hoàn toàn không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này chứng tỏ thời đại đă thay đổi, nhưng sức sống của các truyện thơ Nôm th́ vẫn tồn tại trong một bộ phận công chúng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi v́ trong văn học trung đại, các truyện thơ Nôm gần gũi với người b́nh dân hơn cả, chúng luôn thể hiện quan điểm đạo đức, quan điểm thẩm mĩ mang tính dân chủ và nhân văn của họ. Lựa chọn h́nh thức truyện thơ, Hồ Biểu Chánh cũng kế thừa được truyền thống đạo lư, tinh thần nghĩa hiệp trong văn chương Nam Bộ, mà người tiêu biểu là Nguyễn Đ́nh Chiểu, tác giả của Lục Vân Tiên. Tuy nhiên, vừa kế thừa nhiều đặc điểm của truyện thơ Nôm, Hồ Biểu Chánh vừa phải cách tân nó để đáp ứng những đ̣i hỏi của độc giả thời bấy giờ.

Tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của Hồ Biểu Chánh là U t́nh lục (viết năm 1909, in năm 1913). Tác phẩm gồm 1790 câu lục bát, xây dựng trên câu truyện t́nh cảm động giữa Tấn Nhơn và Cúc Hương. Cũng giống như nhiều truyện thơ Nôm, bố cục tác phẩm theo công thức chung: gặp gỡ - tai biến - đoàn viên. Chuyện đi thi và làm quan của Tấn Nhơn, chuyện Cúc Hương đau đớn nhảy xuống sông tự tử và được ngư ông cứu, chuyện Xuân Lan tán tỉnh Tấn Nhơn và bị chàng cự tuyệt, chuyện đoàn viên cuối tác phẩm làm ta nhớ lại rất nhiều t́nh tiết tương tự trong truyện Kiều, truyện Lục Vân  Tiên. Nhiều câu thơ lục bát cũng phảng phất câu thơ truyện Kiều:

Cúc Hương  trở gót trướng hoa

Ruột g̣ chín khúc, lụy sa đôi hàng

(Câu 531 - 532)

Hay: Buồn truông mặt nước sóng xao

Tấm thân ch́m nổi ngày nào mới an

(Câu 1197 - 1198)

Thực ra, các truyện thơ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam khá phong phú và phức tạp, trong đó có thể phân chia thành các truyện Nôm b́nh dân và các truyện Nôm bác học. Trong khi các truyện Nôm b́nh dân phần lớn quan tâm đến vấn đề bảo vệ t́nh yêu và hạnh phúc gia đ́nh th́ truyện Nôm bác học lại quan tâm nhiều đến việc ca ngợi t́nh yêu tự do, ngoài ṿng lễ giáo. Rất nhiều truyện Nôm bác học có nguồn gốc từ tiểu thuyết tài tử - giai nhân Trung Quốc (Truyện Kiều, Phan Trần, Hoa tiên, Nhị độ mai...). U t́nh lục có những nét gần gũi với một truyện Nôm bác học. Nhưng câu chuyện t́nh trong U t́nh lục lại không phải chỉ là một mô phỏng truyện Nôm. Từ cách xử lư xung đột, bối cảnh câu chuyện đến tâm lư, tính cách con người đă mang những nét cá biệt, cụ thể của một vùng đất ở một thời kỳ lịch sử. Khác với nhiều truyện Nôm thường lấy bối cảnh là đất nước Trung Hoa, Hồ Biểu Chánh lấy nền của câu chuyện là mảnh đất G̣ Công những năm 1880. Việc Tấn Nhơn và Cúc Hương lén lút ái ân, việc Tấn Nhơn dễ dàng bị lừa bỏ đi Bắc Kỳ lập công danh, việc Cúc Hương vay thuê, vá mướn kiếm ăn và bị vợ Bảy Tuấn đánh ghen... tuy làm mất đi vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng, đầy chất lăng mạn của những mối t́nh tài tử giai nhân, nhưng lại cho ta cảm giác cái thật của những cuộc đời bất hạnh trong bối cảnh đầy phức tạp của xă hội đương thời.

Sau U t́nh lục, Hồ Biểu Chánh c̣n viết Vậy mới phải (viết năm 1913, in năm 1918). Tác phẩm dài 308 câu lục bát, mô phỏng Lơ Xít (Le Cid) của Corneille, vở bi kịch nổi tiếng trong văn chương cổ điển Pháp thế kỷ XVII. Đối chiếu với Le Cid, chúng ta cũng thấy nhiều điểm tương ứng trong cốt truyện, trong hệ thống nhân vật. Việc mô phỏng Le Cid chứng tỏ Hồ Biểu Chánh đă t́m cách hướng về phương Tây để đổi mới cách viết của ḿnh, và theo Nguyễn Khuê, với tác phẩm này, ông là người đầu tiên ở Việt Nam “mô phỏng các tác phẩm của văn chương Pháp để viết truyện”. Tuy nhiên, ảnh hưởng của truyện Nôm vẫn c̣n in dấu ở lối mở đầu: “Trên đời hai chữ  hiếu t́nh/Cả hai đều trọng khó ǵn vẹn hai” và kết thúc: “Nôm na ít vận lằn nhằn/Quê mùa nào dám khoe văn chương ǵ”, ở cách tổ chức xung đột xuyên suốt tác phẩm là xung đột giữa t́nh và hiếu, ở lối kết thúc bi kịch nhưng lại “trọn hiếu vẹn t́nh” với cái chết của Lệ Bích và sự ra đi của Thanh Ṭng. Như vậy sau U t́nh lục, Vậy mới phải vẫn là bước quá độ để Hồ Biểu Chánh chuyển từ các truyện thơ Nôm lục bát sang các tiểu thuyết văn xuôi hiện đại.

3. Sau h́nh thức truyện thơ, Hồ Biểu Chánh chuyển sang viết một loạt tiểu thuyết mô phỏng. Hồ Biểu Chánh cũng tự nhận là ông đă viết đến 11 tác phẩm mô phỏng hoặc ảnh hưởng các tiểu thuyết phương Tây) (chưa kể Ai làm được theo Thanh Lăng cũng là một tiểu thuyết mô phỏng) các tiểu thuyết đậm dấu ấn mô phỏng là:

Chúa Tàu Kim Qui mô phỏng Bá tước Môn Crít xtô của A.Dumas

Cay đắng mùi đời mô phỏng Không gia đ́nh của Hector Malot

Chút phận linh đinh mô phỏng Ở gia đinh của Hector Malot

Ngọn cỏ gió đùa mô phỏng Những người khốn khổ của Victor Hugo.

Các tiểu thuyết trên đều dựa vào cốt truyện của các tiểu thuyết nước ngoài. Các nhân vật cũng có tính tương ứng. Chẳng hạn trong Cay đắng mùi đời, thằng Được là Rémi, Ba Thời là Mere barberrin, thầy Đàng là Vitalis... Trong Ngọc cỏ gió đùa, Lê Văn Đó là Jean Valjean, Ánh Nguyệt là Fantine, Thu Vân là Cóette, Đỗ Cẩm là Thénardier... Tuy nhiên phần sáng tạo của Hồ Biểu Chánh cũng không nhỏ. Ông không chỉ đổi tên nhân vật mà c̣n hoán cải nhiều t́nh tiết, đưa vào câu chuyện bối cảnh thiên nhiên, con người, không khí xă hội của vùng đất Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX với hàng loạt biến động dữ dội dưới bàn tay của chủ nghĩa thực dân và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Lấy Cay đắng mùi đời làm ví dụ. Tuy từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc vẫn không sao dứt ra khỏi việc đối sánh với câu chuyện gánh xiếc của ông Vitalis, nhưng những tên đất, tên người mang dấu ấn Nam Bộ như thằng Được, Ba Thời, thầy Đàng, Trà Vinh, Mỹ Tho, ga xe lửa Chợ Gạo, Khánh Hội..., với nhiều t́nh tiết chân thực như thầy Đàng làm thông ngôn bị quan trên đe nẹt, thầy Đàng dạy chữ quốc ngữ cho thằng Được và con Liên, cảnh xét giấy thuế thân, cảnh bà hội đồng Nhàn đưa hai đứa trẻ lên ghe thuyền, cảnh thằng Bĩ thổi kèn lá... cũng tạo ra được không khí chân thực, mang màu sắc Nam Bộ. Đặc biệt, các nhân vật tuy tính cách khác nhau, nhưng người đọc đều nhận thấy họ là con người Việt Nam, con người Nam Bộ: Ba Thời thương người và nhẫn nhục, Hữu láu lỉnh, có phần thủ đoạn, thầy Đàng nhân hậu, ngay thẳng, thằng Được nhanh nhẹn, tháo vát...

Ngọn cỏ gió đùa cũng là một tiểu thuyết mô phỏng khá sát Những  người khốn khổ của V. Hugo. Nhưng tác giả đă khéo léo lấy cốt truyện mô phỏng đặt vào bối cảnh xă hội Việt Nam thời Gia Long, Minh Mạng. Nếu xă hội tư sản Pháp thế kỷ XIX đầy rẫy những xấu xa th́ xă hội phong kiến Việt Nam dưới con mắt Hồ Biểu Chánh cũng vậy: pháp luật vô lư, khắt khe, tham quan ô lại hoành hành, đồng tiền lên ngôi, luân thường, đạo lư đảo điên, số phận người dân nghèo đầy cơ cực, bất hạnh.

Như vậy việc hướng về tiểu thuyết phương Tây, vừa mô phỏng vừa cải biến tiểu thuyết phương Tây có thể xem là một cố gắng của Hồ Biểu Chánh nhằm dứt ra khỏi ảnh hưởng của truyện Nôm và các tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Hoa. Các tiểu thuyết mô phỏng của ông hôm nay có thể khiến người đọc buồn cười, nhưng đặt vào bối cảnh lúc ấy, quả là ông đă thành công khi tạo ra được những cốt truyện sinh động, không mang màu sắc công thức, ước lệ hệ thống nhân vật đa dạng, mang hơi thở của cuộc sống, cách viết mới mẻ, với những câu văn b́nh dị, mang phong cách khẩu ngữ.

Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh chưa thể bằng ḷng với các tiểu thuyết mô phỏng. Từ 1928 trở đi, ông đă mạnh dạn bắt tay vào sáng tác một loạt tiểu thuyết hoàn toàn do ông hư cấu, sáng tạo, trong đó có nhiều cuốn có giá trị nhất trong cuộc đời viết tiểu thuyết của ông như Cha con nghĩa nặng, Con nhà nghèo, Con nhà giàu... Giá trị và những đóng góp của  ông trong các tiểu thuyết này, chúng tôi sẽ có dịp bàn bạc trong một bài viết khác.

Có thể nói trong bối cảnh vận động, phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của tiểu thuyết Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng trước 1930, Hồ Biểu Chánh là một cột mốc lớn. Hàng loạt tiểu thuyết của ông, với những h́nh thức rất khác nhau, đă chứng minh cho sự trăn trở, t́m kiếm một con đường đi cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Chỉ riêng điều ấy, lịch sử văn học dân tộc đă phải ghi công cho ông./.

------------------------------------------------

Nguồn: tạp chí “Nghiên cứu văn học” số 7- 2005, từ trang 40-44

 

©2006 hobieuchanh.com