HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ HỒ BIỂU CHÁNH

 

Hoài Anh

Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên tại Tiền Giang vào hai ngày 17 và 18-11-1988. 30 bản tham luận của các giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê b́nh văn học ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phát biểu tại hội thảo đă đề cập nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh. Chúng tôi xin giới thiệu một số luận điểm chủ yếu trong các bản tham luận để bạn đọc có một cái nh́n chung về diễn biến của hội thảo.

I. VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM HỒ BIỂU CHÁNH:

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, về sau lấy tự làm bút hiệu chính thức; sinh ngày 1-10-1885 tại làng B́nh Thành, huyện Kiến Ḥa, tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang). Chín tuổi học chữ Nho, năm sau chuyển qua học quốc ngữ rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài G̣n. Sau khi đậu thành chung (1905) thi vào ngạch kư lục của Soái phủ Nam kỳ, và trải qua nhiều thuyên chuyển cuối cùng thăng Đốc phủ sứ (1936). Tháng 8-1941, sau khi về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viên hội đồng liên bang Đông Dương và Phó đốc lư thành phố Sài G̣n, đồng thời làm Giám đốc Nam kỳ tuần báo (1942) và Đại Việt tạp chí (1942) là những công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp Việt đề huề. Rồi sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ, lập “Nam kỳ quốc”, dựng chính phủ bù nh́n Nguyễn Văn Thinh, th́ một lần nữa, Hồ Biểu Chánh được mời ra làm cố vấn cho chính phủ này. Song chỉ mấy tháng, tṛ hề “Nam kỳ lập quốc” thất bại, Nguyễn Văn Thinh tự tử, và ông cũng lui về ở ẩn ở quê quán. Ông mất ngày 4-11-1958 tại Phú Nhuận, Sài G̣n (nay là thành phố Hồ Chí Minh).

Phải nhận rằng Hồ Biểu Chánh có một số sai lầm nên có người đă vin vào những sai lầm đó đi đến chỗ phủ nhận giá trị tác phẩm của ông. Bàn về mối quan hệ giữa con người và tác phẩm Hồ Biểu Chánh, giáo sư Hoàng Như Mai viết : “Trong tác giả đang là đối tượng của một cuộc hội thảo này có hai con người: một là Hồ Văn Trung, một là Hồ Biểu Chánh. Hồ Văn Trung bắt buộc phải sống với hiện tại: Thân lươn bao quản lấm đầu. Hồ Biểu Chánh sống với tâm nguyện của ḿnh: Chữ trinh c̣n một chút này”.

Có người sẽ hỏi: Nếu không có Hồ Văn Trung th́ chẳng hay hơn, tốt hơn sao?

Nhưng, nếu không có Hồ Văn Trung th́ cũng không có Hồ Biểu Chánh. Nếu Hồ Văn Trung yên phận làm người dân cày như gốc gác của ông th́ cũng không nên có kiến thức để làm nhà văn.

Kể ra không thiếu những người có học vấn nhưng không thèm làm việc với thực dân mà chỉ viết văn, viết báo. Đúng vậy, tuy nhiên có phải hoàn cảnh người nào cũng giống người nào và cá nhân chịu sự chi phối của hoàn cảnh là một quy luật. Vả lại, nếu nh́n vào thực tế: mấy ai đă hoàn thành một sự nghiệp văn chương đồ sộ như Hồ Biểu Chánh. Nếu không có cái thế của Hồ Văn Trung, chắc đâu Hồ Biểu Chánh làm được một sự nghiệp như thế. Nên nói: Hồ Biểu Chánh phục vụ Hồ Văn Trung hay Hồ Văn Trung phục vụ Hồ Biểu Chánh? Câu trả lời phải căn cứ vào tác phẩm. Cách nói thứ hai đúng với sự thật hơn.

Lại xin nhấn mạnh một điểm: Thế hệ Hồ Biểu Chánh là thế hệ đang c̣n thấm nhuần quan niệm: Văn dĩ tải đạo, trước thư lập ngôn. Ngôn tức là hành của kẻ sĩ vậy. Nếu đem so sánh cái hành - tôi muốn nói cái công việc làm công chức, làm quan của Hồ Biểu Chánh (lịch sử đă ghi nhận không có ǵ tồi tệ lắm, kể cả cái vụ tham gia chính phủ Nam kỳ tự trị thực chất cũng chỉ là h́nh thức) - với cái hành bằng ngôn, bằng ng̣i bút, th́ cái hành sau này tích cực trăm lần hơn có tác dụng trọng đại. Công chúng là công bằng nhất. Công chúng trước kia và công chúng ngày nay đón nhận nồng nhiệt các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, điều đó đủ đánh giá cái hành bằng văn chương của Hồ Biểu Chánh có giá trị tích cực như thế nào.

Giáo sư Lê Đ́nh Kỵ cho rằng: “Chúng ta không v́ những mặt tiêu cực trong cuộc đời chính trị của Hồ Biểu Chánh mà có định kiến, đi đến coi thường sự nghiệp sáng tác giàu tính nhân dân của ông. Điều này càng chính đáng và cần thiết đối với sáng tác của các nhà văn trong xă hội cũ nói chung, của Hồ Biểu Chánh nói riêng”.

II. VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA HỒ BIỂU CHÁNH:

Về giá trị tư tưởng tác phẩm Hồ Biểu Chánh, giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng: “Điều Hồ Biểu Chánh quan tâm sâu xa và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của ḿnh là: làm thế nào cho xă hội có được phong hóa lành mạnh. Vốn là người bản chất nhân hậu, ông chưa bao giờ đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay ngược lại đứng về phía cái cũ để đả kích cái mới. Thái độ của ông là t́m cách dung ḥa cái mới và cái cũ, theo ông cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó... Hồ Biểu Chánh ư thức được một thực tế là cách sống mới trước sau cũng sẽ tấn công vào cách sống, phong tục gia đ́nh cổ xưa mà ông cho là ưu việt, nên dường như một phần quan trọng trong sáng tác của ông là nhằm chứng minh cái phong tục gia đ́nh của ta ấy là ưu việt, không cần thay đổi, không nên thay đổi. Cái phong tục đó, theo Hồ Biểu Chánh là trong gia đ́nh con cái phải vâng lời cha mẹ, lớn lên việc dựng vợ gả chồng là công việc của cha mẹ, nhưng vợ chồng phải chung thủy với nhau, phải thương yêu nhau. C̣n ngoài xă hội, hay bao trùm lên xă hội th́ là cái nghĩa. Cái nghĩa ở đời là trọng chứ không phải bạc vàng, không phải danh vọng, con người sống như thế th́ gia đ́nh sẽ êm ấm, xă hội sẽ yên vui, mọi việc sẽ tốt đẹp, c̣n sống trái với quan niệm ấy th́ ắt có tai họa, sẽ làm những việc ác, mà đă ác th́ “ác giả ác báo”...

Tiến sĩ Lê Ngọc Trà lại cho rằng: “Cái độc đáo nhất và giá trị nhất của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nhằm chủ yếu không phải ở chỗ nó mô tả phong tục hay tuyên truyền đạo lư, mà ở chỗ nó thông qua mô tả phong tục, kết hợp tư tưởng là chủ nghĩa hiện thực. Chỉ riêng mô tả phong tục không thôi, văn học dễ biến thành dân tộc học. C̣n chỉ tuyên truyền đạo đức không thôi, văn học sẽ thành luân lư. Vả lại văn học đạo lư trước Hồ Biểu Chánh đă có Nguyễn Đ́nh Chiểu là người thành công trong lĩnh vực này, cái mới và cái hay của Hồ Biểu Chánh là ông nói đạo lư đi kèm với chuyện đời, kể lại những cảnh đời khác nhau có thể là không gắn ǵ với các biến động chính trị, kinh tế của xă hội nhưng lại gắn chặt với đời người, lại là nội dung của đời sống hàng ngày.”

Về giá trị hiện thực của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thạch viết: “Trên nửa thế kỷ trước, Hồ Biểu Chánh đă phác họa được bức tranh hiện thực về kiếp sống người bần cố nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở một vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hồ Biểu Chánh đă dựng lại cảnh sống vất vả, cực nhọc đói cơm, rách áo, bị đàn áp nhục mạ... của người nông dân nghèo. Cũng mới chỉ có một số nét phác họa, giá trị  của nó thật đáng trân trọng . Hơn ai hết, Hồ Biểu Chánh khắc họa được nhiều khuôn mặt đầy t́nh nghĩa, giàu nhân ái... của tầng lớp nông dân nghèo, tất nhiên cũng trong những chuẩn mực đạo lư đă nói trên”.

Về giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hồ Biểu Chánh, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu (Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang) nhận xét: “Đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, ta thấy tác giả thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngoài như sắc diện, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động... của nhân vật. Tâm lư nhân vật được bộc lộ chủ yếu từ những biểu hiện bên ngoài ấy. Ít khi tác giả nói nhiều về những giằng co, trăn trở của nội tâm hay những suy nghĩ sâu kín phức tạp. Xây dựng tác phẩm như vậy, có người cho tác giả quá giản đơn, cạn cợt, thiếu sự sâu xa, tinh tế, làm giảm giá trị tác phẩm. Trong một vài trường hợp, tác giả sơ lược quá đáng th́ nhận xét trên có phần đúng. Nhưng nh́n toàn cục, th́ sự thật có phần ngược lại. Chính do chú ư mô tả những biểu hiện bề ngoài nhiều hơn những biến chuyển bên trong tâm hồn nhân vật mà nhân vật của tác giả c̣n là người Nam bộ và rơ là người Nam bộ. Người buồn th́ tả cảnh buồn, phô diễn những ư nghĩ trầm tư, sâu lắng không thể dùng giọng văn sôi động.. đó là quy luật của văn chương. Sao ta lại không thấy rằng để thể hiện những con người b́nh dị, chân chất, có suy nghĩ giản đơn, mộc mạc, có t́nh cảm dứt khoát, rơ ràng, quen hiếu động, hễ nghĩ ǵ th́ nói nấy, nói ǵ làm nấy... mà cứ chẻ nhỏ những nghĩ suy của họ ra như ta chẻ sợi tóc làm tư th́ đó là một sự “ép uổng”... Ta không phủ nhận là có những lúc Hồ Biểu Chánh quá giản lược, dễ dăi, nhưng nh́n chung thủ pháp biểu hiện của tác giả là phù hợp với đặc tính của con người. Không biết tác giả có ư thức về điều đó hay không, nhưng thực tế nó đă góp phần đắc lực vào việc thể hiện chân thật, tự nhiên bản tính con người Nam bộ”.

Về ngôn ngữ tác phẩm Hồ Biểu Chánh, giáo sư Cù Đ́nh Tú, nhà nghiên cứu Hồng Dân, Trịnh Hoàng Mai đều nhất trí ở chỗ Hồ Biểu Chánh đă vận dụng khẩu ngữ hàng ngày nâng lên thành ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm, khác với lối văn ước lệ, biền ngẫu trước đó.

Về sự đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào việc xây dựng nền văn học hiện đại, nhà nghiên cứu Hồ Sĩ Hiệp tập trung vào vấn đề Hồ Biểu Chánh đă tiếp thu những tinh hoa của văn hóa phương Đông để đưa vào tác phẩm của ḿnh. Nhà văn Hoài Anh lại đi sâu vào vấn đề: tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ Biểu Chánh đă góp phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết: “Hồ Biểu Chánh đă chọn lọc những tác phẩm văn học phương Tây giàu tính chất hiện thực và nhân bản để phóng tác thành tác phẩm của ḿnh như: Ngọn cỏ gió lùa (phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đ́nh của Hector Malot), Chút phận linh đinh (phỏng theo Trong gia đ́nh của Hector Malot), Chúa tàu Kim Qui (phỏng theo Bá tước Monte-Cristo của A.Dumas cha)... đó là những giọt máu tươi lành tiếp cho cơ thể của bệnh nhân có cùng một nhóm máu, khiến cho cơ thể văn học Việt Nam mau lành mạnh, dần dần trở nên tráng kiện, hồng hào... Tiếp thu kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây, Hồ Biểu Chánh đă góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, t́nh tiết, bố cục tác phẩm cho đến tính cách, tâm lí nhân vật và ngôn ngữ văn chương của tác phẩm. Cổ xe chở tư tưởng là chữ quốc ngữ trước đó c̣n nặng nề ́ ạch, đến đây đă được đẩy đi nhẹ nhàng, phăng phăng lướt trên những dặm đường văn học mới. Đó là công lao của anh phu xe tiền phong Hồ Biểu Chánh”.

 

III. Về vấn đề công chúng văn học đối với tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

         Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Trịnh Hoàng Mai viết: ”Sau đây là một số đặc trưng chủ yếu mà chúng tôi tạm gọi là những thông số thẩm mĩ phù hợp giữa cái mà nghệ thuật chung của các tác phẩm Hồ Biểu Chánh và cái “gu” tiếp nhận nghệ thuật của người đọc ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam bộ.

         a- Phần lớn tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều được xây dựng trên cái nền của bối cảnh xă hội Nam bộ.

         b- Tương ứng với vùng đất vừa nhắc, là những con người với lai lịch được xác định một cách cụ thể.

         c- Đối với người Việt Nam, đạo lí truyền thống chiếm giữ một vai tṛ quan trọng, chi phối mọi nếp nghĩ, mọi hành động của mọi tầng lớp. Ṭan bộ các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh dù trực tiếp hay gián tiếp đều nhắc đến đạo lí. Không phải thứ đạo lí khô cứng của Khổng giáo, lại không phải từ nền tảng của Phật giáo, mặc dù trong cục bộ, xét từng cuốn một, rải rác vẫn thấy có. Nó là thứ đạo lí nhân dân, đạo lí nhân văn.

         d- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, bước đường cuối cùng bao giờ cũng trở về nhà, sau một thời gian ba ch́m bảy nổi. Những đứa con “thất lạc” sau một thời gian li tán, kết cục vẫn vui vầy sum họp. Những con người đau khổ với không biết bao nhiêu tai ương họan nạn, sau chót lại được giàu sang, no ấm. Nói rộng hơn, cái thiện bao giờ cũng thắng... Đây là niềm mơ ước về một xă hội công bằng, một đạo lí hơn nữa c̣n là một niềm tin, một nhu cầu giải phóng rất đời mà cũng rất người.

         e- Tất cả những điều trên lại được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ ngồn ngộn chất sống và giàu màu sắc địa phương. Nh́n chung, ngôn ngữ kể chuyện của Hồ Biểu Chánh rất hiện đại...

         Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thu hút đông đảo mọi người, đủ mọi tầng lớp: nông dân, tiểu thương, dân nghèo thành thị, học sinh, trí thức là do tất cả những điều ấy.

 

IV. Về vấn đề tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có thể đưa vào giảng dạy trong nhà trường được không?

         Về vấn đề này, giáo sư Trần Văn Giàu có ư kiến như sau: “Tôi thấy rằng việc dạy văn Hồ Biểu Chánh- được, từ đại học, cấp 3, cấp 2, nhất là cấp 1. Viết bài cho tốt để giới thiệu Hồ Biểu Chánh có cái này, có cái kia chọn lọc từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

         Sách Hồ Biểu Chánh được nhân dân tán thưởng. Lẽ cố nhiên, cái tán thưởng có nhiều lí do, không những tại văn ông khá, hay ở chỗ cái văn không phải là văn. Cái văn không văn đó mới hay. Hay ở chỗ nói lại những tiếng nói của dân, cái tấm ḷng của dân, c̣n hay ở chỗ đạo đức, luân lí. Ở trong sách của Hồ Biểu Chánh có đạo đức luân lí Nho giáo, Phật giáo mà đó là của dân tộc chúng ta. Nho giáo Việt Nam mà, Phật giáo việt Nam mà. Nhân nghĩa là ǵ? Không Nho giáo à? Từ bi không phải là Phật giáo à? Ai phản đối nhân nghĩa, phản đối từ bi? Cái đó phải là cái gia tài mà cộng sản kế thừa. Thứ nhất là ngày hôm nay trong lúc chúng ta có luân lư đạo đức của Hồ Chủ tịch, th́ những cái đạo lư luân lư cũ nó vẫn tồn tại và chúng ta có thể gạn lọc mà sử dụng được. Coi chừng những người nào nói rằng luân lư không có, chỉ có chính trị thôi th́ là sai, sai một cách nguy hiểm. Hăy thấy trẻ con chúng ta ngày nay, kể cả các em học sinh, nó ra làm sao? Rồi người lớn nữa chớ không phải chỉ có trẻ con, thấy nó trụy lạc, nó tha hóa th́ phải biết giật ḿnh, mà dạy lại cái luân lư cho nó, luân lư cổ truyền, luân lư của Hồ Chủ tịch, luân lư đạo đức cộng sản đích thực. Không có nhân cách không phải con người, cho nên anh em đă nói, nói hay lắm: Đổi mới không phải là đổi màu. Khi ta đổi mới là một phần lớn ta trở về với cái cũ, cái cũ tốt đẹp, cái cũ ngàn năm của dân tộc, cái cũ mà Hồ Chủ tịch đă dạy chúng ta mà trong 30 năm kháng chiến ta đă thực hiện. Cái cũ đó không bỏ, phải tăng lên, đổi mới là phần lớn trở về với cái cũ đó. Ta đi xa Hồ Chủ tịch lắm cho nên hư, hăy trở về với Hồ Chủ tịch”

Lời phát biểu chân t́nh và sâu sắc của giáo sư Trần Văn Giàu đă khiến mọi người tham dự hội thảo đều xúc động và coi đó là ư kiến tổng kết hội thảo. Nh́n chung, hội thảo diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, dân chủ, tranh luận công khai, đối thoại thẳng thắn, và bước đầu đă rút ra được một số kết luận bổ ích xung quanh vấn đề đánh giá sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh, từ đó giúp chúng ta có một số kinh nghiệm trong việc nhận diện giá trị đích thực của các tác giả trong nền văn học trước Cách mạng Tháng Tám.

Hoài Anh lược thuật

(Trích Tạp chí Văn)

 

Nguồn:  Phê b́nh b́nh luận văn học”- Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, năm 1998

 

©2006 hobieuchanh.com