Đối chiếu chuyện „Vô Gia Đ́nh"  của Hector Malot và  „Cay Đắng Mùi Đời" của Hồ Biểu Chánh

Nguyễn Văn Trung

Truyện “Vô Gia Đ́nh”

         Có thể coi "Vô Gia Đ́nh" là một truyện cổ tích thích nghi với khung cảnh xă hội hiện đại thời kỳ đầu kỹ nghệ công nghiệp (Có đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước, phu thợ hầm mỏ…). Gọi là “cổ tích” v́ cấu trúc cuốn truyện tương tự cấu trúc của mọi truyện cổ tích trên thế giới, lúc đầu sum họp, sau v́ một lư do nào đó phải phân ly, chịu các thử thách, sau cùng đoàn tụ. Phân ly là chính, là điều được mô tả dài hơn cả trong tác phẩm. Trên đường phiêu lưu gặp nhiều thử thách, khó khăn nhưng rồi cũng vượt qua được tất cả nhờ có nhiều người tốt (cứu tinh) hơn là người xấu. Những người tốt đó là: Mẹ nuôi Barberin, thầy Vitalis, chủ gánh hát tí hon, luật sư, quan ṭa Matia người bạn, gia đ́nh ông bà Arquin và các con, Bob và gia đ́nh, mẹ ruột và anh ruột Miligan, Arthur. Người xấu: Chồng bà Barberin, ông chủ James, vợ chồng Driscoll.

         Truyện “Cổ tích” nào cũng thường có hậu: phân ly, rồi đoàn tụ. Những nạn nhân, kẻ lành được sung sướng, những phạm nhân, người xấu bị phạt.

         Rémi được sum họp với mẹ, em ruột; ngoài ra các thanh thiếu niên đă quen biết quí mến trên con đường phân ly thử thách cũng kết hợp thành hôn với nhau (Rémi-Lise, Arthur-Cristina). Và sau cùng mẹ nuôi đến ở với mẹ ruột: Barberin sang Anh ở với bà Miligan. Trái lại những kẻ gây tội ác bị trừng trị: ông chú James Miligan bị phá sản, gia đ́nh Dirscole gặp tai biến, hai đứa con trai bị kết án tù chung thân như cha chúng.

         Câu chuyện viết chủ yếu cho thiếu niên đọc như chính tác giả đă bày tỏ trong lời nói đầu tặng con gái: “luôn nghĩ đến con, con gái của tôi, Lucie, khi tôi viết cuốn sách này, Lucie có thấy thế không, có lẽ lấy làm thích thú mà đọc không?. Cuốn truyện được Hàm Lâm viện Pháp khen thưởng, được chính thức lưu hành trong các trường học, thường được xuất bản trong tủ sách tuổi trẻ (Bibliothèque de la jeunesse. NXB Hachette), được coi như là một thứ tiểu thuyết giáo dục thiếu niên nhi đồng. Do đó thật dễ hiểu khi thấy nó có những đặc điểm sau đây:

         - Các nhân vật chính là thanh thiếu niên: Rémi, Mattia, Bob, bạn của Mattia, Benjamin Alexis, Lise, Etiennette, các con của Arquin, người làm vườn đă cứu sống chăm sóc Rémi, Arthur anh ruột Rémi, mấy con thú dễ thương trong gánh xiếc của ông già Vitalis…

         Tính cách phiêu lưu: Rémi và Matia hầu như đi khắp nơi trên đất Pháp và một phần trên đất Anh, Thụy sĩ. Câu chuyện gồm nhiều đoạn miêu tả phong cảnh như thể tŕnh bày một bài học linh động về địa lư hấp dẫn.

         Tính cách nhẹ nhàng, lạc quan, hy vọng tích cực: Dĩ nhiên có những thử thách nhưng rồi cũng vượt qua được tất cả. Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng; không có những suy nghĩ, đối thoại lư luận về ư nghĩa cuộc đời, về thế thái nhân t́nh. Những hành động xấu chỉ được nhắc đến như một âm mưu hoặc được mô tả phớt qua. Trái lại nhấn mạnh vào những hành động thiện chí, tương thân, hy sinh, tận tụy hết ḷng v́ người khác. Chủ đề nổi bật được nói đến nhiều hơn cả là t́nh liên đới nhân loại, t́nh bạn của tuổi trẻ được diễn tả bằng những hành động chứ không phải bằng lời nói. Cuối truyện cũng không thấy ngụ ư hay tŕnh bày trực tiếp một vấn đề tư tưởng triết học nào…

          Tác giả viết theo lối tự thuật: Rémi nhân vật chính kể lại cuộc đời ḿnh: “Tôi là một đứa trẻ lạc loài từ thuở sơ sinh, được một người chồng mua về cho vợ nuôi. Nhưng măi đến năm lên 8, tôi vẫn tưởng bà là mẹ ruột tôi, v́ lần nào tôi khóc bà cũng đến ôm tôi vào ḷng dỗ dành cho tôi nín" (bàn lược dịch của Vũ thành Nhơn).

         Cay đắng mùi đời

         Hồ Biểu Chánh chỉ lấy cốt chuyện của Hector Malot: Giữ một số nét chính và đôi khi cả chi tiết của những nét chính được giữ lại, bỏ một số nét chính khác, thêm bớt một số nhân vật, đặt câu chuyện vào khung cảnh hoàn toàn Việt Nam, với những chủ đề tư tưởng, với một mục đích và lối thoát khác hẳn.

          Cốt truyện và nhân vật được giữ lại

         Một trẻ sơ sinh bị chính những người thân thuộc đánh cắp, bỏ rơi v́ muốn chiếm đoạt gia tài của cha mẹ nó sau này, được một đôi vợ chồng đem về nuôi, rồi người chồng đem bán cho một ông hát dạo, t́nh cờ gặp được mẹ và anh ruột mà không biết trên bước đường phiêu lưu. Sau một thời gian t́m nhau, mẹ con mới được đoàn tụ.

         Nhiều nét chính được giữ lại cả chi tiết như đoạn hai đứa trẻ về thăm mẹ nuôi, có ư kiến dùng tiền có được do đàn hát dạo mua con ḅ cho mẹ nuôi (trong truyện của H.Malot), mua con heo (trong Hồ Biểu Chánh), lúc dắt về con vật xổng chạy mất, bị t́nh nghi ăn cắp, sau được tha và được cấp giấy biên nhận hẳn hoi.

         Nhưng có nhiều đoạn Hồ Biểu Chánh bỏ qua như đang trên đường về quê thăm mẹ nuôi, Rémi tạm trú ở khu mỏ than, quen biết gia đ́nh Acquin và các bạn: Benjamin, Alexis, Etiennette… Malot đă để nhiều trang mô tả cảnh mỏ than bị lụt nước, Remi và những tay thợ mỏ khác bị kẹt ngay trong hầm, sống chiến đấu hy vọng như thế nào và bản thân Remi, Mattis và gia đ́nh Gaspard ở trên mặt đất lo lắng trông đợi làm sao.

         Những nhân vật giữ lại:

         - Barberin: Ba Thời

         - Chồng Barberin : Trần Văn Hữu

         - Rémi: thằng Được

         - Vitalis: Thầy Đằng

         - Mme Miligan: Bà Hội đồng Phan Thanh Nhàn.

         - Arthur: Phan Thanh Long.

         - Ông chú Jemes Miligan: Phan Đức Lợi

         - Matti: Thằng Bỉ

         - Driscoll: Gia đ́nh ở Khánh Hội.

Bỏ: Gaspard, gia đ́nh Acqui và các con, Benjamin, Alexis, Etienette và gia đ́nh, Espinasse, ông thầy âm nhạc nổi tiếng làm nghề cạo râu, cha của Mattie, bầy thú vật.

         Đặt câu chuyện vào khung cảnh Việt Nam:

         Đọc "Cay đắng mùi đời" chúng tôi thấy ngụ ư của tác giả và phong cách của tác giả khác hẳn ngụ ư của H.Malot và truyện "Vô Gia Đ́nh" của ông. Điểm khác biệt này đă được Đặng Thúc Liêng, một nhà văn đương thời ghi nhận trong "Cay đắng mùi đời b́nh nghị" được in trong trang đôi lời giới thiệu của truyện: "Ông Hồ Biểu Chánh có từng trải việc đời nên mới làm ra tiểu thuyết" "Cay đắng mùi đời" cho nên đọc "Cay đắng mùi đời" người ta thấy xót nước mắt đau ḷng… Cái văn chương Cay đắng mùi đời làm chi lại khiến cay đắng muôn phần; tạo hóa có như vậy chăng?" Cuốn truyện không chỉ mô tả, phản ánh những cảnh đời tục lụy mà c̣n đưa ra những suy nghĩ, lư luận làm cơ sở cho sự lựa chọn thái độ sống. Do đó cuốn truyện không chỉ dành cho thanh thiếu niên mà c̣n dành cho người lớn suy nghĩ, rồi cũng phải tự t́m lấy một thái độ quyết định cho chính ḿnh.

         Chúng tôi cho rằng v́ có những ư hướng như trên nên Hồ Biểu Chánh không thể bắt chước H.Malot dùng lối tự thuật để kể chuyện về một đứa trẻ, một thanh thiếu niên dù có trải qua nhiều kinh nghiệm đời cay đắng cũng không thể có những suy nghĩ sâu sắc thâm trầm. Do đó chính tác giả đă phải kể chuyện theo lối thứ ba, mượn những cảnh cay đắng của trẻ mà mô tả những cảnh cay đắng của người lớn, đề cao một vài lư tưởng về t́nh nghĩa, đạo lư, nêu lên một đề tài mang tính xă hội, và cuối cùng bày tỏ thái độ của ḿnh với tư cách người viết truyện. Dĩ nhiên, những cảnh đời, những lư tưởng về t́nh nghĩa, đạo lư ở đây thuộc xă hội Việt Nam, nhưng đề tài triết lư xă hội tác giả đặt ra ở giai đoạn kết thúc câu chuyện tuy xuất phát từ trường hợp thằng Được, nhưng mang một tầm vóc phổ biến liên quan đến mối quan hệ giữa con người với con người trong xă hội nói chung, không riêng ǵ một đất nước, một dân tộc nào.

1) Mô tả những cảnh đời:

Đây là những cảnh đời phản ánh những phong tục, chế độ bất công phi nhân trong quan hệ nam nữ, như chế độ trọng nam khinh nữ, chồng được phép lấy nhiều vợ c̣n vợ th́ vẫn phải thủ tiết thờ chồng, chế độ vợ cả, vợ lẽ. Trong Vô Gia Đ́nh, giữa mẹ nuôi và ông chồng không có vấn đề ǵ về quan hệ vợ chồng, nhưng Ba Thời lại khác, bị tên Hữu bỏ nhà ra đi, rồi lấy vợ khác. “Chị nghe chồng bạc bẽo th́ phiền năo vô cùng, vào ra quạnh quẽ hết muốn làm ăn sớm tối thở than không cầm giọt lụy ... nhưng mà chị ta vẫn c̣n thương hoài, chẳng hề tính lấy chồng khác ... Tối nằm hằng đợi trông, thầm vái van cho chồng nghĩ bụng trở về, đặng cho cá nước sum vầy, dầu cực khổ cũng cam tâm mà chờ vận”. Tên Hữu ở với vợ bé hơn 9 năm, lúc trở về thấy Ba Thời nuôi thằng Được, lại ghen tuông:

- Mấy năm nay ḿnh đi làm ăn khá không?

- Sao lại không khá.

- Khá sao không về, bỏ tôi một ḿnh cực khổ hết sức vậy?

- Về làm giống ǵ?

- Như ḿnh đi tính không về th́ thà hồi đó dắt tôi theo, chớ sao lại bỏ tôi đi lưu dông ở nhà vậy?

- Mày ở nhà sướng bằng chết, c̣n ức nỗi ǵ?

- Ḿnh đừng có nói vậy, sướng giống ǵ. Tôi biết hết, ḿnh mắc dắt cho con vợ bé bên Cần Đức đi với ḿnh, nên không chịu dắt tôi chớ ǵ?

- Ừ tao dắt vợ bé đi đó, mầy làm sao tao?

- Nói chuyện mà nghe vậy chớ ai làm sao ḿnh được?

- Tao đi, mầy ở nhà có một đứa con, c̣n ức hiếp nỗi ǵ?

- Ḿnh tưởng thằng nhỏ đó là tôi đẻ ra sao? Trời ơi, hèn chi tôi nghe ḿnh về ở trong Cầu Mống mà lại chẳng ra thăm tôi. Ḿnh đừng có nghi như vậy tội nghiệp cho cái thân tôi. Vậy chứ hổm nay ḿnh ở trong nhà chú không có nghe nói tôi xí được thằng nhỏ đó rồi tôi xin với ông C̣ đặng tôi nuôi lại cho ḿnh nghe sao? Ḿnh bỏ tôi đi hơn 9 năm nay, tuy ḿnh bạc bẽo chớ tôi không phụ ḷng ḿnh bao giờ. Nay nếu mà ḿnh nghĩ quấy cho tôi th́ thật uổng công tôi chờ đợi ḿnh bấy lâu nay lắm

Tên Hữu trở về không làm ǵ cả, ăn rồi ngủ, ngủ đă đời rồi đi dạo xóm; nhà có con gà con vịt nào cũng bắt vợ làm thịt uống rượu. sau cùng bán con heo quắn và thằng Dược lấy tiền xài. “Ba Thời rán năn nỉ, cón kiếm chuyện nói xái lại ḿnh th́ buồn trong ḷng nên ra sau bếp ngồi khóc, chứ không dám nói chi nữa”.

Hồ Biểu Chánh cũng tạo ra nhân vật Tô Thị Sảnh, vợ lẽ của ông Hội đồng, nhưng không mô tả cảnh vợ cả vợ bé như thường thấy, mà ở đây chính vợ bé lại làm điều quấy, phạm tội ác. Điều đáng lưu ư là Hồ Biểu Chánh không dựng nên những nhân vật điển h́nh: đàn ông nhất thiết khinh đàn bà, người giàu nhất thiết là xấu... nên những nhân vật của ông luôn luôn sống động và độc đáo. Ở đây chính vợ cả ông hội đồng v́ thấy vợ chồng ăn ở với nhau không có con, thấy chồng có sắc buồn khi nói đến chuyện tương lai, nên bà đi cưới vợ bé cho ông. Nhưng Thị Sảnh từ khi có con lại tự kiêu, xỉ vả vợ cả, và sau cùng thực hiện mục đích đánh cắp con bà cả để cho con ḿnh hưởng trọn gia tài của ông hội đồng.

         Tô Thị Sảnh cũng như vợ thầy Đằng không phải là người đàn bà như Ba Thời. Trái lại thầy Đằng cũng không phải là người đàn ông như tên Hữu.

         2) Nêu một số đề tài đạo đức xă hội:

         Trong Sans Famille, cái nghèo được mô tả như nếp sống của một số nhân vật: Mẹ nuôi Barberin, ông già Vitalis, Rémi, gia đ́nh Acquin, người làm vườn… nhưng không bao giờ được nói đến như một quan niệm, để giải thích những quyết định, lựa chọn hay như một đề tài để tranh luận… như thấy trong Cay đắng mùi đời. Có thể nói rằng quan niệm về giàu nghèo là tư tưởng chủ đề nổi bật của cuốn truyện, luôn luôn được tác giả nhắc tới, đặc biệt qua nhân vật Thầy Đằng và đôi bạn thằng Được, thằng Bỉ.

         Chúng tôi thấy có hai ư chính trong quan niệm về giàu nghèo và thái độ đối với giàu nghèo được Hồ Biểu Chánh gán cho các nhân vật của ông như sau:

         1/ Không ham giàu, nhất là cái giàu do cầu cạnh hay gạt bỏ khí tiết mà có. Và do đó đành chịu bị khinh bỉ… thà sống nghèo khổ mà giữ được được khí tiết, nhân cách, phẩm giá con người, v́ khí tiết, phẩm giá là vô giá, không có tiền bạc nào có thể mua sắm được… và nếu nghèo mà giữ được khí tiết th́ không những không lâm vào hổ thẹn, mà c̣n lấy làm hănh diện.

2/ Giàu có không hẳn là điều xấu, nhưng dễ đưa đến làm điều xấu, sinh ra điều xấu. Giàu có cũng làm cho người giàu không dễ nhạy cảm, nh́n thấy đau khổ, lầm than của người khác, do đó không biết thông cảm, liên đới, chia sẻ với người khác. Do đó làm cho dễ quên những giá trị đạo đức, giá trị nhân loại, hoặc không đưa đến, không tạo ra những giá trị đạo đức, nhân loại như nghèo khổ.

         Thầy Đằng trả lời em gái khuyên em nên bỏ qua những lỗi lầm của vợ thầy v́ đă ham giàu, địa vị mà bỏ thầy và đă chắp nối lại:

"Cái nghèo của qua đây, gia tài của họ có bán hết cũng không mua nổi đâu, em đừng tưởng qua thấy họ giàu c̣n qua nghèo mà qua tự cảm thấy hổ thẹn", Thầy c̣n khuyên thằng Được, con Liên "Phải biết giữ ǵn danh dự cho toàn vẹn, thà làm người nghèo mà phẩm giá được cao, chớ đừng làm người giàu sang mà bị khinh bỉ". Thầy giải thích cho bà hội đồng nghe tại sao thầy không thuận để cho thằng Được đi theo bà “Bà có thể cho nó ăn sung mặc sướng, sau nầy xây nhà, chia ruộng cho nó, nhưng bà không thể dạy nó đạo làm người và v́ thế nó giàu mà không biết cái cực của người nghèo th́ cái giàu của nó chỉ làm hại người nghèo, có ích chi cho thiên hạ".

         Thằng Bỉ là bạn thân của thằng Được. Trên đường về thăm mẹ nuôi hay t́m kiếm cha mẹ đẻ thằng Được mà hai đứa đều chắc là giàu có, thằng Bỉ luôn luôn cảnh giác thằng Được về khả năng tiêu cực của giàu có, qua những căi lư, tranh luận thẳng thắn giữa hai đứa.

         Hai đứa măi căi nhau về có nên đi xe hơi cho nhanh, cho khỏe, v́ có tiền, th́ xe hơi đă chạy mất rồi. Thằng Được mắt ngó theo bụng c̣n tiếc nên lầm bầm:

-                          Mầy bậy quá nên xe chạy tuốt rồi c̣n ǵ?

-                          Nó chạy đi đâu th́ chạy chớ. Mầy biết tại sao mà tao không đi xe hơi hay không?

-                          Không

-                          Tại xe hơi là đồ của nhà giàu dùng, nên tao nhứt định không thèm ngồi trên đó.

-                          Sao mà mầy ghét nhà giàu giữ vậy?

-                          Tại họ đă không biết thương người mà họ c̣n muốn hại cho nhà nghèo như ḿnh nữa chứ sao.

Chỗ khác, lúc hai đứa được đưa sang nhà, thằng Được hỏi thằng Bỉ:

-                          Sao mầy buồn dữ vậy?

-                          Vui sao được mà mầy biểu vui?

-                          Sao vậy

-                          Tao làm anh em với mầy , tao tưởng mầy  cũng mồ côi và nghèo hèn như tao chớ tao có dè ngày nay mầy  được giàu có đâu.

-                          Thằng khéo nói kỳ hôn, nếu tao được giàu, th́ mầy cũng sung sướng với tao, chớ tao giàu rồi bỏ mầy hay sao mà mầy buồn?

-                          Tao sợ miệng mầy nói như vậy mà bụng mầy không được như vậy chớ.

-                          Tại sao mầy sợ?

-                          Tao thấy một chút nầy th́ tao biết bụng mầy rồi. Mấy tháng nay tao với mày đi lưu linh kiếm ăn, mầy thường nhắc nhở con Liên luôn, mầy nói mầy thương nó như em ruột mầy. Mầy tính sẽ về thăm mẹ rồi mầy th́ mày đi kiếm cho được nó. Hôm nay nghe nói cha mẹ mầy là người giàu có th́ mầy quên ngay con Liên, không nghe mầy tính đi t́m nó nữa. Mầy thương nó lắm mà chưa giàu mầy đă quên nó rồi. Huống chi tao mà mầy c̣n kể số ǵ…

- Mầy nói tức quá, tao có quên con Liên bao giờ? Để tao đi t́m được cha mẹ tao rồi tao sẽ kiếm nó rước về tao nuôi chớ. Tao có quên anh em th́ trời đừng để mạng tao nữa…

Lúc hai đứa gặp lại bà hội đồng sắp chính thức nhận thằng Được làm con, thằng Được vui sướng, c̣n thằng Bỉ lại buồn. Thằng Được thấy vậy liền nổi giận theo rầy hoài:

- Tao với mầy kết làm anh em, hễ tao vui th́ mầy phải vui với tao, chứ sao mầy lại làm mặt quỷ thần hoài vậy?

- Mầy vui chừng nào tao càng buồn chừng nấy

- Sao vậy?

- Nếu mà mầy giàu có th́ tao có được làm anh em với mầy nữa đâu?

- Mày nói bậy hoài, tao giàu th́ cũng như mày giàu, chớ sao lại không làm anh em với nhau nữa?

- Hễ mầy giàu mầy chơi với con nhà giàu. Đồ trôi sông lạc chợ không mẹ không cha như tao vầy th́ mầy thèm ngó tới đa.

- Bỉ, mầy đừng nói xấu tao như vậy chớ. Ví dầu mai mốt tao có giàu sang đi nữa, lẽ nào tao quên sự cực khổ của tụi ḿnh mấy năm cho được mậy. Tao có nói với mầy rằng thuở nay tao chỉ thương có mấy người thôi: thứ nhứt là má nuôi tao, thứ nh́ là thầy tao, thứ ba là con Liên, thứ tư là mầy. Thiệt tao cũng thương cha thương mẹ tao nữa, ngặc v́ tao chưa biết cha mẹ tao là ai… Nếu tao được giàu, tao lập thế đi t́m cha mẹ tao, mà trước hết tao rước mấy người tao thương về tao nuôi hết thảy, chớ phải tao như họ, giàu có rồi quên bạn nghèo, sang rồi quên hồi hèn đâu mà mầy nói vậy?

Những lời nói chân thành thằng Được không thuyết phục hẳn thằng Bỉ nên khi thằng Được trở thành thằng Nhă giàu có hạnh phúc th́ dù thằng Được hết sức năn nỉ thằng Bỉ không chịu ở chung với nó, vẫn cứ ôm đờn rảo khắp tỉnh thành. Nhân vật thằng Bỉ bày tỏ một thái độ hoài nghi bi quan mà tác giả đă nói thẳng ra trong lời kết luận, mà không nhờ nhân vật nói: "Thằng Nhă bây giờ biết thương người nghèo là v́ nó đă là thằng Được suốt 15năm trời. C̣n biết bao nhiêu thằng Nhă khác chưa làm được như thằng Được, chưa nếm đủ mùi cay đắng trong đời nên vẫn ai nghèo mặc ai, ḿnh giàu ḿnh hưởng. Do đó nếu thằng Nhă là con của bà Hội đồng mà không có làm thằng Được th́ ngày nay chắc ǵ nó biết thương con nhà nghèo?

Vấn đề Hồ Biểu Chánh nêu lên; chỉ nghèo khổ mà không nói rộng ra, v́ kinh nghiệm cay đắng là một khía cạnh tạo ra ḷng trắc ẩn, tạo ra những giá trị nhân loại, đạo đức. C̣n giàu có mà không trải qua cực khổ đau thương th́ không thể. Chúng tôi nghĩ rằng như thế chỉ đúng một phần, v́ trong thực tế vẫn có những người giàu tốt bụng. Cho nên điều kiện chính làm cho cơi ḷng con người khép kín hay mở rộng không phải là có hay không có của cải vật chất mà là có hay không có tinh thần khó nghèo. Do đó cái khó là làm sao có tinh thần khó nghèo. Người giàu có tinh thần khó nghèo th́ thật khó, c̣n người nghèo mà muốn được tinh thần khó nghèo th́ lại càng khó hơn nữa, nhất là trong hoàn cảnh cùng cực, thiếu những điều kiện sống tối thiểu. Nhất là đối với lớp tuổi thơ, là tuổi được quyền ăn chơi vô tư, mà lại phải lo cơm áo, th́ sự nghèo khó có thể tạo ra giá trị đạo đức, nhân loại, mà ngược lại c̣n có thể tạo làm cho người ta căm thù xă hội… Trường hợp thằng Được, thằng Bỉ thật hiếm hoi. Số đông không tránh khỏi trở thành bụi đời, lưu manh, du đảng thù ghét xă hội.

         Cách đặt vấn đề của tác giả, nếu làm cho người đọc hiểu rằng đứa trẻ phải trải qua những hoàn cảnh cay đắng th́ mới biết thương người th́ thật là nguy hiểm v́ thực tế không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng là những nhân cách phi thường, anh hùng, trong cảnh bụi đời mà không trở thành bụi đời. Do đó vấn đề xă hội, đạo lư ngược lại chính là làm sao cho đứa trẻ không phải làm thằng Được suốt 15 năm trời mà vẫn không biết động ḷng thương người và không lạnh lùng với xă hội.

---------------------------------------------

Nguồn : “Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại” của GS Hoàng Nhân- NXB Mũi Cà Mau- 1998 (Phần III: Phụ lục tài liệu tham khảo, tr 380 đến tr 421)”.

 

©2006 hobieuchanh.com