Các tác giả viết về HỒ BIỂU CHÁNH

(Lê trường Xuân trích dẫn)

Vũ Ngọc Phan

Nhà văn hiện đại - ( xuất bản lần đầu 1942 ) NXB Thăng Long, tái bản SG 1960.

Tiểu thuyết của họ Hoàng ( Hoàng Ngọc Phách, quyển Tố tâm ) chuyên về tả t́nh và giọng văn nhiều chỗ uỷ mị, cầu kỳ, không tự nhiên, c̣n tiểu thuyết của họ Hồ ( Hồ biểu Chánh ) chuyên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ như lời nói thường.

Thật thế, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng kỳ thú. Màn „vợ chồng Sửu cải nhau“ (Cha con nghĩa nặng ) là một màn tuyệt khéo, tả cảnh các con của Sửu trước cái chết của vợ Sửu, cần phải có cây bút tài t́nh và có con mắt tinh vi.

Bằng Giang

Những mảnh vụn văn học - NXB Chân Lưu, SG 1974.

Trong văn học sử hiện đại, chúng tôi tiếc cho hai người: Trần Trọng Kim ( 1883-1953) và Hồ Biểu Chánh (1885-1958), một học giả và một tiểu thuyết gia đều là đồng bối .Rời địa hạt văn học để lạc bước vào chánh trị, cả hai đều rước lấy thất bại ít nhiều chua cay.

Khi hay tin ông Hồ Biểu Chánh ra làm đổng lư cho thủ tướng Nguyễn Văn Thinh chúng rôi không nghĩ rằng ông toan tính trục lợi, chuyển ngân làm giàu. Năm 1943, lúc c̣n làm hai tờ Nam Kỳ tuần báo và Đại việt tân báo, có dịp qua nhà của Hồ Biểu Chánh bên Vĩnh Hội, nhà góc đường Nguyễn Khoái, Tôn Thất Thuyết lúc bấy giờ là nơi đổ rác của địa phương, thật hẻo lánh. Căn nhà nhỏ vách ván, không điện, không nước. . . .phía trước hẹp, kê một cái bàn nơi ông làm việc, tiếp khách, không trang hoàng chi hết.

Một con người đă quen một nếp sống b́nh dị như vậy, lại v́ lợi lộc mà ra làm đổng lư văn pḥng cho thủ tướng Nguyễn Văn Thinh hay sao?

Và hai tờ báo ông làm, tuy là báo trợ cấp, nhưng cả hai đều không có nhũng câu lố bịch như Nam Phong tạp chí.

Bí quyết về kỹ thuật tiểu thuyết của HBC (tác giả từng bật mí với Bằng Giang): Dẫn câu chuyện từ nông thôn ra thành thị, hoặc ngược lại . Người nông thôn muốn biết việc thành thị c̣n người thị dân hiếu kỳ muốn biết qua h́nh ảnh đời sống nông thôn .

Phan Cự Đệ:

Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Tập I NXB Đại Học và Trung Học và TH CN, 1978 .

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát nhiều vùng thành thành thị và nông thôn rộng lớn của Nam Bộ, nhiều kiểu người thuộc các giai cấp khác nhau vào những năm sau đại chiến I .

Ưu điểm nổi bật nhất: Trực tiếp tố cáo những thủ đoạn lột tô tức của đia chủ, vạch được sự tha hóa của đồng tiền trong xă hội thực dân phong kiến, đối lập bọn giàu sang quyền thế tàn bạo.

Đề cao những người nghèo tiền bạc nhưng giàu ḷng nhân nghĩa, tinh thần phản kháng của những người lao động, khuynh hướng hiện thực của HBC gắng liền với khuynh hướng cải lương và khuynh hướng đạo lư.

Nguyễn Huệ Chi:

Từ Điển Văn Học -Tập I, NXB Khoa Học Xă Hội, 1983.

Ông bước vào văn đàn giữ lúc truyện ngắn, truyện dài bằng tiếng Việt hết sức vắng vẻ, và bằng năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xă hội mà ḿnh đang sống, ông sớm giành địa vị đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam thuở bấy giờ.

Mạnh dạn sử dụng tất cả những hiện tượng xă hội vượt quá khuôn khổ đạo lư thông thường làm chất liệu chính cho tiểu thuyết, đó là bước biến đổi của thể truyện, dưới ng̣i bút của ông.

Hồ Biểu Chánh đă vạch khá đúng tính cách bọn giàu sang, thống trị, không chỉ ở chỗ chúng vô luân, dâm ác, thất đức, chạy theo tiền bạc danh lợi, mà chúng c̣n giở nhiều thủ đoạn bốc lột tàn ác để làm giàu như cho vay cắt cổ, cướp ruộng. Ông cũng c̣n phần nào nh́n đúng diện mạo của lớp người nghèo, không chỉ ở tính t́nh thật thà chất phác, là nạn nhân của sự đè ép, áp bức, mà quan trọng c̣n ở chỗ, họ c̣n là những con người có tấm ḷng nhân ái, cao thượng, biết giữ vững phẩm chất, đặc biệt, đôi khi cũng biết phản kháng, cho dù tự phát và liều lĩnh, để chống lại hành vi tàn ác của bọn giàu. Ông góp phần chuẩn bị cho sự h́nh thành chủ nghĩa hiện thực phê phán những năm sau đó, và ít nhiều cũng góp cho văn học dân tộc sắc thái riêng biệt của một ng̣i bút Nam bộ sung sức thời cận đại.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nguyễn Khuê - Trần Khuê

Sài G̣n-Gia Định qua thơ văn xưa - NXB TP Hồ Chí Minh, 1987.

Trong phần tiểu sử : Ông đă để lại một văn nghiệp đồ sộ và đa dạng với 64 tiểu thuyết, đoản thiên, 3 tập truyện ngắn, khoảng 200 bài thơ hậu hết là Đường luật thất ngôn bát cú, 12 tuồng hát và nhiều tác phảm thuộc loại khảo cứu .

Là một trong số những tiểu thuyết gia tiên phong của Nam Kỳ, là cây bút văn xuôi sung sức bậc nhất và cách tân nhất ở giai đoạn 1913-1930 , ông đă có công đưa tiểu thuyết mới từ t́nh trạng phôi thai tiến lên giai đoạn thành lập và thịnh hành. Tác phẩm của ông là bức tranh trung thực về xă hội Nam Kỳ thời Pháp thuộc.

Trích từ quyển Ông Cử (đề tựa : Phố chợ Phú Nhuận , Bảng rao hát cải lương ), từ quyể n Từ hôn ( dề tựa Trong đêm chợ ) .

Hoài Anh- Thành Nguyên - Hồ Sĩ Hiệp

Văn học Nam Bộ từ đầu dến giữa thế Kỷ XX (1900-1954), NXB TP Hồ Chí Minh, 1988 .

Về tiểu thuyết Nam Bộ 1922-1945, phải nói đến tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh v́ không những chiếm số lượng nhiều nhất (1922-1943 , 41 cuốn tiểu thuyết ) mà nội dung cũng vượt nhiều tác giả cùng thời . Ông là nhà văn Nam Bộ nổi tiềng khắp toàn quốc và là nhà tiểu thuyết Nam Bộ duy nhất được giới thiệu trong bộ sách phê b́nh văn học Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan .

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có khuynh hướng luân lư, kết cục có hậu, thiện bao giờ cũng thắng ác.

Văn b́nh dị tự nhiên, có khi trơn tuộc như lời nói thường, nhưng cũng có nhiều đoạn tả cảnh tả người khá linh hoạt và khắc họa tính cách, tâm lư nhân vật tinh tế và sắc sảo .

Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng - Nguyễn Công B́nh.

Địa Chí Văn Hóa Thành Phố Ḥ Chí Minh - Tập II - NXB TP Hồ Chí Minh, 1988

Hồ Biểu Chánh có làm thơ làm báo, song trước hết là nhà tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tay là U T́nh Lục, một truyện thơ dài 1.790 câu, viết năm 1909 xuất bản năm 1913 . Tuy nhằm chủ đích luân lư tác giả vẫn để cho hai nhân vật chính, sống vào cuối thế kỷ 19 được tự do luyến ái và có những hành động táo bạo ngoài khuôn khổ lễ giáo đánh dấu giai đoạn quá độ từ các truyện Nôm sang tiểu thuyết mới ( Nguyễn Khuê - Luận văn về Hồ Biểu Chánh )

Sau U T́nh Lục là Ai làm được, cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của HBC viết năm 1912 , nhuận sắc năm 1922 . Từ đó ông viết đều đều hơn 70 tác phẩm, gần chết vẫn c̣n viết tiểu thuyết Hy Sinh ( dở dang ).

Các truyện của HBC diễn ra ở Nam kỳ , khung cảnh có khi mở rộng đến miền Trung (Bức thư hối hận ), miền Bắc (Nặng gánh cang thường ).

Tiểu thuyết của ông là những bức tranh gia đ́nh và xă hội miền Nam đặc biệt là giữa hai cuộc thế chiến.

Về bức tranh gia đ́nh, HBC mô tả hầu hết phong tục gia đ́nh Việt Nam thời Pháp thuộc, sự xung khắc giữa lớp người cũ và lớp người mới, về nhiều vấn đề mà gay gắt hơn cả là hôn nhân (quyền tuyệt đối của cha mẹ trong việc dựng vợ gă chồng cho con). Hôn nhân vụ lợi, bật đồng tín ngưỡng, trọng nam khinh nữ, đa thê, tranh giành gia tài con vợ chánh con vợ lẻ …Trong tiểu thuyết HBC cũng thấy tục „nôm“ tức là thuê một chàng trai đứng ra hỏi cưới một cộ gái đă lỡ chửa hoang (Nguyễn Khuê - Luận văn về Hồ Biểu Chánh)

Về bức tranh xă hội , HBC đưa vào tiểu thuyết nhiều hạng người như ông phủ, ông huyện, hội đồng, nghiệp chủ , hương chức, thanh niên trí thức tân học, thầy thông thầy kư, gái điếm … Ông nói về nông thôn nhiều hơn thành thị , về điền chủ khoét đẽo tá điền, giựt ruộng mua vườn của dân nghèo coi mạng người như cỏ rác.

HBC chỉ mô tả về dân nghèo nông thôn và thành thị, nhưng không đặt thành vấn đề chính trị xă hội. Ông không phải là một nhà cải cách.

Dù sao mấy chục quyển tiểu thuyết của HBC cũng tựa như một cuốn phim xă hội Nam Kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới một thứ sách tiểu bách khoa ghi chép vô số những điều có thực mà người sau cần biết. Giá trị tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chính là ở chỗ nầy.

Về bút pháp văn chương HBC, B́nh Nguyên Lộc cho rằng văn HBC không văn vẻ nhưng hay v́ đă viết theo ư nghĩ của một người thường. Sơn Nam cho rằng cái hay của HBC là ở chỗ „văn chương quê mùa“, „văn chương không văn chương“.

Hồ Biểu Chánh là một trong số những nhà văn viết nhiều tiểu thuyết nhất xứ ta.

Nguyễn Quang Thắng.

Tiến tŕnh văn nghệ miền Nam, NXB An Giang, 1990.

Tiểu thuyết HBC một thời đă làm mưa làm gió, không những ở các thành phố mà người đọc ở các thôn ấp xa xôi vẫn say mê đọc không biết chán.

Đây là một bức tranh hiện thực đa dạng giúp bạn đọc toàn quốc thấy rơ bộ mặt thực của xă hội „miệt vườn“ Nam Bộ. Đó là tính cách đa dạng, phong phú không những về chất lượng mà nghệ thuật, ngôn từ, t́nh cảm tâm lư của mỗi nhân vật trong sáng tác phẩm của ông.

Trần Bạch Đằng

Đọc lại tác phẩm của Hồ Biểu Chánh (Lời nói đầu quyển Cha con nghĩa nặng - NXB Tiền Giang tái bản)

Từ trước đến nay tôi vẫn phân biệt Hồ Biểu Chánh nhà văn với Hồ Văn Trung một quan lại. Giới nghèo được ông trân trọng đăc biệt. Câu chuyện nào của ông cũng hấp dẫn.

Tác phẩm của HBC không thuộc hệ thống cách mạng, nhưng về tính nhân bản th́ chắc chắn không thể nào bị phủ nhận. Chừng đó thôi đă là đáng trân trọng rồi. Càng lâu về sau. ông trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học Việt Nam & chắc chắn không phải nhiều nhà văn Việt Nam đương đại với chúng ta sống mănh liệt và lâu bền được như vậy .

Trần Hữu Tá

Một vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
.Trong quyển Cha con nghĩa nặng - NXB Tiền Giang - tái bản

Năm 1985, giới văn học chúng ta đă quên không làm một việc nhiều ư nghĩa: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Hồ Biểu Chánh . . . Chúng ta đă làm nghèo đi cái gia tài văn hóa vốn đốn đă không thật giàu có của dân tộc.

Hồ Biểu Chánh đă viết 134 cuốn sách đa dạng về thể loại. Tật cả đều thấm đậm sắc thái Nam Bộ không thể lẫn với vùng quê nào khác…Ngay cả những cuốn ông „Việt hóa“ tác phẩm nước ngoài.

Có thể coi ông là văn của nông dân Nam Bộ, của ḷng mong muốn xác lập một mặt bằng nhân ái cho cuộc sống hằng ngày.

Bùi Đức Tịnh

Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới (1865-1932). NXB TP Hồ Chí Minh, 1992.

„U t́nh lục“ - Ghi tác giả là Hồ Văn Trung, truyện thơ của Hồ Biểu Chánh. Câu chuyện t́nh giũa Lê Tấn Nhơn và Lâm Cúc Hương. Cúc Hương thuật chuyện nàng bị ép duyên, tỏ ư muốn nàng cùng Tấn Nhơn trốn đi. Tấn Nhơn không ưng thuận.

Hồ Biểu Chánh đă đổi mới loại truyện cổ điển bằng cách chọn nhân vật trong xă hội Việt Nam ở thời trước tác giả không lâu .

Về phương diện văn học, mặc dầu thơ có nhiều câu chững chạc, khá trau chuốt nhưng sự mô phỏng quá sát sao một tác phẩm đă phổ biến rộng khiến U T́nh Lục chưa vượt khỏi giai đoạn sáng tác ấu trĩ.

Tạp chí VĂN - TP CHM, Sồ 38 (12 .1994):

Sự siêng năng: Hồ Biểu Chánh làm công chức, mới về hưu hôm trước th́ ngay hôm sau đă kê một cái bàn giấy ở nhà ḿnh tại Vĩnh Hội để . . .viết văn . ..mỗi ngày hai buổi, y như khi c̣n làm công chức, không bỏ phí một ngày nào,

HBC có bệnh đau tim rất nặng &Người ông ốm yếu gầy g̣, nhưng lúc nào cũng vui vẻ thung dung, không gấp không hoăn.

Khi HBC về quê nhà ở G̣ Công, không có một chủ nhật nào mà không có xe của các chủ báo đua nhau xuống G̣ Công thăm ông và mua tác phẩm. Măi đến lúc ông từ trần, trên bàn viết c̣n bản thảo một tác phẩm viết dở dang .

Con đường mang tên Hồ Biểu Chánh ở Phú Nhuận đă từng tọa lạc ngôi nhà ông sống vào cuối đời.

B́nh luận văn học

Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, trích dẫn, NXB Văn nghệ TP HCM, 1998.

Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên tại Tiền Giang vào hai ngày 17 và 18 - 11-1988.

Về mối quan hệ giữa con người và tác phẩm Hồ Biểu Chánh: Theo Gs Hoàng Như Mai, mấy ai đă hoàn thành một sự nghiệp đồ sộ như Hồ Biểu Chánh. Nếu không có cái thế của Hồ Văn Trung, chắc đâu Hồ Biểu Chánh làm được một sự nghiệp như thế.

Nên nói: Hồ Biểu Chánh phục vụ Hồ Văn Trung hay Hồ Văn Trung phục cụ Hồ Biểu Chá nh? Câu trả lời phải căn cứ vào tác phẩm. Cách nói thứ hai đúng với sự thật hơn. Công chúng trước kia và công chúng ngày nay đón nhận nồng nhiệt các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh điều đó đủ đánh giá cái hành bằng văn chương của Hồ Biểu Chánh có giá trị tích cực như thế nào .

Về việc đánh giá sự nghiệp văn chương của HBC:

Thái độ của HBC là t́m cách dung ḥa cái mới và cái cũ, theo ông cái mới và cái cũ đều có ưu điểm riêng của nó (Gs Nguyễn Lộc ).

Cái mới và cái hay của HBC là ông nói đạo lư đi kèm với nói chuyên đời (TS Lê Ngọc Trà )

Hồ Biểu Chánh khắc họa được nhiều khuôn mặt đầy t́nh nhân ái của tầng lớp nông dân nghèo ( Nguyễn Ngọc Thạch ).

Chính do chú ư mô tả những biểu hiện bề ngoài nhiều hơn những biến chuyển bên trong tâm hồn nhân vật mà nhân vật của tác giả c̣n là người Nam Bộ và rơ là người Nam bộ. Tiếp thu có chọn lọc nhũng tinh hoa củ văn học phươg Tây, HBC đă góp phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết.

GS Trần Văn Giàu: Sách HBC được nhân dân tán thưởng và hay ở chỗ nói lại những tiếng nói của dân, cái tấm ḷng cùa dân , c̣n hay ở chỗ đạo đức, luân lư.

 

©2006 hobieuchanh.com