Truyện „Thầy Lazarô Phiền“
Nh́n lại vấn đề viết tiểu
thuyết theo lối Tây phương:
Nguyễn Văn Trung
Cho đến hôm nay, có ư kiến coi „Tố Tâm“ của
Hoàng Ngọc Phách là cuốn tiểu thuyết Việt Nam
đầu tiên viết theo lối Tây phương hoặc
coi Hoàng Ngọc Phách qua „Tố Tâm“ như thủy tổ
của tiểu thuyết lăng mạn Việt Nam tiền chiến...
Ư kiến này
đă trở thành luận điểm phổ
biến hầu như một chân lư hiển nhiên.
Nhưng chúng tôi thấy:
1. Những câu nói: „Tiểu
thuyết Việt Nam theo lối Tây phương đầu
tiên, có tiếng vang cả nước, thủy tổ của
tiểu thuyết lăng mạn, không ai không biết, từ Bắc
chí Nam v.v.“ chỉ là những khẳng định vô bằng,
thậm chí là những lời ca tụng tâng bốc theo một
thói quen dớ dẩn... thế thôi. Dựa vào những sự
kiện ǵ có thể kiểm chứng được mà khẳng
định „Tố Tâm“ là tiểu thuyết Việt
Nam (nghĩa là của cả nước) đầu tiên theo
lối Tây phương hoặc không ai không biết từ Bắc
chí Nam?
Trong t́nh h́nh sách báo c̣n rất hạn chế về mặt
xuất bản và phổ biến hồi đầu thế
kỷ, thực sự giới nào đọc „Tố
Tâm“? phải chăng chỉ có giới học sinh, sinh
viên, trí thức ở thành phố? Tam Lang đă thú nhận:
viết „Tôi kéo xe“ chỉ có giới ăn học ở
thành phố đọc, c̣n giới lao động chân tay nào
ai biết Tam Lang là ai đâu?
2. Nói theo: Một hai người
có uy tín nói viết ra, những người đi sau không chịu
kiểm tra lại v́ lười biếng không xét xem những
khẳng định đă đưa ra có đúng hay không hoặc
chỉ tin vào đàn anh đi trước. Đây cũng là một
thói quen rất phổ biến. Những sai lầm về tiểu
sử, tác phẩm người đi trước vấp phải
người đi sau cứ nhắc lại.
3. V́ thiên kiến: Sau cùng cũng
nên nghĩ đến một giả thuyết: v́ thiên kiến
địa phương. Nhóm Trần Văn Giáp, Nguyễn
Tường Phượng trong „Lược truyện
các tác giả Việt Nam“ đă đưa ra giả thuyết:
có thể những tiểu thuyết viết theo lối Tây
phương sớm hơn cả là ở miền Nam, và
đưa ra hai trường hợp: „Trần Đại
Lang“ và „U T́nh Lục“. Tuy hai cuốn này không phải
là tiểu thuyết viết theo lối Tây phương
(chúng tôi sẽ nói sau) nhưng ít ra điều đáng quư, cần
lưu ư là các tác giả bộ ''Lược truyện''
đă gợi ư cho việc t́m hiểu nghiên cứu đúng
hướng. Sự gợi ư này h́nh như ít được
ai lưu ư nhưng ông Nguyễn Trần Huân đă đọc
kỹ và nhắc lại những ghi nhận, giả thuyết
của các ông Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường
Phượng... tại sao ông đi t́m theo hướng
đó, v́ rút cục ông vẫn quay trở lại miền Bắc,
miền Trung để rồi cũng khẳng định
về „Tố Tâm“ như những người khác?
Phải chăng v́ trong tiềm thức của ông, thiên kiến
về miền Nam không thể có văn chương hay có tầm
mức cả nước, đă chi phối cách viết, lối
nh́n của ông? Chúng tôi nêu giả thuyết này v́ biết ông
Nguyễn Trần Huân là người gốc miền Bắc.
Ông Nguyễn Trần Huân đă cảm phục Phạm Quỳnh
là người đă đánh giá một cách miệt thị
những sinh hoạt văn học ở miền Nam trong bài
„Một tháng ở Nam Kỳ“ (Nam Phong số 17 -
1919).
Nêu lên trường hợp ông Huân, chúng tôi không có ư chê trách
ǵ, chỉ muốn ghi nhận một ư kiến, ngoài ra chính
chúng tôi cũng đă có thiên kiến như Phạm Quỳnh,
ông Nguyễn Trần Huân.
T́m hiểu, đánh giá „Tố Tâm“ một cách nghiêm
chỉnh, thiết tưởng cần làm sáng tỏ mấy
điểm chính sau đây:
1. Đưa ra một định
nghĩa về khái niệm tiểu thuyết theo Tây
phương và xác định tiểu thuyết viết theo
Tây phương về phương diện nào: kỹ thuật
viết hay nội dung truyện, để căn cứ vào
đó mà xét xem „Tố Tâm“ đạt tới chừng
mực nào những yêu cầu hay tiêu chuẩn của kỹ
thuật viết tiểu thuyết theo Tây phương. Nếu
chúng tôi không nhầm, th́ hầu hết các tác giả đều
đánh giá „Tố Tâm“ về mặt viết theo kỹ
thuật Tây phương nhưng trong thực tế lại
chỉ nói đến hoặc đề cao „Tố
Tâm“ về nội dung lăng mạn. Ngay cả về lăng
mạn cũng không xác định rơ: hiểu lăng mạn thế
nào? Lăng mạn Việt Nam, lăng mạn Trung Quốc, lăng mạn
phương Tây lăng mạn phương Tây theo Pháp hay Đức?
2. Giao lưu văn hóa: Trả
lời phỏng vấn của Lê Thanh (''cuộc phỏng vấn
nhà văn'' xuất bản năng 1943) .
Tác giả „Tố Tâm“ thú nhận đă chịu ảnh
hưởng các nhà văn nhà thơ Pháp thế kỷ XVIII và
XIX như Bourget, Barrès, Rousseau, Chateaubriand và nhất là
Lamartine, Hugo, Musset, Viguy. Đó là ảnh hưởng của một
bầu không khí lăng mạn, trữ t́nh chung chung mà thôi.
Nhưng theo Nguyễn Trần Huân trong bài ''Le Roman Việt
Nam; Contemporain'', tác giả đă chịu ảnh hưởng
cuốn ''La Dame aux Camélias'' (1848), là một cuốn tiểu
thuyết nổi tiếng của A. Dumas fils . Nếu thực
sự tác giả cảm hứng cuốn tiểu thuyết
của A. Dumas để viết „Tố Tâm“, tại
sao tác giả không nói ra? và bây giờ người nghiên cứu
có nên t́m hiểu xem tác giả có cảm hứng A. Dumas
đúng như ông Huân đă nhận xét không và nếu có th́ cảm
hứng thế nào?
3. Ảnh hưởng của
Tố Tâm: Nhân kỷ niệm 90 năm sinh Hoàng Ngọc Phách,
ông Nguyễn Huệ Chi đă nêu vấn đề ảnh
hưởng của „Tố Tâm“. V́ sao Tố Tâm vừa
xuất hiện đă gây được một dư luận
nồng nhiệt như vậy? Đó là câu hỏi mà nhiều
người từng đặt ra và cũng đă từng
t́m lời giải đáp. Tôi nghĩ, tưởng cũng
nên thêm một câu hỏi khác cho thật nghiêm túc: V́ sao bước
vào khoảng giữa cuối những năm 30 th́ sự chú
ư của dư luận đối với „Tố
Tâm“ dừng lại, giản dị và nói như Thạch
Lam: từ một cuốn sách ''không ai không biết'',
„nhiều bạn gái khắp từ Bắc đến
Nam c̣n học thuộc ḷng cả quyển“, cuốn tiểu
thuyết tiếng tăm ấy đă thực sự rơi
vào lăng quên? (Sự bền vững của một tác phẩm
''Theo gịng'' NXB Đời nay tái bản, SAIGON 1962) .
Chúng tôi tán thành cách nêu vấn đề kể
trên và xin nói rơ thêm: phân biệt ảnh hưởng trên
người đọc: thuộc giới nào, một giới
hay nhiều giới? Và trên người sáng tác: nhưng
người viết tiểu thuyết thuộc các thế hệ
sau có ai tiếp thu kỹ thuật, quan niệm viết truyện
của Hoàng
Ngọc Phách không? Một tác phẩm ''thời danh'' ăn
khách có thể chỉ tồn tại 1 năm, vài tháng,
nhưng một tuyệt tác (chef d´oeuvre), mà ông Bùi Xuân Bào
đă gán cho Tố Tâm trong luận án phụ Tiến sĩ
Văn chương của ông lẽ nào lại chỉ tồn
tại vài năm rồi rơi vào quên lăng.
Vậy thế nào là 1 tuyệt tác văn chương
? Không có thể nêu ra 3 trường hợp :
a) Tác phẩm đương thời ưa thích, sau nhiều
thế hệ, năm tháng, vẫn được ưa
thích. Ngay cả dịch ra tiếng nước ngoài vẫn
được ưa thích (nghĩa là tác phẩm đă chịu
thử thách của thời gian và vượt thời gian,
không gian).
b) Tác phẩm đương thời được ưa
thích, sau bị quên lăng.
c) Tác phẩm đương thời ít được chú
ư, sau mới được khám phá ra và được
ưa thích hay đề cao. Mỗi trường hợp
đểu có nhưng nguyên nhân giải thích và tiêu chuẩn
đánh giá? Vậy Tố Tâm ở trong trường hợp
nào?
4. Văn chương và
văn học: Thực ra „Tố Tâm“ không hoàn toàn bị
rơi vào lăng quên, v́ bây giờ người ta vẫn nhắc
đến, ca tụng. Nếu phân biệt văn
chương như một sinh hoạt sống văn
chương, sinh hoạt sáng tác của tác giả hoặc
thưởng thức của độc giả, với
văn học như một sinh hoạt nghiên cứu phê
b́nh, lư luận về văn chương một cách có
phương pháp, hệ thống. Nói cách khác, văn
chương như một đối tượng của
nhận thức văn học, th́ „Tố Tâm“ từ
năm 1930, theo Thạch Lam, không c̣n được đọc
nữa, nhưng vẫn c̣n là đối tượng sinh hoạt
của văn học khác hẳn sinh hoạt thưởng
thức, sống (ưa thích) văn chương: phê b́nh trên
sách báo văn học, học, giảng dạy văn học
sử ở nhà trường. Cuốn ''Quả dưa đỏ''
có lẽ ngay người đương thời cũng ít
đọc nhưng bây giở mỗi học sinh văn
đều phải biết, phải học bài phê b́nh v́ nó
đă là cuốn tiểu thuyết được giải
thưởng văn chương, mặc dù họ có thể
không hề đọc nó.
Ở đây chúng tôi không đi sâu vào t́m hiểu
„Tố Tâm“ v́ quá xa đề tài; chúng tôi chỉ nói
đến „Tố Tâm“ v́ các nhà làm văn học
đă coi „Tố Tâm“ là cuốn tiểu thuyết
đầu tiên viết theo lối Tây phương trên b́nh diện
cả nước và do đó đă „khẳng định
vị trí cắm cái mốc đầu bước ngoặt
lịch sử văn học“ như ông Vũ Ngọc
Phan đă nói trong buổi ''Tọa đàm kỷ niệm ngày
sinh lần thứ 90 nhà văn Hoàng Ngọc Phách'' nghĩa là
vẫn giữ nguyên lập luận thời viết ''Nhà
văn hiện đại'' .
Theo sự gợi ư của nhóm ông Trần
Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng... chúng tôi
hướng về miền Nam là nơi mà ai nấy đều
biết đă tiếp xúc với văn hóa Pháp sớm
hơn miền Bắc, đă có những người sử
dụng chữ, văn xuôi quốc ngữ nổi tiếng
như Trương Vĩnh Kư, Huỳnh Tịnh Của và Hồ
Biểu Chánh. Nhưng tại sao có khoảng cách, quăng trống
từ Trương Vĩnh Kư đến Hồ biểu
Chánh? Rồi ngay thời Hồ Biểu Chánh phải
chăng chỉ có Hồ Biểu Chánh? Sau cùng, riêng Hồ Biểu
Chánh thôi tại sao không đánh giá một cách nghiêm chỉnh?
V́ chỉ cần đọc một cuốn của nhà
văn này thôi cũng bắt buộc phải nghi ngờ, dè
dặt về khẳng định „Tố Tâm“ là cuốn
truyện đầu tiên theo lối viết Tây phương
trên b́nh diện cả nước. Phải chăng v́ ngay cả
Hồ Biểu Chánh mà người ta chỉ nói đến
trong sinh hoạt văn học, thực ra người ta cũng
chưa đọc, chưa thưởng thức, nên đă
không thể nảy ra mối nghi ngờ, dè dặt kể
trên?
Chưa đọc v́ không t́m ra sách mà đọc
hay không thèm đọc v́ thiên kiến? Chúng tôi nêu lên những
câu hỏi trên không phải nhằm phê trách ai, mà chỉ
để tŕnh bày một tự phê mà thôi.
Chúng tôi nghiên cứu, dạy văn học trên 20 năm ở
miền Nam nhưng lười chỉ đọc Hồ Biểu
Chánh gần đây v́ trước đây khinh chê không thèm
đọc. Sau khi đọc chúng tôi muốn trắc nghiệm
những cảm nghĩ của ḿnh, sợ chủ quan
chăng? Chúng tôi đưa cho bạn đồng nghiệp,
giới miền Bắc, dạy Đại học lâu năm ở
Sài g̣n, chưa bao giờ đọc Hồ Biểu Chánh,
đề nghị đọc thử „Cay đắng
mùi đời“ rồi chuyển cho bà xă và mấy con lớn
đọc luôn. Sau một tháng trở lại, ông bạn thú
nhận: chả nhẽ tôi trên sáu chục tuổi rồi mà
c̣n nói bị xúc động như muốn rơi nước
mắt. Thật cảm động, thật hay, hấp dẫn.
Bà xă tŕnh độ văn hóa trung b́nh, các con cũng vậy,
đều rất ưa thích, yêu cầu cho mượn những
cuốn khác.
Tại sao một cuốn truyện, sau
hơn nửa thế kỷ, vẫn cồn „hấp dẫn,
gây xúc động“ đối với một người
ở một địa phương khác địa
phương của tác giả cuốn truyện?
T́m hiểu Hồ Biểu Chánh chúng tôi thấy từ 1910
đến 1926 ông viết l0 tiểu thuyết có cuốn dài
gần 500 trang, cuốn ngắn quăng 1OO trang nhưng cuốn
nào cũng bày tỏ ở mức độ khá đạt về
kỹ thuật viết theo lối Tây phương. Lấy
„Cay đắng mùi đời“, „Ngọn cỏ
gió đùa“ (truyện dài) hoặc „Tỉnh mộng“,
„Thầy thông ngôn“ (truyện ngắn) bất cứ
cuốn nào đọc rồi, bắt buộc cũng phải
dè dặt, nghi ngờ đối với khẳng định
về „Tố Tâm“ được coi như chân lư
hiển nhiên kể trên.
Nhưng thực ra thời Hoàng Ngọc
Phách, trong Nam, đâu phải chỉ có ḿnh Hồ Biểu
Chánh? C̣n nhiều nhà văn khác cũng nổi tiếng không
kém đối với độc giả miền Nam thời
đó, chẳng hạn: „Hà hương phong nguyệt''
của Lê Hoàng Mưu đăng trên „Nông Cổ mín
đàm“ từ 1912, in thành sách 1915, „Nghĩa hiệp
kỳ duyên“ (Chăng Cà mun) đăng trên „Nông Cổ
mín đàm“ từ 26-3-1919 in thành sách trong „Vệ sinh
chỉ nam“ (1919) – „Kim thôi dị sử“ của
Biến Ngũ Nhi đăng trên Công luận báo từ tháng
l0 năm 1917, in thành sách năm 1921 (Imp. Moderne L. Héleury ét S.
Montagout), ''Giọt máu chung t́nh'' của Tân Dân Tử (1920),
„Châu về hiệp phố“ của Phú Đức (1926)
nếu kể những tác phẩm, tác giả khác mà chúng tôi
lập được thư mục thời kỳ này có
đến mấy chục cuốn tiểu thuyết thuộc
nhiều loại mà chính các tác giả đă gán cho tác phẩm
của họ: tâm lư tiểu thuyết, bi t́nh tiểu thuyết,
kim thời tiểu thuyết, ái t́nh tiểu thuyết, trinh
thám tiểu thuyết, lịch sử tiểu thuyết, gia
đ́nh tiểu thuyết, nghĩa hiệp tiểu thuyết,
vơ hiệp kỳ t́nh tiểu thuyết v.v.
Theo các Bác trên 70, sinh trưởng và sống
ở miền Nam, hầu như ai cũng biết và đọc
những tác phẩm nổi tiếng kể trên, và không phải
chỉ giới trí thức, học sinh ở thành thị
đọc.
Như vậy, phải thừa nhận thời 1920-1925, sinh
hoạt văn chương ở miền Nam thật phong
phú và đa dạng (đây nới chỉ nói về tiểu
thuyết thôi). Cũng có lăng mạn, ái t́nh, nhưng cái lăng mạn
trong ''Giọt máu chưng t́nh'' rất khác lăng mạn trong
„Tố Tâm“, đó là thứ lăng mạn hào hiệp,
dũng khí. Ái t́nh cũng không phải chỉ trên b́nh diện
tinh thần, mà cả về xác thịt và thật phóng khoáng
như thấy trong ''Hà hương phong nguyệt'', đi
trước Vũ Trọng Phụng mấy chục năm.
Chúng tôi xác định: khi nói những loại
tiểu thuyết tâm lư, trinh thám v.v. xuất hiện ở
miền Nam trước miền Bắc; th́ chỉ có ư ghi nhận
một sự kiện khách quan: v́ miền Nam là thuộc
địa của Pháp, tiếp thu văn hóa Pháp sớm
hơn về thời gian thế thôi không hề bao hàm
đánh giá hơn kém.
Ngoài ra nếu đọc những truyện ngắn trong
„Nông Cổ mín đàm“ và nhất là trong ''Nam Kỳ
địa phận'' ngay những năm đầu của
tạp chí (1909-1915) người đọc thật ngạc
nhiên thích thú thấy những truyện được viết
với một lối văn xuôi gọn, trong sáng, đúng
chính tả, phản ảnh
một cách sinh động hiện thực tâm lư, phong tục
người dân thường của miền Nam và không thể
không thắc mắc về những đánh giá mà các nhà
văn học vẫn gán cho những Phạm Duy Tốn, Nguyễn
Bá Học ở miền Bắc, tác giả những truyện
ngắn Việt Nam đầu tiên v.v...
Chúng tôi tiếp tục đi t́m, trở lui
về những năm đầu thế kỷ và t́m thấy
một cuộc thi tiểu thuyết bằng quốc ngữ
viết theo lối Tây phương do Nông Cổ mín đàm tổ
chức, nhan đề là: „Quốc âm thi cuộc“.
Trong số 260 (9-10-1906) Trần Chánh Chiếu kư ''chủ
bút'' bài ''Diễn dịch đặt đề'' nhận xét
các nhà nho Việt Nan đă dịch in sách Trung Hoa ra quốc
ngữ, nhưng cho đến nay, c̣n thiếu những truyện
Việt Nam, do người Việt Nam viết, nên để
khuyến khích phong trào viết truyện ta, ông mở cuộc
thi viết tiểu thuyết đăng trên Nông Cổ mín
đàm số 262 (23-l0-1906).
„Nay bổn quan xin ra
đề: Tiền Căng báo hậu (người Lang Sa gọi
là roman nghĩa là lấy từ tiếng ḿnh mà đặt ra
một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ,
dường như truyện có thật vậy)“.
Số 280 (5-3-1907) công bố kết quả thi:
''Lương hoa truyện'' của thầy Pierre Eugène Nguyễn
Khánh Phương ở Thủ Đức, tỉnh Gia Định
được nhận giải thưởng và khởi
đăng trên báo từ số 280.
Chúng tôi nghĩ đây là một cuộc thi
viết tiểu thuyết theo lối Tây phương như
thể lệ đă ghi chú v́ loại tiểu thuyết mà
người Lang Sa gọi là Roman gồm mấy đặc
điểm: hư cấu, sáng tạo l truyện có thể
có thực trong đời sống hàng ngày của địa
phương, đất nước ḿnh, „Lương
Hoa truyện“ chưa đạt về nội dưng
và h́nh thức nhưng cũng đă đáp ứng được
ít nhiều những đ̣i hỏi về thể lệ
như ṭa báo đă ghi nhận: Truyện kể hai người
bạn (Huy và Bổn) hứa hẹn trở thành sui gia với
nhau. Bổn có con gái là Hoa và Huy có con trai là Lương.
Nhưng những gian nan thử thách do thời cuộc (bối
cảnh: lúc Pháp chiếm Nam Kỳ) loạn 1ạc, rối
ren gây ra đă làm ly tán hai gia đ́nh phiêu đạt nhiều
nơi, người sống kẻ chết. Đó là một truyện
có thể xảy ra ở miền Nam cho bất cứ gia
đ́nh nào, nghĩa là truyện có thể có thực trong
đời sống hàng ngày.
„Lương Hoa truyện“ chưa phải là truyện
sớm hơn cả ở miền Nam. Đi ngược lên nữa
chúng tôi t́m được truyện „Thầy Lazarô Phiền“
của Nguyễn Trọng Quản, viết năm 1886 và in
năm 1887.
Nhưng trước khi t́m hiểu truyện „Thầy
Lazarô Phiền“ chúng tôi muốn nhận xét giả thuyết
của nhóm ông Trần Văn Giáp, Nguyễn Tường
Phượng, nêu ra, về nhưng cuốn tiểu thuyết
đầu tiên ở miền Nam với cuốn „Trần
Đại Lang“ (vào những năm 1872) bằng chữ nôm
do Hồ Văn Đoàn dịch ra Pháp văn trong báo Revue
Indochinoise năm 1905 và „U t́nh Lục“ của Hồ
Biểu Chánh. Về U T́nh Lục, dứt khoát không phải
tiểu thuyết theo lối Tây phương v́ chính tác giả
đă xác nhận và phân loại .
Về „Trần Đại Lang“, ở
miền Nam có nhiều bản thảo quốc ngữ bằng
văn vần, được xuất bản cùng loại với
các truyện thơ khác như Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân
Nương, Bạch Viên Tôn Cát, Thạch Sanh Lư Thông (xem
thư mục của Bằng Giang). Chẳng hạn chúng tôi
có bản: Thơ Trần Đại Lang, bổn cũ soạn
lại, người soạn: Thuận Hoa, xuất bản ở
Nguyễn Bá Thời. Bản này ông Phạm Văn Th́nh đă
nhường đứt bản quyền lại cho tôi: Trần
văn Sửu, nhà buôn Thuận Ḥa, số 54 Tháp Mười,
Chợ Lớn. Bản chữ nôm vừa là văn xuôi vừa
là văn vần. „Trần Đại Lang“ không phải
là tiểu thuyết theo Tây phương cả về tinh thần
và lối viết. Nhưng giả thuyết của nhóm ông
Trần Văn Giáp gợi ư có thể t́m một tiểu thuyết
viết theo Tây phương bằng chữ nôm. Đó là một
gợi ư tốt cho một hướng t́m thật chính đáng
và có thể có được.
Nếu phân biệt tinh thần và chữ viết
th́ điều quan trọng chủ yếu là tinh thần. Nếu
tiếp thu được tinh thần lối viết theo
Tây phương (chú ư tới những sự việc có thể
có thực thuộc đời sống hàng ngày của
người dân thường) và thể hiện bằng lối
nói xuôi th́ dùng phương tiện diễn tả bằng chữ
nôm hay chữ Quốc ngữ đều được cả.
Vậy có thể có những truyện viết theo tinh thần
Tây phương bằng chữ nôm không? Muốm t́m một
giải đáp cho giả thuyết trên, thiết tưởng
trước hết phải xác định thế nào là tinh
thần viết tiểu thuyết theo Tây phương và tinh
thần đó được du nhập vào Việt Nam bằng
giao lưu văn hóa th́ giới nào tiếp thu sớm hơn
cả và có để lại bao nhiêu bản viết bằng
chữ nôm, chữ quốc ngữ?
Chúng tôi cho rằng tinh thần viết tiểu
thuyết theo Tây phương là: đưa cái hằng ngày của
đời sống dân chúng vào sinh hoạt văn hóa, do
đó mà có những cách phản ảnh như báo chí và tiểu
thuyết. Thực ra tinh thần chú ư đến cái hàng ngày
của dân chúng bắt nguồn từ Ki tô giáo với những
truyện, sự tích các Thánh, sử Giáo hội, sau mới
chuyển sang Truyện, sử kư đời mà vẫn giữ
tinh thần phản ảnh nếp sống của người
dân thường. Các nhà truyền giáo đầu tiên sang giảng
đạo ở Việt Nam đă chuyên dịch, phóng tác những
sử kư, truyện đạo bằng chữ nôm và quốc
ngữ. Những bản ghi chép, in mang tên người ngoại
quốc, nhưng thực ra do các nhà Nho, nhà sư thông thạo
văn hóa Việt Nam trở lại đạo thiên Chúa biên
soạn, ghi chép. Chúng tôi t́m thấy trong số 400 trang chữ
nôm của Maiorica (đầu thế kỷ XVII), 1675 trang cuốn
sách truyện các Thánh, bản chép giữ ở thư viện
Quốc gia Paris và Thanh Lảng có bản chụp, rất nhiều
chuyện đáp ứng th́ một chừng mực nào đó
những tiêu chuẩn viết truyện theo lối Tây
phương bằng văn xuôi, chẳng hạn 1 truyện
dài gần 30 trang rất giống „Quan Âm Thị
Kính“ .
Dù sao đi nữa, đây là những truyện
viết bằng chữ nôm, tại miền Bắc, vượt
ra ngoài khuôn khổ đề tài chúng tôi đă chọn: chỉ
nói những tiểu thuyết bằng quốc ngữ ở
miền Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. Trong t́nh h́nh sưu tầm hiện nay chúng tôi c̣n thấy
một khoảng cách gần 20 năm, nên chúng tôi tạm thời
nêu giả thuyết coi „Thầy Lazarô Phiền“ là
tiểu thuyết bằng quốc ngữ viết theo Tây
phương sớm hơn cả ở miền Nam.
Nhưng tại sao truyện trên ra đời sớm thế?
Ở miền Bắc phải đợi đến quăng những
năm 1925, 1930 mới có những người xuất thân từ
các trường đại học Hà Nội hoặc đi
du học ở Pháp về (thế hệ Hoàng Ngọc Phách,
Nhất Linh...) sáng tác những truyện chịu ảnh
hường văn
hóa Pháp, nghĩa là sau gần 50 năm thiết lập chế
độ bảo hộ? C̣n ở miền Nam ngay từ hồi
đầu Pháp mới chiếm Nam Kỳ, thực hiện
chính sách đồng hóa nhằm biến Nam kỳ thành một
Hạt, Quận của nước Pháp và biến người
Việt thành người Pháp, nên người Pháp đă băi bỏ
thật sớm chế độ học thi chữ Nho, áp dụng
chương tŕnh Pháp hoặc gửi học sinh sang du học
Alger (Algérie). Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn
Cường thuộc lớp người đầu tiên
được gởi đi du học về và muốn
đem những dự định mơ ước của
ḿnh lúc ở ngoại quốc ra thực hiện như tác
giả đă bày tỏ trong trang đầu truyện ngắn.
Trong lời tặng bằng tiếng Pháp gởi
Diệp Văn Cường và các bạn Việt Nam cùng học
ở trường Trung học Alger, người viết nhắc
lại „kỷ niệm những buổi tối êm đẹp
vào dịp hè đi dạo trong vườn Merenge dưới
ánh trăng mập mờ, miệng ngậm điếu thuốc
bị cấm hút, mơ ước cho xứ Nam Kỳ yêu
quư của chúng ta một tương lai xán lạn tiến bộ
và văn minh, và cuốn sách nhỏ này là một đóng góp
thực hiện mơ ước thuở xưa“.
Ngày nay chúng ta không biết được những chàng trai
du học, xa nhà kể trên tâm sự với nhau những ǵ về
các dự định sẽ làm cho quê hương, và khi họ
về nước rồi, chúng ta cũng chưa t́m hiểu
hết được họ đă làm những ǵ (Nguyễn
Trọng Quản viết sách giáo khoa, dạy học. Diệp
Văn Cường viết báo, chủ trương Phan Yên
Báo). Nhưng có một điều chắc chắn người
đọc bây giờ cảm nhận được qua lời
văn chân t́nh của tác giả ở đó là ḷng yêu nước
nồng nàn của họ và ư chí muốn làm những ǵ mà họ
thành thực tin rằng sẽ làm cho quê hương của
họ được tiến bộ văn minh bằng
người ta.
C̣n một thắc mắc nữa: Tại
sao Truyện „Thầy Lazarô Phiền“ không được
nhắc đến như „Tố Tâm“ và ngay những
truyện hay nổi tiếng khác thời 1920, 1925 của Hồ
Biểu Chánh, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân Tử,
Phú Đức v.v... cũng bị bỏ quên? Chúng tôi cho rằng:
v́ trước hết chính người miền Nam đă bỏ
quên.
Trở lại sự phân biệt văn chương và
văn học, chúng tôi nghĩ rằng người miền
Nam sống văn chương nhiều hơn là làm văn học.
Ít có người làm việc điểm sách phê b́nh, phỏng
vấn và viết văn học sử? Cho đến nay, nếu
chúng tôi không nhầm th́ các bộ Văn học sử Việt
Nam đều do các tác giả gốc miền Bắc, miền
Trung biên soạn. Không phải là không thể làm mà đúng
hơn là không muốn làm, không cần làm. Do ít có sinh hoạt
văn học ghi lại, tổng kết sắp xếp cho
có hệ thống theo trào lưu, thế hệ, trường
phái… các tác phẩm, các tác giả một thời kỳ
và v́ thế các thế hệ sau không c̣n phải là độc
giả của các tác giả thế hệ trước nên
thật dễ hiểu họ không biết các tác giả của
thế hệ cha anh họ, v́ họ chỉ đọc các
tác giả đương thời của thế hệ họ
mà thôi. Sau 1945, thời văn học sử Việt Nam
được giảng dạy ở các trường, chỉ
có các tác giả gốc Bắc, Trung biên soạn văn học
sử và v́ không biết hay biết mà đánh giá sai lệch,
nên bỏ qua luôn một mảng văn chương Việt
Nam ở miền Nam. Hậu quả là các thế hệ sau,
từ Bắc chí Nam đều chỉ đọc các tạp
chí, sách phê b́nh văn học sử do các tác giả gốc Bắc
biên soạn không c̣n hay biết ǵ về mảng văn học
và sử kư thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX ở miền Nam.
*
Những ghi nhận trên cho thấy sự
khác biệt giữa hai miền và chính sách chính trị,
văn hóa và về hoàn cảnh địa lư chính trị. Do
đó t́m hiểu văn học Việt Nam cận đại
và hiện đại thiết tưởng cần đặt
mảng văn học này vào thời kỳ giao lưu giữa
văn hóa truyền thống dân tộc
dựa trên Nho học với văn hóa Pháp mới du nhập
ở những thời điểm khác nhau, trong khung cảnh
1 đất nước chia làm hai miền Nam Bắc có những
điều kiện địa lư chính trị khác nhau, bị
phân cách bởi việc áp đặt từ bên ngoài hai chính
sách cai trị, văn hóa, giáo dục khác nhau, và ít có giao thông
liên lạc, giao lưu văn hóa giữa hai miền. Miền
Nam, miền Bắc đều giao lưu văn hóa với
Pháp nhưng ít giao lưu văn hóa với nhau; Sài G̣n, Hà Nội
gần Paris hơn gần nhau.
Từ sau cuộc Nam tiến, hai miền Nam
Bắc có những hoàn cảnh địa lư chính trị khác
nhau. Những yêu tố địa lư chính trị khác nhau này
quy định những phản ứng khác nhau về vấn
đề văn hóa.
Ở miền Bắc, vùng đất cũ, thời gian, tập
quán lâu đời, t́nh trạng tương đối cô lập
dần dần làm cho văn hóa truyền thống dựa
trên Nho học trở thành cứng nhắc, quy ước,
chuộng h́nh thức hơn tinh thần, do đó có tính cách
cưỡng chế áp đặt. Cho nên không lạ ǵ
người miền Bắc nhạy cảm với những
giá trị tinh thần t́m thấy trong văn hóa Pháp (liên quan
đến quyền sống con người như tự do
cá nhân, dân chủ...). Ngay chính những nhà Nho c̣n chống Nho
(xem loạt bài „Nhà Nho“ trong Đông Dương tạp
chí những số 82,83, 85 từ l0-12 – 10-1914)
phương chi những thanh niên được đào tạo
trong các trường học Pháp Việt.
Họ tiếp thu không chỉ về phương diện
phương pháp, kỹ thuật, học thuật mà cả
hệ tư tưởng Tây phương... dứt bỏ
Nho bọc.
Trái lại ở miền Nam, vùng đất
mới, người lưu dân phải kiểm tra hành trang
văn hóa từ vùng đất cũ vào, để chỉ
giữ những ǵ là cần thiết cốt yếu, và nếu
quyết định giữ lại cái ǵ là do tự nguyện,
nên thật để hiểu tính cách g̣ bó, qui tắc, h́nh thức
trong nếp sống, cảm nghĩ, phong tục ít cứng
nhắc nặng nề so với miền Bắc. Khi tiếp
xúc với văn hóa Pháp, một văn hóa được
tŕnh bày trong một chính sách đồng hóa đe dọa mất
gốc, tiêu diệt bản sắc dân tộc, người
miền Nam không những không thể bỏ văn hóa truyền
thống dựa trên Nho học, mà c̣n coi nó như điểm
tựa, chỗ dựa chống lại chính sách đồng
hóa của người Pháp. Do đó, đi tới thái độ
chỉ tiếp thu kỹ thuật Tây phương nói chung và
ở đây kỹ thuật viết tiểu thuyết.
Nh́n những sinh hoạt văn
chương, văn học của hai miền trong hai hoàn cảnh
lịch sử, địa lư, chính trị khác nhau, mà chúng tôi
vừa phác họa đôi nét như trên sẽ thấy diễn
tiến văn học, ở hai miền theo hai chiều
hướng khác nhau. Ở miền Bắc, lúc đầu
Nho học c̣n thắng thế, cứ dần dần suy sụp
đến chỗ đứt đoạn, đoạn tuyệt
(thời đầu 1924 - 1925), nhường chỗ cho Tây học,
thắng thế vào thời kỳ Tự lực văn
đoàn. Trái lại ở miền Nam xu hướng theo Tây
phương cả về kỹ thuật và nội dung
(đạo lư, triết lư, tôn giáo như Ki tô giáo) tuy bắt
đầu thật sớm (như Truyện „Thầy
Lazarô Phiền“) nhưng không bao giờ trở thành một
xu hướng trội bật, thắng thế. Xu hướng
viết theo truyện Tàu, ít nhiều ảnh hưởng lối
viết theo Tây phương, hoặc ngay cả xu hướng
viết theo Tây phương hoàn toàn th́ nội dung tư
tưởng của những xu hướng này đều
là văn hóa truyền thống dựa trên Nho học.
Đến đây chúng tôi nghĩ rằng người
đọc đă có chút cơ sở để thấy khẳng
định „Tố Tâm“ là cuốn tiểu thuyết
Việt Nam đầu tiên theo lối phương Tây bắt
nguồn từ chỗ không nhận ra sự khác biệt về
điều kiện sinh hoạt và diễn tiến văn
hóa ở hai miền Nam Bắc và từ cái nh́n đă trở
thành thiên kiến hiển nhiên, tuy thực sự chỉ có tầm
mức của một miền, một địa
phương lại được tin coi như có tầm mức
cả nước.
Trong viễn tưởng nh́n nhận sự
khác biệt diễn tiến văn học ở hai miền,
t́m hiểu và giải thích diễn tiến văn học
riêng của mỗi miền, có thể làm việc này bằng
cách so sánh những tác phẩm cùng thời về mức
độ tồn tại ảnh hưởng Nho học, lối
viết truyện Tàu, và mức độ đạt
được ảnh hưởng kỹ thuật, tư
tưởng lối viết Tây phương. Chẳng hạn
so sánh những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học, truyện của Đặng Trần Phất
(1902 - 1929) nhan đề „Cành hoa điểm tuyết“
mà Phạm Quỳnh đă ca tụng tác giả viết theo
Tây phương trong Nam Phong (số 47 tháng 5-1929) và truyện
thứ hai nhan đề „Cuộc tang thương“
(Việt Nam 1922, xuất bản năm 1923) (theo nhóm ông Trần
Văn Giáp, Nguyễn Tường Phượng) hoặc truyện
„Tân Cựu điều ḥa“ của Vơ Liêm Sơn
(1888 - 1949) đăng trong Nam Phong số 66 (12-1922) „Quả
dưa đỏ“ của Nguyễn Trọng Thuật và
„Tố Tâm“ của Hoàng Ngọc Phách, để xác
định một cách khoa học „Tố Tâm“ có thực
sự là cuốn đă đạt tiêu chuẩn viết theo
kỹ thuật Tây phương, do đó là cuốn tiểu
thuyết đầu tiên viết theo lối Tây phương
ở miền Bắc, hay một cuốn nào khác?
Ở miền Nam, về cuốn truyện
„Thầy Lazarô Phiền“, chúng tôi có một vài ghi nhận
sau đây:
1- Về kỹ thuật viết
tiểu thuyết theo Tây phương:
Chúng tôi đề nghị hiểu tiểu thuyết theo lối
Tây phương là một thể văn xuôi kể một
câu chuyện, tuy là tưởng tượng nhưng vẫn
dựa vào thực tế, đời sống hàng ngày có thể
có thực, và người đọc không thể dự
đoán trước được mọi diễn biến
hay kết thúc của câu chuyện kể (nghĩa là truyện
không nhất thiết phải có hậu). Nếu là đoản
thiên, phải viết thế nào để người
đọc chú ư ngay đến câu chuyện kể và nhất
là kết cấu làm sao để người đọc phải
đợi đến những ḍng chót mới thấy
được manh mối câu chuyện.
Như chúng tôi đă gợi ư trong lời mở đầu
mục „Tiểu thuyết“, chúng tôi coi truyện
„Thầy Lazarô Phiền“ đă đạt ít nhiều
những tiêu chuẩn viết tiểu thuyết đoản
thiên theo lối Tây phương:
a) Mấy lời nói đầu: (tặng bạn
đọc cùng lớp, nói với người đọc)?
Tác giả không nói ǵ liên hệ đến chuyện sắp
kể, mà chỉ giải bày tâm sự gồm những
mơ ước, từ định làm văn hóa và tŕnh bày
quan niệm viết truyện của tác giả nhằm hai
mục đích:
- Viết những truyện đời nay - chuyện t́nh
thương của những con người b́nh thường
thấy trước mặt hàng ngày, cho những người
b́nh thường đọc không phải những chuyện
về những vị anh hùng tài đức đời
xưa đă được nói đến nhiều trong
thơ, văn, phú.
- Viết cho người ngoại quốc biết người
Việt Nam cũng chẳng thua ai về tài trí. Trong hoàn cảnh
lúc đó, người ngoại quốc ở đây trước
hết và chủ yếu chỉ người pháp là kẻ
đang cầm quyền, cai trị đất nước,
và làm cho họ hiểu bằng cách dùng ngay chính lối viết
truyện ngắn, tiểu thuyết của Tây
phương. Điều này sau đó đă được chứng
minh v́ có người Pháp dịch ra Pháp văn đoản
thiên kể trên và bây giờ chúng ta cũng thấy quả thật
tác giả đă sử dụng khéo léo kỹ thuật truyện
của Tây phương:
b) Trong truyện, tác giả không dùng những
tựa đề gợi ư như chương, hồi trong
truyện ta viết theo truyện Tàu, mà chỉ ghi những
phần, đoạn câu chuyện bằng một khoảng
cách, quăng trống với kư hiệu I, II, III v.v...
Tóm lại người đọc không thể dựa vào bất
cứ một gợi ư nào của tác giả để tả
đoán diễn tiến những sự việc sắp xảy
ra. Từ những ḍng mở đầu, người đọc
bắt buộc phải theo sát người kể, chỉ
biết được cái ǵ tác giả vừa kể. Đạt
được yêu cầu này truyện mới có tính cách hấp
dẫn, và tạo ra thích thú, ngạc nhiên, nhất là đến
những kết thúc bất ngờ...
c) Câu chuyện kể có nhiều t́nh tiết,
sự kiện được tŕnh bày như thể không có
liên hệ với nhau, để chỉ đến cuối
chuyện mới cho thấy mối liên hệ hoặc nguyên
nhân (chẳng hạn sự xuất hiện của người
vợ tên quan ba).
d) Hư cấu cái có thể có thực trong đời sống
hàng ngày của người dân thường, không phải có
ước lệ, điển h́nh, lư tưởng. Đôi khi cái
có thể thực chính là cái thực nhưng vẫn
được minh định là tưởng tượng,
có thể có thực. Đó chỉ là thủ pháp của tiểu
thuyết. Ngày nay người
viết tuy nói cái có thực, nhưng trong lời nói đầu,
đă minh định: đây là tiểu thuyết nghĩa là
tưởng tượng, nếu chẳng may đụng tới
ai th́ đó là ngoài ư muốn, để khỏi bị kết
án là mạ lỵ và đưa ra ṭa. Trái với một vài
trường hợp hiện nay người viết bịa
đặt những cái thật sự vô lư không thể có
nhưng lại minh định là truyện thực dựa
vào những tài liệu chắc chắn, chính xác của những
cơ quan có chức năng điều tra t́m hiểu chính
xác sự kiện. Sở dĩ nói cái thực v́ không cần
tưởng tượng, v́ cái thực đă quá sức
tưởng tượng rồi, đủ khả năng
gây xúc động nơi người đọc. Trong chiều
hướng đó, tác giả có thể ghi rơ địa
danh, thời gian xảy ra câu chuyện, hoặc dựa vào một
biến cố lịch sử vừa qua c̣n nóng hổi,
đang ám ảnh gây xúc động người
đương thời. Truyện Thầy Lazarô Phiền
đă thể hiện những điều trên.
Chúng tôi trích dẫn một tài đoạn sử
ghi lại vụ tàn sát ở Bà Rịa :
“Tỉnh Biên Ḥa th́ là nhân số bổn đạo
đông, ở rải rác theo mấy chỗ lớn, khi ấy
các quan truyền bắt các bổn đạo hết mà cầm
tù, nhằm trong tháng Août năm 1861, Quan ra lịnh truyền
cho các làng mà có bổn đạo ở th́ phải làm số
bổn đạo hết nam phụ lăo ấu cho kỹ
càng...
Khi lấy số rồi, th́ mỗi làng nắm lấy số
ấy mà đi bắt bổn đạo đem nộp cho
các tổng làng ḿnh, lên tổng th́ bắt đóng trăng lại
cùng thích tự mỗi người hai bên má bốn chữ:
Tả đạo Biên Ḥa. Có ư hễ mấy người buổn
đạo ấy có thoát đi đâu th́ biết mà bắt,
như có kẻ đă trốn khỏi c̣n sống sau này, th́
dấu thích tự ấy c̣n vậy hai bên má cho đến
chết. Thích tự đau đớn như vậy rồi
th́ làm gông đóng lại là dẫn đem vào trong bốn cái
ngục cầm đó!...
„Ngục chánh th́ tại phủ cách xa dinh quan phủ chừng
hai trăm thước Tây, tại làng Phước Lễ,
ngục ấy th́ để cầm đàn ông, số mấy
người tù ấy gần ba trăm người, c̣n ngục
khác tự lập tại làng Long Kiến cách xa tù kia bốn
năm ngàn thước, ở đó cầm đàn bà và con
nít số tới 135 người. C̣n ngục thứ ba th́ ở
tại làng Long Điền (Thành) bên hữu đường
đi Bà Rịa xuống Đất đỏ ở xa đàng
đi nhà thờ Thánh bây giờ một ít. Ở đó cầm
đàn bà và con nít nhân số 140 người. Sau hết ngục
thứ tư th́ cầm đàn bà và con nít c̣n dư lại,
nhân số đặng 125 người, ngục này ở tại
làng Phước Thọ, gần ở giữa họ Đất
đỏ...
… Hồi ấy th́ là trúng mùa mưa, là tháng Septembre 1861,
tù th́ nó bắt nằm dưới đất ướt át
trong mùa mưa như vậy, nên có nhiều người mang
bệnh mà bỏ ḿnh. Nó không cho đi đâu nới ra một
chút; đi sự cần cũng không cho, phải mướn
mấy đứa nhỏ đi đổ xúc xở. Vậy
trong tù thế ấy th́ là hôi thúi quá, ước chớ chi
chết th́ là hơn sống mà cực thúi quá...
…. Hồi nhà nước Lang Sa lấy
tỉnh Biên Ḥa, khi ấy quan dạy phải chất giải
chè mè bổ v́ bốn cái khám cho tù đạo dùng trốn
đặng, và có ư sâu độc là lấy đó làm bổi mà
thiêu sống tù đạo khi nguy hiểm.
Ngày 7 tháng Janvier năm 1862, có 3 chiếc tàu thiếc xuống
tới sông chỗ có hai ngă (Cỏ May) một ngă về Bà Rịa
một ngă về Chợ Bến, có ư định đánh cứu
người có đạo bị lao tù ở đó.
Các quan An nam thấy vội chống cự không xuôi, th́ thừa
dịp giăn ra vây, dạy chất lửa đốt bốn
cái khám, tối đêm ấy th́ thấy lửa phát cháy lên
theo phía mấy cái khám, th́ liền hiểu là đốt khám,
biết mấy người bổn đạo đó đă
bị chết thiêu rồi. Quả thật sáng ngày th́ chẳng
c̣n thấy chi, thấy đống tro cùng những xác cháy mà
thôi, nơi khám cầm tù đàn ông.
Nhưng vậy chớ cũng có ít người
bổn đạo trong đám đốt thiêu ấy chạy
qua lửa mà ra khỏi cũng là sự lạ, nhờ mấy
người ấy thuật lại quân dữ làm thế nào
cùng nói tiểu vẻ ra những sự độc ác quân
lính giữ ngục, chúng nó mỗi đứa có giáo mà canh giữ
ai chạy ra th́ nó đâm mà xô vào lửa, nên ít người
mà chạy khỏi đặng.
… Thuở ấy th́ có một điều này đáng nhớ
là bổn đạo đều than trách về sự độc
ác quan quân dữ tợn bất nhân, nhưng mà khen ngợi
những người ngoại đạo xứ Đất
đỏ khéo lo. Những kẻ ấy không theo phe kẻ bắt
đạo, có ḷng thương xót giúp đỡ những
người bổn đạo bị bắt đó, giấu
đút che đậy, có lúc đem về nhà ḿnh mà giấu
người nên để hiểu Cha Trí ở lại trong họ
đặng trong lúc cấm kín bắt bớ như vậy
mà quan quân chẳng hay biết. Khi ấy bổn đạo
nhân số th́ bớt nhiều lắm, v́ hồi chạy lên
trú tại Bà Rịa đó th́ bịnh thiên thời lớn nhỏ
ǵ chết hết nhiều, bởi đó bổn đạo
tản mác đi chỗ này chỗ kia, c̣n những đàn bà
con nít ở trong ngục mà chạy ra đặng th́ phải
lửa cháy, phải bệnh hoạn, nhiều người
mồ côi chết cha chết mẹ bơ vơ không nơi
nương tựa phải lên Sài g̣n, tốp th́ vào nhà
thương điều trị thuốc thang, tốp th́ vào
nhà mồ côi Bà phước...“
Theo tài liệu ghi chép này, th́ số người
bị thiêu sống trong 4 trại là 444 người. Hiện
nay vẫn c̣n một nhà nguyện nhỏ được dựng
để tưởng niệm những người bị
chết thiêu và cốt tro được gom chung vào một
mộ tập thể và bia khắc bằng tiếng La Tinh,
quốc ngữ như Nguyễn Trọng Quản đă chép
lại trong truyện. Nhà nguyện này bây giờ nằm
trong khuôn viên nghĩa địa họ đạo Bà Rịa.
Chúng tôi có nhờ một người công giáo lớn tuổi
gốc Bà Rịa t́m xem c̣n gốc tích ǵ về ngôi mộ của
Thầy Lazarô Phiền, nhưng không thấy ǵ, chỉ c̣n lại
cách t́m tra sổ Tử của họ đạo. Tuy nhiên việc
t́m xem nhân vật có thật hay không chỉ là v́ ṭ ṃ, không
ăn nhầm ǵ đến cuốn truyện với tư
cách là một tác phẩm tưởng tượng.
2. Về tư tưởng chủ đề:
Theo chỗ chúng tôi nhận định chủ đề
chung của truyện là tội lỗi và ơn tha thứ, một
chủ đề thường thấy trong văn
chương chịu ảnh hưởng Ki tô giáo. Do đó
có thể nói: ''Truyện Thầy Lazarô Phiền'' hoàn toàn theo
Tây phương cả về kỹ thuật viết và nội
dung tư tưởng chủ đề.
3. Giao lưu văn hóa:
Ngày nay, nếu ai đă đọc Stefan Sweig rồi đọc
„Truyện Thầy Lazarô Phiền“ không thể không
nghĩ đến mối quan hệ giữa đoản
thiên của Nguyễn Trọng Quản và đoản thiên
Amok hay „Người điên Mă Lai“ của Stefan Sweig
. Dĩ nhiên câu chuyện kể th́ khác nhau, nhưng cốt
truyện, cách vào truyện thật giống nhau v́ cả hai
đều mở đầu câu chuyện bằng sự kiện
tác giả xuống tàu và gặp một người sẽ
là nhân vật chính có một cuộc đời và một tâm
sự thật bi thảm: Có thể giả thiết có một
„giao lưu văn hóa“ đưa đến một
phóng tác? Ai đọc của ai rồi phóng tác? Nguyễn Trọng
Quản in „Truyên thầy Lazarô Phiền“ năm 1887,
kể một câu chuyện xảy ra vào những năm 1887,
Stefan Sweig sinh năm 1881, xuất bản truyện
„Amok“ năm 1922, kể câu chuyện xảy ra
năm 1912. Như vậy không thể nghĩ Nguyễn Trọng
Quản biết và đọc Stefan Sweig. Có thể nghĩ
Stefan Sweig đọc Nguyễn Trọng Quản qua bản dịch
tiếng Pháp. Một người hay đi du lịch nhiều
nơi kể cả Đông Nam Á, rất có thể đă đọc
tập Recueil của Chéon.
Chúng tôi đă nhờ người t́m trong các kư ức của
Stefan Sweig xem tác giả có nói ǵ về nguồn cảm hứng
của nhà văn khi sáng tác những truyện như Amok. Nếu
giả thuyết nêu lên được chứng nghiệm
th́ thật thú vị. Hoặc có thể giả thuyết cả
Stefan Sweig và Nguyễn Trọng Quản đều đọc
một truyện nào đó của Tây phương như ông
Phạm Văn Phúc, giảng dạy khoa Văn Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đă nêu ra? giả
thuyết này cũng có thể nêu lên để t́m kiếm.
4. Ảnh hưởng:
a) Đối với quần
chúng: Cho đến nay chúng tôi chưa t́m được tài
liệu nào cho biết dư luận người đọc
đương thời, hoặc người đọc những
năm đầu thế kỷ XX... Tuy nhiên có thể nêu giả
thuyết đoản thiên của Nguyễn Trọng Quản
ít được chú ư và ưa thích v́ 3 lư do chính:
- Lối viết theo Tây phương. Có lẽ c̣n quá mới,
xa lạ đối với cảm nhận của dư luận
đă quen thuộc với lối viết truyện Tàu: câu
chuyện bao giờ cũng có hậu, người lành
được phục hồi, kẻ ác bị trừng trị,
câu văn biền ngẫu đối xứng, truyện có hồi,
đoạn, vào đầu báo hiệu trước những
sự kiện sắp kể... Trong ''Truyện Thầy
Lazarô Phiền'' vợ Thầy Phiền, hiền lành, chung thủy,
chết một cách oan uổng, c̣n vợ tên Quan Ba, kẻ
gây ra tội ác lại không bị trừng phạt ǵ cả...
Truyện cũng c̣n là một thứ văn
viết theo lối Tây phương để đọc một
ḿnh trên bản viết, phải tập trung trí tuệ mới
theo dơi sát được diễn tiến câu chuyện, không
phải truyện ta viết theo truyện Tàu, lời văn
viết ra nhưng thực ra là văn viết để
nói, để đọc to tiếng cho người nghe nên
cần những hồi; đoạn câu giáo đầu để
gợi ư nhắc nhở, và cần lời văn có đối
xứng, nhịp điệu, biền ngẫu để dễ
đọc, dễ nhớ.
- Tâm lư nhân vật: Tâm lư 3 nhân vật chính trong truyện
có lẽ không phù hợp với tâm lư người miền
Nam, thường bộc trực, có ǵ nói thẳng ra
„nói phứt cho rồi“ không để bụng rồi
lần sau mới phản ứng như tâm lư người
miền Trung, miền Bắc. Tính t́nh khoa (caractériologie) phân
biệt tính t́nh đệ nhất đẳng (primaire) và
đệ nhị đẳng (secondaire). Tâm lư “nói phứt
cho rồi” bộc lộ rơ trong nhiều truyện của
Hồ Biểu Chánh. Trái lại trong “Truyện Thầy
Lazarô Phiền”, nhân vật chính không hề mở miệng
thắc mắc, chất vấn vợ, cứ im lặng, rồi
hành động theo sự nghi ngờ, ghen tương của
ḿnh. Bà vợ của Thầy cũng vậy. Tuyệt đối
im lặng, chỉ nói một lời trước khi chết.
Thái độ của vợ chồng Thầy Phiền
tương tự như thái độ của đôi vợ
chồng trong truyện dân gian: Thiếu phụ Nam
Xương (cái bóng của người vợ mà đứa
con nói là của ba nó đă gây sự hiểu lầm và
đưa đến bi kịch v́ không có trao đổi chất
vấn, kiểm tra, để giải tỏa ngộ nhận...
- Lư do tôn giáo: Chủ đề truyện là những
khái niệm Ki tô giáo, c̣n khá xa lạ đối với
người đọc ngoài Kitô giáo. Tác giả đă muốn
giới thiệu truyện của ḿnh đối với
người đọc không phân biệt tôn giáo, nên mới
in ở một nhà xuất bản đời, không phải
nhà in Tân Định của Công giáo. Tuy nhiên đối với
người ngoài Công giáo, những ǵ bên Công giáo không phải
chỉ xa lạ mà c̣n có thể gây ác cảm, nên khó
được đón đọc và chấp nhận. Khi vừa
đọc nhan đề truyện, tên tác giả, và nếu
thử đọc, th́ khung cảnh, các nhân vật, rồi nội
dung đề tài truyện đều có thể tạo những
phản ứng dội lại.
- Tên nhan đề của truyện: Giá tác giả
đặt cho truyện của ḿnh một cái tên kiểu
“Cành hoa trang điểm”, “Giọt máu chung
t́nh”, “Mối hận thiên thu” th́ mọi sự
đă khác đi. Đằng này tác giả lại đựa cái
tên Thầy Lazarô Phiền... làm quần chúng Việt Nam nghĩ
ngay đây lại là một truyện “Thánh Tử đạo”
của một tu sĩ Kitô giáo viết ta để phổ
biến nội bộ trong cộng đồng Kitô giáo, một
cộng đồng xưa cũng như nay vẫn là thiểu
số so với dân số cửa Việt Nam. Tuy thực ra
tên người lại rất hợp với nội dung
truyện lấy Ki tô giáo làm khung cảnh. Lazarô là tên hai nhân
vật trong Kinh Thánh (Tân ước). Một người là
một trong số các thân hữu của Đức Giê su chết
đi được làm cho sống lại và một người
là kẻ nghèo khó trong ngụ ngôn về người giàu xấu
và Lazarô, người nghèo ăn mày của nhà giàu (Luca. 16, 19
tt). C̣n tên Phiền cho thấy đúng là đời người
phiền muộn: Sự lầm than buồn phiền của
thân phận con người ở đời gọi ơn
tha thứ và ơn cứu độ.
- Tại cái tên của tác giả. Cái tên họ chính
“Nguyễn Trọng Quản” th́ b́nh thường
thôi nhưng ba mẫu P.J.B. đứng trước tên Việt
ấy làm nhân dân nói chung nghĩ ngay: Đây là một ''dân Tây''
nghĩa là một người Việt đang sống trên
đất Việt mà lại đă từ bỏ quốc tịch
Việt để vào làng Tây. Một con người như
thế bị đánh giá rất thấp về phương
diện đạo lư cũng như về mặt tinh thần?
Bởi thế truyện của một Nguyễn Trọng
Quản th́ có thể được tiếp đón như
tiếp đón Hồ Biểu Chánh. C̣n P.J.B. Nguyễn Trọng
Quản th́ lại khác.
Cũng cần mở ngoặc để ghi thêm sự kiện
này: Người Việt nói chung ít phân biệt được
người Việt có tên Thánh với người Việt
quốc tịch Pháp ở miền Nam. Bởi thế một
người Ḱ tô giáo Việt thường không dùng tới
tên Thánh trong sinh hoạt b́nh thường. Trước
30/4/1975, phải đổi từ Pétrus Kư sang Trương Vĩnh
Kư, tên nhà văn hóa này mới tồn tại trên bảng tên
trường. Và một bác sĩ tên Trần Văn Louis
đă phải đổi thành Trần Lữ Y khi được
cử làm Bộ trưởng y tế trong chế dộ cũ.
- Tại khung cảnh là nhân vật chính:
> Tác giả vào truyện bằng khung cảnh như sau:
“Ai xuống Bà Rịa là có đi ngang qua Đất Thánh ở
trong Cát tại làng Phước Lễ, th́ tôi xin bước
vô Đất Thánh ấy, kiếm cái mồ có cây Thánh giá bằng
ván, sơn nửa đen nửa trắng, gần một bên
nhà thờ những kẻ tử đạo mà thăm mồ
ấy kẻo tội nghiệp. V́ đă hai năm nay không ai
thăm viếng, không ai màng ngó tới. Mồ đó là mồ
một “Thầy đă chịu lương tâm cắn rứt
đă l0 năm bây giờ mới đặng nằm an
nơi ấy”.
Một khung cảnh như thế làm người đọc
nghĩ ngay đến một truyện “thánh tử
đạo''. Và cảm nghĩ này càng được củng
cố khi đọc tiếp, cả truyện có 32 trang mà
tác giả để 14 trang đầu nói về sự cấm
dạo ở Bà Rịa trước khi Pháp sang.
> Nhân vật chính, khi xuất hiện trong truyện, lại
đúng là một "Thầy Tu'' tên Lazarô Phiền…
Hiện nay không ai bảo Quan Âm Thị Kính; Cung oán ngâm khúc
không phải tác phẩm văn chương, mặc dù nội
dung Phật giáo tối đa.
Gần đây, trước 30/4/1975, Bộ Giáo dục chế
độ cũ khi đưa môn Văn vào lớp 12 (trước
đó môn Văn chỉ có tới lớp 11), có ghi tên Hàn Mạc
Tử vào chương tŕnh học tập, sự kiện
này chẳng hề gây một phản ứng nào trong giáo giới
cũng như nhân dân. Không hề có vấn đề “kỳ
thị tôn giáo” trong văn chương. Bởi thế
bây giờ có trả lại cho “Truyện Thầy Lazarô
Phiền”, vị trí truyện đầu tiên ở miền
Nam viết bằng văn xuôi theo kiểu Tây phương,
giả thuyết dựa vào những tài liệu hiện nay
biết được, cũng là điều tự nhiên,
công bằng thôi.
b) Đối với nghiên cứu
sáng tác:
Trong giới người Pháp, có lẽ truyện của Nguyễn
Trọng Quản đă gây được sự chú ư v́ viết
theo lối Tây phương nên Chéon đă trích dịch, chú
thích vào những năm cuối thế kỷ XIX, sau đó
đến năm 1934, có bản dịch toàn văn:
“L´histoire de Lazarô Phiền. Traduction en francaise de
Nguyễn Trọng Đắc. Avant propos de P. SAIGON Ed Asie nouvelle.
Imp. de l´union Nguyễn Văn Của, 1934, 31 pages. »
Về phía Việt Nam, truyện của Nguyễn Trọng
Quản đă làm cho Hồ Biểu Chánh thay đổi hẳn
hướng sáng tác; tiếp thu kỹ thuật viết theo
Tây phương, tuy về tư tưởng chủ đề
vẫn chủ trương văn hóa truyền thống dựa
trên Nho học. Cuốn truyện dài đầu tiên của Hồ
Biểu Chánh: «Ai làm được» viết năm 1912. Nếu
t́m hiểu tại sao Hồ Biểu Chánh viết truyện
dài bằng văn xuôi, căn cứ vào chính lối thú nhận
của Hồ Biểu Chánh, chúng tôi thấy như sau:
Theo Hồ Biểu Chánh, trong tập kư ức ''Đời củaa
tôi'' vào năm 1909-1910, sau khi viết ‘U T́nh Lục’
bằng văn vần, theo thể lục bát, cuốn đầu
tiên thuộc loại sáng tác của ông (năm 1913 in
P.H.Schneider 1913) , ông được đọc «Truyện Thầy
Lazarô Phiền'' của Nguyễn Trọng Quản, nhà in
soseph Việt 1910, ''Hoàng Tổ Oanh hàm oan'' cửa Trần
Chánh Chiếu (nhà in Phát Toán 1910) và ''Phan Yên ngoại sử »
của Trương Duy Toán là 3 cuốn truyện bằng
văn xuôi đầu tiên ở Nam Kỳ kể chuyện
trong nước đă ảnh hưởng nhiều đến
việc định hướng sáng
tác của ông.
Cả ba cuốn chuyện
trên đều có một điểm chung: kể truyện
trong nước, nghĩa là cái có thể có thực trong
đời sống hàng ngày của nước ḿnh, một
đ̣i hỏi của tiểu thuyết hiện đại.
Về cấu trúc, hai cuốn của Trần Chánh Chiếu,
Trương Duy Toản ít nhiều c̣n chịu ảnh hưởng
truyện cổ điển Trung Quốc (có hậu, biền
ngẫu) nhưng truyện của Nguyễn Trọng Quản
xuất bản năm 1887 hoàn toàn theo thể văn đoản
thiên của Tây phương, v́ đă đáp ứng ít nhiều
những tiêu chuẩn của lối viết theo Tây
phương.
Trong nhiều truyện của Hồ Biểu Chánh, người
đọc thấy lối ghi rơ địa danh miền Nam,
thời điểm xảy ra câu chuyện kể, nhiều
khi Hồ Biểu Chánh c̣n dựa hẳn vào một biến
cố lịch sử như vụ Lê Văn Khôi nội dung
được kể trong ''Ngọn cỏ gió đùa''. Phải
chăng tính hiện thực,
một điểm trội bật trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh, phần nào bắt nguồn từ ảnh
hưởng ' Truyện Thầy Lazarô Phiền''.
5. Văn viết:
Đọc ''Thầy Lazarô Phiền'' thấy nổi bật lên
mấy nét về văn viết:
- Dùng những từ nôm na, thuần Việt, những ''tiếng
thường mọi người hàng nói'' như tác giả
đă lưu ư trong lời tựa, tránh dùng từ Hán Việt
khi không cần thiết. Ngay trên những trang b́a, tác giả
cũng để lộ chủ trương trên: Truyện...
của... làm ra, sách làm rồi, đang in, bản in nhà hàng
Rey et Curiel (không dùng từ nhà xuất bản).
- Ít sai chánh tả, nghĩa là không viết theo phát âm khi nói giọng
địa phương.
- Câu văn gọn xuôi, chứng tỏ tác giả nắm vững
được ngữ pháp tiếng Việt trừ một
đôi chỗ chịu ảnh hưởng ngữ pháp tiếng
Pháp.
Điều chúng tôi muốn
lưu ư là không nên căn cứ vào truyện này, hay bất cứ
một truyện nào khác t́m thấy được trong thời
kỳ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (quăng 50
năm) coi như tiêu biểu cho lối viết của một
giai đoạn. Qua một số tác phẩm tiểu thuyết
chúng tôi đọc được của một số tác
giả thời kỳ này và nhất là qua các báo như Gia Định
báo, Nam Kỳ nhựt tŕnh, Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh
tân văn, Nam Kỳ địa phận, chúng tôi ngạc
nhiên nhận ra một sự kiện: lối viết trong
Gia định báo, Nam Kỳ nhựt tŕnh, Nam Kỳ địa
phận theo một hướng gần những nét chúng tôi
vừa kể ở trên (văn viết nôm na, thuận viết,
thống nhất về chính tả, câu văn gọn xuôi...)
c̣n lối viết trong Nông Cổ mín đàm và Lục tĩnh
tân văn theo một hướng khác, gồm những nét
trái ngược hẳn với những nét kể trên. Tại
sao những người viết văn viết báo cùng một
thời kỳ, cùng một nguồn đào tạo (Nho học,
Tây học) lại có hai lối viết khác nhau như vậy
? Chúng tôi có đưa ra một giả thuyết giải
thích ở chương nhận định về báo chí
trong công tŕnh nghiên cứu văn học miền Nam mà chúng
tôi đă trích phần về Nguyễn Trọng Quản
được giới thiệu trên đây.
Nguyễn Văn Trung
----------------------------------------
Nguồn: Văn
Xuôi Nam Bộ Nửa đầu thế kỷ 20- Tập 1,
NXB Văn Nghệ TP HCM, 1999
©2006
hobieuchanh.com