HỒ  BIỂU CHÁNH  và tiểu thuyết  TIỀN BẠC BẠC TIỀN

PHẠM NGỌC LAN

Những năm 1920 - 1930, trên văn đàn Việt Nam, ngoài những truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, tiểu thuyết TỐ TÂM của Hoàng Ngọc Phách, QUẢ DƯA ĐỎ của Nguyễn Trọng Thuật, KIM ANH LỆ SỬ của Nguyễn Trọng Khiêm .... ở Nam Bộ, cùng với các cây bút Bửu Đ́nh(1), Phú Đức(2) và một vài người khác(3), những quyển tiểu thuyết đầu tiên của Hồ Biểu Chánh cũng được đương thời chú ư. Có thể nói Hồ Biểu Chánh là một trong số ít nhà văn đă có công đầu trong việc đặt nền móng cho thể loại tiểu thuyết ngay trong thời kỳ chưa ổn định của văn xuôi quốc ngữ. Hơn nữa ông lại là một cây bút miền Nam đă để lại một khối lượng tác phẩm và mang rất đậm dấu ấn của vùng đất này. Trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh chống xâm lược nóng bỏng của đất nước kéo dài nhiều năm trước đây, Hồ Biểu Chánh chưa được nói đến nhiều, chưa được đánh giá đúng mức, có lẽ cũng v́ phần cuối cuộc đời hoạt động của ông có những lầm lẫn về chính trị, điều đó đă khiến cho nhiều nhà nghiên cứu ngần ngại khi đánh giá. Vả chăng sách của Hồ Biểu Chánh được lưu hành chủ yếu ở phía Nam, nên việc tiếp cận tác phẩm cũng gặp trở ngại, v́ thế rất khó có được cái nh́n toàn diện về sáng tác cuả ông. Và một vài nhà nghiên cứu có nói đến Hồ Biểu Chánh th́ thường dừng lại ở những nhận định tổng quát, ghi nhận một số đóng góp chung của Hồ biểu Chánh cho thể loại tiểu thuyết. Ở đây có thể kể đến Phê b́nh và cảo luận của Thiếu Sơn(4). Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan(5). Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn(6). Giáo tŕnh lịch sử văn học Việt Nam của Khoa văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội(7). Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thông tin giữa hai miền được nối liền, chúng ta biết thêm các cuốn sách viết về Hồ Biểu Chánh như Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản(8). Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ(9). Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lăng(10); đặc biệt là cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê(11). Điều đáng nói hơn là do những biến động đổi mới của đất nước những năm gần đây; các nhà nghiên cứu đă có cái nh́n cởi mở hơn đối với những tác giả có vấn đề chính trị. Việc Hồ Biểu Chánh được chính thức đưa vào Từ điển văn học cách đây sáu năm, với những nhận xét đúng mức về những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả(12), có thể xem là một sự nhạy cảm khá sớm của giới khoa học, góp phần chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo của ngày hôm nay, các nhà xuất bản đă và đang lần lượt cho in lại những tác phẩm đặc sắc của Hồ Biểu Chánh, có kèm theo những “lời đề dẫn”, “lời giới thiệu” cặn kẽ(13). Và lần đầu tiên, một hội nghị khoa học về Hồ Biểu Chánh đă được mở tại Tiền Giang vào cuối năm 1988.

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, về sau lấy tên tự làm bút hiệu chính thức. Ông sinh ngày 1-10- 1885 ( Năm Ất Dậu) tại làng B́nh Thành, tỉnh G̣ Công, nay là tỉnh Tiền Giang. Là con thứ năm trong gia đ́nh nghèo đông con; thuở nhỏ Hồ Biểu Chánh đă phải vất vả thiếu thốn nhiều. Măi đến năm chín tuổi, ông mới được đi học chữ nho ở trường làng. Đến khi cha mẹ rời chợ Giồng Ông Huê. Ông bắt đầu học chữ quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tỉnh Vĩnh Lợi (1896 - 1898) và trường tỉnh G̣ Công (1898 - 1901). Sau đó ông được cấp học bổng để đi học trung học Mỹ tho (1902 - 1903), rồi trường Chasseioup-Laubat ở Sài G̣n (1904 - 1905). Cuối năm 1905 ông thi đậu thành chung và năm 1906 ông thi đậu kư lục thuộc Soái phủ Nam Kỳ. Từ đó cho đến năm 1941 ông làm việc cho chính phủ Pháp, trải qua nhiều lần thuyên chuyển thăng dần tới Đốc phủ sứ. về cuối đời ông có những lầm lạc đáng tiếc về chính trị. Tháng 8 năm 1941, ông được cử làm nghị viên Hội đồng liên bang Đông Dương. nghị viên Hội đồng thành phố Sài G̣n, kiêm chức Phó đốc lư thành phố Sài G̣n. Từ 1942 đến 1944, ông là Nghị viên Hội đồng quản trị Sài G̣n - Chợ Lớn, đồng thời làm Giám đốc Nam Kỳ tuần báo (1942) và Đại Việt tập chí (1942), là những công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp Việt. Sau Cách mạng tháng tám, thực dân pháp gây hấn ở Nam Bộ, lập "Nam Kỳ quốc" dựng chính phủ bù nh́n Nguyễn Văn Thinh th́ một lần nữa Hồ Biểu Chánh được mời ra làm cố vấn cho chính phủ này. Song chỉ mấy tháng “Nam Kỳ quốc thất bại, Nguyễn Văn Thinh tự tử, ông cũng bỏ về ở ẩn tại quê quán. Ông mất ngày 4-11-1958 tại nhà riêng ở Phú Nhuận, Sài G̣n, nay là thành phố Hồ Chí Minh.

Không phải ngay từ đầu Hồ Biểu Chánh đă viết tiểu thuyết. Truyện dài đầu tay của ông là U t́nh lục viết năm 1909, theo thể lục bát. Ông ngưng viết gần 10 năm, rồi từ 1922, chuyển sang viết tiểu thuyết và sáng tác đều đặn, liên tục cho đến chết. Say mê với ng̣i bút sáng tác trong suốt nửa thế kỷ, Hồ Biểu Chánh đă vừa là nhà thơ, nhà văn, vừa là nhà biên kịch, nhà báo, nhà khảo cứu... và để lại một khối lượng lớn tác phẩm : 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập kư, 12 tập khảo cứu và phê b́nh. Ngoài ra c̣n có các bài  diễn thuyết và hai tác phẩm dịch. Những cuốn tiểu thuyết được đương thời chú ư là Ai làm được (1912 - 1922). Chúa tàu kim quy (phỏng theo Bá tước Monte-Cristo của A. Dumas, 1923), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đ́nh của Malot, 1923), Một chữ t́nh (1923), Tỉnh mộng (1923), Nhân t́nh ấm lạnh (1925), Tiền bạc bạc tiền (1925), Thầy thông ngôn (1926), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của V. Hugo, 1926), Chút phận linh đinh (1928), Kẻ làm người chịu (1928), V́ nghĩa v́ t́nh (1929), Nặng gánh cang thường (1930), Con nhà nghèo (1930), Con nhà giàu (1931), Cười gượng (1935), Thiệt giả giả thiệt (1935), Nợ đời (1936), Đóa hoa tàn (1936)... Những tác phẩn này được viết trong khoảng thời gian khá tập trung (1922 - 1936), đó cũng là những tác phẩm tiêu biểu nhất cho văn tài của Hồ Biểu Chánh. Giai đoạn sau ông c̣n có thêm nhiều tác phẩm, nhưng tư tưởng và nghệ thuật không có những sáng tạo ǵ mới so với trước. Theo Chân dung Hồ Biểu Chánh(1) cho biết th́ đến lúc mất, trên bàn viết của ông vẫn c̣n một cuốn tiểu thuyết đang viết dở, chứng tỏ ông viết khá sung sức và bền bỉ cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Có lẽ điều quan trọng giúp Hồ Biểu Chánh giữ được sự trung thực sắc xảo, tinh thần nhân đạo cho ng̣i bút của ḿnh là về căn bản, ông luôn giữ được ḷng thanh liêm, biết yêu thương con người, biết phẫn nộ trước mọi bất công ngang trái. Lời di chúc của ông để lại cho con cháu giúp chúng ta hiểu rơ hơn con người nhà văn và mục đích viết văn của ông: "Hồi làm quan th́ ta chăm nom giúp đỡ người nghèo nên ta được tiếng thương dân, mà viết tiểu thuyết ta cũng cố giữ vẹn đạo hiếu nghĩa và luôn binh vực hạng b́nh dân nghèo hèn nên ta được thiện cảm của quần chúng"(1). Hẳn là những lầm lỡ của Hồ Biểu Chánh trên tư cách "con người công dân" có đưa một số ư kiến, dư luận, phản ứng khác nhau trong các tầng lớp xă hội Việt Nam lúc ấy. Nhưng trên tư cách "con người nghệ sĩ" th́ không kể một ít vở tuồng viết theo lối "đặt hàng" thời kỳ làm Đại Việt tập chí, có thể nói khi cầm bút viết tiểu thuyết, chính là Hồ Biểu Chánh đă viết bằng sự rung động của trái tim, bằng sự lịch duyệt nhân t́nh thế thái của một người đă từng tiếp xúc với đủ mọi hạng người, có nhiều dịp quan sát cảnh đời mới, chứng kiến những tập tục của cuộc đời cũ, hiểu rơ phong tục từ thành thị đến nông thôn miền Nam. Đối với Hồ Biểu Chánh, "viết tiểu thuyết là để cảm hóa, đặng lần lần dẫn dắt quần chúng về đường chính đạo quang minh"(2). Con đường ấy là đạo làm người, lấy sự hiếu nghĩa, nhân ái, trung hậu, trong sạch làm gốc. Điều đó giải thích v́ sao ông đặt tên tự cho ḿnh là Biểu Chánh, tức là biểu dương chính nghĩa - và mục đích đạo lư đă như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm của ông.

Dù khi Hồ Biểu Chánh phỏng theo tiểu thuyết nước ngoài hay khi ông hoàn toàn sáng tạo th́ tác phẩm của ông cũng vừa đạt được mục đích luân lư đạo đức, vừa góp phần phơi bày thực trạng xă hội miền Nam những năm đầu thế kỷ XX đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với những xáo trộn dữ dội do chủ nghĩa thực dân đem lại. Dưới những trang viết của ông là một cuộc sống hối hả, đua chen để làm giàu và hiển nhiên đằng sau sự chi phối mạnh mẽ, sự tác quái của đồng tiền là những hành vi thấp hèn bản năng, phi nhân tính, là những thủ đoạn xảo quyệt, những mưu toan lừa lọc, bịp bợm, đầu cơ trục lợi, mua danh bán tước, là những cảnh đời xa hoa trác táng, hăm hiếp, giết người, là nạn thất nghiệp sự khủng hoảng bần cùng ... xét cho cùng nhân vật của Hồ Biểu Chánh cũng c̣n tuân theo một phần ư muốn chủ quan của tác giả, biểu hiện ngay ở ư thức đặt tên nhân vật phù hợp với dụng ư xây dựng tính cách. Chẳng hạn Bá Vạn (tức là người ham giàu), Thủ Nghĩa (người nhân nghĩa), Chánh Tâm (người có tâm chân chính)... Cốt truyện vẫn được xây dựng trên mâu thuẫn thiện ác, kết thúc có hậu như trong tuyện cổ tích và truyện nôm b́nh dân. Tuy vậy Hồ Biểu Chánh cũng đă có những t́m ṭi sáng tạo trên cả những phương diện nội dung lẫn h́nh thức nghệ thuật. Một mặt ông mạnh dạn sử dụng những biện pháp vượt ra ngoài đạo lư thông thường làm chất liệu chính cho tiểu thuyết; mặt khác ông sử dụng biện pháp tả thực kết hợp với một cách diễn đạt nôm na b́nh dị để miêu tả, xây dựng những nhân vật đa diện, chịu sự chi phối của động lực xă hội hơn là ư muốn chủ quan của ḿnh. Với từng ấy biến đổi, Hồ Biểu Chánh đă có những đóng góp đáng kể cho thể loại tiểu thuyết trong buổi đầu h́nh thành.

*

*        *

Trong số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh được đương thời đánh giá cao. Tiền bạc bạc tiền là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất. Theo Huỳnh Lư "Truyện tiền bạc bạc tiền có thể xếp ngang với những tác phẩm có giá trị nhất của chủ nghĩa hiện thực sau này"(3). Nội dung của Tiền bạc bạc tiền có thể tóm tắt như sau :

Nhà tư sản Trần Bá Vạn và vợ là Đỗ Thị Đào có con trai là Bá Kỳ vừa thi tốt nghiệp trường Pháp chánh, nên hai vợ chồng đang mong con về để biết kết quả kỳ thi. Bá Kỳ cùng với bạn là Hiếu Liêm trở về báo tin cả hai đều thi đỗ. Con gái đầu và con gái út của Bá Vạn là Thanh Huê và Thanh Kiều cùng với chồng Thanh Huê là Như B́nh đều ra chúc mừng. Cả nhà bày tiệc ăn mừng, Bá Kỳ mời luôn cả Hiếu Liêm và mẹ Hiếu Liêm là Cao Thị Quyên đến dự. Tối hôm đó Bá Kỳ rủ Hiếu Liêm sắp tới cùng ra Hà Nội học tiếp, Hiếu Liêm nói nhà nghèo phải ở nhà dạy học, nuôi mẹ, không thể tiếp tục đi học được. Bá kỳ lại nói sẽ xin cha mẹ gả Thanh Kiều cho Hiếu Liêm. Song, vợ chồng Bá Vạn không những từ chối đề nghị của Bá Kỳ mà Đỗ Thị c̣n nói lời khinh miệt mẹ con Hiếu Liêm. Việc không thành Bá Kỳ và Hiếu Liêm đều buồn, nhưng hai người vẫn giữ quan hệ thân thiết như cũ. Ít lâu sau, Hiếu Liêm được bổ đi dạy ở trường Chợ Đũi, c̣n Bá Kỳ ra Hà Nội hoc.

Bá Vạn có người chị ruột là Trần Thị Lành, đă trải qua nhiều đời chồng, đến lúc ba lăm tuổi th́ quyến rũ được ông Phủ Khánh Long rất giàu có và trở thành bà Phủ. Hai chị em Bá Vạn bất đồng với nhau nhiều năm, ít qua lại thăm nhau. V́ bà Phủ rất giàu có, lại không có con nên Đỗ Thị khuyên chồng chịu nhún với bà Phủ để về sau hưởng gia tài. Nghe lời vợ Bá Vạn quyết ra tranh cử Hội đồng quản hạt và nhận lời gả Thanh Kiều cho thầy thuốc Thái Thường. Nhân bà Phủ ra chơi vợ chồng Bá Vạn ân cần tiếp đón rồi thưa với bà Phủ việc tranh cử Hội đồng và việc gả Thanh Kiều với hy vọng bà Phủ sẽ cho tiền, nhưng bà Phủ chẳng tỏ thái độ  ǵ. Sau đó, vợ chồng Bá Vạn ráo riết lo tranh thủ sự giúp đỡ của nhiều người và đổ tiền ra mua cử tri. Hai lần bầu cử đă làm sạt nghiệp mà lại không trúng cử, Bá Vạn buồn phiền sinh ốm rồi chết. Đỗ Thị đến xin bà Phủ cứu giúp gia đ́nh khỏi phá sản, nhưng bà phủ nhiếc móc đuổi ra không giúp đỡ. Thầy thuốc Thái Thường biết nhà Bá Vạn sắp phá sản bèn từ hôn với Thanh Kiều. Nhà cửa của Bá Vạn bị phát măi, Đỗ Thị phải đưa Thanh Kiều đến ở nhờ vợ chồng Thanh Huê. Được ít ngày, bà Phủ lại đến bảo hai mẹ con Đỗ Thị về ở với bà. Bá Kỳ từ Hà Nội về thấy vậy bèn can ngăn đừng ăn đồng tiền bất nhân của bà Phủ, nhưng Đỗ Thị không nghe. Bá Kỳ đến nhà Hiếu Liêm than thở với bạn về chuyện nhà ḿnh và nói sẽ không nhận đồng tiền phi nghĩa để ăn học. Hiếu Liêm xin được giúp Bá Kỳ tiền ăn học cho đến khi tốt nghiệp, Bá Kỳ cảm động nhận lời.

Đỗ Thị gắng nhục ở nhà bà Phủ v́ bà hứa sẽ t́m nơi giàu có để gả Thanh Kiều. Thanh Huê giận nhau với chồng cũng xin đến ở nhờ bà Phủ. Ham nhà Triệu Cố giàu có, bà Phủ và Đỗ Thị ép Thanh Kiều lấy lẽ Triệu Cố là con "chệt". Thanh Kiều không nghe th́ hai bà mắng chửi đánh đập tàn nhẫn. Thanh Kiều lên đậu rất nặng, khi lành mặt bị rỗ; Triệu Cố chê không hỏi nữa. Bà Phủ và Đỗ Thị tính gả nàng cho ông Huyện hàm Phan Phú Thứ rất giàu có, đă năm mươi tuổi, vừa góa vợ, nhưng ông Huyện hàm từ chối không lấy Thanh Kiều v́ nàng nhỏ tuổi hơn con gái ông. Ông xin được lấy Đỗ Thị. Bà Phủ khuyên Đỗ Thị nhận lời. Đỗ Thị đồng ư. Ông Huyện hàm mời bà Phủ, Đỗ Thị Thanh Huệ về thăm nhà ông. Trên đường đi, người lái xe của bà Phủ cố ư phóng xe với tốc độ lớn để trả thù sự ngược đăi của bà chủ; phanh không kịp, xe bị lao xuống ruộng, bà Phủ và người lái xe chết, Đỗ Thị và ông Huyện hàm bị thương phải nằm bệnh viện, Thanh Kiều vào viện chăm sóc mẹ. Vợ chồng Thanh Huê làm lành với nhau, ở nhà lo đám tang bà Phủ và người lái xe. V́ được gia tài đồ sộ của bà Phủ, Đỗ Thị bèn từ chối không lấy ông Huyện hàm nữa, rồi đưa Thanh Kiều và  vợ chồng Thanh Huê về ở nhà bà Phủ, sống bằng gia tài của bà Phủ.

Bá Kỳ đỗ com-mi, trở về Sài G̣n làm việc và ở nhờ Hiếu Liêm, không chịu về ở với gia đ́nh. Được ít lâu, Đỗ Thị ốm nặng v́ di chứng sau lần bị tai nạn ô-tô, Bá Kỳ về chăm sóc mẹ cho đến khi mẹ chết. Gia tài bà Phủ được chia đều cho ba chị em Bá Kỳ. Bá Kỳ đem phần của ḿnh tặng cho Khuyến học hội, chàng vẫn ở nhà Hiếu Liêm.

Một hôm Bá Kỳ nhận được thư Thanh Kiều cho biết nàng đă đi tu, Hiếu Liêm lúc này mới khóc và tỏ thật cho Bá Kỳ là ḿnh vẫn luôn nhớ Thanh Kiều bấy lâu nay. Cao Thị khuyên hai người đi t́m đón Thanh Kiều về. Hiếu Liêm và Bá Kỳ đi t́m mấy chùa mới gặp Thanh Kiều, cả hai đều hết sức thuyết phục Thanh Kiều hoàn tục. Cảm động trước t́nh cảm chân thành của Hiếu Liêm, cuối cùng Thanh Kiều đồng ư trở về. Ít lâu sau, Thanh Kiều và Hiếu Liêm làm lễ cưới.

*

*        *

Với 150 trang sách khổ nhỏ, Hồ Biểu Chánh đă đề cập đến một vấn đề lớn mà rất nhiều nhà văn nhà thơ Việt Nam đă từng đề cập trong tác phẩm của ḿnh : vấn đề đồng tiền trong đời sống xă hội. Tác giả thông qua câu chuyện về một gia đ́nh với những mối quan hệ thân sơ, những thăng trầm, đă dựng lên một cách khá sinh động bức tranh xă hội miền Nam trên con đường tư sản hóa nhanh chóng. Chủ đề tư tưởng tác phẩm rất rơ, có thể tóm tắt trong lời phê phán  của Bá Kỳ - một nhân vật chính diện trong tác phẩm: "Tiền bạc bạc tiền thật là khốn nạn lắm. V́ tiền bạc bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhơn nghĩa, họ quên liêm sỉ ". Đó là thực sự diễn ra trong tác phẩm, đó cũng có thể coi như lời phê phán của tác phẩm đối lập nhân nghĩa với tiền bạc, đề cao nhân nghĩa trước sức cám dỗ của tiền bạc. Chính v́ tiền mà ngay trong gia đ́nh Bá Vạn cũng đă phân hóa thành hai loại người đối lập : người tốt và kẻ xấu, kẻ trọng tiền tài danh vọng, người quư nhân nghĩa thủy chung. Thành công của “Tiền bạc bạc tiền” là ở chỗ đă xây dựng được những tính cách bị chi phối bởi một dục vọng duy nhất là ḷng hám danh, hám tiền. Đỗ Thị là biểu hiện tập trung nhất của loại tính cách này. Đó là một người đàn bà khá xinh đẹp và hấp dẫn : “... người đă quá bốn mươi tuổi mà dung nhan c̣n đẹp, quần áo mặc toàn lụa trắng, cổ, tai chớp nhoáng thủy xoàn, da trắng thêm dồi phấn, tóc đen lại gỡ láng nhuốt”. Tác giả không miêu tả tỉ mỉ nhan sắc của Đỗ Thị mà có dụng ư tô điểm thêm vẻ đẹp chung của bà ta bằng những đồ trang sức sang trọng và vẻ trau chuốt của người đàn bà giàu có sung sướng. Nhưng chỉ ngay sau đó, bà ta dần dà bộc lộ bản chất con người thực của ḿnh qua cuộc nói chuyện  với Bá Kỳ : “cô vừa nghe Bá Kỳ thỏ thẻ xin gả Thanh Kiều cho Hiếu Liêm th́ cô tḥ tay móc một cục thuốc sống mà xỉa ngoài rạch, rồi cười gằn mà nói rằng : “con sợ em con nó ế chồng hay sao mà con lo gả gấp dữ vậy?. Mà dầu có gả th́ để cho cha mẹ lựa chỗ nào cho xứng đáng cho con Thanh Kiều khỏi hèn hạ thân nó, chớ sao con lại bảo gả cho Hiếu Liêm? Má thấy nhà nghèo má sợ lắm””. Từ cử chỉ, ngôn ngữ, đến cái cười gằn của người đàn bà này đă toát lên một vẻ ǵ hợm hĩnh, khác xa khuôn mặt đỏm dáng mà ta vừa gặp; dường như thói khinh miệt người nghèo đă thấm vào máu thịt bà ta. Đỗ Thị nói dứt khóat với Bá Kỳ ; “Gả như vậy sao được, Hiếu Liêm nghèo mà bà già nó hèn hạ quá”. Xúc phạm nặng nề đến mẹ con Hiếu Liêm, Đỗ Thị đă tự phơi trần bản chất coi trọng tiền bạc hơn nhân phẩm. Với Đỗ Thị, khuyên chồng tranh cử Hội đồng cũng chỉ để được gọi là bà Hội đồng, được sang hơn thiên hạ; mà gả chồng cho con cũng chỉ có mục đích vụ lợi, cốt nhằm vào những nơi sang trọng giàu có. Bà ta cùng với chồng ra tận ngoài đường đón bà Phủ rồi đon đả mời mọc, đón ư lựa lời th́ không phải muốn giữ đạo làm em mà v́ trọng két bạc của bà Phủ giàu có. Chả thế khi bà Phủ chết, bà ta không hỏi thăm việc tang gia thế nào, nhưng câu hỏi đầu tiên là hỏi ch́a khóa két bạc của bà Phủ. Vốn là con quan lại sa sút, v́ “mang tiếng lằn xằn”, phải ép ḿnh lấy người thấp hơn, nhờ ông chồng có chí mà được làm chủ cả một cơ nghiệp lớn, ở Đỗ Thị có sự nhào nặn tinh vi giữa ư thức kiêu ngạo về ḍng dơi cao sang và những tính toán tích cóp tiền bạc. Dẫu sao cũng được giáo dục trong môi trường giao tiếp với tầng lớp trên của xă hội, Đỗ Thị biết tạo cho ḿnh bề ngoài hợp đạo lư, c̣n những toan tính cân nhắc th́ lại nằm sâu trong bộ óc linh hoạt nhạy bén khi thấy hơi tiền. Có người đến hỏi cưới Thanh Kiều, Đỗ Thị không vội tỏ ngay ư riêng mà sử dụng một cách nói “phân hai” để kéo dài thời gian cho đối tượng bộc lộ gia cảnh đă : “Đỗ Thị suy nghĩ một hồi, nếu có rể làm thầy thuốc th́ đáng mừng, song không biết bà sui giàu hay nghèo, nên nói phân hai rằng : “con nhỏ tôi xưa rày họ đi nói hai ba chỗ rồi, mà cha nó mắc lo đi tranh cử Hội đồng, lại thấy nó c̣n nhỏ quá, nên ổng chưa chịu gả chỗ nào hết””. Đến khi nghe nói nhà bà Phán Quí có vốn năm bảy ngàn và hứa đi hỏi cưới đều cho hột xoàn th́ Đỗ Thị “chẳng c̣n chi giục giặc nữa”. Phải nói rằng ng̣i bút tả thực của nhà văn đă lột tả sắc nét con người mưu mô giảo hoạt của Đỗ Thị. Bản sắc cá nhân của bà ta rất khác với chị em Bá Vạn, tuy cũng tham tiền, đểu giả nhưng trắng trợn, ít mưu mẹo và không cần che giấu. Đỗ Thị đă từng tuyên bố một triết lư sống : “Phận tôi đây không cần, ai giỏi th́ cười, miễn là có nhiều tiền th́ thôi”. Và tuân theo triết lư ấy, bà ta đă từng bước, từng bước ngày càng dấn sâu hơn vào sự vô luân và phi nhân, bất kể ḷng tự trọng, danh dự, t́nh cảm. Hợm hĩnh, kiêu hănh về ḍng dơi, về sự giàu sang của ḿnh bao nhiêu khi thất thế bà ta cũng sẵn sàng nuốt nhục chịu lụy để van xin sự cứu vớt ở người mà bà ta khinh ghét. Dù nhục nhă v́ những lời nhiếc mắng nặng nề của bà Phủ, Đỗ Thị vẫn cam phận ở nhờ bà Phủ hy vọng gia tài giàu có của chị chồng sẽ vào tay mẹ con ḿnh và v́ bà Phủ đă hứa t́m nơi giàu có để gả Thanh Kiều. V́ tiền mà Đỗ Thị ép Thanh Kiều lấy Triệu Cố là con “chệt”, Thanh Kiều không chịu th́ bà vừa chửi bới đánh đập nàng tàn nhẫn, vừa dỗ ngọt. Cũng v́ tiền cho nên khi Triệu Cố chê Thanh Kiều mặt rỗ th́ Đỗ Thị “nh́n Thanh Huê và thầm tiếc không đem chị thế cho em được” . Những việc như thế Đỗ Thị đang tâm làm được th́ việc rắp tâm gả Thanh Kiều cho ông Huyện hàm góa vợ đă năm mươi tuổi nhưng giàu có cũng chỉ là bước phát triển tất yếu của cái tính cách tham tiền lóa mắt mà thôi. Ghê sợ hơn và cũng vô liêm sỉ hơn, bà ta bước lên điểm đỉnh của ḷng hám tiền bằng việc tự ḿnh nhận lời lấy ông Huyện hàm, rồi cũng ngay sau đó, khi không cần đến ông nữa, bà ta trở mặt tàn nhẫn. Đạo lư nhân nghĩa ở bà ta đă không c̣n chỗ tồn tại, nói đúng hơn thế thái nhân t́nh trong xă hội lúc này đă đến chỗ cực kỳ tệ hại, bởi v́ đồng tiền chi phối mọi suy nghĩ, hành vi ứng xử của những người như Đỗ Thị. Có thể nói Hồ Biểu Chánh đă khắc họa thành công h́nh ảnh Đỗ Thị như là một đại biểu của tâm lư giai cấp tư sản trên con đường làm giàu : không từ bất cứ thủ đoạn việc làm nào để có tiền. Cũng có lúc ng̣i bút của ông chợt trở nên sắc xảo tinh vi, ghi lại những khoảnh khắc đầy tính toán của Đỗ Thị trước mối lợi. Đây là một đêm mất ngủ của Đỗ Thị : “Đỗ Thị ngủ không được, cứ nằm lo tính, như ḿnh gả Thanh Kiều mà đ̣i được 5 ngàn đồng bạc th́ dùng làm vốn cho vay. Mà nghĩ bây giờ ḿnh góa bụa cho vay cũng bất tiện, thôi ḿnh mua ít căn phố cho mướn, mỗi tháng góp tiền phố mà xài cho xong. Thiệt có phố cũng khó lắm, nay hư chỗ này, mai hư chỗ nọ, phải sửa hoài, mua ruộng mới chắc ăn hơn. Mà ruộng bây giờ mắc quá, mua ruộng không lời nhiều, lại số bạc ḿnh có 5 ngàn, mua ruộng có bao nhiêu đâu. Đỗ Thị nằm tính đến khuya mỏi ṃn rồi ngủ quên”.

Nếp cảm, nếp nghĩ của Đỗ Thị là như vậy. Bà ta chỉ có cái vỏ “con nhà ḍng dơi”, c̣n suy nghĩ là suy nghĩ của bọn con buôn, của loại tư sản đang c̣n lo ki cóp dần dần từ những món tiền nhỏ nhặt. Nhưng không phải chỉ có Đỗ Thị bị đồng tiền làm lóa mắt, xung quanh bà ta c̣n cả một lũ người cũng không kém đê tiện đă bổ sung thật trọn vẹn bức tranh xă hội mà đồng tiền ngự trị với sức cám dỗ ghê gớm, làm xói ṃn t́nh cảm, biến con người thành hàng hóa để “sinh lời”. Bá Vạn và bà Phủ có một lư lịch làm giàu “trứ danh”, hoặc bằng thủ đoạn cho vay nặng lăi, hoặc bằng tội ác như lừa lọc gian trá, giết người. Bá Vạn từ một trai nghèo ít học, lấy được con quan rồi đi làm cho hăng buôn ở Sài G̣n, nhờ tằn tiện bền chí mà có số bạc dư, cho vay lăi và trở nên giàu có. Bá Vạn thường nói : “Đời này hễ có nhiều tiền th́ mạnh” và ông ta đă thấm nhuần chủ nghĩa thực dụng tư sản đến nỗi “thấy ai làm lợi cho ḿnh mới chịu làm quen”; ngay đối với chị ruột, ông ta cũng rất “ṣng phẳng” cho rằng : “Chỉ giàu th́ chỉ ăn, chớ ḿnh ăn được hay sao mà uật hạ cho uổng công”. Con người ấy chỉ có cái “đức” thật thà lo tích cóp tiền bạc mà thôi. Nhưng v́ nghe lời ngon ngọt của vợ, đă giàu lại muốn sang nên ông ta mới đổ tiền ra mua cử tri để tranh ghế Nghị viên Hội đồng Quản hạt và đă phải trả giá bằng sự phá sản của cả một cơ nghiệp. Qua bước đường hư vong của nhà tư sản Trần Bá Vạn, chúng ta có thể thấy được thực chất những cuộc bầu cử Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX là sự mua danh bán tước nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Trong các cuộc bầu cử đó, cử tri th́ “ai cũng quyết đem quyền bỏ thăm ra đấu giá mà bán chớ không biết dùng quyền ấy mà lựa người xứng đáng đặng bầu cử để thay mặt lo những việc ích quốc lợi dân”; c̣n ứng cử viên th́ thực hiện các thủ đoạn lừa bịp mị dân như vợ chồng Bá Vạn đă làm, sau đó đến lúc bầu cử lại đổ tiền ra mua cử tri. Bá Vạn quyết chí dành chức Nghị viên không phải v́ háo cái danh lớn như bà vợ mà cái đầu óc thực dụng của ông ta cũng đă kịp tính toán để thấy rằng : “Đời bây giờ làm nghề nào cho lợi bằng Hội đồng”. Phải chăng suy nghĩ này cũng xuất phát từ thực tế của xă hội lúc bây giờ.

Hồ Biểu Chánh đă mạnh dạn phơi bày mặt trái của những ông Hội Đồng, những bà Phủ, bà Huyện là những bậc “cha mẹ dân” với một thái độ phê phán rất rơ ràng và trực diện. Bà Phủ Khánh Long, tức Trần Thị Lành lại là một phương diện đặc biệt của lối làm giàu tư sản và  và lối cư xử rất “địa chủ” với kẻ ăn người làm. Là một người “nhan sắc tầm thường” nhưng “tính t́nh gian dối, văn nói khôn lanh”. Trần Thị Lành đă làm nên sự nghiệp chỉ bằng cách buôn bán hôn nhân: lấy chồng Tây, thay đổi chồng nhiều lần và mỗi lần lại thêm vàng bạc. Khi gần tứ tuần. Trần Thị Lành quyến rũ được ông Phủ Khánh Long, có cưới hỏi đàng hoàng, đă thâu tóm hết quyền hành trong nhà ông Phủ, rồi sau lại dùng thuốc độc giết chết ông Phủ và hai người con trai ông để chiếm phần lớn gia tài. Bà ta keo kiệt, độc đoán đối với em và cháu, độc ác thô bạo với kẻ ăn người làm, tiền tiêu không hết th́ để dành chứ không bố thí, cũng không chịu cúng chùa miếu. Nhưng gieo gió ắt gặt băo, cuối cùng chính bà đă phải trả giá cho những hành vi tàn ác bất nhân bằng cái chết do sự trả thù của người lái xe bị bà ngược đăi quá đáng.

T́nh cảm chị em giữa vợ chồng Bá Vạn với bà Phủ là một sự thực chua chát về t́nh cảm con người trong một xă hội mà đồng tiền ngự trị ở khắp nơi, khắp mọi ngơ ngách sâu kín của tư tưởng, t́nh cảm là thước đo sự “mặn nồng” ngay cả trong  quan hệ máu mủ ruột thịt. Để có thể kiếm thêm tiền tranh cử Hội đồng Quản hạt, vợ chồng Bá Vạn phải buộc ḷng bợ đỡ bà chị gái giàu có là bà Phủ mà bao nhiêu lâu Bá Vạn thù ghét ra mặt. Những trang viết về cuộc gặp gỡ giữa “chị Phủ” và hai vợ chồng cậu em là một hoạt cảnh sinh động, trong đó mỗi tính cách hiện ra với một đặc sắc riêng : Bà Phủ th́ vẫn giữ vẻ bề trên trịch thượng, cộc cằn, thô bạo, không t́nh cảm, c̣n Đỗ Thị và Bá Vạn th́ phải ép ḿnh làm ra vẻ lịch sự, săn đón và rất mực giữ lễ. Vợ chồng Thanh Huê cũng chẳng thua kém các bậc cha mẹ. Khi cha mẹ giàu có Thanh Huê khinh khi ức hiếp chồng, chỉ lo ḅn tiền của cha mẹ để ăn diện, cờ bạc; đến khi cha mẹ phá sản cô ta chẳng tỏ nỗi buồn rầu lo lắng cho những người ruột  thịt mà chỉ bực bội v́ sẽ không c̣n được tiền xài. Nh́n mọi thứ qua uy lực của đồng tiền cô ta làm thế nào hiểu được hành vi cao thượng của em trai và em gái. Bất kể danh dự, liêm sỉ, cô ta thúc mẹ lấy ông Huyện hàm Phan Phú Thứ để ḿnh có tiền tiêu và cũng sẵn sàng gian lận, bớt xén tiền bạc khi cầm ch́a khóa két bạc của bà Phủ. C̣n Lư Như B́nh, chồng Thanh Huê cũng bị sức mạnh của đồng tiền nhà vợ biến thành kẻ nhu nhược yếu hèn, đánh mất cả tư thế đàng hoàng lẫn ḷng tự trọng của ḿnh. Gia đ́nh Bá Vạn th́ đă vậy, đến cả bà Phán Quí và cậu con trai là thầy thuốc Thái Thường cũng coi hôn nhân như một phương tiện để “đào mỏ”; họ săn lùng các cô gái chưa chồng của những gia đ́nh giàu có để nhờ mai mối đánh tiếng xin cưới hỏi nhưng khi nhà gái chẳng may bị phá sản th́ họ cũng vội vàng thất tín từ hôn ngay. Không t́nh nghĩa, không thủy chung, trước sau cả một lũ người quay cuồng trong cơn khát tiền bạc, chỉ tính toán giá trị con người qua hột xoàn bạc muôn, đă tạo nên cái nền tối tăm, ngột ngạt trong tác phẩm.

Đối lập với bóng tối là ánh sáng từ tâm hồn của những người chân chính trong sạch biết trọng nhân phẩm, yêu nhân nghĩa, trung hậu, thủy chung trong t́nh bạn, t́nh yêu. Bá Kỳ, Thanh Kiều tuy sống trong sang giàu giữa những người ruột thịt và họ hàng đều tham tiền bạc, nhưng cả hai người đều hướng về nhân nghĩa và điều thiện. Hết bị ép gả cho Thái Thường, Triệu Cố, lại bị ép gả cho ông Huyện hàm đă năm mươi, Thanh Kiều tuy c̣n ít tuổi đă phải trải qua tâm trạng ê chề của một người con gái bị biến thành món hàng rao đi bán lại, bị “thách giá” và lẽ dĩ nhiên cũng bị “d́m giá” v́ lời lăi.

Trong thư gửi cho Bá Kỳ trước khi đi tu, Thanh Kiều chua xót và cay đắng viết: “Người đời nay từ sang chí hèn, ai cũng tranh tiền bạc mà thôi không kể chi nhân nghĩa. Em tuy là phận gái cũng bắt ngán ngẩm ... Đă mấy phen thân em như một món hàng để giữa chợ, chẳng khác nào một miếng mồi để câu sự giàu sang”. Thanh Kiều than thân phận nàng hay phải chăng nàng tố cáo, phê phán cả một xă hội? Đồng cảm được với tâm sự của Thanh Kiều trước hết phải kể đến anh trai nàng là Bá Kỳ. Không nhiễm thói xấu của những người cùng giai cấp xuất thân lại được học hành hiểu biết, Bá Kỳ đă nh́n thấu bản chất xấu xa của những người ruột thịt và không ngần ngại nh́n thẳng vào sự thật đó để phê phán. Chàng giữ ǵn t́nh bạn cao quí thủy chung với người bạn nghèo, trung hậu là Hiếu Liêm. Chàng quí trọng khâm phục Hiếu Liêm v́ phẩm chất của Hiếu Liêm. Chàng từng chân thành nói với Hiếu Liêm: “Anh cứ so sánh giàu nghèo hoài. Vậy chớ tài học với tánh tốt của anh không đáng bạc muôn hay sao?... Con người ở đời cái phải là quí hơn hết”. Bá Kỳ vui ḷng nhận số tiền nhỏ mọn của Hiếu Liêm để ăn học v́ đó là đồng tiền trong sạch, v́ t́nh nghĩa, nhưng chàng dứt khoát từ chối cả một tài sản lớn của bà cô bởi v́  “Cô của tôi ngày xưa làm điều đại ác, nên mới giàu có lớn được đó. Tôi nói thật, thà tôi chết đói, chớ không khi nào tôi thọ của cô tôi một đồng xu”. Bá Kỳ đem gia tài được chia cúng cho Khuyến học hội, c̣n Thanh Kiều th́ đem cúng cho Hội nuôi gái mồ côi, cả hai anh em đều hành động và suy nghĩ giống nhau, tuy họ chưa hề trao đổi tâm sự. Và cũng chỉ có t́m được ở Hiếu Liêm tâm hồn tri kỷ, Bá Kỳ mới có thể tâm sự với Hiếu Liêm về tư cách thấp hèn của những người trong gia đ́nh ḿnh, đồng thời cũng có nhận xét rất thấm thía về mẹ con Hiếu Liêm : “Để tôi nói cho anh nghe, anh tuy con nhà nghèo nhưng anh có bà mẹ tánh t́nh cao thượng cư xử nhân từ, nghèo mà biết trọng thanh danh, khổ mà không tham của phi nghĩa. Phận bác góa bụa nghèo hèn mà nuôi con ăn học cho được thành thân, lại dạy anh ở cho nên người phải như vầy th́ đáng kính phục biết chừng nào. Ngày nay tuy anh làm thầy giáo chứ không làm ông chi lớn, song anh có thể nuôi bác, lại mẹ con đồng t́nh hiệp ư, trong nhà thuận thảo ấm no, hạnh phước cho người như vậy ngỡ cũng đủ rồi, chớ nào phải làm chức cho lớn, có bạc cho nhiều mới gọi là hạnh phước hay sao”. Thiết tưởng trong cả lời phê phán và ca ngợi của bá Kỳ đều chứa đựng quan niệm về nhân cách, về hạnh phúc của Hồ Biểu Chánh, cũng có thể coi đó là những tuyên ngôn đạo lư của ông.

Dưới ng̣i bút của Hồ Biểu Chánh, những hành vi ứng xử có tính chất đạo lư ở những con người giàu sang đôi khi có gây cảm tưởng thiếu tự nhiên, hoặc mang màu sắc lư tưởng, nhưng ở những người lao động nghèo, có vị trí thấp trong xă hội th́ các hành vi này lại được ông miêu tả tự nhiên, thoải mái, giống như thuộc tính của họ. Bà mẹ Hiếu Liêm chỉ là một người đàn bà b́nh thường, v́ nghèo phải đi gói nem bán để nuôi con ăn học, nhưng bà thấm nhuần t́nh cảm bao dung, nhân hậu; bà rất thấu hiểu nhân t́nh nên có được thái độ b́nh tĩnh trước sự khinh rẻ của người giàu. Với một trí tuệ lành mạnh của người b́nh dân, bà đă biết chia xẻ động viên Hiếu Liêm lúc chàng buồn nản v́ t́nh, rồi khuyến khích chàng đi đến với t́nh yêu bằng hành động kịp thời đi t́m đón Thanh Kiều. Một Hiếu Liêm lấy vợ là “muốn kết nhơn nghĩa chớ không cần lợi ích” và một bà mẹ cưới con dâu “không cần nhan sắc và cũng không thèm tiền bạc” là sự tương phản với những bà Phán Quí, Thái Thường, Triệu Cố. ngợi ca những người lao động nghèo đă là một tiến bộ của Hồ Biểu Chánh. Tích cực hơn, Hồ Biểu Chánh c̣n cho ta thấy những con người ở dưới đáy xă hội nghèo khổ bị bóc lột áp bức, không phải lúc nào cũng cam chịu mà lúc này lúc khác khi bị ngược đăi đă có hành động phản kháng, chẳng khác nào những anh Pha, chi Dậu trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực sau này. Chị Lại, anh sốp phơ, tuy chỉ là những nhân vật hiện ra thấp thoáng trong tác phẩm, nhưng đă gợi lên rất nhiều thương xót cho người đọc. Anh sốp phơ hết ḷng hầu hạ chủ, bị mắng chửi đánh đập, sỉ nhục đến đâu cũng nhẫn nại chịu đựng; nhưng trước sự đày đọa cùng cực của một bà chủ lúc nào cũng thích đày đọa người làm, đặt anh vào nguy cơ bị đuổi việc một cách vô cớ, th́ anh đă phản ứng lại. Suy nghĩ của anh của anh rất đơn giản chất phác : “ḿnh đạp cho hết xăng đặng chạy mau một lần chơi, kẻo bấy lâu nay ḿnh chạy chậm bị chúng bạn chê cười, bà có chửi th́ chửi, bề nào ḿnh cũng bị đuổi, chẳng cần phải sợ nữa”. Tuy liều lĩnh v́ cùng đường, lần đầu tiên anh đă làm cho bà chủ phải khiếp sợ, nhưng cũng là lần cuối cùng, bởi v́ anh và cả bà chủ phải chết thê thảm không kịp nói một lời, dù là lời chửi bới của bà chủ hay là lời than ai oán của chính anh. Trong cuốn tiểu thuyết Những người chết c̣n trẻ măi của nữ văn sĩ Đức Anna Seghers ra đời sau “Tiền bạc bạc tiền” của Hồ Biểu Chánh đến 22 năm (1947), anh lái xe Bêchke cũng đă có hành động phản kháng tương tự khi tan vỡ ảo tưởng về t́nh thân thiết giữa anh và ông chủ Klem mà anh đă hết ḷng trung thành và cứu sống nhiều lần. Nhận thức rơ thân phận tôi tớ của ḿnh chỉ là vật hy sinh cho quyền lợi của chủ Bêchke đă lái xe lao xuống ḍng sông kết thúc cuộc đời Klem và thủ tiêu luôn cả cuộc sống của ḿnh. Phải chăng ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào trên trái đất này, nơi nào có áp bức bất công là nơi đó phản kháng, nơi nào có sự xúc phạm quyền sống con người là nơi đó có sự khám phá, nh́n nhận bản lĩnh và khát vọng của con người, đó chính là những vấn đề muôn đời của nhân loại , nó khiến cho giữa Hồ Biều Chánh và Anna Seghers tuy ở hai phương trời khác nhau và trong những hoàn cảnh lịch sử không giống nhau, nhưng kẻ trước người sau đều có những gặp gỡ trùng hợp lư thú trong sáng tạo h́nh tượng, trong liên tưởng nghệ thuật đặc sắc của họ.

Một thành công nữa của “Tiền bạc bạc tiền” là tác phẩm  đă chú trọng khai thác nội tâm nhân vật, từ tâm lư tham tiền, hám lợi đến chuyện t́nh cảm yêu đương. Như trên chúng tôi đă phân tích, Hồ Biểu Chánh đă khắc họa khá thành công tâm lư tham tiền thông qua các nhân vật Bá Vạn, bà Phủ... đặc biệt là Đỗ Thị. Riêng vấn đề t́nh yêu có lẽ Hồ Biểu Chánh không có được cái sắc xảo đó. Tuy vậy, ở lĩnh vực này Hồ Biểu Chánh cũng đă có những thành công nhất định trên phương diện khai thác một số trạng thái biểu hiện cuả t́nh yêu. Vấn đề t́nh yêu đặt ra trong tác phẩm không giống với “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách, “Lấy nhau v́ t́nh” của Vũ Trọng Phụng, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh... Ở đây tác giả đă có một giải pháp cải lương : hợp pháp hóa t́nh yêu tự do trong khuôn khổ gia giáo phong kiến. Lư tưởng gia đ́nh của Hồ Biểu Chánh là một cuộc sống gia đ́nh ḥa thuận, kính trên, nhường dưới, trong đó gia pháp phong kiến vẫn tồn tại, dung ḥa với t́nh yêu tự do theo lối tư sản. Hồ Biểu Chánh đă miêu tả khá tỉ mỉ diễn biến t́nh cảm giữa Hiếu Liêm và Thanh Kiều. Ngay trong buổi tiệc mừng Bá Kỳ thi đỗ, Thanh Kiều đă có ư thương mến Hiếu Liêm nên “ngồi ăn nhưng thỉnh thoảng lại liếc ngó Hiếu Liêm”. Sự thương mến đó là t́nh cảm rất tự nhiên của người con gái trước một chành trai học giỏi, nhà nghèo nhưng có chí, tính t́nh ôn ḥa, trung hậu. Nhưng cảm t́nh của Thanh Kiều rất lặng lẽ kín đáo và vẫn ở trong khuôn khổ gia giáo. Thanh Kiều vẫn quan niệm phải có người làm mai đến hỏi th́ mới gặp gỡ chuyện tṛ. V́ vậy khi bị cha mẹ ép gả cho Thái Thường, tuy Thanh Kiều thương mến Hiếu Liêm cũng không dám nói ra, cũng không có tư thế chủ động mạnh dạn “xăm xăm băng lối vườn khuya một ḿnh”. Thái độ của Thanh Kiều trong t́nh yêu trước sau vẫn là thái độ thụ động. Ngay khi gặp Hiếu Liêm ở chợ Bến Thành, Thanh Kiều gọi Hiếu Liêm và lật đật muốn xuống nói chuyện th́ đó cũng chỉ là một lần duy nhất nàng có cử chỉ bộc phát tự nhiên của t́nh cảm, c̣n sau đó th́ t́nh cảm của nàng lại là sự âm thầm nén lại ở trong ḷng. Riêng t́nh cảm của Hiếu Liêm th́ có khác. Hiếu Liêm tuy bắt đầu để ư đến Thanh Kiều từ sau khi có gợi ư của Bá Kỳ, nhưng t́nh cảm của chàng lại chuyển biến phát triển khá rơ. Ng̣i bút của Hồ Biểu Chánh đă rất tinh tế trước những biểu hiện thầm kín của sự xao xuyến rung động trong tâm hồn Hiếu Liêm: “Hiếu Liêm thấy mặt Thanh Kiều khi nhớ mấy lời Bá Kỳ nói với ḿnh trên xe nên trong trí lo ra hoài không nói chuyện chi hết mà cũng không dám ngó Thanh Kiều... Hiếu Liêm thấy Thanh Kiều đi lại gần bên ḿnh, mùi dầu thơm bay ngào ngạt th́ như ngây, như say, bởi vậy bưng chén nước mà tay run lẩy bẩy”. Sự cảm mến ấy là bước khởi đầu của t́nh cảm cho nên khi không được vợ chồng Bá Vạn chấp nhận làm con rể, nỗi tương tư trong ḷng Hiếu Liêm chỉ mơ hồ thầm lặng “Bá Kỳ đi rồi, Hiếu Liêm nghĩ thầm từ nầy nhà Bá Vạn với ḿnh chẳng c̣n t́nh nghĩa chi nữa hết, nên thất thểu trong ḷng, hễ nhớ tới th́ buồn, song không hiểu tại sao mà buồn như vậy”. Dần dần t́nh cảm ấy trở thành một ám ảnh đối với Hiếu Liêm và đến khi nghe tin Thanh Kiều lấy chồng th́ nó đă bùng nổ thành nỗi đau đớn dày ṿ thật sự. Hiếu Liêm khóc v́ buồn tủi, đọc sách mà đọc không vào. Rồi từ chỗ sầu thảm đau khổ không thể nói lên được nữa mà cần phải bộc lộ chia sẻ với mẹ, t́nh yêu đă chuyển sang một sắc thái khác : chàng đâm ra hờn giận, rồi oán hận Thanh Kiều, Hiếu Liêm chôn sâu t́nh yêu xuống đáy ḷng với rất nhiều tự ái. Tuy vậy trải qua bao nhiêu biến cố cuốn truyện khép lại bằng đám cưới hạnh phúc của Thanh Kiều và Hiếu Liêm được lấy nhau theo mong ước của t́nh yêu nhưng cũng là trong một không khí hiếu t́nh trọn vẹn.

Xét cho cùng, tuy tính cách nhân vật c̣n thuần nhất đơn điệu, tâm lư nhân vật c̣n sơ lược đơn giản, t́nh yêu thiếu hẳn chất say sưa mơ mộng, cốt truyện c̣n thật thà về t́nh tiết, nhưng Hồ Biểu Chánh đă có rất nhiều cố gắng để vừa thể hiện được thực trạng xă hội vừa lồng vào đó nội dung đạo lư mà ông đă theo đuổi suốt cả sự nghiệp sáng tác của ḿnh. Tác phẩm đă dừng lại ở kết thúc có hậu sự trừng phạt đích đáng những kẻ xấu và ban thưởng thích đáng đối với người tốt. Tác phẩm gói gọn một lời khuyên : hăy bền ḷng giữ nhân nghĩa nhưng đồng thời đă tiến rất gần đến chủ nghĩa hiện thực phê phán trên phương diện xây dựng những tính cách điển h́nh. Triết lư “giàu nghèo tại trời”, “ác giả ác báo”... tuy vẫn hiện lên trong tác phẩm song không c̣n đủ sức thuyết phục mạnh mẽ như trước mà đă bị chính sức mạnh của đời sống đẩy xuống hàng thứ yếu, dường như chỉ c̣n là một h́nh thức, một thuyết minh gắng gượng của tác giả. Bởi v́ ở tác phẩm này, cái chi phối mạnh mẽ số phận của nhân vật không phải là tại trời mà do đời sống xă hội là chủ yếu. Bà Phủ chết là do nạn nhân của bà nung nấu ư muốn trả thù. Đỗ Thị chết là do di chứng của lần bị tai nạn ô- tô. Người đọc thấy sự đa dạng của tính cách. Một Đỗ Thị khéo léo tinh vi trong biểu hiện của ḷng tham tiền, bên cạnh một Bá Vạn “thực thà” biển lận, một bà Phủ độc ác, trắng trợn vô học và  “hàng tôm hàng cá”. Cái riêng của mỗi tính cách đă làm nên sự sinh động của tác phẩm. Tính cách nhân vật được khắc họa sắc nét đến nỗi nếu bà Phủ không chết cấm khẩu th́ có lẽ người đọc phải giật ḿnh tự hỏi : nếu nói được th́ câu nói cuối cùng của bà phải chăng là một lời mắng té tát đối với anh sốp-phơ? Và lời trăng trối của bà Phủ phải chăng là : đừng để gia tài cho mẹ con Đỗ Thị, mà phải chôn tất cả xuống mồ, cho thỏa ḷng tham vô đáy của ḿnh.

Đáng tiếc là với một nội dung sâu sắc, Tiền bạc bạc tiền không tránh khỏi những hạn chế của thể loại trong buổi đầu của văn xuôi quốc ngữ. Truyện c̣n nặng về kể lể sự việc đôi khi lại xen những lời b́nh chủ quan của tác giả, lời văn chưa được gọt giũa, bên cạnh những câu văn biền ngẫu có đối có vần.

Tuy vậy, với những thành công và hạn chế của nó, Tiền bạc bạc tiền thực sự đă là một tiếng nói tiêu biểu cho tài năng của Hồ Biểu Chánh. Và mặc dù phương thức biểu hiện không c̣n thích hợp lắm với công chúng hiện đại, “Tiền bạc bạc tiền” vẫn có sức hấp dẫn nhất định, đó c̣n là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ độc ác vô luân, coi tiền bạc là mục đích cuộc đời. Ư nghĩa xă hội của tác phẩm là ở đó.

                                                       

                                                                PHẠM NGỌC LAN

-----------------------------------

Nguồn:

 

©2006 hobieuchanh.com

                                                                       



(1) Với các tác phẩm Nối mẹ … t́nh con (1924), Tấm ḷng vàng đá (1926 - 1927), Mảnh trăng thu (1930), Cậu Tam lọ (1931).

(2) Với tác phẩm “Châu về hiệp phố” (1926 - 1928).

(3) Như Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoàng mưu, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Văn Vính …

(4) Phê b́nh và cảo luận, Nam kỳ thư quán, Hà Nội, 1933.

(5) Nhà văn hiện đại, NXB Tân dân, Hà Nội, 1942.

(6) Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, NXB Xây dựng Hà Nội, 1957

(7) Do Nguyễn Đ́nh Chú chấp bút, NXB Giáo dục Hà Nội, 1960, Về sau khi in lại, chương viết về Hồ Biểu Chánh đă bị cắt bỏ.

(8) Việt Nam văn học lịch sử trích yếu, NXB Vĩnh bảo, Sài G̣n, 1956.

(9) Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III, Quốc học tùng thư, Sài G̣n, 1965.

(10) Bảng lược đồ văn học Việt Nam, NXB Tŕnh bày, Sài G̣n 1967.

(11) Chân dung Hồ Biểu Chánh, Lửa thiêng, Sài G̣n, 1974.

(12) Do Nguyễn Huệ chi chấp bút, Tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1983

(13) Chẳng hạn của Nguyễn Văn Y, Trần Hữu Tá

(1) Chân dung Hồ Biểu chánh, sđd

(1) Lời di chúc, dẫn theo Chân dung Hồ Biểu Chánh, sđd, trang 295.

(2) Dẫn theo Chân dung Hồ Biểu Chánh, sđd

(3) Lược thảo Lịch sử văn học Việt Nam, sđd