HỒ BIỂU CHÁNH - NHÀ VĂN NAM BỘ |
|||||||||
Tiểu
thuyết gia "thủ cựu" lên web |
|||||||||
|
|||||||||
Về Hồ Biểu Chánh, TS Mai Quốc
Liên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học
nhận định: “Tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh là một bộ lịch
sử phong tục Nam bộ hồi xưa,
được tái hiện qua tiểu thuyết. Xét về
đủ mọi phương diện, Hồ Biều
Chánh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nam
bộ và cả nước. Chúng ta phải xác định
lại cho đúng vị trí của ông trong lịch sử
văn học”. Chúng tôi thật sự bất ngờ khi
lướt web và bắt gặp hobieuchanh.com. Website dành
riêng cho nhà văn đầu tiên của Nam bộ lại
được thiết kế, thực hiện từ…
hải ngoại bởi các các nhà trí thức Việt
kiều: TS Phan Tấn Tài (Hannover), TS Lê Văn Tâm (Göttingen),
TS Trang Quan Sen (Hannover), Lê Trường Xuân, Huỳnh Thanh
Mỹ và bạn bè…
Ước vọng của những người
thực hiện trang web này là: Chú thích và giới thiệu
với đọc giả những từ địa
phương thông dụng trong các tác phẩm của Hồ
Biểu Chánh để giữ ǵn tiếng cũ và góp phần
phát triển cho vườn hoa tiếng Việt thêm phong
phú. Giới thiệu một bức tranh xă hội của
buổi giao thời mà trong đó từ bối cảnh
đến tâm lư con người đều tượng
trưng cho sự chất phác, mộc mạc,
được diễn tả một cách hấp dẫn
và xúc động dưới ng̣i bút tinh tế của nhà
văn Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên, v́ mới bắt
đầu sưu tầm nên tài liệu của nhóm
thực hiện c̣n chưa phong phú, nhất là những tài
liệu cũ… Cũng theo những người thực
hiện: nếu Trương Vĩnh Kư, Huỳnh Tịnh
Của ... là những người tiên phong đặt
nền móng cho chữ quốc ngữ th́ Hồ Biểu
Chánh là một trong những người đă làm cho
quốc ngữ được phong phú. Tiểu thuyết
của ông là một bức tranh sống động
về phong tục Việt Nam bằng chữ. Ông thuộc
vào một số rất ít nhà văn Việt Nam đă
sử dụng những từ ngữ b́nh dân một cách
tự nhiên, phản ảnh trung thực tâm t́nh và tâm lư
của người dân b́nh dị, và nhờ đó các
truyện viết của ông dễ gây xúc động cho
người đọc. Hồ Biểu Chánh là một nhà
văn lớn, rất lớn của miền Nam và của
cả nước. Ông để lại cho văn học
Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn
một trăm quyển tiểu thuyết, truyện
ngắn, truyện thơ…Tiểu thuyết của ông
được phổ biến rộng răi và đă đi
vào ḷng của đại đa số dân chúng miền Nam.
Một website dành riêng cho nhà văn lớn Hồ
Biểu Chánh là đương nhiên. Cái tâm và cái tầm
của nhóm làm website hobieuchanh.com lại rất rộng
mở với hơn 30 tiểu thuyết được
đăng tải như: Chúa tàu Kim Qui (1923), Chút phận
linh đinh (1928), Con nhà nghèo (1930), Ngọn cỏ gió đùa
(1926), Nhơn t́nh ấm lạnh (1925) . Các tiểu thuyết
mới cập nhật: Ông Cử (1935) cập nhật ngày
22.07.2004, Hai Thà cưới vợ (1944) cập
nhật ngày 28.07.2004 và Ḷng dạ đàn bà (1935)
cập nhật ngày 29.07.2004. Cẩn thận hơn,
những người thực hiện c̣n cung cấp cho
bạn đọc một số h́nh kư họa về Sài
G̣n vào đầu thế kỷ XX, thế kỷ sống
của các nhân vật trong truyện của Hồ Biểu
Chánh. Ngoài ra, website c̣n có bộ “từ điển”:
Một số từ ngữ dùng trong các quyển tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh khá phong phú và
đầy đặn. Có những từ “rặt” Nam
bộ được chú giải khá thú vị, ví dụ:
“Buồn nghiến: buồn nhiều, buồn nát ḷng;
Lẹo chẹo: lời qua tiếng lại; Thẳng búng:
và cơm liên tục cho tới da má căng thẳng (ăn
ngốn, ăn không thanh nhă)… Một số tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh được thể
hiện dưới dạng “đọc truyện”
bằng files âm thanh MP3, như: Tơ hồng vương
vấn, Ngọn cỏ gió đùa… Những câu chuyện năo
ḷng của nông thôn miền Nam những năm đầu
thế kỷ 20 được thể hiện qua các
giọng đọc khá chuẩn giọng miền Nam,
được lồng nhạc, tiếng động khá
chuyên nghiệp… Mục “Các bài viết liên quan đến
Hồ Biểu Chánh”: đăng tải khoảng 15 bài
viết từ dạng bài nghiên cứu đến bài báo,
điểm các phim dựng từ tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh… Riêng các mục “Truyện ngắn”, “Thơ”
và “Biên khảo” c̣n rỗng, chưa có tài liệu ǵ! Giới thiệu hobieuchanh.com đến
độc giả Người Viễn Xứ, chúng tôi
không ngoài mong muốn cung cấp thêm cho bạn đọc
một địa chỉ văn học lành mạnh, chuyên
sâu – nhất là đối với độc giả VN ở
hải ngoại, việc t́m kiếm các tác phẩm văn
học hay xuất bản từ trong nước không
phải là dễ dàng! Mong lắm thay những đôi tay,
khối óc góp sức cho hobieuchanh.com và các website
tương tự khác được ra đời! VÂN TRINH
|
Nguồn : http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/butviet/2004/08/224388/
©2006
hobieuchanh.com