HỒ BIỂU CHÁNH VỚI TIẾN TR̀NH TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

 

Nguyễn Q. Thắng

 

I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH (1884 – 1958)

Hồ Biểu Chánh là nhà văn tiền phong của miền Nam, tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Con ông Hồ Văn Tạo, anh ruột hai nhà văn, nhà báo Viên Hoàng Hồ Văn Hiến (1900-1957) và Thất Lang Hồ Văn Lang. Ông sinh năm 1884 (nhưng trong hộ tịch ghi nhỏ hơn một tuổi 1-10-1885) tại làng B́nh Thành, tỉnh G̣ Công (nay thuộc huyện G̣ Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Khi viết văn ông lấy tên tự ghép với họ viết là HỒ BIỂU CHÁNH và trở thành một bút danh bất hủ trong làng văn Việt Nam, được nhiều người biết và quí mến hơn tên tộc HỒ VĂN TRUNG của ông trên cương vị một Đốc phủ sứ v́ có lúc ông là một chính khách trong chính phủ Nam Ḱ tự trị hồi năm 1946 do Nguyễn Văn Thinh (1888-1946) làm thủ tướng.

Xuất thân trong một gia đ́nh làm ruộng nghèo tại G̣ Công, thuở nhỏ học ở trường làng, trường Trung học Mĩ Tho. Sau v́ học giỏi có học bổng lên học tại trường Chasseloup-Laubat Sài G̣n, cuối năm 1905 đậu bằng Thành Chung (Diplôme l’Etude primaire supérieures).

Năm 1906 bắt đầu làm Kí lục, Thông ngôn, thăng dần đến Đốc phủ sứ, từng giữ chức Chủ Quận (quận trưởng) ở nhiều nơi thuộc Miền Tây Nam bộ. Khi làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Năm 1936, làm việc đủ 30 năm nên xin về hưu trí, nhưng măi đến năm 1941 mới chính thức được thôi việc. Nhưng đến ngày 4-8-1941 bị Pháp triệu thỉnh làm Nghị viên thành phố Sài G̣n với chức vụ Phó Đốc lí (tức Phó Đô trưởng) trông coi về bộ đời người Á Đông.

Sau Cách Mạng Tháng Tám, có lúc v́ nể t́nh bạn ông làm Đổng lí văn pḥng cho Thủ tướng Nguyễn Văn Thinh. Sau khi Nguyễn Văn Thinh bị Pháp lừa gạt nên tự ải, ông mới thong thả trở về nguyên quán G̣ Công, an phận với tuổi văn niên chuyên sống với nghiệp văn chương.

Ông sáng tác văn học rất nhiều và để đời hơn 60 quyển tiểu thuyết và nhiều thể loại khác như: Thơ, Bài nghiên cứu, phê b́nh văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn chương cổ điển Trung Quốc như T́nh sử, Kim cổ ki quan...

Năm 1955 ông lên Sài G̣n sống và tiếp tục nghiệp văn. Tuổi già sức yếu ông mất tại Phú Nhuận, Gia Định ngày 4-11-1958, hưởng thọ 74 tuổi.

Nhà thơ Đông Hồ (1906-1969) có câu đối điếu ông, ghép toàn các nhan sách tiểu thuyết của ông:

Cay đắng mùi đời, con nhà nghèo, con nhà giàu”, tác phẩm viết trăm lẽ năm thiên, v́ nghĩa v́ t́nh, ngọn cỏ cứng gió đùa, tỉnh mộng mấy ai làm được;

“Cang thường nặng gánh, cơn khóc thầm, cơn cười gượng, thanh cần trải bảy mươi bốn tuổi, thiệt giả giả thiệt, vườn văn xưa ghé mắt, đoạn t́nh c̣n ở theo thời.

Các nhà phê b́nh văn học, đa số đều phiền trách cuộc đời chính trị cuối đời của Đốc phủ Hồ Văn Trung, nhưng không ai phủ nhận công sức đóng góp cho văn học Việt Nam của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Nhà phê b́nh Thiếu Sơn (1908-1978) khi viết về Bài học Hồ Biểu Chánh ngoài việc phân tích đúng đắn cuộc đời chính trị và văn chương của ông, nhận xét:” Tôi kinh ngạc khi được đọc lần đầu tiên một cuốn tiểu thuyết của cụ (chỉ Hồ Biểu Chánh ). Tôi không ngờ ở Miền Nam lại có một nhà văn hấp dẫn tới cỡ đó. Lời văn nhẹ nhàng, giản dị, nhiều khi có vẻ chất phác thật thà nhưng coi không chán, đọc không mỏi. Tả cảnh gọn gàng mà linh động, tả t́nh sâu sắc mà oái oăm. Câu chuyện không hoang đường v́ phần nhiều là lấy trong đời sống của mọi người và đóng khung trong hoàn cảnh Việt Nam, nhất là ở miền quê Nam Bộ”.

II. BƯỚC ĐẦU CỦA TIỂU THUYẾT MIỀN NAM

Từ trước đến nay, khi nói đến lịch tŕnh tiến hóa tiểu thuyết Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tiểu thuyết Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, (1833-1940) Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) là hai quyển mở đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nhận xét và cách nh́n này, cho đến nay vẫn được nhiều người thừa nhận. Do đó, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, hoặc trong giới nghiên cứu, nhất là ở các trường Đại Học, tiểu thuyết Tố Tâm được xem như một thời điểm nhất định về sự h́nh thành của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đây là một t́nh trạng “bị bỏ quên” hoặc “bỏ rơi” đối với tiểu thuyết Việt Nam. Điều này được thấy rơ từ trước Cách mạng Tháng Tám cho đến gần đây. Ngay trong bộ Tự điển Văn học, dù được nhiều nhà nghiên cứu và giáo sư đại học biên soạn, cũng vẫn ở trong t́nh trạng này.

Sự thật ở miền Nam từ khi chữ Quốc ngữ được giới trí thức tiến bộ xem như một thứ “hồn trong nước” th́ vai tṛ và tác dụng của tiểu thuyết có một ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt văn hoá nước nhà. Đây là một mảng lớn trong lịch tŕnh tiến hóa của văn học nghệ thuật mà giới nghiên cứu không nên bỏ qua hoặc bỏ quên trong sinh hoạt văn nghệ.

Hầu hết báo chí, tiểu thuyết hiện diện trong sinh hoạt nghệ thuật ở miền Nam từ năm 1887 (1) đến năm 1930 không phải là văn học địa phương. Thật sự đây là một bộ phận của nền văn nghệ dân tộc được h́nh thành trong một thời điểm có nhiều biến cố trọng đại của lịch sử cận đại Việt Nam.

Từ khi thực dân Pháp chiếm Nam ḱ cho đến khi Phạm Thanh Giản (1796-1867) – một nhân vật cột trụ của triều đ́nh Huế – uống thuốc độc tự tử, th́ miền Nam gần như thoát li hẳn chính quyền trung ương (Huế). Nhưng cũng từ đó, miền Nam lại nảy sinh ra nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng mới trong sinh hoạt văn hóa. Đó là sự ra đời của tiểu thuyết viết bằng Chữ Quốc ngữ.

Trong văn học cổ Việt Nam bộ môn tiểu thuyết chưa có tác dụng và chỗ đứng vinh quang như trong văn chương hiện đại. Nhưng đến năm 1887, với sự ra đời quyển tiểu thuyết Truyện thầy Lazaro Phiền mà tác giả của nó đă khẳng định là “kim thời tiểu thuyết”, chính nó đă vạch ra được một thời điểm nhất định về sự h́nh thành của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Chúng tôi cho đây là thời điểm về sự h́nh thành tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, v́ tác phẩm được tác giả viết theo thể thức của tiểu thuyết phương Tây (Pháp) hơn là loại tiểu thuyết cổ điển trung Quốc trong truyền thống tiểu thuyết Việt Nam. Truyền thống này được khởi đi từ “Vũ trung tùy bút”, cho đến tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí”, “Trùng Quang tâm sử”.

Đây là một thời điểm mà chúng ta không thể nào xóa bỏ, hoặc bỏ quên trong giai đoạn đầu của lịch tŕnh tiến hóa tiểu thuyết cận đại Việt Nam. Lịch tŕnh phát triển này được khởi đi từ các tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán ở Đàng ngoài, cho đến thời ḱ các sách Chuyện đời xưa, chuyến đi Bắc ḱ năm Ất hợi của Trương Vĩnh Kí (1837-1898), Chuyện giải buồn... của Huỳnh Tịnh Của (1834-1907). Giai đoạn này tác phẩm thành văn, câu văn, cách dựng truyện bắt đầu xa hẳn giọng văn biền ngẫu của cổ văn Trung Quốc, mà lời văn có tính cách hoàn toàn Việt Nam, nhất là cách nói “Miệt vườn” Nam bộ.

Cùng thời điểm này (1887), quyển tiểu thuyết “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản ra mắt công chúng, th́ nó đă vạch ra được một thời điểm nhất định cho bước phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Vậy truyện “Thầy Lazaro Phiền”là một tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam.  Thời điểm này khởi đi từ những năm chữ Quốc ngữ bắt đầu có mặt trong sinh hoạt văn hóa ở miền Nam với các tờ báo: Gia định báo, Phan Yên báo...sự ra đời và lớn mạnh của chữ Quốc ngữ là cội rễ để bộ môn tiểu thuyết phát triển mà Truyện Thầy Lazaro Phiền là một kết quả khiêm nhường nhưng đích thực. Điều đó được thấy rơ qua nỗi ước mơ của các nhà văn tiền phong miền Nam thuở đó. Ước mơ ấy được Nguyễn Trọng Quản ghi vào lời đề tặng “Diệp văn Cương và các thân hữu tại trường trung học ở Alger”. Tác giả viết: “ Các bạn c̣n nhớ chăng trên những lối đi ấy, miệng ph́ phèo điếu thuốc bị cấm, chúng ta vừa sấn bước vừa thốt ra thành lời niềm mơ ước cho xứ Nam ḱ thân yêu của chúng ta một tương lai chói rạng ánh sáng tiến bộ và văn minh! Này các bạn! Mong rằng tác phẩm khiêm tốn mà tôi đề tặng các bạn đây là khởi điểm của sự thực hiện ước mơ ngày trước”. Và trong bài tựa tác giả cũng nhấn mạnh:

“Tôi có một dụng ư lấy tiếng thường mọi người hằng nói ra làm một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay; trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng: người An nam sánh trí, sánh tài th́ cũng chẳng thua ai”.

Hoài băo, ước mơ đó của các nhà văn miền Nam thưở ấy không phải là những ước mơ hăo huyền. Thật sự đây là niềm mơ ước chung của mọi người, mọi giới mà giới trí thức đă nói thay, làm thay cho mọi người. Cuối cùng ước mơ ấy được thể hiện một cách sinh động bởi những công tŕnh sáng tác và trước tác của những nhà văn đi trước như Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu và Hồ Biểu Chánh là một khuôn mặt lớn của nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Những nhà văn này, dù muốn dù không , họ đều được đào tạo từ cái học truyền thống Việt Nam cùng nền giáo dục phương Tây (Pháp) nhưng không phải v́ vậy mà họ hoàn toàn quay lưng hoặc chống lại nền giáo dục truyền thống Việt Nam. Những người đó đă làm việc với Pháp, nhưng họ không phải là một thứ tay sai thuần túy hoặc làm nô lệ hoàn toàn cho thực dân. Đọc kĩ lại tiểu sử, cuộc đời các nhân vật trên, chúng ta thấy họ là người đồng thời, đồng liêu với mọi số tên Việt gian đại gian ác như Trần Bá Lộc, Trần Bá Thọ hoặc thứ tay sai văn hóa kiểu Tôn Thọ Tường.

Họ cùng ra làm việc với thực dân (đó là một hạn chế) trong một thời điểm lịch sử như nhau, nhưng cái mức độ, cái nhiệt t́nh, cái khả năng có rất nhiều cách biệt. Sự tàn bạo dă man của cha con Trần Bá Lộc, Trần Tử Ca, Lê Phát Đạt là nổi kinh hoàng của nhân dân miền Nam. Điều đó đă trở thành bản chất của những tên khát máu. Bọn này chỉ một thời gian ngắn đă trở nên trọc phú. Trái lại Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản. Nguyễn Văn Vinh và Hồ Biểu Chánh là những người đồng thời, đồng liêu, hoặc cận kề với các kẻ trên. Nhưng với các công tŕnh văn hóa có khi đồ sộ, có lúc khiêm nhường, nhưng thật sự có đóng góp nhất định cho văn học Việt Nam của họ, th́ chúng ta nên khách quan xem xét, nghiên cứu một cách khoa học. Bởi nó là vốn quư của dân tộc chúng ta.

Thật vậy, những ǵ người trước làm ra là làm ra chứ nào đâu họ có muốn để lại cho người sau đâu. Nếu có, th́ đó chỉ là một việc chẳng đặng đừng của một tất yếu lịch sử. Đă vậy, bên cạch những nhà văn có mặt vào giai đoạn đầu ở miền Nam bao gồm một số lớn trí thức tiến bộ, trong số đó có một số người đă làm việc với Pháp và một số người chống Pháp, nhưng thất bại trước sự dă man và tráo trở của quân thù. Cuối cùng họ phải sống chung với “quân cướp nước và tay sai”, nhưng không v́ vậy mà họ quay lưng hẳn với các lực lượng yêu nước và tiến bộ. Những khuôn mặt điển h́nh dạo đó ở miền Nam như  Trương Duy Toản, Trần Chánh Chiếu, Diệp Văn Cương, Đỗ Văn Y, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Bính, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, nhất là Hồ Biểu Chánh. Các nhân vật này dù muốn, dù không đă vô t́nh “đăng kí chất xám” của họ vào thư tịch Việt Nam. Điều đó, chúng ta không thể nào phủ nhận. Phủ nhận có thể v́ thiếu tài liệu hoặc v́ một tị hiềm (tự tôn hay tự ti) nào đó, hoặc một nếp nhăn trong quá tŕnh suy nghĩ của mỗi nhà nghiên cứu đều thiếu công bằng.

Về tiểu thuyết của các nhà văn miền Nam được khởi đi từ Nguyễn Trọng Quản đến Hồ Biểu Chánh là giai đoạn rực rỡ nhất. Trước Cách mạng Tháng Tám, nhà phê b́nh văn học Vũ Ngọc Phan cũng giành một số trang rất khiêm nhường cho mảng văn học chữ Quốc ngữ vào thời ḱ phôi thai ở miền Nam, nhưng dù thế nào chăng nữa th́ Vũ Ngọc Phan cũng không thể nào không nhắc đến Hồ Biểu Chánh. Gần đây hơn (1974) ông Phan Cự Đệ, một nhà phê b́nh văn học cũng phải công nhận phần đóng góp của Hồ Biểu Chánh, ông viết: “Điều đáng quí là có lúc Hồ Biểu Chánh đă đề cao được tinh thần phản kháng của người lao động (...) Hồ Biểu Chánh đă tập trung mũi dùi đả kích vào bọn địa chủ, quan lại phong kiến”  chứ cũng không nhắc đến thời điểm của sự h́nh thành đầu tiên của tiểu thuyết ở miền Nam.

Nhận xét trên của tác giả “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”chứng tỏ rằng, không nhiều th́ ít tiểu thuyết thời ḱ đầu ở Nam bộ đă có một đóng góp nhất định vào lịch sử tiểu thuyết cận đại Việt Nam. Tuy nhiên với một số ư kiến lẻ tẻ đó, mọi người – trong đó có tác giả trên – vẫn cho rằng cái thời điểm Tố Tâm ra đời (1925) vẫn là một ranh giới nhất định cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Tác giả trên nhấn mạnh: “Từ năm 1925 bắt đầu xuất hiện những cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật” (SDD). Do đó, khi viết lịch sử tiểu thuyết Việt Nam, tưởng thời điểm năm 1925 chỉ là cái mốc của sự h́nh thành tiểu thuyết Việt Nam điều cần suy nghĩ lại. Chính Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) cũng cho rằng ba tác phẩm “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, “Hoàng Tố Anh hàm Oan” của Trần Chánh Chiếu, “Phan Yên ngoại sử” của Trương Duy Toản là những tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Nam ḱ. Và chính Hồ Biểu Chánh xem các tiểu thuyết trên đă khai sáng cho ông buổi đầu trong sự nghiệp sáng tác của ḿnh.

V́ vậy, theo chúng tôi, có nên xem thời điểm năm 1925 là thời ḱ bắt đầu của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam không?

III. CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM MỞ ĐƯỜNG

Giai đoạn đầu từ năm 1887 về sau tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ ra đời ở miền Nam đă gây nên một tiếng vang lớn và chiếm được t́nh cảm nghệ thuật của đông đảo bạn đọc vào thời điểm đó. Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu nhất:

1.Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1865 – 1911) là một “Kim thời tiểu thuyết”. Sách do nhà xuất bản J.Linage, Libraire-Editeur, đường Catinat Sài G̣n xuất bản năm 1887, in lần đầu 3.000 cuốn.

2. Phan Yên ngoại sử (Tiết phụ gian truân) của Trương Duy Toản (1885-1957) là một tiểu thuyết lịch sử. Sách viết về một giai đoạn lịch sử chiến tranh ở trấn Phan Yên xưa. Tác phẩm do F.H.Scheneider-Imprimerie, editeur, Sài G̣n xuất bản năm 1910.

3.Hoàng Tố Anh hàm Oan của Trần Thiên Trung (1867-1919) – hiệu bút của Trần Chánh Chiếu – là một tiểu thuyết phong tục. Sách xuất bản năm 1910, nhà in Phát Toán, Sài G̣n.

4. Nghĩa hiệp ḱ duyên (Chăng Cà Mum) cũng là một “Kim thời tiểu thuyết” tác giả Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947), sách viết năm 1910, đến năm 1920 xuất bản và in trong sách “Thuốc Nhị thiên đường” tại Sài G̣n.

5. Hà Hương phong nguyệt: tác giả Lê Hoằng Mưu (1879-1941) tức Mộng Huê Lầu (chiết tự), sách viết và in năm 1915, nhà in L’Union Nguyễn Văn Của.

6. Tô Huệ Nhi ngoại sử: Kí Mộng Huê Lầu, người xuất bản là Đặng An Thân, in tại nhà in Imprimerie de I’Union 1920, Sài G̣n.

7. Oán Hồng Quần hay Phùng Kim Huê ngoại sử, tác giả Mộng Huê Lầu, người xuất bản Đặng An Thân, nhà in Imprimerie de I’Union năm 1922, Sài G̣n.

8. Tiền Lê vận mạt: tác giả Phạm Minh Kiên, nhà xuất bản Tín Đức Thư xă xuất bản năm 1925, Sài G̣n.

9. Lê triều Lí thị: tác giả Phạm Minh Kiên, nhà xuất bản Tin Đức Thư xă, 1926, Sài G̣n. Hai sách trên thuộc loại tiểu thuyết lịch sử viết về thời Tiên Lê và thời Lí trong lịch sử dân tộc.

10. Bèo mây tan hiệp: tác giả Phạm Minh Kiên, nhà xuất bản Tin Đức Thư xă, 1926, Sài G̣n. Đây là một tiểu thuyết xă hội.

11.Giọt máu chung t́nh:  tác giả Tân Dân Tử, (1875-1955) nhà xuất bản Tin Đức Thư xă, Sài G̣n , năm 1926. sau này sách được tái bản đến lần thứ 9.

12.Gia Long tẩu quốc: tác giả Tân Dân Tử, xuất bản năm 1926.

13. Gia Long phục quốc: tác giả Tân Dân Tử, nhà xuất bản Tín Đức Thư xă xuất bản năm 1926, Sài G̣n.

Cả ba quyển trên đều là tiểu thuyết lịch sử, lấy bối cảnh vào cuối đời Chúa Nguyễn với các nhân vật lịch sử như Vơ Tánh, Ngô Tùng Châu, Nguyễn Ánh, Hoàng Tử Cảnh làm nền cho tác phẩm.

14. Tam Yên di hận: tác giả Nguyễn Văn Vinh, (1885-1935). Sách do nhà in Vân Vơ Văn xuất bản ở Bến Tre năm 1927. đây là một tiểu thuyết lịch sử viết về việc thực dân Pháp dùng những mánh khóe gian trá để lấn chiếm nước ta.

15. Cô Lê tṛ Lí: tác giả Nguyễn Văn Vinh, là một tiểu thuyết xă hội.

16. Mẹ chồng nàng dâu: tác giả Nguyễn Văn Vinh.Các sách trên đều xuất bản trước năm 1930.

Theo trên, chúng ta thấy rằng vào giai đoạn từ năm 1887, đến năm 1930 ở miền Nam đă h́nh thành được một số tiểu thuyết phương Tây. Phần lớn, các tiểu thuyết này đều dựa vào cấu trúc về nội dung, cũng như nghệ thuật hành văn đă thoát li hẳn nghệ thuật của cổ văn Trung Quốc. Chính Hồ Biểu Chánh đă cho rằng các tiểu thuyết này đă giúp ông rất nhiều trong việc dùng nghệ thuật ngôn từ của chữ Quốc ngữ để tŕnh bày những mâu thuẫn xă hội và bộ mặt thật của người dân từ thành thị đến nông thôn.

IV. HỒ BIỂU CHÁNH, TIỂU THUYẾT GIA CÓ NHIỀU NÉT ĐẶC THÙ NAM BỘ.

Cùng với các nhà văn thường trú, làm báo, viết văn tại Sài G̣n, Hồ Biểu Chánh là một nhà văn sung sức nhất. Hồ Biểu Chánh làm quan, nên ông xê dịch nhiều nơi; nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Mỗi nơi ông đi qua đều có dấu ấn trong từng tác phẩm của ḿnh. Trong các tác phẩm viết trước năm 1930, có các sách được xem là xuất sắc và gây được nhiều t́nh cảm độc giả nhất, có quyển in đến lần thứ 9. Loại này bao gồm các quyển:

1.Ai làm được: AI LÀM ĐƯỢC viết ở Cà mau năm 1912, đến năm 1922 được chỉnh lí, NXB Tín Đức Thư xă in. đến năm 1958, NXB Mai Hương ở Sài G̣n tái bản lần thứ tư.

2. CHÚA TÀU KIM QUI: sách viết năm 1922, trước năm 1945, xuất bản nhiều lần. Đây là một tiểu thuyết dă sử, mô phỏng theo truyện La comte de Monte – Cristo của Alexandre Dumas.

3. NHƠN T̀NH ẤM LẠNH: viết năm 1925, nhà in Tín Đức Thư xă Sài G̣n xuất bản , trọn bộ 8 quyển, trước năm 1945 đă in 5 lần.

4.TỈNH MỘNG: xuất bản năm 1923, trước năm 1945 in lần thứ 8.

5. CAY ĐẮNG MÙI ĐỜI: viết năm 1923, NXB Tín Đức Thư xă năm 1924, sách in lần thứ 9 (trước năm 1945). Trọn bộ gồm 2 quyển. Sách có bài tự ngôn của Đặng Thúc Liêng. Đây là tiểu thuyết nổi danh nhất và có nhiều độc giả nhất của Hồ Biểu Chánh.

6. KẺ LÀM NGƯỜI CHỊU: viết năm 1928 ở Càng Long (Trà Vinh) nhà in Tín Đức Thư xă xuất bản năm 1928. Trước năm 1945 in lần thứ ba.

7. V̀ NGHĨA V̀ T̀NH: viết trước năm 1929, trước năm 1945 in ba lần. Sách này là phần tiếp theo của quyển KẺ LÀM NGƯỜI CHỊU.

8. NỢ ĐỜI: viết năm 1926, trước năm 1945, in 4 lần, sau năm 1954 nhà xuất bản Mỹ Phương ở Sài G̣n tái bản 5 lần.

9.CHA CON NGHĨA NẶNG: viết năm 1929, trước năm 1945 in ba lần. Sau năm 1954 NXB Tấn Phát Sài G̣n tái bản nhiều lần.

10. NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA: xuất bản năm 1926, trước năm 1945 in 7 lần. Sau năm 1954 in lại nhiều lần. Sách phóng tác theo tiểu thuyết Les Misérabes của Victor Hugo (Pháp). Đây là một tiểu thuyết tuy phóng tác, nhưng lại dùng bối cảnh lịch sử cận đại Việt Nam xảy ra ở Nam Ḱ.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là tác phẩm chiếm được cảm t́nh độc giả đông đảo nhất.

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn sung sức nhất của miền Nam, gần 50 năm cầm bút, ông có hơn 60 bộ tiểu thuyết lớn nhỏ và một số truyện ngắn đăng rải rác trên các báo xuất bản ở Sài G̣n từ năm 1920 đến năm 1945. Bên cạnh đó Hồ Biểu Chánh c̣n là một nhà thơ có tài, một nhà viết tuồng hát bội, cải lương có nghệ thuật với nhiều bộ tưồng nổi tiếng được công diễn nhiều lần trên các sân khấu ở miền Nam trước đây.

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh một thời đă làm mưa làm gió không những ở các thành phố mà độc giả ở các thôn ấp xa xôi vẫn say mê đọc không biết chán. Từ khi có mặt trên văn đàn toàn quốc, tiểu thuyết của ông có những nét mới rất thích hợp với cảm thụ nghệ thuật của đồng bào miền Nam nói riêng và hầu hết giới b́nh dân toàn quốc.

Về chủ đề nội dung, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh luôn luôn đặt nặng cương thường đạo lí, danh dự con người, nhưng đạo lí, danh dự này không máy móc, cứng đờ của giới bảo thủ. Nhân vật trong các tác phẩm của ông đủ hạng người, nhưng phần lớn là từ giới trung lưu trở xuống. Nhất là “con nhà nghèo” chịu đủ “cay đắng mùi đời” và “nhơn t́nh ấm lạnh”. Thành phần này luôn luôn hiện hữu trong sáng tác phẩm của ông. Đây là một bức tranh hiện thực, đa dạng, giúp bạn đọc toàn quốc thấy rơ được bộ mặt thật của xă hội “miệt vườn” Nam Bộ... Đó là tánh cách đa dạng phong phú, không những về chất lượng mà nghệ thuật ngôn từ, t́nh cảm, tâm lí của mỗi nhân vật được thể hiện một cách chân thành mà vẫn duyên dáng của những con người biết yêu sự thật, lẽ phải. Những điều đó thể hiện qua hàng loạt tác phẩm về mọi giới, mọi người ở miền Nam được ông tŕnh bày bằng một vốn ngôn từ trong sáng, b́nh dị, khỏe khoắn của người dân lao động. Bởi vậy, tác phẩm của ông không những tạo nên một hiện tượng Hồ Biểu Chánh ở Nam Bộ, mà c̣n lan ra, miền Trung, miền Bắc giúp đồng bào toàn quốc dễ thông cảm, dễ thương yêu nhau hơn. Điều đó không có một người nào có thể phủ nhận được một t́nh thương yêu rộng lớn giữa tác giả và độc giả.

Như đă nói, nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh phần lớn thuộc giai cấp trung lưu trở xuống, nhất là t́nh cảm của người lao động, người nghèo khổ. Do đó t́nh cảm của các nhân vật này rất gần với người b́nh dân, nên dễ gây thành một t́nh liên đới xă hội. Để so sánh hai nhà văn có mặt sớm nhất trên văn đàn Việt Nam vào thời tiểu thuyết mới bắt đầu manh nha (Hoàng Ngọc Phách – Hồ Biểu Chánh ), Vũ Ngọc Phan viết: “Tiểu thuyết của họ Hoàng thiên về tả t́nh, giọng văn nhiều chỗ ủy mị, cầu ḱ, không tự nhiên; c̣n tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thiên về tả việc và lời văn mạnh mẻ, giản dị nhiều chỗ như lời nói thường”.

Về nghệ thuật dựng truyện, Vũ ngọc Phan cũng nhấn mạnh: “Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tiểu thuyết đầy động tác, việc nọ việc kia dồn dập, gây cho người đọc những cảm tưởng ḱ thú. Nếu đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà lại chê là kém mặt tả t́nh, và về tưởng tượng không được dồi dào, th́ thật không biết xét nhận” (nhà văn hiện đại, N.X.B. Tân Dân, 1942, Hà Nội). Giá trị, thực chất và tác dụng của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là vậy.

Được như thế, có lẽ là nhờ tính đặc thù và đại chúng của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Phần đóng góp của ông quả thật đáng kể đối với nền văn học Việt Nam. Dĩ nhiên phần đóng góp ấy vẫn có những hạn chế nhất định về thế giới quan và nhân sinh quan của ông, nhưng không v́ vậy mà chúng ta có quyền phủ nhận tất cả công tŕnh nghệ thuật của ông…

(xin xem phần tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, trong quyển sach nầy. BBT)

Phần đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào nền học thuật Việt Nam quả thật vô cùng phong phú. Điều này không một nhà nghiên cứu nào có thể phủ nhận được. Phủ nhận chỉ làm cho văn học thêm nghèo hơn trong một nền văn học c̣n thiếu vắng nhiều khuôn mặt như Hồ Biểu Chánh.

10.1989

-------------------------

Nguồn: „Mấy vấn đề học thuật Việt Nam“, NXB Văn Học, 1995.

In lại: Hồ Biểu Chánh, người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, NXB Văn Nghệ, 2006.

 

 

©2007 hobieuchanh.com