Đưa tác phẩm của Hồ Biểu Chánh lên phim

Khi bắt tay thực hiện bộ phim Ngọn cỏ gió đùa cách đây 17 năm, đạo diễn Hồ Ngọc Xum không hề nghĩ rằng đó sẽ là cột mốc đánh dấu mối lương duyên của ḿnh với nhà văn Hồ Biểu Chánh, để rồi nhiều năm sau, Con nhà nghèo, Nợ đời, Cay đắng mùi đời nối nhau xuất hiện.  

hongocxum-DD.jpg

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum

Những ngày gần đây, trên trường quay bộ phim Cay đắng mùi đời (10 tập x 45 phút, TFS sản xuất), đạo diễn Hồ Ngọc Xum vẫn canh cánh bên ḷng nỗi lo về một đề án được xem là khá táo bạo đối với anh từ trước đến nay. Theo đề án đó, sắp tới, cùng với một số đạo diễn khác, Hồ Ngọc Xum sẽ đưa một loạt tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh lên phim.

- Trong làng văn VN, có biết bao tên tuổi vĩ đại. Ngay cả tác phẩm về con người, về văn hóa Nam Bộ xưa cũng vô cùng phong phú. V́ sao anh lại dành nhiều ưu ái cho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh?

- Ban đầu, tôi làm phim về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ sự đặt hàng của hăng phim. Thế nhưng, về sau, tôi yêu tác phẩm của ông lúc nào không biết. Một phần có lẽ bởi tôi vốn là dân văn chương (đạo diễn Hồ Ngọc Xum đă tốt nghiệp Đại học Văn khoa năm 1977). Song, phần khác là bởi tính nhân văn trong tác phẩm của ông dường như chưa bao giờ lỗi thời. Đặc biệt là tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt băo”.

Cách đối nhân xử thế đó đă giúp tác phẩm của nhà văn Nam Bộ này sống măi. Ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cách nay gần một thế kỷ, người ta có thể bắt gặp hiện tượng các cậu ấm cô chiêu được gởi đi du học; cảnh các cô gái từ quê ra tỉnh bị cám dỗ để rồi đánh mất chính ḿnh, hay như chuyện đ̣i hỏi b́nh quyền giữa nam và nữ, cao hơn là lời kêu gọi giải phóng phụ nữ... th́ ở xă hội chúng ta đang sống vẫn không thiếu những hiện tượng đó.

Bên cạnh tính thời sự cao, tính giáo dục sâu sắc, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông cũng đầy chất điện ảnh, rất thích hợp để dựng thành phim.

- Làm những phim xưa như thế chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn về nhiều mặt, chẳng hạn: bối cảnh, đạo cụ, phục trang... Đoàn phim đă khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

- Nói chung, về trang phục, bộ phận phục trang của hăng đă cố gắng t́m hiểu qua nhiều nguồn tư liệu rồi đặt may. Những chiếc xe cổ được chúng tôi thuê tại một kho xe cổ ở Biên Ḥa với giá đắt hơn thuê xe đời mới (từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/ngày). Đoàn phim Cay đắng mùi đời chúng tôi hiện đang thuê phục chế một chiếc xe khách kiểu dáng những năm đầu thế kỷ.

Muốn t́m xe ngựa, đoàn phim lại dắt díu nhau lên Lái Thiêu. Về phà, cũng may bến phà Trà Vinh - Bến Tre vẫn c̣n hoạt động. Nói chung, khó nhất có lẽ vẫn là bối cảnh. Nếu như ngày trước, mỗi lần cần quay cảnh xưa, chỉ cần ra khỏi Thủ Đức một chút th́ nay, chúng tôi phải đi rất xa.

Từ hôm khởi quay đến giờ, đoàn Cay đắng mùi đời đă chu du từ Sài G̣n xuống tận Trà Vinh rồi ngược lên Tây Ninh, quay về Long An, sang Củ Chi, xuống Tiền Giang... Có bối cảnh rồi nhưng việc bị gia chủ đổi ư không cho quay tiếp, phải t́m bối cảnh tương tự quay lại từ đầu là chuyện xảy ra như cơm bữa. Cách thoại chậm răi, từ tốn; câu thoại có sử dụng nhiều từ cổ cũng là một vấn đề làm đau đầu không ít diễn viên...

Chúng tôi chỉ biết cố hết sức để chuyển tải đầy đủ vẻ đẹp trong từng áng văn của nhà văn Hồ Biểu Chánh lên phim. Việc sai sót là khó tránh khỏi nhưng chúng tôi sẽ hạn chế tối đa để không làm những độc giả yêu văn của cụ thất vọng và để khán giả trẻ có một vốn kiến thức cơ bản và tương đối chính xác về nét đẹp văn hóa Nam Bộ những năm đầu thế kỷ 20. Cũng may, nhiều nơi, khi biết f-caydangmuidoi.jpgchúng tôi làm phim về Hồ Biểu Chánh, đă tận t́nh giúp đỡ đoàn. Có lẽ bởi cái bóng của cụ quá lớn.

- Sau Cay đắng mùi đời, được biết hăng phim TFS đang triển khai kế hoạch sản xuất hẳn một loạt phim có kịch bản được xây dựng từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Khâu chuẩn bị đă đến đâu rồi, thưa anh?

- Kế hoạch này đă được chúng tôi ấp ủ từ rất lâu bởi nhiều lư do: Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn lớn của Nam Bộ đầu thế kỷ qua, là cha đẻ của một kho tiểu thuyết mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác phẩm của ông mang đầy tính giáo dục, dẫu xưa nhưng vẫn chưa bao giờ cũ v́ đạo lư làm người muôn đời vẫn thế...

 

Cảnh trong phim Cay đắng mùi đời

Thêm một lư do nữa là mỗi lần dựng phim về tác phẩm Hồ Biểu Chánh, chi phí rất tốn kém. Trước, cứ lẻ tẻ vài năm lại làm một phim, đạo cụ, bối cảnh rất khó t́m nhưng xong phim lại vứt đi, chúng tôi rất xót. V́ thế, chúng tôi đă nhiều lần tự hỏi tại sao chúng ta lại không kết nối chúng lại thành một loạt phim để cho khán giả được măn nhăn với ḍng phim cổ...

Phần kịch bản cho loạt phim này (được chuyển thể từ trên dưới 10 tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh) hiện đă hoàn tất. Tổng thời lượng phim dự kiến lên đến gần 60 tập. Nếu không có ǵ thay đổi, tháng 8 tới chúng tôi bắt đầu bấm máy. Loạt phim chuyển thể từ tác phẩm văn học dài hơi nhất từ trước đến giờ này sẽ là một thử thách mới đối với chúng tôi. Kịch bản phim là sản phẩm chung của một nhóm biên kịch chuyên nghiệp của hăng. Tôi sẽ là một thành viên trong nhóm đạo diễn.

Hăng phim TFS muốn mời một nhóm đạo diễn cùng thực hiện để mang lại cho bộ phim nhiều màu sắc. Màu sắc ở đây không phải là phong cách làm việc mà chính là cách nh́n nhận vấn đề qua lăng kính của từng đạo diễn, tùy thuộc vào quan niệm sống, lứa tuổi của họ. Tôi thấy cách lư giải này rất hợp t́nh hợp lư. Có như vậy, là phim xưa nhưng bộ phim vẫn có được nét tươi mới để lôi cuốn nhiều thành phần khán giả.

 

Theo Người Lao Động

--------------------------------------------------------

Nguồn: http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/vanhoa/97082/

 

©2006 hobieuchanh.com