HỒ BIỂU CHÁNH

(1885 – 1958)

 

Nguyễn Trác

Với Tản Đà, văn học Việt Nam đă bắt đầu có những truyện dài hơi bằng quốc ngữ.

Thể loại tiểu thuyết thực sự bắt đầu với hàng loạt tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở trong Nam và với Tố Tâm nổi tiếng của Hoàng Ngọc Phách ở ngoài Bắc.

Hồ Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, sau lấy tự làm bút danh chính thức, sinh tại làng B́nh Thành, huyện Kiến Ḥa, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Vĩnh Long, trong một gia đ́nh làm ruộng.

Chín tuổi học chữ Hán, năm sau học chữ quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài G̣n. Sau khi đậu Thành chung (1905, 20 tuổi) thi vào ngạch kư lục của Soái phủ Nam kỳ và trải qua nhiều thuyên chuyển, cuối cùng thăng Đốc phủ sứ (1936, 51 tuổi). Tháng Tám 1941 làm Nghị viên Hội đồng liên bang Đông Dương và Phó Đốc lư thành phố Sài G̣n, đồng thời làm Giám đốc Nam kỳ tuần báo Đại Việt tạp chí. Sau Cách Mạng tháng Tám, ông được mời làm Cố vấn cho Chính phủ “Nam kỳ quốc”. Sau mấy tháng Chính phủ này thất bại, ông lui về ở ẩn ở quê quán. 12 năm sau ông mất ở Phú Nhuận, thọ 73 tuổi.

Hồ Biểu Chánh bắt đầu viết văn từ sớm. Năm 1909 (21 tuổi) viết truyện dài đầu tay U t́nh lục, ngừng viết gần 10 năm và một vài thể nghiệm, chuyển sang viết tiểu thuyết từ 1922 (ông 39 tuổi) cho đến lúc chết. Trong gần 40 năm ấy, ông đă để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: có năm viết đến 9 cuốn như năm 1957, cuối đời.

Sự nghiệp văn học của ông gồm:

- 64 tiểu thuyết.

- 12 tập truyện ngắn và truyện kể.

- 12 vở hài kịch và ca kịch.

- 5 tập thơ và truyện thơ.

- 8 tập kư.

- 28 tập khảo cứu và phê b́nh.

Ngoài ra, c̣n các bài diễn thuyết và hai tác phẩm dịch (T́nh sử Kim cổ kỳ quan). Truyện của ông rất được ưa thích ở Nam bộ. Nhiều cuốn được in đi in lại đến bảy, tám lần. Những cuốn sau đây được người đương thời chú ư:

- Ai làm được, 1912 – 1922.

- Chúa Tàu kim quy (phỏng theo Bá tước Monte-Cristo của A.Dumas bố), 1922.

- Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đ́nh của H. Malot), 1923.

- Tỉnh mộng, 1923.

- Một chữ t́nh, 1923.

- Nhân t́nh ấm lạnh, 1925.

- Tiền bạc, bạc tiền, 1925.

- Thầy thông ngôn, 1926.

- Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của V. Hugo), 1926.

- Chút phận linh đinh , 1925.

- Kẻ làm người chịu, 1928.

- V́ nghĩa v́ t́nh, 1929.

- Cha con nghĩa nặng, 1929.

- Khóc thầm, 1929.

- Nặng gánh cang thường, 1930.

- Con nhà nghèo, 1930

- Con nhà giàu, 1931

- Cười gượng, 1935

- Thiệt giả giả thiệt, 1935

- Nợ đời, 1936

- Đóa hoa tàn, 1936...

Đề tài gần như bao quát phần lớn tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX cho đến Đại chiến I, với những xáo trộn do chủ nghĩa thực dân mang lại. Nhân vật của ông không mang màu sắc ước lệ mà là những con người có thực của xă hội thực dân. Đó là những Hội đồng, Điền chủ, Nghị viên, Chủ quận, Tri phủ, Cai tổng, chủ nhà máy, chủ tàu, Kư lục, Kỹ sư, Bác vật, gái đĩ, me Tây,... ông cố gắng vạch đúng tính cách bọn giàu sang thất đức, chạy theo tiền bạc danh lợi... Ông cũng phần nào nh́n đúng diện mạo ở lớp người nghèo, thật thà chất phác, có tấm ḷng nhân ái đôi khi cũng biết phản kháng cho dù tự phát và liều lĩnh.

Dĩ nhiên, bản thân Hồ Biểu Chánh không ư thức được những đóng góp kể trên, cho nên nhân vật vẫn được phân loại theo hai tuyến có nghĩa có nhân và bất nhân bất nghĩa. Xung đột thiện ác vẫn là xung đột cơ bản.

Đó là hạn chế.

Về nghệ thuật tiếp thu truyền thống câu văn như lời nói thường có từ thời Trương Vĩnh Kư, tiểu thuyết của ông nôm na b́nh dị, đưa được vào văn xuôi phong cách tả thực. Tuy nhiên những cố gắng của ông cũng chỉ mới dừng ở đấy. Câu văn thiếu quá tŕnh tu sức thẩm mỹ. Nhân vật được xây dựng theo cùng một kiểu, nhiều hành động mà ít biểu hiện tâm lư.

------------------------

Nguồn: Tổng tập VHVN, GS Nguyễn Trác chủ biên, Nhà XB KHXH, 1990

 

©2006 hobieuchanh.com