LES MISÉRABLES CỦA VICTOR HUGO VÀ

NGỌN CỎ GIÓ ĐÙA CỦA HỒ BIỂU CHÁNH [1]

Nguyễn Văn Trung      

Năm 1985, kỷ niệm 100 năm ngày Victor Hugo qua đời, đồng thời cũng là năm sinh của Hồ Biểu Chánh (1/10/1885), chúng tôi liên hệ hai nhà văn lớn v́ Hồ Biểu Chánh có phỏng dịch bài thơ L’Amour và phóng tác một trong những quyển tiểu thuyết nổi tiếng hơn cả “Ngọn cỏ gió đùa” do cảm đề bộ truyện "Les Misérables"của Victor Hugo.

            Trong lần đọc thứ nhứt, chúng tôi thử t́m xem có ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Pháp hay Tây phương nào hay không trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh và chúng tôi thấy rằng ngoài cái cốt truyện lấy lại của Hugo, tất cả câu chuyện từ khung cảnh lịch sử, tâm lư tư tưởng nhân vật đều thuần túy Việt Nam. Một số nhân vật chính của Victor Hugo được giữ lại dĩ nhiên là với những tên Việt Nam nhưng được lưu ư, đề cao, nhấn mạnh một cách khác, một số nhân vật chính khác bị bỏ quên hoặc lại được thêm vào. Việc đề cao, nhấn mạnh hay bỏ quên, đều nằm trong chủ đích của Hồ Biểu Chánh dựng nên một câu chuyện theo những chủ đề tư tưởng văn hóa Việt Nam.

            Trong lần đọc thứ hai, chúng tôi thử t́m cách xác định có những ảnh hưởng gián tiếp của văn hóa Pháp, Tây phương nào không về tư tưởng, h́nh thức diễn tả, và chúng tôi thấy có, đặc biệt về cách bố cục, kỹ thuật, lối xây dựng tác phẩm tiểu thuyết.

            Đọc lần thứ nhất: Hồ Biểu Chánh giữ lại từ cốt truyện Les Misérables nhân vật người nghèo vô học tính t́nh tốt, muốn làm ăn lương thiện giúp gia đ́nh, nhưng hoàn cảnh xă hội đă đẩy anh vào bước đường cùng phải đi ăn cắp vặt, bị bắt giam bỏ tù nhiều lần. Nhiều lần vượt ngục không thành, án lên thành 20 năm. Sau khi măn án trở về thành hận thù xă hội nhưng được giác ngộ nhờ tiếp xúc với bậc chân tu tôn giáo hiện thân của bác ái, làm cho anh biến đổi hận thù thành t́nh thương vị tha, chỉ c̣n biết làm ơn lợi ích cho người. Nhờ nhịp may và chịu khó làm ăn, anh trở nên giàu có, dùng tiền của kiếm được làm phúc, cứu tế xă hội. Nhưng sau đó có một người ăn cắp vặt lại sắp bị đem ra xử v́ bị t́nh nghi là tên tù vượt ngục nổi tiếng xưa kia. Nếu ṭa xử đúng là tên tù vượt ngục th́ án sẽ rất nặng. Sau khi suy nghĩ đắn đo, anh ra tự thú nhận chính ḿnh mới là tên tù vượt ngục để cứu người ăn cắp vặt kia. Do đó anh lại bị tù, rồi bày mưu trốn thoát được và bị coi như đă chết. Sau đó lén lút trở về t́m chuộc và nuôi đứa con gái của một người đàn bà đau khổ thực hiện lời hứa với chị trước khi chết.. vừa ẩn ḿnh vừa nuôi nấng bảo vệ đứa nhỏ cho đến khi nó lớn, gả chồng cho nó và hy sinh tất cả lẽ sống cho nó để đứa trẻ được hạnh phúc, rồi ra đi vĩnh viễn trong lặng lẽ, cô đơn và trong niềm thương nhớ của chúng.

            Cốt truyện được Hồ Biểu Chánh lồng vào một khung cảnh xă hội lịch sử khác, với những nhân vật hành động theo những tinh thần, ư thức hệ khác nhau.

Khung cảnh xă hội trong Les Misérables

Đời sống đô thị thời kỳ đầu tư bản công nghiệp. Tệ đoan xă h­ội trầm trọng là t́nh cảm vô sản của những người nghèo mới trong xă hội công nghiệp. Không phải chỉ người lớn mới là nạn nhân của chế độ xă hội mà trẻ con, nhất là trẻ không cha không mẹ lang thang trên vĩa hè, đường phố. Tiêu biểu cho loại trẻ này là nhân vật Gavroche J. Valjean trở thành giàu có lấy tên là ông Madeleine nhờ phát minh sáng chế công nghiệp, là chủ xí nghiệp…

Khung cảnh trong Ngọn cỏ gió đùa

            Là đời sống nông thôn trong chế độ nông nghiệp của xă hội Việt Nam cũ, trước thời kỳ Pháp thuộc. Lê Văn Đó là một nông dân nghèo làm ruộng, sau trở thành giàu có nhờ chịu khó khai hoang làm ruộng, lấy tên là Trần Chánh Tâm.

            Khung cảnh lịch sử Les Misérables

            Thế kỷ XIX, thời cách mạng dân chủ dân quyền, rất nhiều xáo trộn, tranh chấp chính trị, đặc biệt giữa phái cộng ḥa và phe bảo thủ, bảo hoàng… Cao điểm của thời kỳ này là sợi dây liên kết cuộc đời của các nhân vật chính trong truyện.

            Khung cảnh lịch sử trong Ngọn cỏ gió đùa.

            Đầu thế kỷ XIX thời Gia Long, Minh Mạng, những mâu thuẫn nội bộ trong tầng lớp quan lại về lư tưởng trung quân. Trung quân theo nghĩa h́nh thức: trung với vua, v́ vua là vua, và chỉ trung với vua khi vua biết trọng nghĩa của bày tôi. Cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi tiêu biểu cho lư tưởng trung quân hiểu theo nghĩa thứ hai. Cuộc nổi dậy này cũng là sợi dây liên kết cuộc đời của các nhân vật chính trong truyện. Hugo ủng hộ, đề cao cuộc nổi dậy của dân chúng Paris. Hồ Biểu Chánh ủng hộ cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi.

            Tư tưởng chủ đề của Hugo.

            1/ Thiên chúa giáo, đặc biệt là đức bác ái Kitô giáo được thể hiện một cách gần như trọn vẹn thông qua h́nh ảnh, tác phong, cuộc đời của vị giám mục Myriel, nhất là trong cách đối xử với J.Valjean khi anh ta đến xin trọ, được tiếp đón ân cần c̣n ăn cắp đồ, bị bắt lại được xác minh là tặng chớ không phải ăn cắp, hoàn toàn trái ngược lại với cách đối xử với J.Valjean của những người khác.

            2/ Đề cao cách mạng dân chủ nhân quyền: Chống chế độ quân chủ, bảo hoàng. Hugo đă tŕnh bày sự đối lập ngay giữa 2 ư thức hệ trên những tranh luận và mâu thuẫn ngay trong nội bộ gia đ́nh giữa ông ngoại Gilenormand, một đại trưởng giả, người của tư tưởng bảo hoàng, và người cháu ngoại Marius, trung thành với lư tưởng cộng ḥa của cha ḿnh là đại tá Ponmercy.

            3/ Chống bất công xă hội: Một người tốt nhưng hoàn cảnh, thể chế xă hội làm cho anh ta trở thành phạm nhân, tội nhân, nhưng thực ra anh ta chỉ là nạn nhân của xă hội xấu đó. J.Valjean, nhân vật chính của câu chuyện tiêu biểu cho t́nh cảm kể trên.

            4/ Chống sự sa đọa của người đàn bà: Người đàn bà, ngoài cảnh phải chịu bất công áp bức ngoài xă hội, như người đàn ông, c̣n phải chịu áp bức về giới tính của ḿnh (làm điếm nuôi con và bị khinh bỉ). Nhân vật Fantine thể hiện thân phận người đàn bà về cả hai phương diện kể trên.

            5/ Chống t́nh cảnh bị thất học, bị bỏ rơi của tuổi thơ: Gavroche, nhân vật nổi tiếng trong truyện, đến nỗi trở thành một danh từ chung chỉ những đứa trẻ bụi đời của thành phố Paris, có cha mẹ nhưng bị bỏ rơi và không được học hành, sống lang thang tự lập trên các vĩa hè.

            6/ Chống tính cách phi nhân của chủ nghĩa duy pháp lư (Juridisme): Tôn trọng bảo vệ triệt để pháp luật, và là loại pháp luật không phải làm ra v́ con người, cho con người. Javert tiêu biểu cho thái độ duy pháp lư kể trên.

            Tư tưởng chủ đề của Hồ Biểu Chánh

            1/ Phật giáo: tư tưởng từ bi hỉ xả và thuyết tham sân si được thể hiện qua thái độ cư xử của ḥa thượng Chánh Tâm đối với Lê Văn Đó, và qua lời ḥa thượng dạy dỗ hai sa di Thiện Thanh, Giác thế.

            2/ Đề cao những lư tưởng của người tráng sĩ: bảo vệ khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, trung quân theo nghĩa vua trọng nghĩa tôi, không ngần ngại nổi dậy chống lại vua khi làm mất nghĩa của bầy tôi. Vương Thế Hùng là h́nh ảnh của người tráng sĩ trong truyện, thấy người gặp hoạn nạn ra tay can thiệp, giải thoát mà không nhận đền ơn, thấy Lê Văn Khôi nổi dậy v́ đại nghĩa th́ quyết tâm tham gia, đành cam chịu bất nghĩa với bố mẹ vợ con (bỏ gia đ́nh đi chiến đấu).

            3/ Chống nghèo khổ bất công, chống tư tưởng do trời, v́ nếu có trời th́ không thể có bất công, nghèo nàn, áp bức. "Hai chữ công b́nh do người ta đặt ra mà gạt bọn nghèo hèn như chúng ta đây chứ không có nghĩa lư chi hết', "C̣n cháu kêu trời làm chi, nếu trời đất ăn ở công b́nh th́ đâu có chuyện như vậy". Lê Văn Đó là nạn nhân của một hoàn cảnh phân chia giàu nghèo và thuộc lớp người nghèo khổ nhất.

            4/ Đề cao tiết hạnh: Bảo vệ, giữ ǵn tiết hạnh là một điều quan hệ nhất đối với những người đàn bà Á Đông. Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo, "Không v́ chữ bần mà bán rẻ danh tiết". Ngoài ra, người phụ nữ cũng giữ chung t́nh thủ tiết, dù cho người chồng đă phản bội. Ánh Nguyệt tiêu biểu cho người đàn bà tiết hạnh, chung t́nh, thủ tiết.

            5/ Đề cao hiếu thảo: Đạo làm con đối với cha mẹ. Thế Phụng, con Thế Hùng, tiêu biểu cho hiếu thảo ở chỗ nguyện suốt đời nối chí cha và sống như cha.

            6/ Chống thể chế pháp lư khắc khe, phi nhân của nhà Nguyễn, đặc biệt về mặt h́nh sự.

            Trong Ngọn cỏ gió đùa không có đề tài thiếu nhi, nhưng đề tài này đă được Hồ Biểu chánh nhắc đến trong Cay đắng mùi đời.

            Các nhân vật chính:

            Hồ Biểu Chánh ­giữ lại những nhân vật sau đây của Les Misérables:

            Giám mục Myriel:                    ḥa thượng Chánh Tâm

            J.Valjean-Madeleine                Lê Văn Đó - Trần Chánh Tâm - Thiên hộ

            Fantine                                    Ánh Nguyệt

            Cosette                                               Thu Vân

            Gillenormand                           ông ngoại Đàm Tự Chấn

            Colonel de Ponmercy              Vương Thế Hùng

            Marius                                     Vương Thế Phụng

            Thénardier                               Đỗ Cẩm

            Javert                                      Phạm Văn Kỳ

            Gavroche                                Thêm Từ Hải Yến, chồng Ánh Nguyệt

            Việc bỏ, thêm và bớt, nhấn mạnh hay không nhấn mạnh vào những nhân vật chính c̣n được giữ lại cũng dễ hiểu khi tác giả thay đổi các chủ đề tư tưởng nhằm những mục đích khác. Hugo nhấn mạnh vào nhân vật Myriel, để cả trăm trang cho nhân vật này trước khi nói đến nhân vật chính, cho thấy đấy là một vị thánh, gần như hoàn hảo, trong khi Hồ Biểu Chánh chỉ để vài trang miêu tả tóm tắt đức hạnh như có thể thấy ở nhiều vị ḥa thượng khác.

            Về nhân vật chính Lê Văn Đó, nói chung Hồ Biểu Chánh thể hiện khá đầy đủ những hành động của J.Valjean, chỉ thay đổi cách thể hiện hoặc những chi tiết mà thôi. Chẳng hạn ăn cắp ở nhà giám mục bộ chân nến, ăn cắp ở chùa bộ chén trà, làm giàu nhờ khai thác kỹ nghệ, được bầu làm thị trưởng, làm giàu nhờ khai thác rừng hoang, được triều đ́nh phong tước, bị bắt và trốn thoát mất tích, cứu một người thủy thủ, cứu một ghe ch́m…

            J.Valjean đi đến một khu công sự chiến đấu không phải để tham gia khởi nghĩa v́ những xác tín chính trị, lư tưởng dân chủ, cộng ḥa như Marius, cũng như Lê Văn Đó không tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi v́ anh là nông dân, không liên hệ đến lư tưởng trung quân như một người có học, có xác tín về những ư thức hệ của Nho giáo. Lúc Lê Văn Khôi khởi nghĩa, anh bị buộc phải cung cấp thóc gạo cho triều đ́nh, c̣n lúc tàn dư của Lê Văn Khôi nổi lên lại, anh chỉ v́ t́nh cờ mà cộng tác với quân nổi dậy (đưa Thu Vân đi t́m Thế Phụng, bị binh triều đ́nh  bắt đưa ra tŕnh diện, gặp Thế Phụng, theo quân nổi dậy).

            Cả hai đều đương đầu với những thử thách lựa chọn khó khăn nhất v́ đây là một cuộc chiến đấu với chính ḿnh: Có nên ra thú nhận ḿnh là tên tù chung thân vượt ngục hay không, và có nên giữ Cosette, Thu Vân ở lại với ḿnh để thụ hưởng một mối t́nh thật chính đáng hay phải hy sinh cho người khác? Nhưng Hugo c̣n tạo ra một t́nh huống phức tạp trong đó Marius nghi ngờ nhiều điều về cuộc đời và con người của J.Valjean, cho nên những nghi ngờ đó khi được giải tỏa một cách bất ngờ, đă gây xúc động mạnh ở nhân vật Marius và ở người đọc. V́ thế đọc Hugo thấy ông nhấn mạnh vào những mâu thuẫn dằng co của J.Valjean và do đó thấy sâu sắc, thấm thía hơn sự thử thách cuối cùng của nhân vật chính.

            Fantine, Cosette, Ánh Nguyệt, Thu Vân: Hugo miêu tả cuộc đời đau khổ nhục nhă của Fantine, cho thấy nàng là người mẹ thương con, sẵn sàng nhổ răng bán tóc để lấy tiền trả cho Thénardier và không ngần ngại làm điếm để nuôi con, cuối cùng uất hận mà chết trước thái độ nhẫn tâm của Javert. Trước đó Fantine là cô thợ khâu trong nhóm 4 cô gái đă bắt bồ với bốn cậu sinh viên, sau đó Fantine có con nhưng bị bỏ rơi. Hugo không nói nhiều hơn về Tolomiette, người đă lừa dối Fantine. Ông nói nhiều hơn đến đoạn đời Cosette ở với Thénardier bị hành khổ cực, và đoạn đời thiếu nữ khi ở với J.Valjean, qua nhiều cuộc phiêu lưu, ẩn náu mà tạo nên một mối t́nh sâu đậm gắn bó 2 người, không phân biệt rơ là ông cháu hay là cha con, hay t́nh yêu, mà có lẽ là tất cả…Do đó khi J.Valjean phải hy sinh để cho Cosette kết hôn với người yêu th́ nỗi niềm đau khổ thật lớn lao và sự hy sinh thật là cao cả.

            Trái lại Hồ Biểu Chánh ít nói về Thu Vân, quăng đời ở với vợ chồng Đỗ Cẩm và quăng đời ở với Lê Văn Đó. kể như không có những phiêu lưu ẩn náu ly kỳ và cuộc sống ở chùa để Thu Vân học hành. Tác giả không để Thu Vân gần gũi với Lê Văn Đó như Cosette ở với J.Valjean. Hồ Biểu Chánh nhấn mạnh, chú ư nhiều hơn đến Ánh Nguyệt ở đợ nhà Đỗ Cẩm để trả nợ cho cha chết, quyết không v́ chữ bần mà nhận dan díu với quan huyện. Rồi lúc ở với Sáu Thời để lo chuộc Thu Vân, nhận đi đánh đờn thuê cho bọn Cao Trịnh Tường, bọn này định làm ẩu, nàng cũng cự tuyệt đánh lại chúng, bị chúng đánh đập và thua kiện. Việc lấy Từ Hải Yến khi ở nhà Đỗ Cẩm là v́ ân nghĩa. Sau biết Hải Yến phụ bạc nhưng vẫn chung t́nh, cho đến khi thấy Từ Hải Yến là tri huyện đến bắt Lê Văn Đó, th́ nàng mới tuyệt vọng và uất ức trước thái độ nhẫn tâm của Hải Yến mà chết, không phải v́ Phạm Văn Kỳ. Để làm nổi bật thân phận của Ánh Nguyệt, Hồ Biểu Chánh phải tạo ra nhân vật chồng Ánh Nguyệt. Tác giả tả khá nhiều thủ đoạn của tên này từ lúc c̣n là thư sinh, quyến rũ Ánh Nguyệt rồi bỏ rơi, lấy vợ khác giàu có, làm quan, nhẫn tâm từ cả vợ con khi Lê Văn Đó đem Thu Vân về Định Tường t́m cách cho Thu Vân gặp lại cha, là Hải Yến, đang làm bố chánh ở đó.

            Gillenormand- ông ngoại- Đại tá Ponmercy- Marius.

            Đàm Từ Chấn- Vương Thế Hùng- Vương Thế Phụng

            Trong Les Misérables, cuộc tranh luận về ư thức hệ chánh trị và sự xung khắc về chính kiến xảy ra giữa người ông Gillenormand và cháu Marius. Đại tá Ponmercy chỉ được nhắc đến tên và để lại cho người con một chí hướng … ủng hộ lư tưởng cộng ḥa dân chủ. Victor Hugo chú ư nhiều hơn đến Marius, mô tả diễn tiến trí thức của Marius đến chỗ tiếp nối ư hướng cha, tham gia cách mạng, trở thành một người lănh đạo tích cực trong phong trào nổi dậy ở Paris. Nhưng tác giả c̣n tả kỹ hơn quăng đời Marius quan hệ với Cosette: Một sự làm quen, một mối t́nh nhiều trắc trở, và do đó với Madeleine (Valjean) có nhiều nghi ngờ, thắc mắc về người cha nuôi của Cosette. Nhưng khi biết được sự thật th́ ḷng ân hận và cảm phục càng tột độ...

            Trái lại Hồ Biểu Chánh ít nói về Thế Phụng. Tuy Thế Phụng cũng nối chí cha tham gia các hoạt động nổi loạn của đám tàn quân Lê Văn Khôi, nhưng điều người đọc chú ư hơn cả nơi con người Thế Phụng là thái độ hiếu thảo của chàng. Khi biết cha c̣n sống, th́ đặt việc đi t́m cha trên hết, bỏ học, bỏ thi cử. Sau khi cha mất, về nơi ngôi nhà mà cha đă ẩn dật đi câu tôm cá .

            Nhưng Hồ Biểu Chánh nói nhiều về Thế Hùng, những tranh luận về ư thức hệ chính trị xảy ra ở đây là giữa ông ngoại[2] và con rễ, thay v́ giữa ông cháu như trong Les Misérables. Thế Hùng cũng là một lănh tụ chủ chốt trong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi. Sau cùng bị thua, đành cam phận với cuộc đời ẩn dật để được trung thành với lư tưởng đă chọn, dù phải trả một giá rất đắt là không được sống gần con, được trông thấy nó trước khi chết, v́ đó là điều kiện để ông ngoại nuôi cháu.. Tác giả nói nhiều về Thế Hùng, đề cao con người và khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, một chủ đề nổi bật của hầu hết các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

            Vợ chồng Thénerdier - vợ chồng Đỗ Cẩm:

            Đây là hạng người tiêu biểu cho loại người lưu manh, độc ác tàn bạo mà xă hội thời nào cũng có, không phải do bất công xă hội gây ra.

            Trong cả hai tác phẩm, hai cặp vợ chồng này đều độc ác, nhưng phải nhận rằng vợ chồng Thénerdier đă thâm độc hơn vợ chồng Đỗ Cẩm nhiều.

            Javert- Phạm Kỳ.

            Những hành động chính của Javert đều thấy Phạm Kỳ diễn lại, nhưng Victor Hugo miêu tả Javert kỹ hơn, biến thành một nhân vật tiêu biểu cho thái độ tôn sùng pháp luật. Javert áp dụng thái độ trên khắt khe với cả chính ḿnh. Nhưng sự cuồng tín đó bị sụp đổ trước cử chỉ lạ lùng của J.Valjean, làm cho Javert nhận ra rằng c̣n có pháp lư của trời trên pháp lư của trần gian, vẫn có một cái ǵ đó cao cả hơn pháp lư. Cuối cùng Javert phải tự tử để khỏi phải nh́n nhận những sự thật trên. Phạm Kỳ đơn giản nhiều hơn: chỉ tin tưởng pháp luật và tin rằng người giàu bao giờ cũng nói đúng pháp luật, không có thắc mắc và khủng hoảng niềm tin như Javert, v́ thế Phạm Kỳ là một nhân vật lu mờ có thể bị loại bỏ qua trong tác phẩm

Gavroche:

Một nhân vật tiêu biểu trong Les Misérables. Trong Ngọn cỏ gió đùa không có nhân vật tương tự v́ một lẽ dể hiểu: Khung cảnh lịch sử xă hội trong Ngọn cỏ gió đùa trong thời kỳ nông nghiệp thôn dă chưa thể có những tệ đoan xă hội như thời kỳ công nghiệp thành thị.

            Đọc lần thứ hai:

            Chúng tôi không t́m thấy những ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp của văn hóa phương Tây trong Ngọn cỏ gió đùa v́ các nhân vật của truyện sống trong thời kỳ chưa có giao lưu văn hóa với Tây Phương (trừ giới thiên chúa giáo). Một vài hành động ra ngoài khuôn khổ phong tục và lễ giáo cổ truyền như việc Ánh Nguyệt kết hôn với Từ Hải Yến không có ư kiến ưng thuận của cha mẹ, chẳng qua là v́ trường hợp bất khả kháng, không phải v́ lư do hôn nhân theo kiểu Tây phương. Tuy nhiên trong những truyện sau, nhân vật sống trong thời Pháp thuộc, đă có ảnh hưởng của tự do cá nhân theo kiểu Tây phương.

            Hồ Biểu Chánh có chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương thể hiện qua việc bố cục xây dựng cuốn truyện. Hồ Biểu Chánh đă nhận một nền văn hóa hoàn toàn Tây Phương (học trường Pháp, đỗ Thành Chung) dĩ nhiên đă đọc tiểu thuyết và theo tập hồi ức "Đời tôi về văn nghệ", ông cho biết hồi 1910 ông đă đọc ba cuốn truyện viết bằng văn xuôi đầu tiên ở Nam Kỳ ảnh hưởng đến việc định hướng sáng tác của ông: Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên Ngoại sử của Nguyễn Duy Toản và nhất là truyện Thày Lazarro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, hoàn toàn viết theo lối Tây Phương ở chỗ: đưa ra những sự việc hàng ngày của người dân thường vào tiểu thuyết, dùng lối văn xuôi, ngôn ngữ hàng ngày, kể cả những thổ ngữ, tiếng địa phương, không phải là lối văn biền ngẫu, chải chuốt, khách sáo. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh nói chung và Ngọn cỏ gió đùa nói riêng thể hiện tinh thần và phong cách viết tiểu thuyết theo quan niệm Tây phương, và đó là một điều mới lạ với truyền thống văn học Việt Nam .

Về bố cục, có thể nói Hồ Biểu Chánh gọn hơn Victor Hugo. Les Misérables là một công trường - chantier - dang dở hàng chục năm mới viết xong. Trái lại Hồ Biểu Chánh không dùng những đoạn trữ t́nh ngoại đề như Hugo, chỉ kể lại những sự việc có liên quan trực tiếp. Ba chuyện của ba nhân vật chính: Lê Văn Đó - Chánh Tâm- Ánh Nguyệt - Thu Vân, Thế Hùng - Thế Phụng được sắp xếp tổng hợp theo một trật tự chặt chẽ, hợp lư, chứng tỏ tác giả đă dụng tâm rất nhiều về kết cấu như chính tác giả đă xác nhận: mất 5 năm để dàn dựng bố cục và chỉ viết trong 2 tháng th́ xong.

Một điểm khác về ảnh hưởng của Tây phương là tác giả chỉ mô tả, kể truyện, không bộc lộ cái tôi của ḿnh một cách trực tiếp và lộ liễu, hoặc dùng lối văn nghị luận diễn thuyết như Victor Hugo. Hồ Biểu Chánh cũng nói về đạo đức nhưng không cho người đọc có cảm tưởng là tác giả luận giảng v́ những tư tưởng đạo đức được diễn tả bằng những lời đối đáp giữa các nhân vật.

Về thứ tự thời gian, Hồ Biểu Chánh tôn trọng trật tự liên tiếp giữa các biến cố trong câu chuyện. Cái ǵ xảy ra trước nói trước. Ngữ pháp Việt Nam cũng tôn trọng trật tự liên tiếp này. Thí dụ: Tôi đi tỉnh về nhà, khác với Je reviens de la ville.

Trái lại, Victor Hugo sắp xếp bố cục theo trật tự ưu tiên cho những ǵ tác giả muốn nhấn mạnh. Mở đầu câu chuyện, Hugo miêu tả cuộc đời giám mục Myriel rồi mới nói tới J.Valjean ngay từ lúc mới được thả, được Myriel đón tiếp rồi sau đó tác giả mới vượt ḍng thời gian kể lại lai lịch gốc tích J.Valjean. Hồ Biểu Chánh th́ lại kể chuyện đời Lê Văn Đó từ thuở bé, rồi mới bị tù, gặp Ḥa thượng nói về cuộc đời của ḥa thượng...

Một đặc điểm khác trong truyện Hồ Biểu Chánh cho thấy ông tiếp thu kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại là ông không dựng nhân vật điển h́nh. Trong hầu hết các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chúng tôi không thấy ông dựng một mẫu người cố định nào. Ông hội đồng, ông đốc phủ, ông điền chủ không nhất thiết là người xấu, c̣n người nghèo không nhất thiết là người tốt. Các nhân vật của Hồ Biểu Chánh đều rất sống động và hấp dẫn, tạo nhiều bất ngờ lư thú, không như độc giả đă quen dự định khi đọc các truyện cổ điển ảnh hưởng Trung Quốc.

Sứ mệnh nhà văn:

Nhiều nhà phê b́nh coi cuốn Les Misérables là một tiểu thuyết xă hội, một thiên anh hùng ca về đại chúng. Ngược lại có nhà phê b́nh khác lại cho rằng nếu tiểu thuyết xă hội là mô tả tầng lớp lao động, tiểu nông thời ḱ đó th́ cuốn Les Misérables không phải là tiểu thuyết xă hội v́ Victor Hugo đă bỏ qua hai tầng lớp trên mà chỉ miêu tả những lầm than mà xă hội nào cũng có [3].

Người ta cũng có thể nói Ngọn cỏ gió đùa là một tiểu thuyết xă hội hiểu theo nghĩa mô tả những cảnh cùng cực của những con người nghèo khổ hay bị áp bức về mặt xă hội, phái tính... và hiểu như vậy, cả hai tác phẩm - nguyên tác và phóng tác đều là những tác phẩm lớn, có giá trị riêng biệt.

Nhưng nếu đi xa để t́m hiểu tại sao đến hôm nay hai tác phẩm vẫn c̣n làm cho người ta xúc động, chúng tôi nghĩ rằng cả hai nhà văn đều đạt tới chỗ diễn tả được một cái ǵ vượt qua khỏi những khía cạnh chính trị, xă hội, phái tính.

Đó là cuộc chiến đấu với chính ḿnh, một cuộc chiến đấu khó khăn cam go nhất v́ không phải chỉ để thắng cái xấu, cái tiêu cực nơi ḿnh, mà c̣n để vượt qua, từ bỏ không bám víu vào ngay cả những ǵ tốt đẹp, rất chính đáng hy sinh cho người khác. Con người đạt tới chỗ quên ḿnh hoàn toàn, quên cả những ǵ ḿnh tha thiết yêu quư nhất như t́nh cảm, t́nh yêu v́ người khác. Không c̣n ǵ khác hơn nữa là cái bản thể sâu nhiệm của con người. [4]

Trong Les Misérables cuộc chiến đấu trên đă diễn ra thật quyết liệt căng thẳng v́ các nhân vật bày tỏ những thắc mắc nghi ngờ hoặc bộc lộ những bí mật về con người, cuộc đời ḿnh. Trái lại trong Ngọn cỏ gió đùa cuộc chiến đấu được diễn ra thầm lặng, bên trong, v́ không ai nêu lên được thắc mắc cũng như không có ai tiết lộ nhiững bí mật về cuộc đời, con người ḿnh.

Tuy mô tả cuộc chiến đấu với chính ḿnh một cách khác nhau, cả hai nhà văn đều thực hiện được điều mà chúng tôi gọi là "sứ mệnh của nhà văn", làm cho người đọc ở những hoàn cảnh khác nhau thuộc những dân tộc văn hóa khác nhau cảm thấy xúc động mănh liệt trước những ǵ là nhân loại, t́nh người quăng đại và cao quư nhất, đáp lại những thách thức của thân phận ở đời và sau cùng, của cái chết.

 

Nguồn : “Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại” của GS Hoàng Nhân- NXB Mũi Cà Mau- 1998 (Phần III: Phụ lục tài liệu tham khảo, tr 380 đến tr 421)”.

 

 



[1] Bản này đă được đọc trong hội nghị khoa học kỷ niệm 100 năm ngày mất của Victor Hugo do trường Đại học sư phạm phối hợp với Viện trao đổi văn hóa với Pháp tổ chức ngày 23/5/1985 tại thành phố Hồ Chí Minh

[2] cha vợ (?) BBT

[3] Ư kiến của Marcey Aymé trong cuốn "Les Écrivains célèbres", Tome 3, Ed.d'Art Lucien Mazenod Paris 1953, trang 49.

[4] Chúng tôi đề nghị bạn đọc hiểu nội dung từ "Vượt" theo nghĩa "Aufhebung" của Hegel: Vượt mà vẫn giữ lại cái bị vượt; từ vượt trong tiếng Việt và từ dépassement trong tiếng Pháp không diễn tả được hết ư của từ tiếng Đức. Hiểu như vậy th́ khi nói "vượt lên trên những đấu tranh chính trị" không có nghĩa là xóa bỏ mà vẫn giữ lại cái tích cực, cái chính đáng của những đấu tranh đó, chỉ đưa lên b́nh diện cao hơn, phong phú hơn mà thôi. Chúng ta làm một giao lưu văn hóa về phê b́nh văn học. Ở đây chúng tôi cũng dùng cặp khái niệm khác: Être et Avoir ( hiện thể và sở hữu) của nhà triết học Gabriel Marcel để diễn tả cái ư con người chỉ thực sự là người khi vượt khỏi những cái ǵ ḿnh có.