Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958)

Nhà văn đi đầu phản ảnh hiện thực xă hội thực dân phong kiến

Hồ Biểu Chánh tên thật Hồ Văn Trung, sinh ngày 1-10-1885 tại làng B́nh Thành, tỉnh G̣ Công, nay là Tiền Giang, xuất thân kư lục, thông ngôn, thăng dần đến chủ quận, rồi tỉnh trưởng (đốc phủ sứ); nổi tiếng thanh liêm, thương yêu dân nghèo, giúp đỡ kẻ cùng khổ; mất ngày 4-11-1958 tại Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh; để lại cho đời tổng cộng 131 tác phẩm đủ loại từ tiểu thuyết, phê b́nh, nghiên cứu, tuồng hát đến t́nh sử Trung Hoa, kim cổ kỳ quan...

Những năm đầu thế kỷ, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đă đi sâu vào ḷng người đọc đủ mọi tŕnh độ, đông đảo nhất là tầng lớp quần chúng tay lấm chân bùn ở nông thôn và giới thợ thuyền b́nh dân ở thành thị. Người ta đọc ông, say mê đọc ông, ngay từ trong sách quảng cáo của những nhà thuốc "Nhị Thiên Đường", "Thiên Ḥa Đường", "Đại Quang"...

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không những phổ biến cùng khắp miền Nam, mà ngay cả giới văn học nghệ thuật miền Bắc hồi đó vẫn kiêng nể ng̣i bút ông, xem ông như là nhà viết tiểu thuyết đầu tiên và sung sức nhất với đầy đủ phong cách hào phóng, ngôn ngữ đặc thù, mang trọn vẹn tính chất người Nam Bộ trung thực, hiền lành và chất phác. Trong khi ở miền Bắc, tiểu thuyết "Tố Tâm" (1925) của Song An Hoàng Ngọc Phách mang đầy tính lăng mạn, th́ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở miền Nam lại sớm đi vào ḍng văn học phản ánh hiện thực, mô tả và lột trần hiện trạng xă hội lầm than, cơ cực thời đó. Nghèo đói, rách rưới, bất công và áp bức luôn đeo bám từng tác phẩm ông.

Dù đứng trên góc độ nào, người ta vẫn phải nh́n nhận Hồ Biểu Chánh là một nhà văn được ḷng độc giả. Bởi v́, trước hết, nội dung tác phẩm ông rất gần gũi với đời thường. Ông dựa vào thực trạng xă hội để sáng tác. Trong tác phẩm ông, người ta thấy có đầy đủ những "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Đó là "đạo đức" vượt không gian và thời gian của dân tộc Việt Nam vốn có bốn ngàn năm văn hiến. Tuy bị hạn chế trong việc lấy tác phẩm nước ngoài để phóng tác thành tác phẩm ḿnh, ông vẫn luôn giữ được sắc thái, bản chất và phong cách Việt Nam. Ông dẫn dắt người đọc và gợi lại cho họ những cảnh nước đọng, bùn lầy ở nông thôn miền Tây Nam Bộ cũng như cảnh rừng rú c̣n hoang dă với đầy dẫy hùm beo, muông thú buổi sơ khai. Ông đă diễn tả trung thực phong cảnh từng vùng đất ông có dịp đi qua. Ông thể hiện rành rọt phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ địa phương một cách chính xác. Đọc ông, người ta như thấy lại hoàn toàn bối cảnh xă hội chậm tiến xa xưa của cả một vùng đất Nam Bộ từ thành thị đến thôn quê với âm vang tiếng c̣i tàu súp-lê, tiếng chèo khua nước, tiếng chim kêu vượn hú, tiếng ngựa chạy bon bon, tiếng xe ḅ lạch cạch, tiếng muỗi ṃng vo ve... từ Cà Mau, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cần Thơ đến Sài G̣n, Thủ Đức, Biên Ḥa... Người đọc cũng bắt gặp ở tác phẩm ông sắc thái quê mùa, thô kệch, chất phác, nhân hậu của nhân dân Nam Bộ thuở c̣n chịu nhiều hủ tục.

Một cách khái quát hơn, trong bộ toàn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, cuốn nào cũng có cốt chuyện hẳn hoi với đầy đủ thế thái nhân t́nh, được diễn tả bằng một giọng văn mộc mạc, hiền ḥa, đôi khi ngô nghê như câu nói của người ít học, hay không học. Cốt lơi của tiểu thuyết ông, bao giờ cũng là sự tranh chấp giữa thiện và ác.

Có người cho rằng tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là thứ tiểu thuyết ru ngủ, không phản ánh hiện thực xă hội. Chắc chắn Hồ Biểu Chánh viết ra không phải để ru ngủ người đọc. Hơn thế nữa, ng̣i bút ông đă từng mô tả sâu sát nỗi đau của người phụ nữ bị ràng buộc trong lễ giáo khắt khe, từng xót xa với cảnh đời đen bạc và tráo trở luôn đè bẹp trên đầu trên cổ những anh tá điền, cùng những kẻ cùng đinh mạt vận, nghèo đói, rách rưới, lang thang bị đời khinh rẻ một cách bất công như trường hợp nhân vật Lê Văn Đó trong "Ngọn cỏ gió đùa", chỉ v́ gia đ́nh đói khổ, chờ chết, buộc phải "ăn trộm" một nồi cháo heo để rồi bị kết án tổng cộng trước sau đến 20 năm tù oan ức. Tất cả những điều vừa kể, há chẳng phải là phản ánh hiện thực xă hội nhung nhúc ḍi bọ, đầy dẫy bất công, áp bức, chén cơm pha mồ hôi sôi nước mắt của người lao động tay lấm chân bùn hay sao?

Điều cần nhấn mạnh là đa số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, cho tới ngày nay, không những c̣n được ưa chuộng bởi người lớn tuổi, mà ngay cả thanh, thiếu niên, sinh viên học sinh cũng t́m đọc để nh́n thấy trong đó những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, phong cách người xưa như thế nào, nhất là nguồn đạo lư và lễ giáo thời ấy dạy dỗ con người những điều ǵ...

Trong những sách nghiên cứu về văn chương Việt Nam tiền bán thế kỷ 20, người ta đă xem Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn hàng đầu đóng góp nhiều công sức tài bồi nền móng cho giai đoạn xây dựng chữ quốc ngữ. Nhà văn Trần Bạch Đằng trong một bài đăng trên Văn nghệ TP.HCM năm 1988 nhận xét: "... càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học Việt Nam... Chúng ta tự hào đất nước có nhà văn Hồ Biểu Chánh".

Nguồn: SGGP thứ bảy - 14/11/1998

 

 

©2006 hobieuchanh.com