Xă hội văn hóa Việt Nam
trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh
Nguyễn
Thanh Liêm
Một
nhà văn Pháp đă đặc biệt nhận định
rằng: “Tiểu thuyết gia là sử gia của thời
hiện tại” (Le romancier est
un historien du present). Đây là một nhận định trái
thường v́ ai cũng biết là người viết
sử và người viết tiểu thuyết là hai
người làm hai công việc thuộc hai lănh vực khác
nhau: một đàng là khoa học c̣n một đàng là
nghệ thuật. Họ phải vận dụng những
chức năng tâm lư khác nhau để thực hiện
những mục tiêu khác nhau của họ. Tiểu
thuyết gia dùng tưởng tượng của ḿnh sáng
tạo một câu chuyện không có thật (hư cấu),
trong khi sử gia phải tận dụng khả năng suy
luận, phân tích, tổng hợp của ḿnh để làm
sống lại những sự thật đă thuộc
về quá khứ. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó
sử gia và tiểu thuyết gia vẫn có chỗ gặp
gỡ nhau. Mẫu số chung của họ là con
người và văn hóa xă hội. Tiểu thuyết gia dù
có dùng tưởng tượng để sáng tạo câu
chuyện của ḿnh cũng không thể hoàn toàn xa ĺa
thực tế xă hội văn hóa mà ḿnh đă
được sinh sống trong đó. Với con
người không thể có sự kiện “créer ex nihilo[1]”
.Tưởng tượng của con người luôn
bắt nguồn từ những h́nh ảnh có trong thực
tại rồi từ đó biến đổi pha trộn
làm thành cái ǵ mới mẻ hơn cái thật có. Thí dụ ta
tưởng tượng ra con ngựa bay chẳng hạn.
H́nh ảnh tưởng tượng này chỉ có
được khi ta tựa trên hai chất liệu có trong
thực tế là thân con ngựa và cánh chim. Ta nối ráp hai
chất liệu đó để tạo nên h́nh ảnh
mới mẻ không có trong thực tế là con ngựa bay.
Tiểu thuyết gia cũng vậy. Tuy câu chuyện của
họ là câu chuyện tưởng tượng nhưng
chất liệu làm nên câu chuyện vẫn là những
điều mắt thấy tai nghe trong xă hội/văn hóa
mà họ đang sống. Tùy theo loại tiểu thuyết
mà chất liệu thực tế đó có mặt nhiều
hay ít trong tác phẩm. Tiểu thuyết tả chân xă hội
chứa đựng nhiều sự thực của xă
hội đương thời hơn tiểu thuyết
hoang đường về thời xa xưa. Đối
với Hồ Biểu Chánh mà một số nhà văn
học sử cho là nhà viết tiểu thuyết phong
tục th́ chất liệu thực tế đă chiếm
địa vị hết sức quan trọng trong tác
phẩm của ông. Người ta có thể xem ông như là
nhà viết sử về xă hội văn hóa miền Nam
Việt Nam thời tiền bán thế kỷ XX vậy.
Từ
năm 1922 là năm quyển tiểu thuyết đầu
tiên “Ai Làm Được” được xuất bản cho
đến năm 1958 là năm tác phẩm cuối cùng “Hy
Sinh” của ông đang được viết nửa
chừng và bỏ dở v́ cái chết của ông, Hồ
Biểu Chánh đă cung ứng cho độc giả tất
cả 64 quyển tiểu thuyết. Tuy tính trung b́nh mỗi
năm ông cho ra đời không đầy hai quyển
tiểu thuyết nhưng thật sự có những năm
ông không cho ấn hành quyển nào cả và ngược
lại có những năm ông đă sản xuất hơn
năm tác phẩm. Năm 1935 chẳng hạn có đến
6 quyển tiểu thuyết ra mắt độc giả
(Ở Theo Thời, Ông Cử,
Một Đời Tài Sắc, Cười Gượng, Giây Oan,
Thiệt Giả Giả Thiệt), và đặc biệt
riêng trong năm 1957 ông có con số kỷ lục là 9 quyển
ra đời (Trong Đám Cỏ
Hoang, Vợ Già Chồng Trẻ, Hạnh Phúc Lối Nào,
Sống Thác Với T́nh, Nợ T́nh, Đón Gió Mát, Nhắc
Chuyện Xưa, Chị Đào Chị Lư, Nợ Trái Oan, Tắt
Lửa Ḷng). Sản xuất nhiều như vậy mà
vẫn không đủ cho độc giả. Thành ra nếu
ta dùng cây thước đo sự thành công của một
tác giả bằng sự yêu chuộng mê say của
độc giả th́ phải nói Hồ Biểu Chánh là
một tiểu thuyết gia thành công lớn lao ở
thời đại của ông.
Người
ta rất thích đọc tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh. Không những độc giả cùng thời với ông
mà những độc giả thời sau này vẫn thích.
Ngay cả hiện giờ ở hải ngoại tiểu
thuyết của ông vẫn có chỗ đứng trong ḷng
nhiều độc giả. Nhưng độc giả
của ông là ai? Độc giả của ông phần đông là
những người từ giới trung lưu đến
hạng b́nh dân nhất là phụ nữ. Đây là những
người có chút học vấn (để đọc
chữ quốc ngữ), có chút th́ giờ rảnh rỗi bên
cạnh công việc bận rộn hằng ngày, có chút
tiền đủ để sống cuộc đời
tương đối không quá thiếu thốn, khổ
sở, không phải quá bận tâm về vật chất.
Đối với họ, tiểu thuyết là cửa sổ
để cho họ tạm thời thoát ra khỏi cuộc
đời thực tế nặng nhọc và nhiều
khổ đau của con người. Điểm đặc
biệt hơn nữa là những người thích
đọc tiểu thuyết của ông hầu hết là
người miền Nam (v́ độc giả miền
Bắc và miền Trung có thể không quen với lời
văn và do đó không thấy thích thú nhiều với
giọng điệu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh).
Thành ra ta phải nói thêm là Hồ Biểu Chánh là tiểu
thuyết gia rất thành công đối với độc
giả miền Nam.
Sở
dĩ ông thành công lớn lao trong sự nghiệp tiểu
thuyết đối với độc giả ở đây
v́ giọng điệu tiểu thuyết của ông hoàn toàn
thích hợp với tâm hồn người dân miền Nam.
Đọc tiểu thuyết của ông người ta thấy
cả con người và xă hội (tức là cả nền
văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long) vào
các thập niên 1920 - 1940 trong đó. Từ cách dàn dựng câu
chuyện, đến sự tŕnh bày diễn tiến của
câu chuyện, đến tâm lư các nhân vật, các hạng
người và đặc tính của họ, ư nghĩ và
lời nói của họ, đến khung cảnh, môi
trường vật lư mà con người phải sinh
hoạt trong đó, tất cả được tạo ra
nhằm đáp ứng đúng thị hiếu của
người đọc ở đây. Tất cả
đều rất gần gũi quen thuộc với
người dân ở vùng này. Có thể nói là ông có lối
viết tiểu thuyết với giọng điệu
tiểu thuyết rất đặc biệt của ông mà
tôi gọi là “nghệ thuật
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.” Muốn thấu
rơ nghệ thuật này trước hết ta cần nh́n
lại xă hội và văn hóa miền Lục tỉnh vào
thời đại này.
Miền
Nam được thành h́nh rất muộn trong lịch
sử dân Việt (mới có từ thế kỷ XVII), do
phần đông đến từ miền Trung. Vừa thành
h́nh không lâu đă thuộc về người Pháp từ
hạ bán thế kỷ XIX. Buổi đầu Pháp chia sáu
tỉnh cũ ra làm 12 hạt mới, đặt quan Tham
Biện (tức Chánh Chủ Tỉnh sau này) ở mỗi
hạt, xây dựng nền văn hóa mới để thu
phục nhân tâm. Một ít người được
đưa sang Pháp học như các ông Diệp Văn
Cương, Trương Minh Kư, Bùi Quang Nhơn, Bùi Quang
Chiêu, Nguyễn Trọng Quản...Gia Định Báo và nhiều
sách chữ Quốc Ngữ do các ông Trương Vĩnh Kư,
Trương Minh Kư, Huỳnh Tịnh Của trông nom đă
được xuất bản. Pháp cho mở trường
Thông Ngôn (Collège des Interprètes)
dạy các quan Tham Biện, các nhân viên hành chánh và quân sự.
Một trường Sư Phạm trung đẳng cũng
được mở ra tại Sài G̣n để đào
tạo giáo viên dạy các trường sơ đẳng
ở các hạt. Một trường trung học phổ
thông, phân làm hai chặn, học ở Mỹ Tho hai năm
(sau này trở thành Collège Le Myre de Vilers) rồi lên Sài G̣n
học tiếp hai năm nữa để được
bổ dụng làm thông ngôn hay kư lục. Văn hóa Việt,
va chạm với văn hóa Âu Tây, bắt đầu chuyển
ḿnh thay đổi nhanh chóng. Chữ Quốc Ngữ
được phổ biến mạnh mẽ và rộng
răi, báo chí theo lối Tây phương bắt đầu thành
h́nh. Petrus Kư và Huỳnh Tịnh Của đă mở
đầu cho nền văn chương chữ Quốc
Ngữ ở Nam Kỳ. Câu văn xuôi viết bằng
chữ Quốc Ngữ đă mạnh dạn xuất
hiện và trở thành quen thuộc nhanh chóng đối
với dân Nam Kỳ do công lớn của Petrus Kư. Sang
đầu thế kỷ XX miền Nam được chia
thành 20 tỉnh. Trường học mọc lên ở
nhiều nơi dạy chữ Quốc Ngữ và văn
chương học thuật Tây phương, có cấp
học bổng cho học sinh, trong khi chữ Nho cũng c̣n
được các ông thầy đồ dạy riêng tại
tư gia hay nơi đ́nh miễu cho một số
người. Nam nữ đều được đi
học thành ra số phụ nữ có học vấn trong
lớp trung lưu cũng bắt đầu có khá đông.
Lớp trí thức, “kẻ sĩ”, mới thành h́nh này được
trang bị với vốn kiến thức vừa Đông
vừa Tây, vừa khoa học vừa đạo
đức. Họ là những công chức, những nhà
văn nhà báo, luật sư, bác sĩ, những giáo chức,
những y tá... Trong xă hội đă thành h́nh các lớp
người với những danh tước mới như
các chức Tham Biện rồi Chánh Chủ Tỉnh, Phó
Chủ Tỉnh, Đốc Phủ Sứ, ông Chủ Quận,
thầy Thông, thầy Kư, ông Hội Đồng, thầy Cai
Tổng, Hương Cả, Hương Chủ,
Hương Thân, Hương Quản, Chánh Lục Bộ,
vv... Có những ông đại điền chủ với
đất đai “c̣ bay thẳng cánh”, với hàng lô tá
điền dưới tay, có những ông công tử Bạc
Liêu xài tiền như nước, có những người
đi Tây học rồi trở về nước với
những bằng cấp bác vật, kỹ sư, bác sĩ,
cử nhân. Di chuyển th́ có xe hơi, xe kéo, xe thổ
mộ, tàu, ghe, đ̣...Ăn chơi th́ có hút thuốc
phiện, cờ bạc, rượu chè, đĩ điếm.
Nghệ thuật sân khấu th́ ngoài hát bội c̣n có cải
lương. Và đặc biệt phong trào đờn ca tài
tử rất được nhiều người hâm
mộ ở thôn quê cũng như ở thành thị.
Cảnh cường hào ác bá, cảnh ức hiếp tá
điền, cảnh cho vay cắt cổ, cảnh
đảo lộn luân thường, những mưu mô thâm
độc để hại người, ... lẽ dĩ
nhiên là lúc nào cũng có, nhưng nó không quá tệ hại
như đă xảy ra ở những xă hội khác. Ngoài ra
những tấm ḷng vàng, những kẻ hay làm phước,
hay giúp đỡ kẻ khác bằng tất cả tâm
hồn vị tha h́nh như lúc nào cũng có ở nhiều
nơi từ thành thị đến thôn quê. Cảnh xung
đột cũ mới trong vấn đề hôn nhân, gia
đ́nh, những quan niệm khác biệt về t́nh yêu,
về đời sống đều có xảy ra. Tuy nhiên dù
tốt dù xấu, dù ác dù thiện, tất cả đều
mang những đặc tính rất miền Nam là rộng
răi, dễ tha thứ, dễ bỏ qua, lúc nào cũng
muốn xí xóa hịa hỗn ở phút sau cùng, và nói chung trong
xă hội nếu có những khác biệt, những xung
đột th́ những khác biệt và xung đột đó
không hết sức gay go, không đưa người vào chân
tường để đến nỗi phải có
những phản ứng đả phá, đạp
đổ, cách mạng dữ dội mà ngược lại
phần lớn là đi đến thông cảm, ḥa giải,
ḥa hợp ở phần kết thúc. Người Nam vẫn
có những tín ngưỡng gần với mê tín, tin ở
những việc có tính cách huyền bí siêu linh, như
những phép lạ xảy ra vào phút chót, và luôn ước
mong những kết thúc có hậu trong những biến
cố diễn ra trong đời người. Truyện Tàu
và nghệ thuật sân khấu (hát bộ và cải
lương) rất được mọi người b́nh
dân miền Nam ưa chuộng. Nói chung văn hóa xă hội
miền Nam có những cái na ná như văn hóa xă hội Hoa
Kỳ. Đây là vùng đất mới, có nhiều sắc dân
định cư ở đây, đất rộng mênh mông,
sông dài chằn chịt, rất dễ sinh sống, có cơ
hội và điều kiện để khai khẩn và làm
giàu, xa cách hẳn cái nôi văn hóa gốc (Thăng Long)
lại va chạm với nhiều văn hóa khác (Chàm, Miên,
Triều Châu/Trung Hoa), và không bị chặt chẽ kiểm
soát bởi chính quyền trung ương (triều đ́nh
Huế). Hoàn cảnh đó là điều kiện đưa
tới sự thành h́nh của một tâm hồn cùng với
nền văn hóa “Nam Kỳ” mà xưa nay người ta
thường gọi. Tự do, phóng khoáng, rộng răi,
chất phác, quê mùa, thẳng ruột ngựa, nghĩ sao nói
vậy, giản dị, không bóng bảy, không cầu kỳ
kiểu cách, không che đậy dấu diếm, không quan liêu
bảo thủ, có tinh thần dung ḥa, tổng hợp,
dễ chấp nhận những cái mới lạ,...đó là
một số những đặc tính của con
người và nền văn hóa Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết
được h́nh thành và phát triển trong điều
kiện con người và môi trường văn hóa xă
hội đó. Từ câu chuyện, cách thuật chuyện,
cảnh vật làm nền, đến các nhân vật, chân
dung, tính t́nh, tư tưởng, tín ngưỡng, cách xử
sự trong nghịch cảnh, lời nói, hành động,
của họ...tất cả đều biểu lộ tính
cách miền Nam đă nói ở trên.
Trước
hết là câu chuyện. Tiểu thuyết, nhất là
tiểu thuyết viết cho nhiều người b́nh
thường đọc (không phải tiểu thuyết
triết lư, luận đề dành riêng cho hạng thật
là trí thức), bao giờ cũng cần có câu chuyện ít
nhiều khúc mắc gay cấn ly kỳ, với những
trớ trêu, những éo le, hay những gian truân, khốn
khổ, những biến cố lạ thường,
đủ để lôi cuốn, hấp dẫn
người đọc khiến người đọc
phải bị kích thích và hồi hộp theo dơi luôn. Câu
chuyện của HBC có đủ các yếu tố hấp
dẫn đó mà lại là câu chuyện ở xă hội
miền Nam. {Ông có mượn câu chuyện của Pháp
như trong Ai Làm Được
(André Cornelis của Paul Bourget), Chúa
Tàu Kim Qui (Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas), Cay Đắng Mùi Đời (Sans
Famille của Hector Malot), Chút
Phận Linh Đinh (En Famille của Hector Malot), Thầy Thông Ngôn (Les Amours
d´Estève của A. Theuriet), Ngọn
Cỏ Gió Đùa (Les Misérables của Victor Hugo), Ở Theo Thời (Topaze
của Marcel Pagnol), ...nhưng câu chuyện được
đặt vào xă hội miền Nam với ít nhiều thay
đổi cho thích nghi với hoàn cảnh}. Những câu
chuyện hoàn toàn do ông sáng tác đều hấp dẫn không
thua ǵ tiểu thuyết Pháp hay truyện Tàu, mà lại mang
đầy tính chất Việt Nam khiến cho độc
giả càng thêm ưa thích.
Kế
đó là cách thuật chuyện chơn chất của ông.
Ông không cầu kỳ kiểu cách, không dùng những kỹ
thuật sắc sảo của những tiểu thuyết
gia tân tiến, những lối sắp xếp câu chuyện
theo cách các nhà làm phim xi nê. Phần lớn là ông theo lối
kể chuyện Tàu xưa, theo thứ tự thời gian mà
tường thuật. Trong “Tơ
Hồng Vương Vấn“ chẳng hạn, câu
chuyện được bắt đầu từ lúc
Vĩnh Xuân và Cúc Hương c̣n là những thiếu niên
đi học thêm ở nhà ông giáo Huân. Đa số các quyển khác
cũng cùng một lối thuật chuyện như vậy.
Khi giới thiệu các nhân vật, ông hay tuần tự kê
khai lư lịch của mỗi người. Trong “V́ Nghĩa V́ T́nh“ ông viết:
“Thằng nhỏ này tên nó là Lư Chánh Hội, cha nó là Lư Chánh
Tâm, mẹ nó là Lư Cẩm Vân.“ Trong “Cha Con Nghĩa Nặng“ ông tả “Trần Văn
Sửu gốc ở làng Trung Trạch thuộc về
tỉnh Vĩnh Long, cha hồi trước...Hương
Thị Tào nhà ở Giồng Ké cũng
thuộc làng Trung Nghĩa, có một đứa con gái tên là
Nguyễn Thị Lựu...“ Người trí thức mới,
thấm nhuần ư hướng nghệ thuật tân tiến
Tây phương có thể xem thường nghệ thuật
kể chuyên của ông, nhưng các độc giả trung
lưu và b́nh dân trong Nam lại thấy thích thú với
lối kể chuyện chơn chất đó v́ họ
dễ dàng theo dơi câu chuyện hơn.
Câu
chuyện xảy ra ở miền Nam cho nên cái phong cảnh
làm nền cho câu chuyện bao giờ cũng là cảnh
vật ở miền Nam, từ thôn quê đến thành
thị. Những cánh đồng, những con sông, những
con đường, những phố xá, những cơ
sở hành chánh, những bến xe lửa, bến tàu,
những tiệm ăn, những khách sạn...với
những danh xưng vô cùng quen thuộc đối với
độc giả vùng này. Đó là cảnh vật ở các
tỉnh G̣ Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Châu Đốc,
Long Xuyên, Sài G̣n, Chợ Lớn,... hay các quận Ô Môn, B́nh
Thủy, Càng Long, Vũng Liêm, Cà Mau, vv....Trên nền phong
cảnh đó diễn ra những sinh hoạt sống
động của xă hội miền Nam thời Hồ
Biểu Chánh từ hạng có học, có địa vị,
có tiền của, đến những kẻ cùng đinh,
những hạng tá điền hay người làm
mướn, vv...từ cá nhân đến gia đ́nh, bạn
bè, đồng nghiệp, với các nghề nghiệp, các
hoạt động hằng ngày, không thiếu một
thứ ǵ. Sinh hoạt ở trong học đường,
sinh hoạt ở ngoài đường phố hay trong
chợ búa, công việc trong ṭa bố cũng như công
việc ở làng xă, sự đầu tư vào ruộng
đất cũng như cảnh sạt nghiệp v́
khủng hoảng kinh tế, cảnh nhà lá tồi tàn
cũng như cảnh nhà đồ sộ với bao nhiêu
bàn ghế tủ cẩn ốc xa cừ, cảnh hút
thuốc phiện cũng như cảnh đờn ca
nhậu nhẹt, cảnh di chuyển bằng ghe xuồng,
xe hơi, xe lửa, cảnh đi về Hậu Giang
bằng tàu, vv...tất cả đều có đủ,
kể cả những phong tục tập quán, những thói
quen suy tư và những tín ngưởng của các hạng
người. Đọc hết tác phẩm của ông
người ta có thể t́m thấy đầy đủ
cả một xă hội hay nền văn hóa của miền
Nam từ thời 1920 đến 1945 vậy.
Tư
tưởng đạo đức luân lư và tín
ngưỡng, tôn giáo trong tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh đặc biệt thể hiện tinh thần dung
ḥa/tổng hợp Đông Tây, khoa học Âu Tây và đạo
đức luân lư Á Đông. Trong t́nh yêu và hôn nhân tuy vẫn có
cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
nhưng cũng đă có nhiều gia đ́nh rộng răi
hơn trong vấn đề này, và khuynh hướng chung là
tự do của lứa đôi trong việc chọn
người yêu, có cả tiền dâm
hậu thú nữa (Ai Làm Được), nhưng
miễn không có tính cách tự do bừa băi, hoàn toàn chạy
theo ham muốn sắc dục, mà ngược lại
vẫn sáng suốt, vẫn biết tốt xấu, vẫn
phân biệt được điều hơn lẽ
thiệt (Hai Thà Cưới
Vợ). Tin ở sự đầu thai (Tơ Hồng Vương Vấn), tin ở
Phật Trời (Một
Đời Tài Sắc), ở sự thờ cúng ông bà như
phần đông người dân miền Nam. Tin ở khoa
học, ở học vấn và sự mở mang, khai hóa,
phát triển xứ sở...(Khóc
Thầm). Vai tṛ của phụ nữ được nâng
cao hơn. Nhiều nữ nhân vật trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh có học khá như Đoàn Thu Hà trong
Khóc Thầm, Xuân Hương
trong Một Đời Tài Sắc,
vv...Tư tưởng, tín ngưỡng của các nhân
vật chính nh́n chung có khuynh hướng tổng hợp,
kết nạp nhiều luồng tư tưởng Đông Tây.
Hầu hết các câu chuyện đều kết thúc có
hậu, nghĩa là sau cùng, đạo đức, việc
phải, ḷng tốt bao giờ cũng thắng, và kẻ ác
kẻ xấu rồi phải ăn năn hoặc
đền tội. Tuy nhiên khuynh hướng trừng
trị bằng ḷng nhân, bằng sự ḥa giải, tha
thứ, biến đổi vẫn có chỗ đứng
quan trọng trong ḷng người. Nó có tính cách rất là
miền Nam ở chỗ đó.
Sau
hết, lời nói và câu văn của ông đă thể
hiện tính cách đặc biệt của văn hóa
miền Nam. Hồ Biểu Chánh dùng tiếng và chữ
cũng như lối nói của dân miền Nam thành ra có
nhiều chữ nhiều đoạn văn người
miền khác không biết hay không thích. Xin lấy thí dụ
một đoạn trong “Khóc Thầm.“
“Thu Hà ở nhà một ḿnh, cô dạy
sắp con nít tới mười giờ rồi cô cho chúng nó
về. Cô ăn sơ sịa ba hột cơm rồi đi
ra đi vô một hồi, trong ḷng sanh buồn, nên cô lấy
cái khăn đương thêu nửa chừng, cô đem ra
phía trước nằm trên ghế xích đu mà thêu.
Gió thổi hiu hiu, trong nhà lặng lẽ, mấy
đứa ở đều lục đục phía
dưới nhà sau, đứa th́ kiếm chỗ nghỉ
ngơi, đứa th́ xách nước rửa chén. Thu Hà tay
th́ lụi kim rút chỉ, mắt th́ chăm bẳm ngó
đường thêu, mà trí lại nghĩ đến duyên
phận của ḿnh.
Th́nh ĺnh có thấy bóng người bước lên
thềm, cô day mặt ngó ra, th́ là Hương hào Điều
bước vô, có dắt thằng con là thằng Đặng theo
nữa. Cô không ngồi dậy, cứ nằm và thêu và
hỏi rằng:
-
Đi chơi, anh
Hương hào. Thằng nhỏ anh trọng đến há?
Qua sang năm anh cho nó lên trên nầy tôi dạy giùm nó
học.
Hương hào Điều đứng ngó dớn dác,
dường như không nghe mấy lời của Thu Hà nói;
anh ta đă không trả lời mà lại hỏi rằng:
-
Hồi năy tôi thấy dượng Hai
đi xe hơi với ai đó, phải hôn cô?
-
Ừ. Anh Hai tôi
ở dưới Cần Thơ lên rồi rủ nhau đi
đâu đó không biết.
Hương hào Điều đứng xớ rớ, ngó quanh
quất một hồi nữa rồi nói rằng:
-
Chú có ở nhà không
cô Hai?
-
Ba tôi đi đám
giỗ dưới ông tôi. Anh
hỏi ba tôi chi vậy?
Thu Hà liếc
mắt thấy Hương hào Điều mặt mày buồn xo
mà nước mắt lại rưng rưng chảy, cô
lấy làm lạ bèn ngồi dậy ngó ngay Hương hào
Điều mà hỏi rằng:
-
Anh có việc chi mà
coi bộ anh buồn dữ vậy?
Có lẽ sự buồn của Hương
hào Điều nó tràn trề trong ḷng không thể ngăn
chặn lại được nữa, nên anh ta vừa nghe
hỏi như vậy th́ nước mắt tuôn dầm dề.
Anh lấy vạt áo và lau nước mắt và nói rằng:
-
Tôi có việc
buồn quá, nên tôi thấy dượng Hai đi khỏi, tôi
tính lên đặng nói chuyện cho chú nghe.
-
Anh buồn về
việc ǵ? Đâu, anh nói cho tôi nghe rồi ba tôi về tôi
thưa lại với ba tôi, được hôn?
Hương hào Điều dụ dự không
muốn nói. Anh ta và khóc và nói rằng:
-
Dượng Hai
ở bậy quá. Dưởng nhè dưởng lấy vợ
tôi.
Thu Hà nghe
mấy tiếng ấy vang tai, chẳng khác nào sét đánh. Cô
bỏ hai chơn xuống đất, mắt ngó sững
Hương hào Điều, nghẹn cứng trong cổ, không
biết sao mà nói được. Hương hào Điều
đứng khóc rấm rức. Thu Hà chống tay lên cằm,
day mặt ngó ngoài sân, mà nước mắt cũng chảy
ṛng ṛng.”
Giáo sư Phạm Thế Ngũ trong quyển Việt
NamVăn Học Sử Giản Ước Tân Biên đă
viết như sau, sau khi đề cập đến
một số những khía cạnh trong xă hội miền
Nam trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: “Người
đọc ngó kỹ trong thế giới Biểu Chánh
tất nhiên c̣n thấy nhiều h́nh ảnh khác về cái xă
hội miền Nam trước đây, có thể thấy
đủ để làm một luận án phong phú về
vấn đề này.“ Tôi hoàn toàn đồng ư với
Phạm Thế Ngũ ở điểm này. Người nghiên cứu về xă hội về văn
hóa hay lịch sử của miền Nam Việt Nam ở
đầu thế kỷ XX có thể lấy
được rất nhiều dữ kiện trong kho
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Ông đă
đóng đúng vai tṛ của một “sử gia của thời hiện tại“ vậy.
Nguồn: Hồ Biểu Chánh – người
mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại
Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2006,
TPHCM.