Cuộc sống ở nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Huỳnh Thị Lan Phương
Ô. Lê Ngọc Trà có viết: Văn học hôm nay sẽ còn lại với mai sau không phải chỉ như bức tranh hiện thực về số phận con người mà còn là kí ức về bộ mặt tinh thần của xã hội chúng ta... [7, 52]. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã chứng minh điều đó. Những câu chuyện, sự kiện, những hình ảnh được ghi lại trong tác phẩm của ông là dấu tích của năm tháng đầy biến động trong lịch sử xã hội
Cuộc đời làm quan, làm công chức cho chính phủ bảo hộ đã giúp Hồ Biểu Chánh có điều kiện đi nhiều nơi, được tai nghe mắt thấy nhiều chuyện đã và đang xảy ra trong xã hội đương thời, nhất là ở nông thôn. Với tính cách cởi mở, lối sống chan hoà và địa vị của một ông Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh có cơ hội thuận lợi để tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau, từ giới quan lại, trí thức, những kẻ giàu có phong lưu đến hạng bình dân khốn khó trong xã hội đương thời. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân đã trải qua những ngày hàn vi, có lẽ hơn ai hết Hồ Biểu Chánh rất thấu hiểu tình cảnh túng bấn nghèo nàn của người bần cố nông
1. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất mới, được thiên nhiên hết sức ưu đãi, hàng năm nước sông Cửu Long tràn về mang theo vô vàn phù sa màu mỡ, bồi đắp cho ruộng đồng vườn tược. Nơi đây mưa thuận gió hoà, ít bị hạn hán lũ lụt. Ngay từ buổi đầu mở cõi,
Di dân đến lập nghiệp ở
Hồ Biểu Chánh đã nhận ra Nam Bộ có nhiều tiềm năng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Thế nhưng thực tế lại quá phũ phàng. Không ai có thể ngờ được trên một xứ sở ruộng đồng phì nhiêu ấy lại có bao gia đình lâm vào cảnh túng đói, cả nhà phải luộc rau cỏ mà ăn đỡ, chớ không có cháo mà ăn ( Ngọn cỏ gió đùa, trang 16). Cái đói đã làm tắt hẳn nụ cười hồn nhiên trên những gương mặt thơ ngây, lưu lại dấu tích thê thảm: sắp nhỏ nhịn đói mặt mày vàng ẻo ( Ngọn cỏ gió đùa, trang 16). Cái đói đã hành hạ thân thể người già một cách đáng thương, bà mẹ của Lê Văn Đó đã già yếu rồi mà trót mấy tháng bà lại chịu cơ hàn nữa, nên bà nhuốm bệnh nằm thim thiếp không dậy nổi. Đọc Ngọn cỏ gió đùa chúng tôi chợt nhớ đến Tắt đèncủa Ngô Tất Tố, người nông dân nghèo trong tác phẩm của Ngô Tất Tố cũng từng rơi vào cảnh ngộ thương tâm. Họ cũng chịu đói khổ muôn bề, cuối mùa lúa gạo chạy hết vào nhà địa chủ, người nông dân chỉ được sở hữu những đống dây khoai toàn rễ. Cảm động đến rơi nước mắt khi thấy cảnh chị em Tí ngồi bới từng củ khoai còn sót lại trong đó. Chị em Tí có thể được an ủi phần nào khi phát hiện được mấy củ khoai to, trước mắt cũng giúp cả nhà nó dịu đi phần nào cơn đói. Còn những đứa cháu của Lê Văn Đó thì chỉ còn biết khóc trong tuyệt vọng, vì chúng nghĩ rằng: Hôm qua chú con về không có gạo đem về, sợ bữa nay cũng không có nữa (Ngọn cỏ gió đùa, tr17). Cuối cùng chúng thật sự tuyệt vọng. Chú Đó của chúng đã bất lực, liều thân lấy trộm nồi cháo cứu đói cả nhà mà cũng không xong! Miếng ăn của súc vật nhà giàu, con người nhà nghèo vẫn không có được để duy trì sự sống! Còn gì đau khổ và bất công cho bằng.Cái sắc sảo trong bức tranh hiện thực được Hồ biểu Chánh phác họa nên chính là ở đó. Trái tim nhân hậu và cái nhìn nhạy bén đã giúp ông phát hiện ra những vấn đề bức xúc của xã hội đương thời. Đó là mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, là tình trạng lạc hậu của nền nông nghiệp Việt
Cảm quan về cái khổ, cái nghèo đã chi phối cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về cảnh vật ở nông thôn. Tác giả không dấu nổi sự tiêu điều , xơ xác của làng mạc, ruộng vườn vào những năm mất mùa, đói kém: Trời hạn luôn trong hai tháng, là tháng bảy với tháng tám, không nhiểu một giọt mưa. Lúa sớm gần trổ, mà bị ruộng khô, nên không trổ đòng đòng, lúa mùa vừa mới cấy mà bị đất nẻ, nên cọng teo lá úa (Ngọn cỏ gió đùa, trang 13). Không ai có thể ngờ rằng trên mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ này lại từng xảy ra những cảnh tượng tan tác, thê thảm: Trong huyện Tân Hoà lúa cũ dân đã ăn hết rồi, còn lúa mới không có mà ăn tiếp. Các nhà nghèo thảy đều khốn đốn, nên có nhiều người phải bỏ nhà dắt vợ con qua xứ khác mà kiếm ăn (Ngọn cỏ gió đùa, trang 15).
Thời chúa Nguyễn cai trị, Nam Bộ đã là một nơi được chú trọng phát triển nông nghiệp nhưng đó lại là một nền nông nghiệp lạc hậu. Theo Sơn
Đầu thế kỉ XIX và đến hết thời Pháp thuộc, tình trạng ấy vẫn tiếp diễn. Nông dân ít hay hầu như không dùng phân bón trong trồng trọt. Đất tốt nhờ lượng phù sa hoặc phân bón tự nhiên từ rơm rạ, cỏ. Nguồn nước phục vụ cho việc canh tác chủ yếu là nước mưa. Cho nên thời vụ gieo trồng lúa ở
Trước nạn hạn hán, người nông dân
Làng quê trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chẳng thể nào được thi vị hoá như làng quê trong tiểu thuyết Tự lực Văn Đoàn. Nơi đây chưa có tiếng trống thúc sưu dồn thuế, cũng không thấy sự hoành hành cay nghiệt của các thói tục hủ lậu ngàn đời như làng quê ở Bắc bộ, mà chúng ta từng bắt gặp trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nam Cao hay Nguyễn Công Hoan. Thế nhưng cuộc sống ở đây vẫn mong manh lắm. Cuộc sống luôn bị đặt trước sự thách thức với thiên tai hiểm hoạ. Cuộc sống phải đối mặt với chuyện tranh giành chiếm đoạt. Thời Pháp thuộc, nhất là những năm đầu thế kỉ XX, tình trạng bị chiếm đất của dân nghèo diễn ra phổ biến ở các tỉnh của
Vì họ mải mê cày sâu cuốc bẫm, chỉ lo bề nắng hạn mưa dầm mà không nghĩ đến sự ác độc của đồng loại, những kẻ có tư tưởng Cá lớn nuốt cá bé. Bất kì ai, một địa chủ giàu có, một luật sư, hay một viên công chức... nắm rõ luật lệ, có tiền của, có thế lực đều có thể chiếm đoạt công khai ruộng đất của nông dân bằng cách làm đơn xin chính quyền thực dân nhường lại phần đất khai hoang và được chấp thuận. Dĩ nhiên, sẽ có sự tranh chấp diễn ra theo luật lệ của nhà nước thực dân. Mảnh đất có tranh chấp được giải quyết bằng cách đem ra bán đấu giá. Người nông dân không biết tí gì về thủ tục, không tiền, không thế lực, cho nên cuối cùng nắm chắc phần thất bại. Mặc dù trên danh nghĩa họ là những người có quyền ưu tiên trong cuộc đấu giá, gọi là quyền giành cho người khám phá ra mảnh đất. Thế là họ đã tay trắng lại phải hoàn trắng tay. Trong tác phẩm Khóc thầm, Hồ Biểu Chánh đã đề cập đến vấn đề này, thông qua việc làm đầy mưu mô độc ác của Vĩnh Thái. Vĩnh Thái từng kể lại cho cha vợ nghe những toan tính lợi hại của mình: Con thấy miệt trển ruộng tốt mà giá rẻ, nên con có mua năm mươi mẫu. Tuy con mua năm mươi mẫu nhưng bây giờ thành tới 150 mẫu bởi vì có hai niếng đất cặp hai bên đó, cộng lối 100 mẫu, họ khai phá trồng tỉa hết rồi, song họ chiếm đất quốc gia mà họ không có khẩn, con dọ chắc rồi nên con đã vô đơn xin khẩn tại quan chủ tỉnh. Sớm muộn gì hai miếng đất ấy cũng sẽ về con nữa. (trang 189). Những kẻ như Vĩnh Thái, rắp tâm chiếm đoạt ruộng đất dân nghèo, luôn tìm được một chỗ dựa chắc chắn. Ấy là nhà nước Bảo hộ với nhiều quy định lạ đời. Do đó hắn có thể dõng dạc khẳng định trước người dân nghèo hành động chiếm đoạt của hắn là chính đáng: Nếu ông nói đất của ông thì ông phải có bài vĩnh viễn. Tôi khẩn là khẩn đất quốc gia, tôi có khẩn đất của ông đâu. (trang 205). Thế là ông lão nông dân Nguyễn Văn Khoẻ, hiền lành, chất phác ít hiểu biết phải rơi vào thế bất lực Bởi tôi chưa có bài bộ nên tôi sợ thầy khẩn chồng chớ (trang 205). Hồ Biểu Chánh đúng là một thư kí trung thành của thời đại. Ông đã phản ánh rất cụ thể và chân thật những diễn biến phức tạp của nền kinh tế
Như thế,
Cảm quan của nhà văn đạo đức đã chi phối Hồ Biểu Chánh không ít. Trong quan niệm của Hồ Biểu Chánh, nghèo nàn lạc hậu sinh ra từ sự gian ác bất nhân của người giàu, nếu xoá bỏ điều đó tất nhiên cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp. Giải pháp đạo đức là liều thuốc hiệu nghiệm nhất dùng để chữa cơn bệnh nghèo nàn lạc hậu đang hoành hành ở Nam Bộ bấy giờ. Hồ Biểu Chánh tin tưởng chắc chắn một điều là chừng nào những kẻ giàu có biết thương yêu, giúp đỡ những người nghèo thì mọi khổ đau, vất vả sẽ dần biến mất. Ông đã chứng minh điều đó bằng đoạn kết của tác phẩm Con nhà nghèo, hay Cha con nghĩa nặng, hoặc cả Khóc thầmcũng thể hiện quan niệm ấy.
2. Những mâu thuẫn xã hội ở nông thôn
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã hoàn tất công việc bình định ở Việt
Địa chủ xấu trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường được che chở trong những ô dù của quan lại đương thời. Nếu không có sự hỗ trợ, che chở của những người đại diện cho chính quyền, thì làm sao Tấn Thân có thể thực hiện được kế hoạch hãm hại Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) và chiếm đoạt tài sản của Trần Mừng một cách trót lọt như thế! Vì sao mà bà Cai tổng Hiếu có thể tin tưởng chỉ quăng ra vài trăm bạc tao làm cho chúng bay ở tù hết? (Con nhà nghèo- trang 82) Phải chăng, có nhiều kẻ có chức có quyền, kể cả những người thi hành luật pháp đều cúi đầu trước sự giàu có của bà.
Khi Pháp chiếm Nam Kì, đất đai thuộc về tay người Pháp. Những địa chủ thân Pháp tiếp tục có cơ hội làm mưa làm gió ở nông thôn. Ống kính vạn năng của Hồ Biểu Chánh đã không bỏ qua một chi tiết nào. Điều đáng trân trọng là Hồ Biểu Chánh không hề bôi đen sự thật. Ông đã tái hiện bức tranh xã hội như nó vốn có. Những địa chủ xấu trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thường tỏ ra khinh miệt người nghèo đến mức thậm tệ. Lời có thể nói với tá điền chỉ là lời hăm, dọa hay quở mắng, nào là phải liệu đấy, nếu mày dễ ngươi, tao biểu nó lấy ruộng lại mà cho người khác mướn, rồi không có cơm ăn thì chịu đa., nào là Tao làm mày ở tù mục xương cho mày coi (Con nhà nghèo). Cai tuần Bưởi đã trên ba mươi tuổi, là tá điền lâu năm trong đất của bà Cai, luôn tỏ vẻ cung kính bà, thế mà bà có thể đáp lại bằng một thái độ xem thường Thôi, có về thì về, còn như muốn ở chơi thì ra chơi với bầy trẻ. Vì nghèo, hạng người như Cai tuần Bưởi chỉ đáng làm khách của bầy trẻ trong nhà bà Cai! Thật chua chát! Đâu chỉ có thế, qua ngòi bút của Hồ Biểu Chánh, chúng ta còn nhận thấy địa chủ có những kẻ vô lương tâm, chẳng bao giờ động lòng trước những nỗi bất hạnh của người nghèo. Bá hộ Cao (Ngọn cỏ gió đùa) đã sai người xua đuổi Lê Văn Đó chẳng chút thương hại, khi anh đến hỏi mượn gạo để cứu đói mẹ già và đàn cháu nhỏ. Nhìn một bà lão ăn mày ốm đói, Vĩnh Thái (Khóc thầm) chẳng những không biết xót thương mà còn thốt ra những lời bất nhân, khiến Thu Hà là vợ của hắn cũng thấy phẫn nộ. Theo Vĩnh Thái, nghèo khổ là sự trừng phạt đích đáng của ông trời đối với người nghèo Đừng có thương quân đó, không biết chừng kiếp trước họ ở ác lắm nên trời phạt họ đa. Nếu mình cho họ tiền thì mang lỗi với trời đất (trang 69)
Được lắm tiền nhiều của, địa chủ có thêm thế lực, do đó tha hồ chèn ép bóc lột người nghèo, vắt kiệt sức lao động người nghèo, đẩy những kẻ khốn cùng đến chỗ bế tắc. Bi kịch của Trần Văn Thiệt, anh bạn tù của Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa) đã thể hiện điều này. Ba Lãnh là một ông địa chủ gian ác, lòng tham không đáy, hắn bóc lột sức lao động của tá điền để tư lợi cho riêng mình, xem sinh mạng của người làm công như cỏ rác.
Với ưu thế của tiểu thuyết, một thể loại có khả năng đưa vào tác phẩm những mảng hiện thực nóng hổi chất sống, Hồ Biểu Chánh đã mạnh dạn sử dụng nhiều chi tiết cụ thể để làm nổi bật tính cách xấu xa của nhiều địa chủ. Những người này có dục vọng thấp hèn, vì những ham muốn bẩn thỉu mà họ đã hành động một cách vô đạo đức. Vĩnh Thái (Khóc thầm) thấy vợ Hương hào Điều đầy vẻ quyến rũ thì hắn tìm mọi cách tới lui tư tình và chiếm đoạt vợ người một cách trơ trẻn; Hương hào Hội (Cha con nghĩa nặng) ham mê nhan sắc của một người đàn bà lẳng lơ, Thị Lụu, không ngần ngại chuyện phá vỡ hạnh phúc gia đình anh nông dân nghèo Trần Văn Sửu; Tấn Thân (Chúa tàu Kim Quy) đã có một gia đình êm ấm, thế mà vẫn còn những ham muốn đê tiện, chặn đường cưỡng hiếp con gái nhà lành để thoả mãn dục vọng xấu xa; cậu hai Nghĩa (Con nhà nghèo) lại dùng tiền và thế lực để cưỡng ép, dụ dỗ cô tư Lựu đến có thai rồi bỏ rơi, để cô phải sinh con trong tủi nhục, đau yếu và nghèo đói...
Tuy nhiên, không phải tất cả địa chủ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đều xấu. Vẫn có những ông bà địa chủ tốt bụng. Đó là ông Hội đồng Chánh trong Khóc thầm, bà Hương quan Tồn trong Cha con nghĩa nặng... Những người này luôn mở rộng vòng tay nhân ái để cứu giúp người nghèo khi gặp hoạn nạn. Họ giàu có nhưng không kiêu căng, hách dịch. Họ lấy cái giàu làm phương tiện giúp đỡ người nghèo. Họ luôn thương yêu và thông cảm với người nghèo, đem đạo lí nhân nghĩa để đãi nhau. Do đó, họ luôn được sự kính trọng, mến yêu của người nghèo. Bà Hương quan Tồn giàu có mà rất thương người nghèo, đối xử tử tế với kẻ ăn người ở trong nhà. Hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình Tý và Quyên, nhận ra đức tính hiền lành chăm chỉ của hai đứa trẻ bà đã cảm động yêu thương chúng như con ruột của mình. Bà cưu mang hai đứa trẻ, tạo điều kiện tốt cho chúng trưởng thành và có được cuộc sống ổn định; ông Hội đồng Chánh tuy là chủ điền, cho mướn đất để thu lúa ruộng nhưng ông rất tốt bụng, không để tá điền phải thiệt thòi trong việc phân chia nguồn lợi sản xuất. Ông cũng sẵn lòng giúp đỡ những tá điền chịu khó làm ăn, để họ có điều kiện nâng cao cuộc sống. Ông có một nhận thức về lẽ sống rất đáng trân trọng, mà cũng khó tìm thấy ở tầng lớp địa chủ: Theo lẽ tự nhiên, kẻ khôn thì phải thương kẻ dại, kẻ giàu phải giúp người nghèo chớ. Nếu không thương không giúp thì sao gọi là nghĩa đồng bào, đồng loại cho được. (Khóc thầm, trang 180)
Viết về địa chủ, Hồ Biểu Chánh đã nêu lên những sự việc, những cá tính ở mức độ hiện tượng, ông không xem đó là bản chất của giai cấp này. Không khí oi bức, những cơn giông bão từng đi qua các gia đình nông dân nghèo trong Con nhà nghèo, Chúa tàu Kim Quy hay Khóc thầm hoặc Cha con nghĩa nặng cho thấy mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn Nam bộ đã đến mức gay gắt, đòi hỏi được giải quyết. Thế nhưng, với cảm quan của một nhà văn đạo đức, Hồ Biểu Chánh không chú ý đến phương diện này. Theo ông, mọi mâu thuẫn, xung đột đều xuất phát từ nguyên nhân đạo đức. Bởi nhà giàu độc ác tham lam đã gây nên bao thảm cảnh cho người nghèo. Do đó, ông chỉ phê phán hay tố cáo phần không tốt ở địa chủ. Ông chỉ muốn trừng trị những tên địa chủ vô đạo đức. Ông hoàn toàn chưa có ý định đánh đổ giai cấp địa chủ. Hơn nữa, theo Hồ Biểu Chánh, cái ác, cái xấu từ phía địa chủ chưa bám rễ sâu trong xã hội đương thời. Không phải ngẫu nhiên ông xây dựng nhân vật Vĩnh Thái, một hình tượng điển hình cho loại địa chủ gian ác, lại xuất hiện dưới tư cách là một chàng rễ, tạm thời thay mặt cha vợ cai quản đất đai trong một thời gian ngắn. Những thủ đoạn bóc lột, những hành vi cướp đoạt, chèn ép của hắn vừa mới bắt đầu được thực hiện, đã lập tức bị chặn lại bởi tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông Hội đồng Chánh hay cô Thu Hà. Người nông dân nghèo vừa mới kinh hoàng khiếp vía vì những quy định khắt khe, ác nghiệt của hắn thì đã sớm được hoàn hồn nhờ sự trở về kịp thời của ông Hội đồng Chánh. Vĩnh Thái gian ác, rắp tăm hại người nhưng bên cạnh Vĩnh Thái luôn có Thu Hà, vợ của hắn dang tay che chở cứu giúp dân nghèo. Do đó trong Khóc thầm người nông dân chưa lâm vào cảnh bế tắc, cùng đường đến mức tuyệt vọng như chị Dậu trong Tắt đèn, chỉ thấy trước mắt một màn đêm tăm tối.
Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh tỏ ra lo ngại không ít. Bởi các hiện tượng xấu mà ông đề cập đến đang phổ biến trong xã hội đương thời. Phải làm thế nào để ngăn chận? Theo ông liều thuốc hiệu nghiệm nhất để cứu chữa được cơn bệnh hiểm nghèo của địa chủ là giáo hoá bằng đạo lí. Do vậy, ông đã ra sức rao giảng đạo lí. Ông mượn thuyết nhân quả để răn đe những kẻ gian ác bất nhân. Ông lấy những kết cục bi thảm của bọn địa chủ độc ác để chứng minh cho quan điểm của mình, Vĩnh Thái xảo trá mà lại gian dâm, trời khiến nó phải chết một cách khốn nạn như vậy(Khóc thầm, trang 227) Cậu hai Nghĩa tham lam bạc tình phải sống những năm tháng cuối đời trong cảnh gia đình tan nát, con cái không có được hạnh phúc, có được một đứa con ngoan nhưng lại hổ thẹn không dám nhìn.
Giai cấp phong kiến thống trị cũng được đề cập đến trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Khác với Phạm Duy Tốn, một tác giả cùng thời, Hồ Biểu Chánh chưa tạo nên được một hoàn cảnh điển hình như hoàn cảnh trong Sống chết mặc bây để làm nổi bật hình tượng nhân vật một tên quan vô trách nhiệm, bàng quan trước nỗi khổ của dân nghèo. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh đã đưa vào tác phẩm nhiều trường hợp rất tiêu biểu, phản ánh thực trạng về giai cấp thống trị đương thời. Đó là những quan huyện, quan phủ, hương chức, hội tề ở làng xã thôn quê. Ngòi bút của ông không chút khoan nhượng đối với những kẻ gọi là Phụ mẫu chi dân, lại chuyên cậy quyền ỷ thế để ức hiếp dân lành vô tội. Ông vạch trần tính tham lam của nhiều quan lại. Những người này dễ dàng bị loá mắt trước đồng tiền, vì hám tiền không còn biết phân định phải quấy, trắng đen. Do đó, nhà giàu gian ác có điều kiện để cấu kết với quan lại, mượn thế lực của quan lại để hãm hại người lương dân hay che đậy tội lỗi của mình. Bá hộ Cao (Ngọn cỏ gió đùa) cậy thế lực của quan huyện để bắt bớ và đày ải Lê Văn Đó; Hương hào Hội (Cha con nghĩa nặng) đút lót tiền cho Chánh Hương quản Sum để được bao che tội lỗi...
Là nhà văn xem trọng đạo lí, Hồ Biểu Chánh không thể nào bỏ qua việc làm tồi bại của những quan lại dâm dục như ông quan huyện trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa.. Hắn đã tìm cách dụ dỗ hòng chiếm đoạt Lý Ánh Nguyệt, trong lúc nàng đang rơi vào tình cảnh bế tắc. Tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ kể chuyện thế mà trước mắt người đọc là một màn kịch khá gay cấn. Thói dâm dục đã biến lão quan huyện thành một tên ác quỷ, quyết không buông tha một cô gái ngây thơ như Ánh Nguyệt: Ta thấy nàng nghèo hèn mà có sắc ta thương, nên ta muốn làm phước cứu nàng. Vậy nàng ở đây hầu ta. Nàng khỏi trả nợ, khỏi ở đợ cực khổ, biết hôn? Đi xê lại đây ta biểu một chút... (Ngọn cỏ gió đùa, trang 86). Hồ Biểu Chánh xây dựng nhân vật Từ Hải Yến là một ông quan bạc tình háo sắc, bản tính ấy lại không bộc phát nhất thời, mà đã có quá trình phát triển từ thời trai trẻ, khi mới tập tễnh đi thi để trở thành quan.
Được cầm cân nẩy mực, các ông quan trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường đặt lẽ phải nghiêng về kẻ có tiền. Công bằng, công lí mà họ thường rêu rao là không có thực. Bởi một anh nông dân nghèo vì ăm trộm nồi cháo heo mà phải lãnh án tù năm năm, cộng với một trận đòn tang thây nát thịt (Lê Văn Đó). Sao có thể gọi là công minh chánh trực khi quan huyện hạ lệnh buộc một cô gái ngây thơ yếu đuối như Lý Ánh Nguyệt phải ở đợ trừ nợ cho cha, mà chưa xác định là món nợ đó có thật hay không. Luật pháp của nhà nước đương thời xét cho cùng chỉ là phương tiện của giai cấp thống trị dùng để áp bức dân lành vô tội mà thôi. Luật pháp đó không có sự khoan hồng và người thi hành luật pháp chưa bao giờ tỏ ra độ lượng. Vì sao Phạm Kỳ (Ngọn cỏ gió đùa) cứ theo dõi và mong muốn tìm bắt cho được tội phạm Lê Văn Đó, với tội danh ăn trộm đồ của nhà chùa và cướp giựt cơm của ăn mày? Vì sao hắn cứ khăng khăng đòi bắt Lý Ánh Nguyệt bởi lời vu cáo nàng là gái đỉ, trong khi kẻ đáng trừng phạt trước pháp luật phải là những người như Trịnh Tường, Từ Hải Yến hay Tú Cẩm. Nhưng những kẻ này vẫn cứ ung dung tự tại. Phải chăng những người cầm quyền của xã hội đó, phần lớn, nếu không là tham lam xấu xa, thì cũng độc ác đến mức không còn tình người. Ở cuối tác phẩm, Hồ Biểu Chánh thường dành cho những kẻ ấy sự trừng phạt. Đó là sự trừng phạt theo luật nhân quả mà Hồ Biểu Chánh rất tin tưởng.
Hồ Biểu Chánh có phần độ lượng đối với giai cấp phong kiến thống trị. Ông quan niệm quan lại cũng như địa chủ, có kẻ tốt người xấu. Trong cái nhìn của ông, xã hội thời đó không hiếm những ông quan thanh liêm, thương dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân nghèo. Như quan tổng đốc trong Chúa tàu Kim Quy, Thủ Nghĩa đã thầm thán phục trước con người ấy: Là người nhơn đức, chừng thấy không nhậm lễ vật thì mới hay là một người thanh liêm nên trong lòng cảm phục vô cùng thầm nghĩ rằng: Ông quan này thiệt là người đáng kính... (Chúa tàu Kim Quy, trang 136); quan huyện và quan chủ quận trong Cư kỉnh cũng là những ông quan biết trọng nhân nghĩa, đạo lí ở đời. Họ khuyên nhau lấy đạo đức mà trị dân. Họ lấy câu Cư kỉnh nhi hành giản làm phương châm xử thế. Quan chủ quận được tác giả miêu tả như một con người đức độ, hiếu nghĩa vẹn toàn. Quan chủ quận cũng vì đạo lí mà gát ân nghĩa sang một bên để thi hành phận sự. Trong bối cảnh của một xã hội phong tục đã suy bại, người ta không còn trọng nhân nghĩa liêm sỉ, có được những vị quan như thế thật đáng trân trọng. Hồ Biểu Chánh là một nhà văn hiện thực rất trung thực. Ngòi bút của ông không hề bị bẻ cong khi viết về những gì đang diễn ra trong xã hội. Tuy nhiên, ở điểm này cho thấy hiện thực trong tác phẩm của ông được cảm nhận một cách chủ quan. Vì thế, cái xấu được quan niệm như những hiện tượng riêng lẻ. Ông chỉ phê phán những ông quan bất nghĩa. Ông luôn mong muốn dùng đạo đức để cảm hoá, dẫn dắt những kẻ sâu dân mọt nước trở lại con đường chính nghĩa. Vì thế, ông sẵn sàng tha thứ cho những tên quan bất tài, vô trách nhiệm độc ác và rất mực tham lam nếu chúng tỏ ra ít nhiều biết hối lỗi. Vì ai mà một anh nông dân hiền lành chất phác như Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) phải vào tù, gia đình tan nát? Nếu không có sự cấu kết của quan huyện với gã nhà giàu Tấn Thân thì làm sao có nên cớ sự ấy! Thế mà cuối cùng, Thủ Nghĩa đã dễ dàng xoá thù quên hận khi thấy hắn tỏ ra ăn năn sợ sệt. Mọi tội lỗi do hắn gây ra chỉ bị trừng phạt bằng một hình thức nhẹ nhàng: cách chức, cho về nghỉ hưu. Cách giải quyết của Hồ Biểu Chánh không lạ. Trong lịch sử văn học Việt Nam, đã có trường hợp tương tự. Nguyễn Du từng tha bổng Hoạn Thư, bởi nàng là một tiểu thư con quan đại thần!
Ở đây, chúng ta còn nhận thấy dường như Hồ Biểu Chánh chấp nhận cơ cấu xã hội đương thời. Ông không muốn thay đổi, chỉ ra sức chấn chỉnh. Ông tin tưởng vào sự trợ lực của chính phủ bảo hộ: Chính phủ đã dòm thấy nền phong hoá của nước nhà suy bại nhiều lắm, nên đương tìm phương chước để chấn hưng lại... Đại Pháp quốc trưởng quyết trừ các sự tồi tệ ấy, nên đã lấy mấy chữ: cần lao, gia tộc và Tổ quốc mà làm nghi biểu trong nước. Chánh phủ của xứ mình sẵn lòng thương dân, đã lo cho dân no ấm, mà cũng lo cho dân rộng trí thức biết lễ nghĩa nữa (Cư kỉnh, trang 77). Rõ ràng, ông chưa nhận thấy xã hội ấy đang mục ruỗng từ gốc rễ. Do đó, ông không nói đến tâm trạng xót xa tủi nhục như tác giả của bài thơ Á tế Á ca ra đời trong giai đoạn này:
Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
để mong muốn làm cách mạng, thay đổi xã hội như các nhà ái quốc duy tân cùng thời.
Làm quan đến chức Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh vẫn giữ được lối sống thanh cao, luôn là người liêm chính. Cuộc đời của ông lại không chút lận đận trắc trở. Hồ Biểu Chánh luôn nhìn đời bằng lăng kính màu hồng cho nên dễ dàng có những tin tưởng về sự cải tà quy chánh của người đời nhất là tầng lớp địa chủ phong kiến.
Trong cơn dông bão của lịch sử, đã có không ít trí thức Việt Nam bị mất phương hướng. Ngay cả Nguyễn Khuyến, một nhà nho yêu nước, có lòng khẳng khái ấy thế mà cũng phải trải qua những năm tháng dằn vặc, đau khổ, hối hận về việc chọn đường của mình. Là một vị quan cấp cao, tận trung với vua nhưng Nguyễn Khuyến không chấp nhận theo giặc. Vua hàng giặc, cho nên ông cáo quan về ở ẩn. Ông quan niệm nước đã mất vào tay Pháp thì chỉ việc tiếp tục ở lại làm quan đã là có tội với giang sơn. Thế nhưng, sau đó ông vẫn không bằng lòng với chính mình, rồi tự trách: Cờ đương dở cuộc đang còn nước; Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Ông luôn có cảm giác mình đang mắc phải sai lầm: Bỏ chức há không bạn bè ở lại; Về nhà vị tất con cháu đã khen hay.
Đấy là bi kịch tinh thần của những người nặng lòng với đất nước với nhân dân. Là một trí thức thương dân, Hồ Biểu Chánh không thể tránh khỏi những nỗi đau tinh thần ấy. Ông cũng từng đắn đo suy nghĩ không ít nhưng ông quan niệm về việc hợp tác với Pháp một cách đơn giản: Tuy là tay sai của quan Pháp song nếu mình cứ lấy lòng siêng năng, ngay thẳng mà làm việc, đừng a dua, đừng bợ đỡ, phải thì ở, không phải thì đi, nói oan dám giận, nói bậy dám cãi thì phận mình khỏi hỗ, mà thiên hạ lại được nhờ nữa [Dẫn theo 1, 22]. Chính vì thế, Hồ Biểu Chánh dễ dàng đi tới những sai lầm đáng tiếc. Những trường hợp như Hồ Biểu Chánh xảy ra không ít vào những năm đầu thế kỉ XX, một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp. Con người đã trải qua nhiều đau thương, mất mát, lo sợ, vừa bất lực vừa nao núng, vừa đau đớn, xót xa vừa tủi nhục... khiến nhiều trí thức Việt Nam nhận thấy dứt khoát hay cương quyết, chưa hẳn là cách ứng xử tốt nhất, trong hoàn cảnh hiện thời. Do đó, họ mang nhiều ảo tưởng, không nhận rõ chân tướng của mọi vấn đề đang diễn ra trước mắt họ. Điều đáng trân trọng ở Hồ Biểu Chánh là ông luôn giữ được nhân cách của một con người liêm chính. Ông không bán rẻ lương tâm như Hoàng Cao Khải. Xét cho cùng, Hồ Biểu Chánh chỉ mong muốn một xã hội công bằng, nhân dân có được cuộc sống bình yên hạnh phúc. Xã hội lí tưởng mà Hồ Biểu Chánh mơ ước: có quan lại thanh liêm, thương dân; có địa chủ tốt bụng; người dân nghèo được ấm no. Và con đường đi đến xã hội đó là giáo hoá bằng đạo lí. Tất cả đều không thể trở thành hiện thực. Lịch sử đã chứng minh: chỉ có đấu tranh giai cấp mới xoá bỏ được áp bức bất công. Các nhà văn của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30- 45 đã nhận ra những điều mà Hồ Biểu Chánh và nhiều tác giả khác chưa thấy trong giai đoạn này.
Viết về giai cấp địa chủ phong kiến, Hồ Biểu Chánh không có dụng ý mổ xẻ những mâu thuẫn giữa họ và nhân dân. Nhưng với cách phản ánh trung thực, cụ thể những gì vốn có của xã hội, đã khiến cho bức tranh nông thôn Nam bộ hiện lên trong tác phẩm của ông có tính khách quan đáng kể. Từ những hiện tượng mà tác giả đã nêu, dù không nằm trong chủ ý của tác giả, vẫn thể hiện được các mâu thuẫn gay gắt đang phổ biến ở khắp làng quê Nam bộ. Qua vấn đề này, chúng ta cũng nhận rõ thái độ của tác giả trước hiện thực xã hội. Là một nhà văn hướng nhiều vào yếu tố đạo lí, Hồ Biểu Chánh không chấp nhận những gì mang tính phi đạo lí. Ông mạnh dạn phê phán, lên án cái xấu và những con người xấu. Hồ Biểu Chánh phê phán nhưng không cay cú hay chửi đổng. Hồ Biểu Chánh rất bức xúc trước những cảnh chướng tai, gai mắt nhưng hoàn toàn không có sự hằn học hay chua chát. Quả thật ông là một nhà văn rất điềm đạm và từ tốn. Mỗi lời ông viết ra, mỗi câu văn ông kể lại đều như lời thủ thỉ, khuyên lơn hay răn dạy. Đó là một phong cách rất riêng, ít thấy ở các nhà văn thuộc khuynh hướng hiện thực .
3. Thế lực đồng tiền ở nông thôn
Hồ Biểu Chánh viết tiểu thuyết vào lúc đồng tiền bắt đầu có thế lực mạnh trong xã hội. Những chuyện Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền đang phổ biến rộng. Có thêm sự trợ lực của thực dân, cùng với tác động của lối sống tư sản và nền kinh tế tư bản, sức công phá của đồng tiền càng quyết liệt hơn. Nó tấn công vào thành trì kiên cố của đạo đức truyền thống. Nó len lỏi khắp phố phường ở đô thị. Nó về đến tận thôn ấp, xóm làng ở đồng quê. Đồng tiền trong cái nhìn của Hồ Biểu Chánh có sức mạnh chi phối bất cứ ai nếu thiếu sự tỉnh táo trước nó. Từ kẻ quyền quý đến thân phận thấp hèn, từ người tốt đến người xấu đều có thể bị mê hoặc trước đồng tiền. Chính vì vậy, tác giả đã để cho nhân vật Bá Kỳ- một nhân vật chính diện trong tác phẩm Tiền bạc- bạc tiền lên án: Tiền bạc bạc tiền thật khốn nạn lắm. Vì tiền bạc bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhơn nghĩa, họ quên liêm sỉ (trang23). Hồ Biểu Chánh đã khắc hoạ thành công những hình ảnh tiêu biểu của loại người hám tiền, không từ bất cứ thủ đoạn nào để có được tiền. Trần Tấn Thân (Chúa tàu Kim Quy), vốn giàu có, trong nhà kẻ hầu người hạ không thiếu. Ấy thế mà vẫn tham lam, muốn có thêm nhiều tiền, hắn nhẫn tâm lập kế để chiếm đoạt của Trần Mừng, anh ruột một người bạn thân của hắn, 140 nén bạc, trong lúc Trần Mừng đang buồn khổ về cái chết của em mình, vất vả đi tìm hài cốt của em. Và để mọi việc êm xuôi trót lọt, hắn còn hãm hại cả những tôi tớ rất trung thành với mình là Quýt, Cam. Con người ấy sống vì tiền và dùng tiền để bảo vệ sự sống cho mình một cách đê tiện. Thói dâm dục đã khiến hắn hãm hại Thị Xuân, vì chuyện này hắn bị Thủ Nghĩa đánh đến gãy tay. Oán hận Thủ Nghĩa, hắn tìm cách trả thù. Chính đồng tiền nhơ bẩn của hắn đã giúp hắn thực hiện ý đồ đó.
Vợ chồng Tú Cẩm trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa cũng là nhân vật tiêu biểu cho loại người hám tiền. Lòng tham đã biến hai người này trở thành những kẻ độc ác, thủ đoạn và cơ hội. Nhân chuyện cha Lý Ánh Nguyệt trọ nhà của hai vợ chồng hắn, rủi ro lâm bệnh chết đột ngột, không người thân thích, hắn đã bịa đặt chuyện vay nợ để ép buộc Ánh Nguyệt phải thanh toán ba muơi quan tiền nợ vô chứng cứ. Vì ba mươi quan tiền mà một cô gái yếu đuối ngây thơ phải rơi vào cảnh ở đợ. Bị hành hạ, đày đọa đủ điều. Và cũng chính vì sức cám dỗ mãnh liệt của đồng tiền, cả hai vợ chồng còn nhẫn tâm xếp đặt để đẩy cuộc đời Ánh Nguyệt vào con đường bi kịch: chấp nhận lấy Từ Hải Yến, bị bỏ rơi khi bụng mang dạ chửa, nuôi con trong nghèo đói khổ sở, phải cầm cố con thơ... để rồi cuối cùng chết trong đau đớn, uất hận, tủi hờn...Dù đây là một tác phẩm được Hồ Biểu Chánh mô phỏng theo văn học phuơng Tây nhưng các chi tiết, sự kiện được nêu ra hoàn toàn mang màu sắc của cuộc sống ở Nam Bộ đương thời, phản ánh rõ nét sức mạnh của đồng tiền và tác hại của nó. Đồng tiền đã biến những kẻ thuộc giai cấp thống trị, những người có trách nhiệm bảo vệ kỉ cương xã hội trở thành những kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm. Cán cân công lí đã nghiêng hẳn về kẻ có tiền. Khi đã nhận tiền của Tấn Thân (Chúa tàu Kim Quy) thì làm sao quan huyện còn muốn che chở, bênh vực cho một người nông dân thật thà chất phác nhưng lại nghèo kiết xác như Thủ Nghĩa! Mặc dù hắn biết Thủ Nghĩa là một người chơn chất thiệt thà mà lại có học nho cũng khá và người mà có lân la nơi sân Trình cửa Khổng thì ít ai đành bỏ ông bà mà theo đạo Thiên Chúa bao giờ (trang 22). Ấy thế, vì tham tiền đút lót của Tấn Thân hắn chấp nhận làm chuyện thất đức, hãm hại người lương thiện, vu khống cho Thủ Nghĩa tội theo đạo Thiên Chúa để phải lãnh án tù chung thân, gia đình tan nát... Giá trị của luật pháp sẽ ra sao khi những người thi hành luật pháp đã bị sợi dây vô hình của đồng tiền trói chặt. Hương hào Hội (Cha con nghĩa nặng) thông gian với Thị Lựu, bị Trần Văn Sửu bắt quả tang, chuyện ghen tuông diễn ra. Trong cơn nóng giận, Trần Văn Sửu lỡ tay làm chết vợ. Cái chết ấy rõ ràng có liên quan đến tội lỗi của Hương hào Hội. Hắn sẽ phải nhận trách nhiệm và chịu sự trừng phạt về việc này. Tang vật chứng minh cho sự phạm tội của hắn là một sợi dây nịt và giấy thuế thân có ghi tên Nguyễn Văn Hội còn để quên trên giường Thị Lựu. Nhưng rồi tất cả đều êm xuôi, hắn không hề bị luật pháp trừng trị. Vì sao có chuyện lạ đời đến thế? Người có bổn phận tra xét vụ án là Chánh hương Quản. Lão ta thừa biết sự thật của mọi chuyện. Nhưng khi phát hiện được tang chứng, lão đã khéo léo cuốn sợi dây nịt cầm tay mà miệng chúm chím cười (trang 54). Lão cười vì cơ hội kiếm tiền đã đến. Thế là một sấp giấy bạc của Hương hào Hội, mà Chánh hương Quản Sum đã kín đáo nhận rồi đếm sơ sịa, bỏ vô túi, đã giúp Hương hào Hội được trắng án, được che chở: Như ông Quận hay là quan Biện lý có xuống tra xét, thì tao lập thế tao đỡ cho (trang 57). Thành công ở tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là đã nói đến những điều không mới lạ nhưng lại tạo được sức thuyết phục đối với người đọc. Bởi những chi tiết được ông đưa vào tác phẩm rất thực, rất cụ thể mà cũng hết sức đời thường, rất gần gũi. Ông quan sát cẩn thận từng hành động cuốn sợi dây nịt cầm tay, đếm sơ sịa, rồi bỏ vô túi... Ông chú ý đến cả cái miệng chúm chím cười của Chánh hương Quản. Chính vì thế, khoảng cách giữa cuộc sống trong tác phẩm và cuộc sống thực ở ngoài đời dường như không còn nữa.
Qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đồng tiền không chỉ phá hoại kỉ cương trật tự xã hội, đảo lộn luật pháp, đánh mất sự công bằng xã hội mà nó còn làm tan rã dần các mối quan hệ tốt đẹp vốn rất bền chặt trong gia đình của người Nam bộ. Cô Phụng trong Tại tôi là một người chị ích kỉ tham lam, coi trọng tiền tài hơn tình nghĩa chị em. Vì muốn gia sản của bà cả Kim về sau sẽ hoàn toàn thuộc về mình, cô Phụng tìm mọi cách thúc đẩy mâu thuẫn giữa bà Cả và Như Thạch đến chỗ gay gắt nhất để rồi bà Cả nhẫn tâm từ con. Cô ta lạnh lùng, thờ ơ trước nỗi đau của người em ruột, miễn sau có được gia tài. Đồng tiền cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyện hôn nhân gia đình. Thời này, lắm kẻ đem chuyện hôn nhân của con cái làm phương tiện kiếm tiền và coi đồng tiền là yếu tố quan trọng để quyết định chuyện hôn nhân. Mọi cái thuộc về nghĩa hay tình đều bị lép vế trước đồng tiền. Bà Hương sư trong Thầy thông ngôn đã cẩn thận dạy con: ... Thấy con gái nhà nghèo dầu nó đẹp mấy đi nữa con cũng đừng thèm ngó làm chi... (trang 17). Bởi thế, những cô gái nết na, tiết hạnh như cô Hai Liền thường phải cay đắng nhận lấy sự bội bạc. Thầy Thông Phong, người yêu của cô, đã đem sự giàu có đặt trên tình yêu để so đo tính toán: Mình làm thông ngôn mà có vợ như vậy coi sao được. Tại trong làng mình họ nghèo hết thẩy nên thấy cha mẹ cô có ít mẫu đất họ kêu là nhà giàu, chớ có giàu gì đâu. (trang 19).
Hồ Biểu Chánh quan niệm không chỉ kẻ giàu có và quyền thế, hay người xấu mới bị sức hút của đồng tiền làm cho hư hỏng, tha hoá hay trở nên gian ác. Người nghèo, người tốt bụng đôi khi cũng bị đồng tiền mê hoặc nếu như thiếu sự tỉnh táo. Thị Tố là một phụ nữ nông dân hiền lành, trọng lẽ phải được Hồ Biểu Chánh xây dựng trong tác phẩm Con nhà nghèo. Thị Tố rất thương yêu em chồng. Thấy cô Tư Lựu bị cậu Hai Nghĩa dụ dỗ lừa gạt, có thai hoang... Thị Tố hiểu và thông cảm hết mực với em, lo lắng ân cần lúc em sanh nở. Cũng vì quá thương em chị ta đã đánh bạo đến nhà bà Cai để đòi sự công bằng cho em rồi bị bắt, bị đóng trăng mấy ngày liền. Không ai có thể phủ nhận những đức tính tốt đẹp của Thị Tố. Thế nhưng con người ấy vẫn có lúc bị loá mắt trước đồng tiền. Thấy cậu Hai Nghĩa cho cô Lựu tiền bạc, vòng vàng, chị ta tin rằng cậu Hai Nghĩa thương em mình thật, chấp nhận mối quan hệ bất chính ấy. Thị Tố từng tranh luận với Hương sư Cu: Tiền bạc sao lại không ham (trang 326) và đốc thúc vợ chồng Cu- Lựu dấu chuyện Kinh Lý Hai là con ruột của cậu hai Nghĩa, nhằm tiến hành việc hôn nhân với mục đích cho nó vô đó đặng nó hưởng gia tài..., bất chấp chuyện loạn luân. Nhiều người tiếc nuối cho rằng Hồ Biểu Chánh đã đưa vào tác phẩm những chi tiết vượt lên trên sự thật. Không hẳn như thế. Chính những tình tiết ấy đã làm cho nhân vật trong tác phẩm trở nên thật hơn, gần gũi với đời thường hơn. Bởi ở đời có ai xấu hoàn toàn và tốt hoàn toàn. Những tác động của hoàn cảnh đã làm cho tính cách con người trở nên phúc tạp và luôn có những thay đổi, đôi khi còn là những thay đổi bất ngờ, đến mức khó tin đó là sự thật.
Bức tranh hiện thực trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không hoàn toàn xám xịt. Bởi bao giờ cũng thế, bên cạnh cái xấu vẫn còn sự hiện diện của cái tốt. Đồng tiền đã mang nhiều tác hại đến cuộc sống ở nông thôn
Như một quy luật tất yếu, trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bao giờ hồi kết thúc cũng mở ra cho người đọc một cảnh tượng hân hoan vì những người tốt sẽ được đền bù xứng đáng. Còn kẻ xấu ắt phải bị trừng trị. Tuy nhiên, mổ xẻ vấn đề này Hồ Biểu Chánh tỏ ra khá chắc tay. Ngòi bút của ông sắc sảo không kém Vũ Trọng Phụng. Chúng ta có cảm tưởng các nhân vật hám tiền trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là những kẻ cùng hội cùng thuyền với các nhân vật phản diện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
4. Đời sống văn hoá ở nông thôn
Đồng bằng
Nói về trang phục của người
Đã từ lâu, đất
Nông thôn Nam bộ không chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo một cách nặng nề như nông thôn Bắc bộ hay Trung bộ. Nơi đây ít có những hủ tục lâu đời. Do đó, người đọc không hề bắt gặp cảnh phạt vạ được nói tới trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng hay đám kiện cáo, ẩu đả vì tranh giành ngôi thứ giữa đình làng như trong Việc làng của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên, ngòi bút sắc nhọn của ông đã tập trung phanh phui nhiều mặt tiêu cực trong lối sống, tập tục của người dân Nam bộ. Nam bộ không phải là thánh địa của Nho giáo, cho nên cuộc đời của người phụ nữ ít bị ràng buộc một cách phi lí vào những lễ nghi phép tắc. Thế nhưng, chế độ đa thê và hôn nhân áp đặt được phổ biến ở nông thôn thời bấy giờ cũng đủ sức phá hoại hạnh phúc của bao người, đem đến không ít bi kịch cho người phụ nữ. Qua Cay đắng mùi đời, Nợ đời, Thầy Thông ngôn, Cười gượng, Con nhà nghèo... chúng ta nhận thấy quan niệm cổ hủ, lạc hậu về hôn nhân đang hoành hành cuộc sống ở nông thôn Nam bộ không ít. Chế độ đa thê đã dẫn đến quan hệ vợ cả, vợ lẽ trong đại gia đình. Hệ quả tất yếu của nó là sự nảy sinh tính ích kỉ, đố kị thôi thúc con người làm nhiều điều bất nhân thất đức. Có những người sinh ra lắm thủ đoạn, mưu mô độc ác như người vợ lẽ trong tác phẩm Cay đắng mùi đời, vì ghen ghét vợ cả, mong muốn chiếm trọn gia tài nhà chồng, đã nhẫn tâm mang một đứa bé ngây thơ còn đỏ hỏn vứt đi chỉ vì nó là con bà vợ cả. Để được vị trí xứng đáng trong đại gia đình, có những người vợ lẽ tán tận lương tâm đến mức đem tráo con cho người khác để được con trai (vợ lẽ của Cai tổng Luông trong tác phẩm Nợ đời), mặc cho tương lai của con ruột do mình đẻ ra thế nào cũng được.
Trong bức tranh chung về cuộc sống gia đình, Hồ Biểu Chánh đặc biệt nói đến những cuộc hôn nhân áp đặt, vụ lợi. Đó là hôn nhân dưới hình thức gả bán, đổi chác, hoàn toàn chỉ dựa vào tiền bạc, công danh, địa vị. Thầy thông Phong (Thầy thông ngôn) cưới cô Hồng Như Hoa chẳng qua vì gia tài và danh giá của gia đình ông Cai tổng Luông. Việc làm ấy là kết quả của lối giáo dục phi đạo đức từ phía cha mẹ anh ta. Bà Hương sư từng ân cần dặn con trước lúc đi xa Xuống Cà Mau con cứ làm quen với hàng phủ, huyện hoặc cai phó tổng; hễ con thấy ông nào có con gái thì con phải rán làm cho ổng thương đặng ổng gả con cho. (trang 17). Đồng tiền đã chi phối hôn nhân với một sức mạnh không nhỏ, nếu không muốn nói là ghê gớm. Vì tiền mà mẹ con bà Cả Hoàng và cậu tú tài Tô Hồng Xương đã bất chấp cương thường đạo lí, ruồng bỏ, xua đuổi gia đình Hảo, nạn nhân ái tình của cậu Xương.
Hồ Biểu Chánh không có dụng ý tấn công vào thành luỹ của chế độ đại gia đình. Ông cũng không chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do trong tình yêu hay thể hiện khát vọng của tuổi trẻ. Ông chỉ phê phán mặt tiêu cực, mặt hạn chế của quan niệm, lối sống vốn hình thành từ lâu trong các gia đình người dân Nam bộ. Quan niệm này của Hồ Biểu Chánh được duy trì trong suốt cuộc đời viết văn của ông. Kể cả lúc tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời, mọi vấn đề từ tình yêu tự do đến việc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình đều được đưa ra giải quyết.
Hồ Biểu Chánh thường viết về những câu chuyện thông gian, ngoại tình hay cưỡng hiếp phụ nữ hoặc phản bội trong tình yêu. Có cả chuyện ghen tuông và án mạng xảy ra từ đó. Tấn Thân hãm hiếp Thị Xuân (Chúa tàu Kim Quy); Thị Lựu ngoại tình với Hương hào Hội (Cha con nghĩa nặng); Vĩnh Thái thông gian với vợ Hương hào Điều (Khóc thầm). Dưới cái nhìn của Hồ Biểu Chánh đó là những hiện tượng tất yếu nảy sinh trong xã hội có làn sóng vô luân lí, vô giáo dục đang lớn mạnh thêm hoài. Đó cũng là hành vi không thể dung thứ trong quan niệm của tác giả. Những chi tiết trên gợi lên một bức tranh xã hội có đời sống văn hoá chưa thể nói là phát triển. Hơn nữa, còn nhiều tính chất phức tạp.
Viết về nông thôn Nam bộ vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đề cập đến thực trạng văn hoá, Hồ Biểu Chánh còn phản ánh sự giằng co giữa hai lối lối sống cũ và mới đang diễn ra khá gay gắt. Trước thế kỉ XX, nền văn hoá Việt
Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ
Giương mắt trông chi buổi bạc tình
(Tú Xương)
Nhưng dù căm tức, dù bực bội đến đâu họ vẫn phải sống với nó, phải thích nghi với nó. Dần dần lại bình thường hoá trước cái xấu, cái lố lăng của phương Tây của xã hội tư sản. Cuối cùng, chính những người nệ cổ nhất, những nhà nho bảo thủ nhất cũng phải chạy theo lối sống mới, phải học lối sống mới. Điều này khiến cho những ai nặng tình với đất nước dân tộc đều ngao ngán, không khỏi lo lắng. Tản Đà xót xa thốt ra những lời ảo não:
Văn minh Đông Á trời thu sạch
Này lúc luân thường đảo ngược ru
Cùng mang tâm trạng của những trí thức có tâm huyết, Hồ Biểu Chánh thấy rằng cái làn sóng vô luân lí, vô giáo dục này nó càng lên mạnh thêm hoài, nếu không đi tìm phương mà ngăn cản, thì nó sẽ tràn ngập khắp trong nước rồi cái xã hội Việt Nam khi xưa tôn trọng đạo đức nên được cứng cỏi, sẽ thành ra một xã hội hỗn độn tham lam nên phải thấp hèn yếu ớt (Đoạn tình, trang 29). Vấn đề này đã ám ảnh nhà văn suốt đời cầm bút. Vì thế, trong bức tranh muôn màu muôn vẻ ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng ta còn nhận ra hiện thực của buổi đầu hội nhập văn hoá phương Tây tại vùng đất phía
Đầu thế kỉ XX, ý thức phong kiến vẫn còn cơ sở để tồn tại dù đã suy yếu, ý thức tư sản chưa đủ sức để kiềm toả ý thức phong kiến. Cho nên dù rất muốn, con người vẫn còn e ngại, chưa mạnh dạn, dứt khoát để đến với cái mới. Tình trạng đắn đo, giằng co trong việc lựa chọn một lối sống thích hợp là vấn đề bức xúc của con người trong xã hội. Thông qua tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, chúng ta có thể nhận ra điều đó. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông đã không ít người chạy theo lối sống tự do, tự do yêu đương, tự do quyết định hôn nhân... nhưng rồi phần lớn đều thấy rằng trở về với quan niệm sống trước kia của cha ông thì mới tìm được hạnh phúc trọn vẹn, tuy nhiên cần phải gạt bỏ những mặt tiêu cực bảo thủ của quan niệm cũ. Sống hoàn toàn theo mới hay khư khư với quan niệm cũ cũng đều không tốt đẹp. Đấy là vấn đề mà Hồ Biểu Chánh cũng như con người của thời đại luôn trăn trở. Với Một chữ tình, Hồ Biểu Chánh đã chứng minh đây là một giai đoạn mà con người nhận ra rằng: lối sống mới có sức quyến rũ thực lạ kì, tự do cá nhân rất phù hợp với hoàn cảnh của xã hội trên con đường tư sản hoá. Nhưng khi thực thi không phải là chuyện dễ dàng. Tâm lí e dè, ngại ngùng đã cản trở con người của thời đại đến với cái mới. Thế thì phải quay về với lối sống cũ, dù có miễn cưỡng, vẫn cảm thấy dường như dễ chịu hơn. . Cách giải quyết vấn đề của Hồ Biểu Chánh một mặt thể hiện quan niệm đạo đức của ông. Mặt khác, phản ánh quá trình chuyển đổi trong lối sống của người dân Nam bộ, từ lối sống chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hoá phương Đông sang lối sống theo phương Tây. Nông thôn được xem là thành luỹ cuối cùng của Nho giáo, do đó quá trình đến với cái mới tại đây có nhiều vật vã, trăn trở hơn so với thành thị. Thanh Lãng có nhận xét: Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một bức truyền thần ghi lại một bộ mặt của một thời. Thời đó, theo ông, là thời Văn minh mới đang làm nát dần cái cuộc sống êm đềm lặng lẽ của đồng quê [5, 240].
Tóm lại, cuộc sống ở nông thôn Nam bộ hiện lên trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh thật bề bộn phức tạp. Đó là một cuộc sống với sự tồn tại của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn; giai cấp thống trị không quan tâm đến đời sống của nông dân, chỉ lo vinh thân phì gia. Làn sóng Âu hoá đã lan tràn đến tận làng quê, làm thay đổi các giá trị truyền thống.
Phản ánh cuộc sống ở nông thôn, Hồ Biểu Chánh tập trung vào hiện thực thuộc lĩnh vực đạo đức, chưa đề cập đến những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị. Do đó, bức tranh cuộc sống ở nông thôn được ông phác hoạ còn mang tính phiến diện. Ông quan sát hiện thực bằng lăng kính đạo đức. Ông chỉ quan tâm đến những gì có thể làm tổn hại nền đạo đức cổ truyền của dân tộc. Hồ Biểu Chánh không bỏ qua một sự kiện nào trái với đạo lí: Quan lại nhũng nhiễu ức hiếp dân lành; những kẻ giàu có tham lam bạc ác, bóc lột người nghèo; con người bị hư hỏng sa đoạ vì chạy theo lối sống mới; bị lôi kéo bởi thế lực kim tiền. Đầu thế kỉ XX, vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho đất nước là vấn đề sống còn của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Văn học yêu nước giai đoạn này đã tập trung thể hiện nội dung trên. Tản Đà, một nhà thơ đứng ngoài các hoạt động chính trị của xã hội cũng luôn luôn canh cánh bên lòng nỗi lo cứu nước, rất xót xa khi không tìm được người đồng chí cùng với mình thực hiện việc lớn:
Chung quanh những đá cùng cây
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm
Hồ Biểu Chánh chỉ mô tả nhiều khi rất sát những thực tế khách quan ở xã hội, gia đình mà hoàn toàn không đặt thành vấn đề chính trị xã hội, càng không có một đề nghị giải quyết vấn đề [5, 240]. Ông chỉ mới lột mặt nạ lớp vàng son giả hiệu của địa chủ phong kiến, chưa hề đá động đến tội ác của thực dân Pháp. Trong khi bấy giờ Pháp đang thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở rộng các hình thức bóc lột, cay nghiệt nhất là thu thuế một cách nặng nề:
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Rút chặt dần như thắt chỉ xe
Của đi có lối, của về thì không
(Phan Bội Châu- Hải ngoại huyết thư)
Lại thêm nạn phu phen tạp dịch. Hàng vạn người bị bắt đi làm phu cho Pháp, bị đẩy vào các khu hầm mỏ hoặc các đồn điền cao su, bao thảm cảnh diễn ra:
Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con
(Ca dao)
Chính những việc làm này đã đẩy người dân đến cảnh bần cùng, khốn khổ. Hồ Biểu Chánh lại cho rằng đau khổ bất hạnh của con người sinh ra từ dốt nát, đói nghèo. Cái dốt nát đói nghèo ấy không được giải thích từ nguyên nhân mất nước, dân tộc bị làm nô lệ mà tất cả do lòng người bất minh, xã hội bất đạo. Nhân vật Lý Ánh Nguyệt trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa từng than thở và oán trách chỉ có một cái nghèo nó làm cho nàng đê tiện cực khổ, chớ chẳng phải điều chi khác, Rồi nàng phiền ông trời sao nỡ khiến nghèo hèn cho nàng làm chi( tr224), nàng còn cho rằng tại lòng người nham hiểm, độc ác, nên mới có việc uất ức(tr 225). Các nhân vật bất hạnh trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đều có cùng suy nghĩ như thế, không riêng gì Lý Ánh Nguyệt mà cả Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa), Cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo)... cũng vậy. Vì thế, trước sau như một, ông quyết tâm dùng đạo đức để cứu vãn tình trạng nguy khốn của xã hội đương thời.
Tuy nhiên, tiểu thuyết hàng mấy chục quyển của Hồ Biểu Chánh cũng tựa như một cuốn phim xã hội Nam Kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, một thứ sách tiểu bách khoa ghi chép lại vô số điều có thực mà lớp người sau cần biết [5, 240]. Dù mang tính phiến diện nhưng bức tranh xã hội ấy vẫn thể hiện được một số nét khá điển hình của hiện thực Nam bộ với bao cảnh bất công ngang trái, bao kiếp người đói khổ lầm than và bao cái quái gỡ, hóm hỉnh. Thật đáng tiếc khi Hồ Biểu Chánh ghi nhận mọi vấn đề ở mức độ hiện tượng. Ông chưa xem đó là bản chất của xã hội thực dân nửa phong kiến. Vì vậy, mong muốn của Hồ Biểu Chánh là cải tạo xã hội chứ không phải là cải cách. Ông không phải là một nhà cải cách[5, 240]. Một lí do mà ai cũng nhận thấy: Hồ Văn Trung là một quan phủ được nhà nước Pháp tín nhiệm.[5, 240], tất yếu khó có cái nhìn nào khác hơn.
Những hạn chế nêu trên cũng là tình trạng phổ biến của văn học giai đoạn này. Khi mà ánh sáng của tư tưởng tiến bộ chưa soi rọi đến, thì đối với các nhà văn không riêng gì Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn mà cả Ngô Tất Tố, Nam Cao về sau vẫn có những cái nhìn chưa trọn vẹn về con người cuộc sống đương thời. Nông thôn trong tác phẩm của Ngô Tất Tố là một màn đêm đen kịt. Cuộc sống của làng quê trong sáng tác của Nam Cao chỉ có bi kịch và bế tắc. Đúng như nhận xét của Phong Lê trong bài viết Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8-1945 : Kể từ Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, đến Ngô Tất Tố, Nam Cao... Cho đến Nam Cao, đó là nông thôn trong đứng yên và khép kín hàng nghìn năm, qua một phù điêu bất hủ là làng Vũ Đại. Phải sau năm 1945, gương mặt nông thôn Việt Nam mới bắt đầu thay đổi... [2, 21].
---------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Khuê (1974), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Lửa thiêng, Sài Gòn.
2. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiếng trình văn học Việt Nam từ tháng 8- 1945, TC Văn học số 9.
3. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, NXB TP Hồ Chí Minh.
4. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, NXB TP Hồ Chí Minh.
5 Nhiều tác giả (1988), Địa chí Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, tập 2, NXN Văn học TP. Hồ Chí Minh.
6. Trần Hữu Tá (1988), Một vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, in trong Ngọn cỏ gió đùa, NXB Tổng hợp Tiền Giang.
7. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, NXB Trẻ.
8. Nguyễn Văn Y (1988), Mấy suy nghĩ về nhà văn Hồ Biểu Chánh (đăng trong Tân phong nữ sĩ), NXB Tổng hợp Tiền Giang.
9. Văn xuôi Nam bộ đầu thế kỉ XX (1999) (Cao Xuân Mỹ sưu tầm; Mai Quốc Liên giới thiệu), NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh- Trung tâm nghiên cứu quốc học.
----
Huỳnh Thị Lan Phương, Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Sư phạm,
Trường Đại học Cần Thơ