NHỮNG KHUYNH HƯỚNG TIỂU THUYẾT TRƯỚC 1930 VÀ NHỮNG MẦM MỐNG ĐẦU TIÊN CỦA MỘT NỀN TIỂU THUYẾT MỚI

 

Phan Cự Đệ

Nếu  như trước 1930 Hoàng Ngọc Phách nổi tiếng ở ngoài Bắc th́ ở Nam bộ, Hồ Biểu Chánh lại là tác giả được nhiều người ưa thích. Đứng về khối lượng và chất lượng tác phẩm mà nói th́ Hồ Biểu Chánh là nhà viết tiểu thuyết đáng chú ư nhất của thời kỳ này. Trong 50 năm làm văn bên cạnh cuộc đời làm quan, ông đă viết trên dưới 60 cuốn tiểu thuyết (trong đó có nhiều bộ hai tập). Sau đây là một số tác phẩm quen biết trước 1930: Cay đắng mùi đời (1925), Tiền bạc bạc tiền (1926), Tỉnh mộng (1927), Ngọn cỏ gió đùa (1929), Cha con nghĩa nặng (1929), V́ nghĩa v́ t́nh (1929), Kẻ làm người chịu (1929), Khóc thầm (1930), Con nhà nghèo (1930), Con nhà giàu (1931)… và một số tác phẩm khác như Thầy thông ngôn, Nợ đời, Cười gượng, Nặng gánh cang thường, Nhơn t́nh ấm lạnh, Đoá hoa tàn, Chút phận linh đinh, Một đời tài sắc,v.v…

          Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đă ghi lại được một số nét khá điển h́nh của hiện thực Nam bộ vào những năm sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Tiểu thuyết của ông bao quát nhiều vùng thành thị và nông thôn rộng lớn của Nam bộ, nhiều kiểu người thuộc đủ các giai cấp khác nhau: quan lại, địa chủ, hội đồng, chủ hăng xe hơi, chủ nhà máy xay, chúa tàu biển, thầu khoán, đại lư, thông ngôn, kư lục, nhà nho gàn dở, hoà thượng chân tu, nghệ sĩ giang hồ, tá điền tá thổ, me tây, gái điếm, v.v…

          Hồ Biểu Chánh chia các nhân vật của ḿnh ra làm hai loại : "con nhà giàu" và " con nhà nghèo", những kẻ tàn bạo độc ác và những người coi trọng nhân nghĩa. Trong bọn giàu có, Hồ Biểu Chánh tập trung mũi dùi đả kích vào bọn địa chủ, quan lại phong kiến. Điều này cũng dễ hiểu là v́ lúc bấy giờ cơ sở ruộng đất ở nông thôn vẫn ở trong tay bọn địa chủ, bọn hội đồng kỳ hào, đế quốc Pháp lại ra sức củng cố hệ thống vua quan và duy tŕ ư thức hệ phong kiến để ḱm hăm sự phát triển của xă hội ta. Hồ Biểu Chánh đă bóc trần những lớp vàng son giả hiệu, đă lột mặt nạ những thủ đoạn lừa phỉnh nhơ nhớp, ti tiện của bọn địa chủ phong kiến. Ưu điểm nổi bật nhất của nhà viết tiểu thuyết là trong một số trường hợp, ông đă trực tiếp tố cáo những thủ đoạn bóc lột tô tức của bọn địa chủ. Vĩnh Thái tiêu biểu cho những bọn chúa đất bóc lột theo lối cổ điển. Hắn buộc tá điền, nếu mướn 100 công đất th́ phải vay 50 đồng bạc hoặc 50 giạ lúa, nếu mướn 200 công th́ phải vay gấp đôi. Lúa và tiền đó phải trả lăi hàng năm 60 phân, ai không chịu vay lúa vay tiền, th́ hắn lấy lại ruộng đất! Như vậy là hắn đă bóc lột tô tức cùng một lúc và đời đời biến nông dân thành nô lệ gắn chặt với ruộng đất của ḿnh. Để bóc lột cho đầy túi tham, hắn c̣n đánh thuế thổ trạch, thuế mồ mả và làm đơn xin khẩn hoang để cướp không 100 mẫu ruộng của nông dân ở Mặc Cần Dưng! (Khóc thầm).

          Trong phần lớn tác phẩm, Hồ Biểu Chánh tập trung phê phán giai cấp địa chủ và bọn quan lại phong kiến về mặt đạo đức. Đứng ở góc độ này, tác giả tố cáo những hành động thương luân bại lư, những thủ đoạn dâm ô tàn bạo của bọn chúng.

          Cũng đứng ở góc độ đạo đức, Hồ Biểu Chánh đă vạch ra được sự tha hoá của đồng tiền trong xă hội thực dân phong kiến. Đồng tiền làm đảo lộn lương tâm con người, xoá nhoà mọi giá trị chân chính, biến phụ nữ thành món hàng hoá đổi chác trên thị trường ! "V́ tiền bạc bạc tiền mà người đời họ hư danh dự, họ phế nhân nghĩa, họ quên liêm sỉ hết" (Tiền bạc bạc tiền).

          Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đối lập với bọn giàu sang quyền thế tàn bạo và độc ác là những con người nghèo tiền bạc nhưng giàu ḷng nhân nghĩa (Lê Văn Đó, hương sư Cu).

          Ba Thời tượng trưng cho ḷng thương người, t́nh vợ chồng chung thuỷ (Cay đắng mùi đời). Thằng Được thuyết minh cho t́nh bè bạn, t́nh thương yêu cha mẹ, biết ơn thầy học. Ba Cam tượng trưng cho toà án lương tâm và công lư của quần chúng (Ngọn cỏ gió đùa )[1]

          Một mặt đề cao đạo đức nhân nghĩa của quần chúng, một mặt hồ Biểu Chánh xót xa trước cảnh khốn cùng của họ trong xă hội cũ. Cai tuần Bưởi gặt lúa được 320 giạ th́ phải nộp tô cho địa chủ 300 giạ ! Dầm mưa dăi nắng suốt một năm ṛng chỉ được 20 giạ, mà trong đó c̣n phải đóng lúa, mướn trâu, trả tiền công cấy th́ biết sống làm sao? Lê văn Đó là một số cố nông, chỉ v́ đói quá, bưng trộm một nồi cám lợn về nuôi mẹ gà, cháu nhỏ mà bị bọn quan lại phạt tù 5 năm. Sau tăng án lên 20 năm; ra khỏi nhà tù mẹ già mấy đứa cháu dại đă chết đói, gia đ́nh ly tán mỗi người một nơi. Cảnh Lê Văn Đỏ nằm mê trong ngục thấy hương hồn những người nông dân nghèo hiện lên tố cáo bọn địa chủ quan lại thật chẳng khác ǵ một bài "Văn tế thập loại chúng sinh" của những năm đầu thế kỷ XX. Điều đáng quí là có lúc Hồ Biểu Chánh đă đề cao được tinh thần phản kháng của những người lao động. Những hành động phản kháng của những người lao động. Những hành động đấu tranh tự phát ở đây đều nhân danh đạo đức nhân nghĩa, chưa phải là hành động đấu tranh giai cấp một cách có ư thức.

          Do những hạn chế về mặt thế giới quan nên khuynh hướng hiện thực trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh là một thứ khuynh hướng hiện thực nửa vời. Đứng ở góc độ đạo đức, Hồ Biểu Chánh chưa phản ánh được những mặt hiện thực chủ yếu của xă hội lúc bấy giờ. Ông chưa nh́n thấy được quy luật đấu tranh giai cấp. Tác giả phân chia xă hội một cách siêu h́nh ra làm hai hạng người : có nhân nghĩa và không có nhân nghĩa. Hễ giàu ḷng nhân nghĩa th́ nghèo đói, thế nào cũng sẽ được no ấm, hạnh phúc c̣n bọn nhà giàu vô lương tâm th́ trước sau thế nào cũng bị (tác giả) trừng phạt! Hồ Biểu Chánh không chủ trương đánh đổ giai cấp địa chủ, phong kiến trên lĩnh vực chính trị và kinh tế mà chỉ sửa chữa nó về mặt đạo đức. Trong tác phẩm, ông đă đề cao một thứ chủ nghĩa cải lương phong kiến (một đôi khi chủ nghĩa cải lương tư sản). Khuynh hướng hiện thực trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh gắn liền với khuynh hướng cải lương và khuynh hướng đạo lư.

          Trong văn học Nam bộ khuynh hướng đạo lư đă được thể hiện từ thời Nguyễn Đ́nh Chiểu cho đến các nhà văn lớp sau như Phú Đức, Hồ Biểu Chánh. Ở Hồ Biểu Chánh, khuynh hướng đó vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực. Khuynh hướng đạo lư giúp cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp của tiểu thuyết Việt-nam cổ điển: giàu tính lư tưởng, giàu tinh thần dân chủ chống phong kiến. Lấy riêng một cuốn tiểu thuyết " Ngọn cỏ gió đùa" mà nói th́ các nhân vật trung tâm ở đây đều tiêu biểu cho những con người đạo đức nhân nghĩa, anh hùng khí tiết (Lê Văn Đỏ, hoà thượng Chánh Tâm, Lư Ánh Nguyệt, Vương Thế Hùng).

          Một mặt khác, như trên đă nói, đứng ở góc độ đạo đức, Hồ Biểu Chánh đă thấy được một mặt xấu xa, thương luân bại lư của bọn địa chủ quan lại trong xă hội thời bấy giờ.

          Quan niệm đạo đức của Hồ Biểu Chánh nh́n chung vẫn nằm trong khuôn khổ chật hẹp của đạo đức phong kiến. V́ thế cho nên các nhân vật tích cực của ông đă đề cao đạo đức nhân nghĩa của quần chúng. Có lúc ông đă đứng trên quan điểm đạo đức nhân nghĩa đó mà phê phán những quan niệm trung hiếu hẹp ḥi của phong kiến. Hồ Biểu Chánh làm quan mà có lúc lại ca tụng "giặc Lê Văn Khôi" là "giặc anh hùng v́ ân nghĩa, v́ phẩm giá mà nổi lên"; đồng t́nh với cái lư luận làm giặc của Vương Thế Phụng (con Vương Thế Hùng) : "Tôi làm giặc đây là tính giết cho sạch những kẻ vô tâm ác đạo, phi nghĩa bạc ân đặng lập một đời mới cho nhân dân hưởng mùi đạo nghĩa".

          Tuy có những mặt ảnh hưởng tích cực như vậy nhưng khuynh hướng đạo lư đồng thời lại hạn chế nội dung hiện thực của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Văn học là một công cụ đấu tranh giai cấp, nó phải phục vụ những quan điểm chính trị và đạo đức của một giai cấp nhất định. Nhưng văn học có những đặc thù riêng biệt của nó khiến cho nó không đồng nhất với đạo đức. Nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa không thể rời bỏ nhiệm vụ phản ánh hiện thực khách quan, dùng tác phẩm, dùng nhân vật thuyết minh cho những quan điểm đạo đức chủ quan của ḿnh được. Đáng tiếc là trong khá nhiều trường hợp, Hồ Biểu Chánh đă từ bỏ lập trường của chủ nghĩa hiện thực để chạy theo những quan điểm duy tâm, sặc mùi cải lương chủ nghĩa. Bằng những lối kết thúc có hậu rất giả tạo, Hồ Biểu Chánh đă giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong tác phẩm của ḿnh một cách hoàn toàn chủ quan, tuỳ tiện; cuối tác phẩm bao giờ những người nghèo giàu đạo đức nhân nghĩa cũng được sung sướng, c̣n bọn nhà giàu bất lương, bạc ái th́ bị trừng phạt đích đáng ( Ngọn gió đùa, Con nhà nghèo, Tiền bạc bạc tiền ). Trong cốt chuyện Con nhà nghèoTiền bạc bạc tiền, tác giả đă sử dụng nhiều chi tiết ngẫu nhiên để trừng phạt bọn nhà giàu không nhân nghĩa. Bằng một tai nạn xe hơi bất ngờ, tác giả đă giết chết mụ tri phủ Khánh Long, in một cái sẹo vào giữa mặt Đỗ Thị và biến huyện hàm Phan Phú Thứ thành một anh thọt chân! Tính cách của một số nhân vật không phát triển theo cái lôgic khách quan của cuộc sống mà bị uốn theo lôgic chủ quan của tác giả (Lê Văn Đó, Trần Thượng Trí, cuối cùng biến thành những nhân vật tu nhân tích đức). Tập hai của một số tác phẩm yếu hẵn đi v́ tác giả chạy theo những quan điểm quả báo của nhà phật (Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Ngọn cỏ gió đùa ). Do những mâu thuẫn trong thế giới quan, khuynh hướng hiện thực của Hồ Biểu Chánh là một khuynh hướng hiện thực không triệt để.

          Về mặt chính trị, cần phê phán nghiêm khắc những màu sắc cải lương phản động trong tác phẩm của ông. Đứng ở góc độ đạo đức, Hồ Biểu Chánh phê phán những bọn địa chủ, quan lại dâm ô, tàn bạo. Nhưng tác giả lại chủ trương: "làm giàu đặng cứu dân hết cùng khổ th́ ḿnh sùng bái, chớ ḿnh đâu dám kích bác họ" (Khóc thầm). Ở đây ta thấy rơ hạn chế của tư tưởng Hồ Biểu Chánh; tuy có phê phán bọn địa chủ, quan lại về một phương diện nhất định, nhưng nói chung lập trường của Hồ Biểu Chánh vẫn là lập trường của giai cấp phong kiến. Chưa bao giờ ông chủ trương đánh đổ giai câp địa chủ phong kiến, ông ra sức sửa chữa nó theo quan điểm của chủ nghĩa cải lương. V́ vậy trong tiểu thuyết, ông đă đề cao một bọn địa chủ "từ thiện", xây dựng chúng thành những người mẫu lư tưởng! Hồ Biểu Chánh đă biến các thôn ấp của bọn địa chủ "từ thiện" thành những thiên đường giả  tạo của chủ nghĩa cải lương phong kiến [2]

          Thật là những quan niệm hết sức ngây thơ nếu không muốn nói là phản động. Đấu tranh giai cấp bị thủ tiêu, mâu thuẫn giai cấp bị xoá nhoà. Nông dân với địa chủ là người có đạo đức. Nhân ngày vợ chồng Thượng Tứ xum họp, nông dân mua một con heo làm thịt ăn mừng, mời vợ chồng Thượng Tứ "chung vui'' ! Lối kết thúc có hậu giả tạo này hoàn toàn đi ngược lại chủ nghĩa hiện thực.

          Trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng cần phê phán những lời tuyên truyền nhạt nhẽo cho đạo Phật, cho những lư thuyết về số kiếp, về quả báo, về việc tu nhân tích đức, suốt đời làm điều thiện, không nên báo oán (kể cả đối với kẻ thù). Suốt cuộc đời của ḿnh, Lê Văn Đó đă sống theo gương của hoà thượng Chánh Tâm cũng như Giăng Vangiăng (Jean Valjean) đi theo con đường của ông giáo mục Mirien (Myriel) lư tưởng ! Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đôi khi tư tưởng thoát tục của nhà phật lại quyện lẫn với chủ nghĩa yếm thế của đạo nho (lời b́nh luận ở đầu tập hai cuốn Con nhà nghèo). Tẩt cả những lư thuyết sai lầm trên đây đều dẫn người ta đến chủ nghĩa cải lương phản động, chủ trương thủ tiêu đấu tranh giai cấp. Hồ Biểu Chánh có những lúc tỏ ra rất gần gũi với quần chúng. Nhưng lập trường quan lại phong kiến đă hạn chế cái nh́n của ông, đưa ông đi ngược lại con đường của chủ nghĩa hiện thực. Đó là một thứ chủ nghĩa hiện thực không triệt để và thiếu tự giác. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có khuynh hướng hiện thực, nhưng trong nhiều trường hợp ông đă rơi vào xu hướng chủ quan, xu hướng lư tưởng hóa của chủ nghĩa lăng mạn bảo thủ.

          Cũng cần nói thêm là trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không phải chỉ màu sắc của chủ nghĩa cải lương phong kiến. Đôi khi những chủ trương của ông có phản ánh lập trường của giai cấp tư sản dân tộc sau đại chiến thế giới lần thứ nhất ( có lẽ đây là chỗ khác nhau giữa ông với Bùi Quang Chiêu).

          Chương tŕnh "khai hoá" của Hồ Biểu Chánh ít nhiều có mang tinh thần dân tộc tự chủ, nhưng lại rơi vào lập trường chủ nghĩa cải lương tư sản, không đặt vấn đề đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Những màu sắc của chủ nghĩa cải lương trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (dù là cải lương phong kiến hay cải lương tư sản) đều mang tính chất bảo thủ, phản động, nó gây cho thanh niên những ảo tưởng nguy hiểm khiến họ thoát ly cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

...

----------------------------------------

Nguồn: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” (tập I) - Phan Cự Đệ- NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp- Hà Nội 1978

 

©2006 hobieuchanh.com

         

 



[1] Ba Cam là nhân vật trong “Con Nhà Nghèo”. Có lẽ tác giả lầm. BBT

[2]  Trong tiểu thuyết Kim anh lệ sử, Trọng Khiêm cũng biến tổng Mộc-lâm của Thiên hộ thành  một nơi như Lương Sơn Bạc. Trong xứ sở của chủ nghĩa cải lương phong kiến đó, mọi nhà đều no ấm, không có trộm cắp, không có ai tranh giành đánh chửi nhau, trên dưới vui vẻ hoà thuận !