HỒ BIỂU
CHÁNH
CÂY CẦU NỐI
NHỮNG GIÁ TRỊ CỔ TRUYỀN
VỚI CON
NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Hoài Anh
Hồ
Biểu Chánh là người cuối cùng viết truyện
Nôm theo thể lục bát với U
t́nh lục (1910). Vậy mới
phải (1913), cũng là người đầu tiên viết
tiểu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ với
Ai làm được (1912)
(tôi nói đầu tiên v́ những cuốn truyện ra đời
trước tác phẩm Hồ Biểu Chánh c̣n mang dáng dấp
truyện chí chứ không phải tiểu thuyết). Nói một
cách công thức, rập khuôn theo các lịch sử văn học,
th́ phải bảo ông đă từ lĩnh vực văn học
b́nh dân chuyển sang văn học viết. Nhưng lối
phân loại cứng nhắc như thế không thể đứng
vững khi nhận xét về tác phẩm Hồ Biểu
Chánh. Những truyện Nôm mang tính chất b́nh dân, ông cũng
đă viết ra nó bằng ng̣i bút của một nhà nho học,
c̣n những tiểu thuyết của ông vẫn mang tính chất
b́nh dân, mặc dù ông chịu ảnh hưởng của
văn học phương Tây. Nhưng ông chỉ mượn
cốt truyện của một số nhà văn Pháp như:
Victor Hugo, Alexandre Dumas cha, Hector Malot, học tập kỹ
thuật viết truyện sao cho truyện mang màu sắc
phiêu lưu hoạt động và tính chất ly kỳ hấp
dẫn, c̣n ông vẫn trung thành với khuynh hướng
đạo lư và bút pháp thuật sự như trong truyện
Nôm, truyện chí truyền thống, chỉ khác là bố cục,
kết cấu, cách miêu tả và ngôn ngữ có phần mới
mẻ hơn bắt nguồn từ những sở đắc
về văn học Pháp. Gần 100 tác phẩm trong ṿng 50
năm, đều viết theo khuynh hướng và bút pháp ấy.
Ông chỉ có cái băn khoăn của nhà đạo đức
muốn duy tŕ nhân tâm thế đạo, mà không có cái băn
khoăn của nhà nghệ sĩ muốn thể hiện nội
tâm và đổi mới cách viết. B́nh dân ở quan niệm
viết ǵ, viết cho ai, viết như thế nào, ông c̣n
b́nh dân ở chỗ muốn cho sách ông giá rẻ để
người b́nh dân có thể mua được, dù có phải
in xấu cũng cam. Nhà phê b́nh Thiếu Sơn người
trước nhất đă viết về Hồ Biểu
Chánh trong Phê b́nh và cảo luận (1933) đă kể lại
về ông: “Lần đầu tiên tôi được đọc
cụ (Hồ Biểu Chánh - HA) trong một cuốn sách Quảng
cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Tôi để
ư tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi
ở loại sách như những truyện Tàu in xấu,
để hạ bốn cắc mà luôn luôn bán dưới giá
đó.
Khi
tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại
tất cả những tiểu thuyết của cụ cho
in lại, tŕnh bày như sách của “Tự Lực Văn
Đoàn”, của “Tao Đàn”. Cụ nghe ư kiến của tôi
một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại
bỏ qua cho đến nỗi tới nay (1967) muốn
đọc lại những tác phẩm của cụ cũng
không biết kiếm đâu có
mà đọc”
Như
vậy là Hồ Biểu Chánh không muốn in đẹp, phải
bán mắc, sẽ không đến tay được những
độc giả b́nh dân thân thiết của ông. Ư ấy
đă được xác minh trong bài viết của Đông
Hồ về sách Hồ Biểu Chánh: “Bấy giờ (1952 -
HA) Hồ tiên sinh đă về quê nhà ở G̣ Công, không có một
chủ nhật nào mà không có xe của các chủ báo đua
nhau xuống G̣ Công thăm tiên sinh mà mua tác phẩm. Có nhà báo
giàu như báo Thần Chung, anh
Phải!
Không quan hệ ǵ với một người kinh doanh sách, và
chuyên bán cho những độc giả “trưởng giả”,
nhưng rất quan hệ đối với độc giả
b́nh dân v́ họ chỉ có thể đọc Hồ Biểu
Chánh qua những cuốn sách in xấu giá rẻ và trong những
trang sách feuilleton trên báo hàng ngày. Điều kỳ lạ là
cái đạo lư mà Hồ Biểu Chánh rao giảng cho đến
gần đây và cả mới đây (trong phong trào tái bản
ồ ạt sách Hồ Biểu Chánh) vẫn được
người b́nh dân đón nhận, v́ họ bắt nguồn
từ đạo lư dân tộc, mang tính chất nhân dân, có
cơ sở từ ngh́n đời, người ta phải
bám vào cái đạo lư truyền thống đó mới thắng
được làn sóng Âu hóa dồn dập tràn tới,
văn hóa thực dân cũ cho đến thực dân mới.
Nó vừa là sức đề kháng, vừa là phép vệ sinh
tinh thần của con người Việt
Điều
kỳ lạ nữa là người thích văn chương
Pháp thường chịu ảnh hưởng cho đến
tận cùng, đằng này Hồ Biểu Chánh chỉ vay
mượn cốt truyện và học tập kỹ xảo
ở vài nhà tiểu thuyết Pháp thế kỷ 19 trong giai
đoạn mới bắt đầu cầm bút rồi sau
đó dường như ông không hề theo dơi sự tiến
triển của văn chương Pháp thế kỷ 20, cũng
như sự ra đời của nền văn học hiện
đại Việt Nam. Tôi có cảm tưởng ông không quan
tâm ǵ đến André Gide chẳng hạn, tác giả cuốn
Kẻ vô luân và Kẻ làm bạc giả, chủ
trương tự do vô giới hạn, bất chấp
đạo đức cũ, cho rằng “với những
t́nh cảm đẹp người ta làm ra thứ văn
chương dở” hay một Jean Paul Satre, tác giả cuốn Buồn
nôn và Guồng máy, chủ
trương thuyết hiện sinh, sống cho hiện tại
không quan tâm đến quá khứ và trong tương lai, mà
người ta không ngớt làm ầm ỉ chung quanh ông. Ông
vẫn ung dung thích thang với phong thái một nhà hiền
triết đem những bài học luân lư của quá khứ
để nhắc nhở hiện tại và tưởng nhớ
tương lai, khuyên con người phải biết “V́ nghĩa
v́ t́nh”, nhớ đến “Cha con nghĩa nặng”, bởi
mang “ Nặng gánh cang thường”, khen người “Trọn
nghĩa vẹn t́nh” v́ “Đại nghĩa diệt thân”,
thương kẻ “Một đời tài sắc” mà “Chút phận
linh đinh”, căm ghét “Nhơn t́nh ấm lạnh”, chạy
theo “Tiền bạc bạc tiền”, để đến
nỗi “Kẻ làm người chịu”, thấy thân phận
con người trong xă hội kim tiền chẳng khác chi “Ngọn
cỏ gió đùa” ông càng “Cay đắng mùi đời”
trước bao điều “Thiệt giả giả thiệt”
nên ông “Tỉnh mộng”, ngoài tuy “Cười gượng”
nhưng trong “Khóc thầm”. Khuynh hướng đạo lư bộc
lộ ngay ra ở nhan đề tác phẩm, không hề e ngại
ở chỗ nó làm giảm giá trị nghệ thuật, do
ông đă có một mục đích, một lư tưởng viết
văn mà ông quyết tâm theo đuổi đến cùng. Một
trong những truyện ông phóng tác là cuốn “Chúa tàu Kim Quy”,
phỏng theo tiểu thuyết Bá tước đảo
Monte Cristo của Alexandre Dumas cha. Có thể đọc lời
nhận xét Bá tước đảo Monte Cristo của nhà
văn Ư Umberto Eco (tác giả cuốn tiểu thuyết Tên của
đóa hồng qua đó tŕnh bày Hiện tượng luận),
ta sẽ hiểu về văn phong của Dumas cha và cả
của Hồ Biểu Chánh như thế nào: “Tôi đă cố
dịch “Bá tước đảo Monte Cristo” hơn trăm
trang. Rồi tôi đành đầu hàng. Tôi đầu hàng v́
tôi hiểu rằng tôi c̣n phải tiếp tục với hai
ngàn trang và cũng v́ tôi tự hỏi phải chăng những
h́nh thức dài ḍng, sự tầm thường và những
chỗ rườm rà vốn là một bộ phận của
cái máy kể chuyện?”
Đến
lúc này, một vài nghi vấn băn khoăn nảy sinh ra. Nếu
Dumas được trả tiền không phải tính theo ḍng
có thêm, mà lại tính theo ḍng bớt đi, nếu ông rút ngắn
lại, th́ liệu “Bá tước đảo Monte Cristo” có
c̣n là cái máng lăng mạn điều kỳ nữa không? Nếu
có được rút gọn lại, nếu sự kết
án, cuộc chạy trốn, việc t́m ra kho báu, việc trở
lại Paris, sự trả thù hay đúng hơn là những
cuộc trả thù dây chuyền, chỉ được qua một
khoảng độ 200 hay 300 trang, th́ tác phẩm c̣n có tác dụng
như nó vốn có, nó có thành công trong việc lôi kéo chúng ta, cả
những lúc v́ nóng ḷng muốn biết, ta đă bỏ qua nhiều
trang và nhiều chỗ miêu tả không? (Ta bỏ qua chúng,
nhưng ta biết rằng chúng tồn tại ở đó,
ta đi nhanh lên một cách chủ quan trong khi vẫn biết
rằng cái th́ giờ kể chuyện đă được
giản ra một cách khách quan! Thế là ta khám phá ra rằng
những thái quá vô độ kinh khủng trong văn phong nổi
cộm lên quá rơ, nhưng chúng có một giá trị kết cấu,
như những thanh than ch́ trong các ḷ phản ứng hạt
nhân, chúng làm chậm lại nhịp điệu, để
cho những chờ đợi của ta nhức nhối
hơn, những dự kiến của ta mạnh dạn
hơn. Tiểu thuyết của Dumas là một cái máy sản
xuất ra sự hấp hối, ở đây không tính đến
chất lượng của những hơi thở, cái
đáng kể nhất là độ dài của chúng.
Ở
đây, vấn đề là văn phong, nhưng văn phong
kể chuyện khác với văn phong làm thơ và viết
thơ. Le Grand Meaulnes của Alain Fournier được viết
tốt hơn vạn lần “Bá tước đảo Monte
Cristo” nó không nuôi dưỡng sức tưởng tượng
tập thể với một sinh lực mạnh mẽ và một
thời gian dài như thế. “Le Grand Meaulnes” chỉ là tác phẩm
nghệ thuật. “Bá tước đảo Monte Cristo” trái lại
nói với ta rằng nếu kể chuyện là một nghệ
thuật th́ những quy tắc của nghệ thuật này
khác với những quy tắc của các loại h́nh văn
học khác”.
Những
ḍng Umberto Eco viết về Dumas, lại soi sáng cho tôi khi nhận
định về văn học Hồ Biểu Chánh. Nhưng
cái điều mà Umberto Eco e ngại th́ Hồ Biểu Chánh lại
làm nổi, ông đă rút gọn lại “Bá tước đảo
Monte Cristo”, để phóng tác thành “Chúa tàu Kim Quy” tuy vẫn
c̣n có những chỗ dài ḍng, rườm rà, nhưng vẫn
tuân thủ nhịp điệu kể chuyện, mà không
đánh mất chất lăng mạn diệu kỳ của nó,
do đó nó vẫn c̣n sức thu hút nhiều thế hệ
độc giả, muốn t́m trong tác phẩm một ư nghĩa
tốt đẹp, cao thượng chứ không phải chỉ
để chứng kiến sự dày ṿ, quằn quại của
con người cá nhân chủ nghĩa ích kỷ, đạo
đức giả cũng như vô luân trắng trợn,
thích t́m cảm giác lạ trong “thú đau thương” cũng
như trong sa đọa và bệnh hoạn.
Nói Hồ
Biểu Chánh chú ư đến phương tiện đạo
đức, không phải là nói ông không có nghệ thuật. Từ
1933 Thiếu Sơn đă nhận xét: “Truyện thường
xảy ra, hoặc có thể xảy ra ở xă hội, nhà tiểu
thuyết cứ việc lấy tài liệu mà viết sách
cho ta coi, nào có khó ǵ?
Cái
khó là câu chuyện phải sao cho có lư, lời thuật phải
sao cho gọn gàng, cái cơ mưu phải sao cho tự nhiên,
cách kết cấu phải sao cho ư vị. Và những người
trong truyện, mỗi người một tính cách riêng, th́ lại
phải một nét vẻ riêng, vẻ từ điệu
đi, tướng đứng, vẻ từ câu nói, tiếng
cười, vẻ cái hành động ở ngoài, sao cho nó hợp
với cái tâm lư ở trong, vẻ cái hoàn cảnh phụ cận
sao cho nó giải nghĩa được cái sinh hoạt của
người.
Ông Hồ
Biểu Chánh chẳng những đă biết do sự quan
sát mà sáng tạo ra được những nhân vật
đúng với cái khuôn mẫu người đời biết,
cho những nhân vật đó sống theo với cái tính cách
riêng, cái thái độ riêng, trong những hoàn cảnh riêng của
họ. Mà ông lại c̣n khéo cho những nhân vật đó, hiệp
thành một xă hội gần giống như xă hội của
ta, cho kẻ giàu gặp kẻ nghèo, người nghèo đụng
người sang, kẻ gian hùng quỷ quyệt với bậc
nữ sĩ anh hào, vị giai nhân tài nữ với kẻ vô
học phàm phu, v́ những xung đột về danh, về
lợi, về tư tưởng, tánh t́nh, về tinh thần
khí tiết mà quay cuồng vật lộn, mà chiến đấu
cạnh tranh, gây nên cái vẻ hoạt động trong đời,
cho độc giả được thỏa ḷng quan sát”.
Đời
công chức không những không
cản trở nổi đời viết văn của Hồ
Biểu Chánh, trái lại, c̣n giúp ích cho ông v́ công vụ ông phải
luân chuyển khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, sang cả
Campuchia, đó là dịp rất tốt để ông tha hồ
quan sát và thu thập tài liệu về miền đất
này như trong một viện bảo tàng nhân học.
Tác phẩm
Hồ Biểu Chánh có hàng ngàn nhân vật gồm đủ:
bác vật, quan thầy y sĩ, tấn sĩ, cử nhân tú
tài, nữ sinh Nữ học đường hoặc Nhà Trắng,
cai tổng tri phủ, hội đồng, thông ngôn, kư lục,
tùy phái ở thành thị, hương cả, hương chủ,
hương tuần[1],
hương quản ở nông thôn, thợ thuyền lao động
đất Hộ, chợ Chí Ḥa, chợ Xă Tài, dân cày, dân
lưới, tá thổ, tá điền, Chà và chetty: Khách chú lấy
vợ Nam, Thổ Miên làm rẫy, Tây (như Lo-co trong Mẹ
ghẻ con ghẻ) ngoài nhân vật đương thời lại
có những nhân vật thời Tây Sơn và đầu Nguyễn
Lê (Lê Văn Đó trong Ngọn
cỏ gió đùa, Đỗ Thành Nhân trong Đỗ nương nương báo oán, Lê Tấn
Nghĩa trong Chúa tàu Kim Quy). Cảnh
th́ từ ngôi nhà bánh ếch, trước
nhà có vườn kiểng nào là bùm sụm, kim quít, cam kiểng bàn thờ cẩn
ốc xà cừ, lẫm lúa chứa hàng muôn giạ ở quê,
đến xe kéo, xe kiếng, người gánh gánh cá ra
đón xe lửa G̣ Vấp mà đi qua chợ Bến Thành xuống
cầu Ông Lănh, người đánh xe thổ mộ ở chợ
Gạo thỉnh thoảng thọc cán roi cho cái căm xe nó
đánh nghe lộc cộc.
Mỗi loại nhân vật lại có một kiểu
y phục khác nhau: các thầy già th́ bịt khăn đen, trẻ
th́ đội nón, song người nào cũng mặc áo dài,
mang giày Tây, nơi cánh tay lại có máng một cây dù hoặc
đen hoặc trắng. Hương quản, bồi bái th́
áo Quảng Đông lụa tam công, quần lănh đen mới,
đầu trần mà có đầu tóc, tay cầm một cây
dù máy vải đen, chân mang một đôi giày hàm ếch da
láng, râu le the mấy sợi, miệng ngậm trầu bô
bô... Cô Hai th́ mặc áo Thượng Hải màu da trời
bông b́nh bạc, bận quần cẩm nhung trắng may
lưng màu đọt chuối, đầu đội
khăn màu trứng gà, cổ đeo một sợi dây chuyền
nhỏ mà Mề-đay-dông nhận hột xoàn lớn, bàn
tay trái đeo một bộ cà rá, cườm tay mặt
đeo chiếc ṿng nhận hột xoàn, một tay xách bóp, một
tay cầm khăn mù soa.
Mỗi
loại nhân vật có một tính cách, tâm lư tất cả
đều hoàn toàn Việt Nam: bà phủ hai trong Ai làm được đă tráo
thuốc độc giết bà vợ cả mẹ Bạch
Tuyết, lại xúi chồng ép gả Bạch Tuyết cho
cháu ruột mụ để hưởng trọn gia tài. Thông
Lợi trong Cay đắng mùi
đời, toa rập với vợ bé của anh bắt
trộm con của bà lớn để dễ bề đoạt
gia tài. Phùng Xuân trong Kẻ làm
người chịu,dùng tiền của vợ trang trải
nợ nần do cờ bạc, hút xách, đĩ điếm,
sau khi biết vợ ḿnh không c̣n yêu nữa th́ lại bắt
chẹt vợ không cho ly dị, cốt để làm tiền.
Phục trong Nợ đời
lợi dụng sắc đẹp, chà đạp lên những
kẻ quỳ lụy trước nhan sắc của ḿnh mà
từng bước bước lên nấc thang tiền tài
danh vọng . Cô Đằng
trong Dây oan có chồng rồi
lại tằng tịu với người t́nh cũ... Bên cạnh
những kẻ bạc ác, xấu xa có những người
lương thiện, chung thủy như Bạch Tuyết
trong Ai làm được là
thân gái mà cương quyết ra đi, phiêu dạt để
cố xây dựng sự nghiệp cho Chí Đại, người
yêu nàng. Thu Vân trong Chút phận
linh đinh cho chồng đi du học Pháp để lập
nghiệp, khi nghe tin chồng chết v́ đắm tàu, nàng
buồn phiền toan tự vẫn chết theo chồng cho
trọn nghĩa. Thằng Tư và con Quyên trong Cha con nghĩa nặng, khi thấy cha vượt
ngục trở về, không những đă không sợ liên lụy
và c̣n cứu cha cho khỏi án cũ để cha con đoàn
tụ vui vẻ. Kỳ Tâm trong Tỉnh
mộng nhận đóng vai chồng hờ của Yến
Tuyết nên bị nàng khinh rẻ v́ lầm tưởng
chàng tham tiền làm việc nhục nhă, nhưng sau đó chứng
kiến thái độ chính nhân quân tử của chàng, nàng
đem ḷng kính phục, xin đi theo hầu hạ để
đền ơn chàng cứu vớt danh giá mẹ con nàng. Phan
Văn Quư trong Mẹ ghẻ con
ghẻ, bị người d́ ghẻ hất hủi
nhưng cố gắng lập thân thành người, sau khi
thành đạt lại đưa d́ ghẻ trở về
con đường tốt, giúp em nên nghiệp, dùng tiền
bạc vào công tác xă hội: lập cô nhi viện, cấp học
bổng cho thanh niên hiếu học thành tài. Ông Cử trong
tác phẩm cùng tên, bị vợ lường gạt hết
gia sản, xé hôn thú rồi mang con đi lấy một
người chồng có địa vị, tiền tài, ông
thay tên đổi họ lên Sài G̣n giúp đỡ người
nghèo, lấy đức mà khuyên răn đám dân lao động
thiếu học. Người ta mang tiền ra mua chữ kư
của ông vào tờ hôn thú của đứa con gái, dù nghèo
ông vẫn một mực chỉ muốn biết người
con rễ có xứng đáng hay không, ông từ chối sự
trả ơn của người khác kể cả con gái,
con rễ sau này muốn báo hiếu cho ông. Lê Văn Đó
trong Ngọn cỏ gió đùa muốn
cứu mẹ, chị dâu, và các cháu khỏi chết đói
mà đi ăn trộm một tră cám heo, bị tù đày khổ
cực gian truân nhưng sau khi măn hạn tù vẫn mang tâm thiện
ra giúp đỡ người khác bằng cách mở trường
học, lập nhà dưỡng bệnh, nhà nuôi trẻ mồ
côi và những người già yếu tật nguyền, lại
nuôi dạy và gây dựng cho con gái của Ánh Nguyệt để
giữ tṛn lời hứa với cô khi cô nhắm mắt. Tất
Đắc trong Từ hôn,
lúc đầu coi việc cưới cô Bạch Tuyết
như một kế sinh nhai, sau thấy mẹ cô hết
ḷng thương chàng, cô thành thật yêu chàng và chàng cũng
thành thật yêu cô, nên hổ thẹn về sự giả dối
của ḿnh viết thư từ hôn rồi bỏ ra
đi....
Những cốt truyện và tính cách, tâm lư
nhân vật nói trên, chỉ là cái cớ để dẫn
đến chủ đích luân lư của tác phẩm, thiện
bao giờ cũng thắng ác, kẻ làm lành làm phải sau
bao nhiêu gian truân khổ ải đều được
đền bồi, người hàm oan được thoát tội,
kẻ làm ác phải sống nhục chết thảm, đó
chỉ là một cây cầu dẫn người đọc
đến với tấm ḷng người viết. Bản
thân Hồ Biểu Chánh đă đóng trọn vai tṛ một
cây cầu: bắc ngang văn học cổ với văn học
hiện đại, bắc ngang những giá trị tinh thần
truyền thống với con người trong xă hội
văn minh vật chất. Thái độ của chúng ta không
phải là qua cầu rút ván, mà là qua cầu ngả nón trông cầu,
cầu bao nhiêu nhịp... đánh giá hết những đóng
góp của Hồ Biểu Chánh vào sự nghiệp văn học
của dân tộc
(Trích Văn số 40)
------------------------------------------------
Nguồn : “Phê
b́nh b́nh luận văn học”- Nxb Tp. Hồ Chí Minh-
1998
©2006 hobieuchanh.com