KHẢO SÁT CÁC
ĐƠN VỊ THÀNH NGỮ
TRONG MỘT SỐ
TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH
Phan Quan Thông
ĐHSP Ngữ văn 07, Đại học Tiền Giang
Hồ Biểu Chánh
(1885 – 1958) là tác giả có nhiều đóng góp cho văn học
Việt
1.
Phân loại hệ thống các đơn vị thành ngữ
trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
Có nhiều
định nghĩa khác nhau về thành ngữ. Mỗi
định nghĩa lại chú trọng đến một
khía cạnh nào đó của thành ngữ. Để tiện
làm việc, trong đề tài này, chúng tôi cũng xin
đưa ra một định nghĩa về thành ngữ.
Chúng tôi quan niệm thành ngữ
là những cụm từ cố định về h́nh thái
cấu trúc, có tính hoàn chỉnh về nghĩa và mang sắc
thái biểu cảm cao.
Thành ngữ là
một yếu tố có số lượng cũng như
phạm vi sử dụng hạn chế hơn các yếu
tố khác của ngôn ngữ. Tuy nhiên, thành ngữ lại là
một trong những yếu tố hết sức
đặc biệt của ngôn ngữ dân tộc. Bằng
việc chọn hướng tiếp cận của ngôn
ngữ học, trên cơ sở khảo sát và thống kê,
chúng tôi muốn đi vào t́m hiểu những đặc
trưng loại h́nh cũng như đặc trưng
ngữ pháp của các đơn vị thành ngữ xuất
hiện trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Không dừng lại ở đây, chúng tôi c̣n cố gắng
làm rơ phong cách nghệ thuật cũng như sự sáng
tạo của nhà văn trong việc sử dụng thành
ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu đặc
trưng phong cách ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh.
Thành ngữ
Tiếng Việt nói chung thường được chia
thành 2 loại lớn đó là thành ngữ đối
xứng và thành ngữ phi đối xứng hay c̣n
được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá
đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi
đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành
nhiều dạng nhỏ hơn, chủ yếu là
được phân chia theo đặc trưng ngữ pháp,
đặc biệt là các mô h́nh ngữ pháp. Chúng tôi sẽ áp
dụng cách phân loại này để phân loại và phân tích
hệ thống các thành ngữ xuất hiện trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Đề tài
đă thống kê được 713 đơn vị thành
ngữ (bao gồm các thành ngữ ở dạng nguyên
mẫu và các thành ngữ ở dạng cải biến) trên
cứ liệu 32/64 quyển tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh. Việc thống kê này dựa trên cơ
sở ngôn ngữ học và môtip thành ngữ Việt
Thành ngữ đối xứng 658/713 (92,29%) |
Thành ngữ phi đối xứng 55/713 (7,71%) |
|||||||||
Thành ngữ so sánh 15/713 (2,1%) |
Thành ngữ miêu tả 40/713 (5,61%) |
|||||||||
XY -X’Y’ |
XA -X’A’ |
DX -D’X’ |
DA -D’A’ |
XD -X’D’ |
AX -A’X’ |
AB -A’B’ |
+ X như A + X như CVB + như CVB + như A
như B + A như CV |
Ngữ
vị từ |
Ngữ danh từ |
Kết cấu CVB |
14,29
% |
59,12% |
0,46% |
1,37% |
0,3% |
17,93% |
6.53% |
37,5% |
5 % |
57,5% |
Từ kết
quả khảo sát, thống kê và phân loại này, chúng ta có
thể thấy Hồ Biểu Chánh đă sử dụng
rộng răi các đơn vị thành ngữ trong sáng tác tiểu
thuyết. Ông đặc biệt ưa thích sử dụng
loại thành ngữ đối xứng với số
lượng đáng ghi nhận 658/713 thành ngữ, chiếm
92,29%. Các đơn vị thành ngữ so sánh và thành ngữ
miêu tả xuất hiện không nhiều trong tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên, tác giả
vẫn tạo được những nét rất riêng trong
cách sử dụng của ḿnh. Với số lượng
thành ngữ thống kê được và qua sự phân
loại khái quát, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến
cái nh́n mới mẻ và cụ thể hơn về những
đơn vị thành ngữ xuất hiện trong tiểu
thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
2. Đặc điểm sử dụng
thành ngữ tiếng Việt của Hồ Biểu Chánh
trong sáng tác tiểu thuyết
Thành
ngữ bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói
của nhân dân lao động. Chính v́ thế sử dụng
thành ngữ trong sáng tác văn chương sẽ làm cho tác
phẩm trở nên gần gũi, b́nh dân và giản dị hơn,
góp phần đưa tác phẩm đến gần với
công chúng hơn. Hồ Biểu Chánh đă ư thức
được điều này. Do đó, bên cạnh việc
sử dụng phương ngữ Nam Bộ, Hồ
Biểu Chánh có chủ ư sử dụng thành ngữ trong sáng
tác tiểu thuyết. Thành ngữ trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh không chỉ xuất hiện
ở dạng nguyên mẫu mà nó c̣n được tác
giả cải biến ở nhiều dạng khác khác nhau
tạo nên sự phong phú và sinh động trong cách sử
dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng đan
xen, hài hoà giữa thành ngữ gốc Hán và thành ngữ
thuần Việt làm cho ngôn ngữ tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh vừa b́nh dân, hiện đại
cũng vừa bác học, cổ kính.
2.1. Vận dụng tối đa thành
ngữ trong sáng tác tiểu thuyết
Là
một người dân của vùng đất Nam Bộ,
xuất thân từ gia đ́nh nông dân nghèo khó nên Hồ
Biểu Chánh đă sớm có điều kiện tiếp thu
vốn thành ngữ - lời ăn tiếng nói nôm na, b́nh
dị nhưng không kém phần tạo h́nh và biểu cảm
của nhân dân lao động. Cuộc đời làm quan có
dịp đi khắp các tỉnh miền Nam kỳ từ
Sài G̣n (Gia Định), Mỹ Tho (Định Tường)
đến Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau… ; tiếp
xúc với nhiều đối tượng từ trí
thức thượng lưu (thông ngôn kư lục, ông Phủ,
ông Huyện, Hội đồng, nghiệp chủ,
hương chức, hội tề…) đến các tầng
lớp tận cùng của xă hội (tá điền tá
thổ, thợ thuyền, gái điếm, trẻ lang thang…)
đă tạo điều kiện cho tác giả học
tập và tiếp thu những tinh hoa ngôn ngữ của nhân
dân lao động vùng đất Nam Bộ. Đây chính là
những yếu tố then chốt góp phần tạo nên
sự đa dạng và sinh động cho kho tàng thành
ngữ của Hồ Biểu Chánh.
Không
những thế, với ư thức hướng về
cuộc sống, hướng về nhân dân lao động,
Hồ Biểu Chánh c̣n không ngừng học hỏi, tăng
cường tiếp thu vốn thành ngữ dân tộc
bằng những chuyến đi “thực
tế” của ḿnh. Tạp chí Văn – Thành phố Hồ
Chí Minh (Số 1, 1988) kể lại rằng để
vốn sống không bị nghèo nàn, dù làm đến chức
Đốc phủ sứ nhưng Hồ Biểu Chánh
vẫn tự ḿnh sắm một chiếc xe thổ mộ
để ngày chủ nhật tự đánh xe chở khách. Mục
đích không phải là kiếm thêm tiền mà nhằm quan
sát, lắng nghe, thu thập chuyện đời, nhất là
lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Nhờ
vậy ông luôn có được sự tích lũy vốn
từ ngữ b́nh dân, đặc biệt là thành ngữ.
Ngoài
ra, Hồ Biểu Chánh c̣n thể hiện sự quan tâm đặc
biệt của ḿnh đối với thành ngữ. Sau
một quá tŕnh học hỏi, thu thập, t́m hiểu, ông
đă cho ra đời tập khảo cứu “Thành ngữ tạp lục”
(1948). Đây có thể được xem như là quyển “từ điển thành ngữ”
mà Hồ Biểu Chánh đă đúc kết được
từ thực tiễn qua việc tiếp thu lời ăn
tiếng nói của nhân dân lao động và vốn thành
ngữ gốc Hán từ các sách Nho học. Đối
với Hồ Biểu Chánh, thành ngữ không chỉ
đơn thuần là một đơn vị ngôn ngữ mà
nó đă trở thành một đối tượng nghiên
cứu, một công cụ hỗ trợ đắc lực
cho nhà văn trong quá tŕnh sáng tác tiểu thuyết.
Hồ
Biểu Chánh sử dụng rất đa dạng và linh
hoạt các thành ngữ trong sáng tác tiểu
thuyết. Đây là những thành ngữ
thông dụng trong ngôn ngữ đại chúng
miền Nam: tan xương nát
thịt, sóng dập gió dồi, trôi sông lạc chợ, no
cơm ấm áo, mặt dạn mày dày, lên xe xuống
ngựa, ngậm đắng nuốt cay, đủ lông
đủ cánh, chịu đấm ăn xôi,...
Ví
dụ:“…Thưa chúa tàu, em mang
ơn chúa tàu tế độ,
cải tử huờn sanh, mà lại c̣n chiếu cố
làm ơn cho em no cơm ấm
áo, em chẳng biết làm sao mà đền bồi ơn
ấy cho được.” (Chúa tàu Kim Quy, tr 162).
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
thường phản ánh hình tượng
của con người “Trung,
Hiếu, Tiết, Nghĩa”. Cũng vì vậy
mà chúng ta thấy trong tiểu thuyết của ông
thường xuất hiện nhiều hành
động, quan niệm đạo lý, đạo
nghĩa, xem việc cứu người làm
trọng, làm ơn không mong người trả
ơn… Quan niệm ấy được Hồ Biểu
Chánh thể hiện trong lời nói,
đặc biệt là trong các văn cảnh
cần thể hiện tấm lòng đạo nghĩa,
sự tri ân của các nhân vật. Chính vì
thế, thành ngữ xuất hiện với
tần số cao trong các văn cảnh này cả
ở dạng nguyên mẫu và cải biến.
Chẳng hạn, khi Chí Đại bày tỏ lòng
ḿnh với Bạch Tuyết, Hồ Biểu Chánh
viết:
“C̣n một điều nầy lấy làm
khổ cho cô nữa; cô vốn con nhà sang trọng. Thuở
nay ăn no ngủ kỹ,
vào ra kẻ dạ
người thưa, phận tôi nghèo nàn hèn hạ, cô kết tóc với tôi sợ e
cô phải dầm sương
gội nắng cực khổ thân cô.” (Ai
làm được, tr 96 - 97)
Không chỉ
vận dụng thành ngữ vào trong lời
nói của các nhân vật, Hồ Biểu Chánh
còn sử dụng thành ngữ trong
lời văn của mình. Ở những
đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, tác
giả vận dụng thành ngữ một cách
hợp lý, giúp cho độc giả nắm
được tâm lý của nhân vật ngay lúc
ấy. Chẳng hạn, đoạn Hồ Biểu
Chánh miêu tả tâm trạng của thằng
Được trước lúc rời
khỏi quê hương theo thầy Đàng lang bạt
suốt mấy năm trời trong tác phẩm “Cay đắng
mùi đời”:
“Thằng Được trong ḷng
quặn đau như dao
cắt, trong trí bối rối
như tơ ṿ, bởi vậy cho nên chơn th́ đi,
mắt th́ khóc, mặt th́ ngó lại hoài, làm cho người
đi chợ họ gặp ai cũng lấy làm kỳ, có
người biết nó kêu hỏi nó đi đâu nó cũng
không nói.” (Cay đắng
mùi đời, tr 53)
Ngay cả
những đoạn b́nh luận ngoại đề,
Hồ Biểu Chánh cũng sử dụng thành
ngữ làm cho quan điểm cần bộc lộ
của tác giả trở nên gần gũi,
bình dị và có sức thuyết phục
hơn. Chẳng hạn một đoạn bình luận
của tác giả trong “Tơ
hồng vương vấn”:
“Người
có danh thường hay thận trọng, dầu danh lớn
hay nhỏ cũng vậy, phải lo giữ ǵn củng
cố; không chịu để cho người ta chê “hữu danh vô thiệt”,
phải làm sao cho người ta công nhận “danh bất hư truyền”” (Tơ hồng vương vấn,
tập 1, tr 232)
Một
điểm khá thú vị nữa trong cách
sử dụng thành ngữ của Hồ
Biểu Chánh là tác giả thường
sử dụng thành ngữ để
đặt tên cho các phần, các chương
của tác phẩm. Chỉ sử dụng một
thành ngữ nhưng tác giả lại có
thể thâu tóm nội dung của từng
chương, từng phần trong tác phẩm.
Ví dụ:
Tiểu thuyết “Chúa
tàu Kim Quy” gồm 2 phần: phần 1 “Gió dập sóng dồi”,
phần 2 “Ơn đền
oán trả”. Hay tiểu thuyết “Ngọn cỏ gió đùa” có các phần
được đặt tên bằng các
thành ngữ: “Nắng
táp mưa sa”, “Đường ngay nẻo vạy”,“Nghĩa
nặng tình sâu” …
2.2. Cải biến thành ngữ
Bên cạnh
những những thành ngữ ở dạng nguyên mẫu,
Hồ Biểu Chánh c̣n sử dụng những thành ngữ
ở dạng cải biến. Nó thể hiện nét riêng
trong sự vận dụng của Hồ Biểu Chánh và mang
đậm dấu ấn Nam Bộ. Trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, những thành ngữ cải
biến gồm ba dạng: cải biến ngữ âm, cải
biến từ vựng và cải biến cấu trúc.
2.2.1. Cải biến ngữ âm
Thành phần ngữ âm
được cải biến chủ yếu là theo cách phát
âm của phương ngữ Nam Bộ. Những biến
thể ngữ âm này thường diễn ra ở bộ
phận âm chính và thường là hiện tượng rút
ngắn độ mở của nguyên âm.
Ví dụ: “Tôi tu
nhơn tích đức không muốn sanh sự.” (Ai làm
được, tr 156)
“…Thưa chúa tàu, em mang ơn chúa tàu tế
độ, cải tử
huờn sanh, mà lại c̣n chiếu cố làm ơn cho em
no cơm ấm áo, em chẳng biết làm sao mà đền
bồi ơn ấy cho được.” (Chúa
tàu Kim Quy, tr 162)
Chúng tôi c̣n thống kê được
một vài thành ngữ mà sự biến âm diễn ra
đến hai lần. Chẳng hạn, thành ngữ “một cảnh hai quê” có thành ngữ ở
dạng nguyên mẫu là “một
cảnh hai hoa”. Do sự
cải biến ngữ âm ở bộ phận âm chính, thành
ngữ trở thành “một
cảnh hai huê”. Với
cách phát âm của người miền Nam, “huê” biến thành
“quê”. V́ thế, chúng ta có thành ngữ “một cảnh hai quê”.
Có nhận biết được quy tắc cải
biến ngữ âm này, chúng ta mới có thể hiểu chính
xác nghĩa của thành ngữ này.
2.2.2. Cải biến từ vựng
Bên cạnh
việc sử dụng phương thức cải biến
ngữ âm, Hồ Biểu Chánh c̣n sử dụng rộng răi
phương thức cải biến từ vựng
để “làm mới”
những thành ngữ nguyên mẫu: ghẹo nguyệt giỡn hoa (ghẹo nguyệt
trêu hoa), chuột rớt trong
hũ nếp (chuột sa hũ nếp), dầm sương gội nắng (dầm
sương dăi nắng), xót
ruột bầm gan (bầm gan tím ruột), nưng khăn sửa trấp
(nâng khăn sửa túi),...
Ví dụ: “Ba Thời bổn tánh hà
tiện... nuôi gà nuôi vịt trông cho nó lớn đặng
bán... nay chồng biểu th́ xót
ruột bầm gan.” (Cay đắng mùi đời,
trang 32)
Hồ Biểu Chánh áp dụng
phương thức cải biến từ vựng
đối với cả thành ngữ gốc Hán và thành
ngữ thuần Việt. Chẳng hạn từ thành
ngữ gốc Hán “Hồn xiêu phách lạc”, bằng
phương thức cải biến từ vựng, ông
đă tạo ra ba thành ngữ ở dạng biến thể
“Hồn phi phách lạc”, “Hồn phi phách tán”,
và “Hồn tan phách tán”.
Ví dụ, miêu tả tâm trạng
hoảng hốt của của Vương Thể Phụng
về cái chết của cha, tác giả viết:
“Thể Phụng nghe nói hồn phi phách lạc, chàng chạy a vô nhà,
thấy trên cái chơng có một một người nằm
đắp một chiếc chiếu cũ sùm sụp; chàng
bèn giở chiếu ra, thấy cha nằm ngửa thiêm
thiếp như ngủ, th́ tḥ tay choàng ngang ngực ôm cha mà
khóc rống lên, nghe rất thảm thiết.”(Ngọn cỏ gió đùa, tr 430).
Ngoài
việc cải biến các yếu tố thuộc cấu
trúc thành ngữ, Hồ Biểu Chánh c̣n thêm một vài
yếu tố đệm vào thành ngữ gốc. Điều
này khiến cho các thành ngữ được lồng vào
cách diễn đạt của tác giả. Sự đan xen
này giúp cho việc sử dụng thành ngữ trở nên
tự nhiên và b́nh dị hơn. Ví dụ: của thiên trả
cho địa, liệu cơm mà
gắp mắm, thấy nước đục vội vă thả câu,…
Chẳng hạn, khi diễn
đạt nhận xét của ông Minh Giám về hành vi
của những bọn thừa cơ hội trục
lợi như quân tướng Lư Tài, tác giả đă
lồng thành ngữ “thừa
nước đục thả câu” vào lời nói của
ông Minh Giám làm cho cách diễn đạt được
tự nhiên, mà lời đánh giá của nhân vật cũng
có t́nh có lư:
“Dân ta không phải
chung một chủng tộc với chúng, thế th́ làm sao mà
chúng chinh phục được nhơn tâm. Nước ta
không phải là quê hương của chúng, chắc ǵ chúng
thành thiệt yêu thương đất nước này nên
gắn công b́nh định cho quốc thới dân an. Chúng thấy nước
đục vội vă thả câu. Thả bên Tây Sơn
kiếm chút đỉnh cá rồi, có vốn chúng mới xây
qua phía bên nây tưởng có lẽ câu được cá
lớn.” (Đỗ nương nương báo oán)
2.2.3. Cải
biến cấu trúc
Phương thức cải
biến cấu trúc được Hồ Biểu Chánh
thường xuyên sử dụng đối với
những thành ngữ đối xứng. Những thành
ngữ này bao gồm hai vế đối ngẫu và có
cấu trúc như nhau tạo nên sự cân xứng, hài hoà cho
thành ngữ. Do đó, để cải biến cấu trúc
loại thành ngữ này, Hồ Biểu Chánh đă sử
dụng cách thay đổi trật tự hai vế,
đảo cấu trúc hai vế cũng như hoán chuyển
những thành tố đối xứng của mỗi
vế cho nhau. Cách thức cải biến cấu trúc thành
ngữ đối xứng của Hồ Biểu Chánh
cũng dựa trên cơ thế cấu tạo của 7 mô
h́nh ngữ pháp: XY – X’Y’, XA – X’A’, DX –
D’X’, DA – D’A’, XD – X’D’, AX – A’X’, AB –
A’B’.
Gọi “1-2 + 3-4” là cấu trúc cơ sở của
loại thành ngữ đối xứng gồm hai vế,
bốn yếu tố. Trong đó 1-2 và 3-4 là hai vế
của thành ngữ; yếu tố 1 và 3, 2 và 4 là hai cặp
đối xứng nhau về từ vựng, ngữ
nghĩa, cùng trường nghĩa hẹp. Ngoài ra, hai
yếu tố 1 và 3 có thể đồng nhất với
nhau.
2.2.3.1. Phương thức thay đổi trật
tự hai vế thành ngữ
Ở
phương thức này, hai vế của thành ngữ
gốc sẽ được đảo ngược
từ “1-2 + 3-4” thành “3-4 +1-2”. Như vậy, thành
ngữ cải biến chỉ khác với thành ngữ
gốc ở chỗ nó bị đảo ngược và
“lạ tai” so với thành ngữ gốc đă
được sử dụng phổ biến. Chính v́
thế, phương thức thay đổi trật tự
hai vế tạo nên nét mới cho thành ngữ cải
biến về mặt sắp xếp từ vựng tuy nhiên
về mặt cấu trúc ngữ pháp thành ngữ vẫn
không thay đổi mà trái lại nó c̣n thể hiện sinh
động tính đối xứng giữa hai vế
của thành ngữ đối xứng. Kết quả
khảo sát cho thấy đổi trật tự hai vế của
thành ngữ gốc là cách thức được sử
dụng nhiều nhất khi Hồ Biểu Chánh cải
biến các thành ngữ nguyên mẫu.
Ví dụ:
bại sản tán gia (tán gia bại sản), hiệp lực đồng tâm
(đồng tâm hiệp lực), ngàn tứ muôn chung (muôn chung ngh́n tứ) …
2.2.3.2. Phương thức đảo cấu trúc hai
vế thành ngữ
Ở phương thức này, sự cải biến
không diễn ra ở cấp độ liên vế mà chỉ
xảy ra ở nội bộ mỗi vế. Do tính chất
đối xứng nên khi một trong hai vế có sự thay
đổi cấu trúc, vế c̣n lại cũng thay
đổi theo. Thành ngữ ở dạng cải biến có
sự thay đổi về mặt cấu trúc ngữ pháp. Do
đó, nó sẽ thuộc vào một mô h́nh ngữ pháp khác
với thành ngữ gốc. Đây chính là điểm khác
biệt lớn nhất của phương thức
đảo cấu trúc hai vế thành ngữ so với hai
phương thức c̣n lại. Cụ thể, sau khi
đảo cấu trúc hai vế, thành ngữ gốc “1-2 + 3-4” trở thành “2-1 +
4-3”. Loại thành ngữ cải biến thuộc
phương thức này xuất hiện không nhiều trong
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Ví dụ: đương môn
đối hộ (môn đăng hộ đối), ủ
mặt châu mày (mặt ủ mày châu), phong thuần tục mỹ (thuần phong mỹ tục)…
2.2.3.3. Phương thức hoán chuyển thành tố
giữa hai vế thành ngữ
Phương
thức cải biến này giữ nguyên vị trí của hai
thành tố 1 và 3. Sự hoán chuyển chỉ xảy ra
đối với hai thành tố 2 và 4. Sau khi cải
biến bằng cách hoán chuyển thành tố, thành ngữ
gốc “1-2 + 3-4” sẽ có mô
h́nh “1-4 + 3-2”. Phương
thức cải biến này hầu như chẳng ảnh
hưởng ǵ đến cấu trúc ngữ pháp của
thành ngữ gốc mà trái lại nó c̣n thể hiện rơ nét
tính đối xứng giữa các thành tố trong loại
thành ngữ đối xứng. Trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, thành ngữ thuộc
phương thức cải biến có số lượng
tương đối ít.
Ví dụ: hẹn biển thề non (hẹn
non thề biển), sớm
đào tối mận (sớm mận tối đào), t́nh cũ nghĩa xưa (t́nh
xưa nghĩa cũ)…
Ngoài ba
phương thức trên, trong quá tŕnh khảo sát, chúng tôi
nhận thấy có một vài thành ngữ cải biến là
kết quả của sự kết hợp hai trong số
ba phương thức cải biến trên. Ví dụ, thành
ngữ “Châu mày ủ mặt”
bắt nguồn từ thành ngữ “Mặt ủ mày châu”. Bằng phương
thức hoán chuyển thành tố giữa hai vế, thành
ngữ gốc “Mặt ủ
mày châu” (AX – A’X’) chuyển thành “Ủ mặt châu mày” (XA – X’A’). Bằng chứng là
thành ngữ “Ủ mặt châu
mày” nằm trong 713 thành ngữ mà chúng tôi thống kê
được. Không dừng lại ở đây, thành
ngữ “Ủ mặt châu mày”
(XA – X’A’) tiếp tục được cải biến. Bằng
phương thức thay đổi vị trí hai vế
của thành ngữ “Ủ
mặt châu mày” (XA – X’A’) biến thành “Châu mày ủ mặt” (X’A’ – XA). Như vậy, qua
hai lần cải biến, thành ngữ gốc “Mặt ủ mày châu” (AX – A’X’)
có thành ngữ cải biến “bậc 2”: “Châu mày ủ mặt” (X’A’ – XA). Điều này
cũng có nghĩa là, từ một thành ngữ gốc,
Hồ Biểu Chánh đă tạo ra 2 thành ngữ ở
dạng cải biến.
Trong ba con đường cải
biến thành ngữ (ngữ âm, từ vựng, cấu trúc),
cải biến từ vựng và cấu trúc là hai
phương thức thể hiện rơ nhất sự sáng
tạo của Hồ Biểu Chánh trong cách vận dụng
thành ngữ. Bởi lẽ, cải biến ngữ âm
thuộc về đặc điểm của phương
ngữ Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh là một cư dân
của vùng đất Nam Bộ do vậy việc sử
dụng những thành ngữ ở dạng biến thể
ngữ âm là một điều tất yếu. Tuy vậy,
việc sử dụng đan xen giữa thành ngữ nguyên
mẫu và thành ngữ cải biến ngữ âm cũng cho
thấy ư thức sử dụng thành ngữ của Hồ
Biểu Chánh: đa dạng hoá và sinh động hoá vốn
ngôn ngữ của dân tộc.
Chúng
tôi nhận thấy, Hồ Biểu Chánh nhận thức sâu
sắc được tác dụng của việc cải
biến từ vựng cũng như cải biến
cấu trúc để tạo nên thành ngữ ở dạng
biến thể. Trong cùng một tác phẩm, thậm chí trong
một đoạn ngắn, tác giả đă có sự thay
đổi cấu trúc cũng như từ vựng của
những thành ngữ đă được sử dụng
phía trước. Đây chính là cách thức để tránh
lặp lại một cách đơn điệu cũng
như tạo nên sự sinh động, linh hoạt cho ngôn
ngữ sử dụng.
Ví
dụ:“Bà Mậu v́ nghĩa cũ t́nh xưa nên bà
xúc động đă đành, thậm chí mẹ con cô Thanh
không quen biết vợ chồng Phận, nhưng nghe
diễn tả thảm trạng của gia đ́nh nghèo mà
đông con hai mẹ con cô cũng mất hết vui. (…)
T́nh xưa nghĩa cũ được tái
hiệp một nhà.(…)
Không
phải v́ t́nh cũ nghĩa
xưa xô đẩy, nên bà muốn kiếm ông Phận
đặng trở về với ông.” (Những
điều nghe thấy, tập 3, tr 45, 68, 72)
3. Kết luận
Việc
sử dụng thành ngữ trong sáng tác tiểu thuyết là
một trong những nét đặc trưng trong phong cách ngôn
ngữ của Hồ Biểu Chánh. Với
số lượng 713 thành ngữ thống kê
được ở 32 tiểu thuyết, chúng tôi có thể
khẳng định rằng khó có thể có nhà văn nào có
khả năng vận dụng thành ngữ đa dạng và
sung măn như vậy. Không những thế, với nhà
văn Hồ Biểu Chánh, việc sử dụng thành
ngữ đă trở thành một phong cách trong sáng tác
tiểu thuyết. Dưới ng̣i bút của tác giả, các
thành ngữ vốn là những đơn vị có giá
trị biểu cảm và mang tính cố định càng
trở nên dễ hiểu và đạt hiệu quả cao
nhất trong việc thể hiện tư tưởng t́nh
cảm của ḿnh đối với người nghe,
người đọc.
Thành
ngữ đă trở thành một trong những yếu
tố tạo cho câu văn xuôi của Hồ Biểu Chánh
thêm phần hấp dẫn, thú vị và có sức thuyết
phục cao; góp phần không nhỏ trong việc biểu
đạt t́nh cảm, ghi lại cuộc sống của
người Nam Bộ. Cách vận dụng thành ngữ
của tác giả rất linh hoạt, hợp lí, không g̣ bó và
với nhiều h́nh thức khác nhau. Hồ Biểu Chánh
không chỉ vận dụng những thành ngữ ở
dạng nguyên mẫu mà c̣n gia công cải biến bằng các
phương thức ngữ âm, từ vựng, cấu trúc.
Bên cạnh đó, sự đan xen hài hoà giữa việc
sử dụng thành ngữ thuần Việt và thành ngữ
gốc Hán góp phần làm cho văn Hồ Biểu Chánh
vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa
b́nh dân vừa bác học. Tuy nhiên, việc sử dụng
thành ngữ thuần Việt vẫn là nét chủ
đạo trong phong cách của Hồ Biểu Chánh. Cách
sử dụng thành ngữ thuần Việt của Hồ
Biểu Chánh mang đậm dấu ấn của
văn hoá Nam Bộ, của ngôn ngữ miền Nam kỳ
lục tỉnh những năm đầu thế kỷ XX.
Ngày nay, tuy một số thành phần ngôn ngữ này đă
trở nên lỗi thời và khó hiểu nhưng nó đă góp
phần ghi lại sự h́nh thành và phát triển của
phương ngữ Nam Bộ cũng như chữ Quốc
ngữ trong thời kỳ đầu với đầy
những biến động.
Kết
quả nghiên cứu của đề tài một mặt
khẳng định phong cách sử dụng thành ngữ
tiếng Việt của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Mặt khác, bằng việc làm rơ sự sáng tạo của
tác giả trong vận dụng và cải biến thành
ngữ, đề tài c̣n góp phần khẳng định
những đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh
đối với kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Hồ
Biểu Chánh một mặt đă góp phần làm giàu lời
ăn tiếng nói của nhân dân, một mặt đă góp phần
giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó
cũng chính là giữ ǵn bản sắc, tinh hoa của ngôn
ngữ dân tộc.
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt,
Nxb Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp, 1978.
2.
Nguyễn Thiện Giáp, Về
khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 3 – 1973.
Khoa học Xă hội
Khoa học Xă hội
5.
Nguyễn Văn Hằng: Thành
ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện
đại (Những đặc điểm về cấu
trúc và ngữ nghĩa),
6.
Châu Minh Hiền, Đặc điểm khẩu ngữ
7.
Nguyễn Khuê, Chân dung Hồ Biểu Chánh, Nxb TP. Hồ
Chí Minh, 1998.
8.
Trần Thị Ngọc Lang, Phương ngữ
9.
Hồ Lê, Vấn đề
cấu tạo từ của tiếng Việt hiện
đại, Hà Nội,
10. Nguyễn
Lực – Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt,
11. Triều
Nguyên, Khảo luận về
tục ngữ người Việt, Nxb Giáo Dục, 2006.
12.
Huỳnh Thị Lan
Phương, Nguyễn Văn Nở, Vài nét về phong cách ngôn ngữ
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh,
www.hobieuchanh.com.
13.
Hoàng Quốc, Một vài đặc điểm
ngôn ngữ của thành ngữ gốc Hán trong tiếng
Việt, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ
học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,
2003.
14.
Huỳnh Công Tín, Từ điển Từ ngữ
Nam Bộ, Nxb Khoa học Xă hội, 2007.
15.
Cù
Đ́nh Tú,
16. Nguyễn Văn Y - Trần Hữu Tá - Hoài Anh - Vũ
Ngọc Phan và nhiều tác giả khác, Hồ Biểu Chánh người mở
đường cho tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại, Nxb Văn Nghệ, 2006.
17. Nguyễn Như Ư (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học, Nxb Giáo Dục, 2003.
18. Nguyễn Như Ư (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan
Xuân Thành, Từ điển
thành ngữ học sinh, Tái bản lần thứ sáu, Nxb
Giáo Dục, 2009.
Nguồn:
Tạp chí Ngôn ngữ số
9-2011