TIỂU THUYẾT
XUẤT HIỆN TẠI
JOHN C. SCHAFFER và THẾ UYÊN
LTS. John C. Schaffer là giáo
sư Anh văn tại Trường đại học quốc
gia Humboldt. California. Thế Uyên là nhà văn, nhà biên khảo,
phụ giảng Việt văn tại Trường đại
học Washington. Seattle, tiểu bang Washington. Năm 1992 hai
ông sang Việt Nam t́m hiểu văn học Quốc ngữ
miền Nam thời kỳ 1865 – 1930. Tại Thành Phố Hồ
Chí Minh, hai ông đă được Giáo sư Nguyễn
Văn Trung, các nhà nghiên cứu, nhà văn Bằng Giang, Đỗ
Văn Anh, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Quốc Thái giúp
đỡ sưu tầm nhiều văn liệu. Cũng
trong chuyến đi này, hai ông đă đến Hà Nội và
có buổi gặp gỡ trao đổi với các giáo
sư, nhà nghiên cứu tại Viện Văn học. Mới
đây hai ông gửi về Tạp chí Văn học bài viết
Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ. Bài này
nguyên văn viết bằng tiếng Anh, đăng trên báo
Journal of Asian Studies, tháng 11 – 1993. Tạp chí Văn học xin
giới thiệu với bạn đọc trong nước
toàn văn bài viết của hai tác giả (đă được
chính hai ông rút ngắn và bà Cao Thị Như Quỳnh cùng Thế
Uyên chuyển dịch sang tiếng Việt).
Các học giả Việt Nam xưa nay đều cho rằng
tiểu thuyết hiện đại Việt Nam xuất hiện
đầu tiên tại miền Bắc với hai tác phẩm
cùng xuất bản vào năm 1925 là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và Quả dưa đỏ của
Nguyễn Trọng Thuật. Nhưng gần đây một
khuynh hướng mới chấp nhận rằng tiểu
thuyết Việt Nam đă ra đời ở miền Nam
trước. Trần Chánh Chiếu xuất bản cuốn Hoàng Tố Anh hàm oan năm
1910, cùng một năm với Trương Duy Toản, tác giả
cuốn Phan Yên ngoại tử.
Hồ Biểu Chánh, một tác giả nổi tiếng sau
này v́ đă viết rất nhiều tiểu thuyết,
năm 1912 đă cho ra đời cuốn đầu tiên: Ai làm được.
Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu, và
Trương Duy Toản rất xứng đáng được
tuyên dương là những tiểu thuyết gia đầu
tiên của Việt Nam. Họ đă đi từ thể loại
truyện thơ bằng chữ Nôm sang truyện dài văn
xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ, thay thế các
nhân vật cổ điển bằng những nhân vật
hiện đại với đầy đủ ham mê dục
vọng của con người, từ ḷng tham lam tiền bạc,
yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn
đề t́nh dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối
kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng
những bút pháp bao gồm miêu tả cảnh vật.
TRUYỆN HIỆP KHÁCH VÀ
TRUYỆN TÀI TỬ GIAI NHÂN
Trước khi bàn tới sự xuất hiện và phát
triển của tiểu thuyết miền Nam, chúng tôi xin bàn
một chút về hai chủ đề kể chuyện
đă có từ nhiều thế kỷ, trước khi tiểu
thuyết xuất hiện. Hai chủ đề đó hiệp
khách và tài tử giai nhân.
Truyện hiệp khách xuất hiện vào khoảng ba, bốn
trăm năm trước Công nguyên. Những hiệp khách
này đi từ vùng này sang vùng khác làm việc nghĩa, cứu
nguy kẻ khốn cùng, giúp đỡ kẻ nghèo khó mà không
đ̣i tưởng thưởng công lao. Hiệp khách, khác với
người quân tử Khổng giáo, không những chỉ lo
cho gia đ́nh, mà c̣n giúp đỡ người xa lạ hay sợ.
Và hiệp khách cũng khác người hùng trong những chuyện
thường gọi là “tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc” (như Tam Quốc
chí chẳng hạn ) . Người hùng trong truyện hiệp
khách không cầm quân xung trận mà chỉ làm việc nghĩa
với tính cách cá nhân, thường thường là để
chống lại hệ thống quan lại quyền chính
đương thời.
C̣n truyện tài tử giai nhân được dùng để
chỉ ít ra là 50 cuốn truyện văn xuôi được
phổ biến rộng răi ở Trung Hoa từ thế kỷ
XVII. Các truyện tài tử giai nhân không khác xa lắm với
những truyện Hiệp khách. Thường thường
người hùng trong truyện tài tử giai nhân là một
thi sĩ đẹp trai giỏi tài thi phú, c̣n người
hùng trong truyện hiệp khách th́ vơ nghệ cao cường.
Truyện tài tử giai nhân thường thường mô phỏng
theo một công thức sau: ”Tài tử gặp giai nhân, đôi
trẻ yêu nhau, vượt qua mọi trở ngại khó
khăn, chàng thi đỗ làm quan, cưới nàng và đôi
uyên ương sắt cầm ḥa hiệp, bách niên giai lăo”.
Hai chủ đề này bộc lộ rơ trong hai tác phẩm
xuất hiện trước tiểu thuyết hiện
đại là Kim Vân Kiều
và Lục Vân Tiên. Truyện Lục Vân Tiên văn vơ kiêm toàn, vừa
là hiệp khách vừa là tài tử. C̣n Kim Vân Kiều là một truyện tài tử giai
nhân, nhưng không hẳn là một truyện tiêu biểu của
loại văn này. Nguyễn Du đă lấy đề tài
Truyện Kiều từ một truyện tài tử giai nhân
viết vào cuối thế kỷ XVII của một văn
sĩ Trung Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Khác với những tài tử
giai nhân khác, Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân lấy các nhân vật chính xuất thân
từ gia đ́nh khiêm tốn, b́nh thường hơn; truyện
c̣n miêu tả đam mê nhục thể trong nhiều đoạn
chứ không hoàn toàn thanh cao như các truyện tài tử giai
nhân khác. Ư thức hệ chi phối Kim Vân Kiều truyện cũng không phải là Khổng
giáo thuần túy mà là một thứ Khổng giáo pha lẫn với
Phật giáo.
Kim Vân Kiều, các truyện
nghĩa hiệp và tài tử giai nhân khác đă ảnh hưởng
tới Hồ Biểu Chánh và các nhà tiểu thuyết tiền
bối như thế nào? Trước hết, đa số
những truyện nghĩa hiệp và tài tử giai nhân đều
khá hiện thực. Chàng và nàng đôi khi phải biểu diễn
một vài động tác phi thường nhưng mọi sự
xảy ra trong khả năng con người có thể làm
được. Nếu có thêm một vài t́nh tiết hoang
đường th́ độc giả cũng dễ dàng chấp
nhận. Thứ hai, những diễn tiến trong truyện
này tương đối ngắn gọn và các t́nh tiết
hướng về một chủ đích nhất định,
v́ thế chúng gần gũi với tiểu thuyết hiện
đại hơn các truyện cổ điển Tàu.
Thứ ba, thứ Khổng giáo biến thể và pha trộn
với Phật giáo của Nguyễn Du trong Kim Vân Kiều đă mở đường cho các
tiểu thuyết gia đi sau dám bàn tới những đề
tài cấm kỵ như t́nh yêu xác thịt. Hồ Biểu
Chánh tuy có đề cao đạo lư Khổng giáo trong các tác
phẩm của ḿnh, nhưng ông cũng công nhận một
thực tại khó chối căi là sự thèm muốn trần
tục của thân xác con người. Khuynh hướng kiềm
chế dục vọng của thế kỷ XIX đă bị
phá tan trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Ngay trong
truyện dài đầu tay bằng thơ U t́nh lục, Hồ Biểu Chánh đă để
chàng và nàng chung chăn gối trước khi cưới hỏi.
Trong tác phẩm hai tác giả cho nàng bị hiếp dâm. Trong
cuốn thứ tư, nàng bị người anh họ dụ
dỗ ăn nằm đến mang bầu. Chưa hết,
người anh họ này lại là con nuôi của mẹ nên
truyện c̣n mang một chút không khí loạn luân.
Sau cùng, loại truyện hiệp sĩ đă mang lại
cho các tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt
Nam cách dựng truyện, nhân vật, t́nh tiết và đề
tài khác với loại tài tử giai nhân. Truyện nghĩa
hiệp đem các nhân vật của ḿnh ra khỏi khuê viên
quyền quí, tung họ đi giang hồ hành hiệp khắp
nơi. Nhân vật trong các truyện cũng dũng mănh
hơn các tài tử. Những yếu tố này đă làm cho
các tiểu thuyết gia đầu tiên thấy gần gũi
và thích đọc những truyện của Alexandre Dumas bố,
Victor Hugo và Hecto Malot.
Mặc dầu bị ảnh hưởng rất nặng
của hai loại truyện hiệp khách và tài tử giai
nhân, các nhà tiểu thuyết đầu tiên của miền
Nam cũng đă vượt qua ngoài khuôn khổ của hai
loại truyện này. Tác phẩm của họ không c̣n dựa
trên các biến cố lịch sử, mà xảy ra trong thời
gian và không gian hiện đại. Về bút pháp họ không
c̣n dùng câu văn biền ngẫu nữa mà thay vào đó dùng
một lối văn b́nh dân, giản dị như lời
nói hằng ngày. Về hành văn, họ dùng lối văn
miêu tả để tŕnh bày t́nh cảm, không dùng nhiều
khuôn sáo như trước.
THỜI KỲ THAI NGHÉN
TIỂU THUYẾT: “U T̀NH LỤC” CỦA HỒ BIỂU CHÁNH
Sau khi nh́n qua các truyền thống văn học đă ảnh
hưởng đến Hồ Biểu Chánh chúng ta đă t́m
hiểu cuộc đời của ông để cắt nghĩa
v́ sao tác giả đă bắt đầu là một nhà thơ
và dần dần trở thành một tiểu thuyết gia ở
miền Nam. Hồ Văn Trung, lấy bút hiệu là Hồ
Biểu Chánh, là con của một xă trưởng, sinh
năm 1885 tại xă B́nh Thạnh, tỉnh G̣ Công. Khi ông ra
đời th́ Nam Kỳ đă thành thuộc địa của
Pháp được 18 năm. Vào thời kỳ này Nho học
đă thoái trào nhưng nhiều gia đ́nh vẫn c̣n cho con
đi học chữ Hán. Năm lên Tám, Hồ Biểu Chánh bắt
đầu đi học chữ Hán với một ông thầy
đồ trong làng. Đến năm 1896 ông vào trường
Pháp – Việt, Bắt đầu học chữ Pháp và chữ
Quốc ngữ. Suốt thời kỳ đi học ông
đă phải đổi nhiều trường từ tỉnh
nhỏ sang tỉnh lớn. Ông được học bổng
tại trường cấp 2 ở Mỹ Tho và sau đó
đậu kỳ thi tuyển vào trường Chasseloup Laubat
ở Sài G̣n. Năm 1905 ông được tuyển vào làm
công chức và phục vụ suốt 35 năm cho chính quyền
thuộc địa Pháp. Ông giữ nhiều chức vụ
khác nhau tại nhiều nơi ở Lục tỉnh,
được cả cấp trên lẫn dân quí mến.
Năm 1941, khi về hưu, ông được chính quyền
Pháp tưởng thưởng Bắc
Đẩu bội tinh. Trong khi nhiều công chức thuộc
địa khác lợi dụng quyền thế để
làm giàu, Hồ Biều Chánh nổi tiếng là một người
thanh liêm (3).
Cũng như đa số các tiểu thuyết gia Việt
Nam khác, Hồ Biểu Chánh vừa là nhà văn vừa là nhà
báo. Cùng với một số bạn bè ông đă xuất bản
Đại Việt tạp chí ở Long Xuyên năm 1918 và cũng
đă hợp tác với nhiều tờ báo khác nữa. Bất
b́nh với chế độ kiểm duyệt của Pháp,
ông bỏ nghề làm báo, lấy viết văn làm nghề
tay trái. Ông chỉ quan tâm đến chấn hưng đạo
đức chứ không chú trọng đến chính trị.
Các tác phẩm của ông mô tả những cảnh cùng cực
gây ra bởi ḷng tham lam và thối nát chứ không hề
đưa ra một giải pháp chính trị nào. Ông chỉ
có một mục đích là duy tŕ đạo lư Khổng Mạnh.
Tác phẩm đầu tay U
t́nh lục vẫn c̣n mang nặng rất nhiều đặc
tính của các truyện thơ cổ truyền. Điểm
thứ nhất là nó được viết bằng thơ
lục bát, một thể thơ đă được dùng
trong ca dao và trong Truyện Kiều,
U t́nh lục là một ví dụ cụ thể chứng
minh ảnh hưởng lớn lao của Truyện Kiều đối với các nhà văn
đi sau Nguyễn Du.
Về t́nh tiết th́ U t́nh lục
quả thật là một truyện tài tử giai nhân: chàng
tài tử gặp nàng giai nhân, hai người hứa hôn với
nhau nhưng rồi phải xa cách bởi âm mưu bởi một
nàng khác cũng yêu chàng. Nhân vật thứ ba này viết
thư vu cáo nàng đă thất thân với một người
khác, làm chàng nổi giận bỏ đi lên phương Bắc.
Trong thời gian xa cách đôi trẻ đă gặp đủ
tai ương nhưng rồi đều qua khỏi và kết
cục là hai người thành vợ chồng.
Đề tài và nhân vật của U t́nh lục cũng giống như các truyện
dài bằng thơ của thế kỷ XIX. Các đề tài
chính vẫn là thuyết tiền định, và trung hiếu
tiết nghĩa của Khổng
giáo. Mặc dù nhân vật của U
t́nh lục có vẻ phức tạp hơn nhưng vẫn
chưa ra khỏi lề lối kẻ thiện người
ác, người thiện được thưởng,
người ác bị trừng phạt. Nói tóm lại, kết
cục của U t́nh lục
rất có hậu, và cũng như các truyện thơ khác, U t́nh lục chỉ nhắm
đến một mục đích là dạy người
đời ăn ở hiền lành.
Nhưng U t́nh lục đă
thể hiện rất nhiều đổi mới. Các truyện
thơ của thế kỷ XIX
trước đều viết bằng chữ Nôm. U t́nh lục viết bằng
chữ quốc ngữ. Đây là một sự đổi mới
quan trọng v́ nhiều lư do. Chữ Nôm đă được
sáng chế từ thế kỷ XIII, chữ Nôm dùng từ
Hán để viết tiếng Việt theo lối đọc
của người Việt. Muốn học chữ Nôm phải
học chữ Hán trước. V́ vậy chỉ có một số
nhỏ người trí thức bấy giờ biết đọc
và viết chữ Nôm. Sự thiếu vắng của một
thứ chữ dễ đọc và dễ viết là lư do tại
sao văn xuôi đă xuất hiện muộn tại Việt
Nam. Văn vần có vần có điệu nên dễ nhớ
và dễ truyền bá trong quảng đại quần chúng.
Văn xuôi trái lại v́ khó nhớ nên phải đợi
đến khi có một thứ chữ dễ đọc
hơn chữ Nôm xuất hiện.
Chữ Quốc ngữ do các nhà truyền giáo Pháp sáng chế
ra vào khoảng năm 1651, nhưng ít ai dùng chữ này cho măi
đến đầu thế kỷ thứ XX. Tại sao một
thứ chữ dễ học như chữ Quốc ngữ
lại phải đợi quá lâu như vậy mới
được phổ biến? Lư do thứ nhất là v́ các
nhà truyền giáo không cố ư truyền giáo chữ này ngoài
ṿng giáo dân. Thứ hai là các viên chức cao cấp Pháp trong
chính quyền thuộc địa không đồng ư với
nhau nên dùng thứ chữ mới này hay dùng chữ Pháp ở
trường học, lư do sau cùng là v́ rất nhiều
người Việt không muốn học chữ quốc ngữ.
Họ coi thứ chữ này là một dụng cụ chính
sách thực dân Pháp (1).
Măi đến thập niên 80 của thế kỷ XIX chữ
Quốc ngữ mới bắt đầu phát triển mạnh
tại miền Nam. Đấy là lúc
các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Nhị Độ mai, Lục Văn Tiên được
ghi lại bằng chữ Quốc ngữ. Những truyện
cổ điển Trung Hoa như Tam
Quốc chí và Đông Chu liệt quốc cũng
được dịch sang chữ Quốc ngữ.
Một đổi mới khác trong U t́nh lục là Hồ Biểu Chánh đă cho hai nhân
vật chính xuất thân từ Gia Định, một địa
phương quen thuộc của miền Nam chứ không phải
là một nơi xa xôi nào bên Tàu.
Tấn Nhơn theo học ở Mỹ Tho, c̣n nàng Cúc
Hương th́ khổ đau ở Sài G̣n. Thời gian xảy
ra truyện là năm 1880, không xa lắm thời gian của
tác giả và độc giả. Những truyện sau cũng
vậy, không những Hồ Biểu Chánh đều cho xảy
ra tại Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX mà thôi, ông
c̣n thành công trong việc miêu tả nếp sống của
người Việt trong những thành phố cùng làng xă của
vùng châu thổ sông Cửu Long. Ông ghi lại rơ nét ḷng tham lam
và sự thối nát của các công chức địa
phương và địa chủ, sự bóc lột tàn tệ
của các tay cho vay nặng lăi người Hoa lai Ấn. Ông
cũng không quên miêu tả chuyện những cô gái bị gia
đ́nh gả ép v́ lư do tài chính. Với U t́nh lục, Hồ Biểu Chánh bắt đầu
rời khỏi truyền thống nghĩa hiệp và tài tử
giai nhân để bước sang lĩnh vực của tiểu
thuyết mới. Lư do của sự chuyển hướng
này có lẽ không phải v́ Hồ Biểu Chánh muốn bắt
chước tiểu thuyết Pháp, mà đúng hơn là v́ ông
thấy rơ thị hiếu của độc giả thời
kỳ bấy giờ, thị hiếu muốn đọc những
truyện gần gũi với họ.
Hồ Biểu Chánh cũng bắt đầu thí nghiệm
đưa ra nhửng nhân vật khác với truyền thống
xưa . Mặc dầu đôi trẻ trong U t́nh lục c̣n cư xử theo kiểu “nam nữ
thụ thụ bất thân” như Lục Vân Tiên và Kiều
Nguyệt Nga, nhưng đôi khi Hồ Biểu Chánh cũng
để cho các nhân vật của ḿnh biểu lộ
đam mê, bị lôi cuốn theo nhục dục. Thúy Kiều
đă suy nghĩ rất nhiều trước khi bán ḿnh chuộc
cha. Các nhân vật trong U t́nh lục
trái lại, hoàn toàn để ḿnh bị lôi cuốn vào
đam mê, không một chút đắn đo hai chữ t́nh và
hiếu. Tuy vậy Hồ Biểu Chánh không phải là nhà
văn Việt Nam đầu tiên viết đến vấn
đề t́nh dục. Ở miền Bắc, từ đầu
thế kỷ XIX Hồ Xuân Hương đă tài t́nh viết
những bài thơ tả cảnh sông núi, nhưng sự thật
là bàn đến những chuyện pḥng the nam nữ. Hơn
nữa trong ca dao cũng như trong thơ truyện như
thơ Sáu Trọng ở miền
Nam vấn đề trai gái cũng rất thường
được bàn đến mà không che đậy chút nào
(5).
TIỂU THUYẾT ĐẦU
TIÊN CỦA HỒ BIỂU CHÁNH: AI LÀM ĐƯỢC
Năm 1912, Hồ Biểu Chánh được bổ nhiệm
tới Cà Mau. Đây là nơi ông đă quyết định
từ bỏ văn vần để chú tâm vào viết tiểu
thuyết. Cuốn tiểu thuyết đầu tay là Ai làm được
Ai làm được vẫn theo vài khuôn sáo cũ, nhưng khó chối căi
đây là một tiểu thuyết nếu chúng ta đồng
ư rằng là một truyện viết bằng văn xuôi,
tường thuật một câu chuyện diễn ra trong
không gian và thời gian đồng thời với tác giả.
Bố cục Ai làm được
tương tự như một truyện tài tử giai
nhân, trong đó tài tử là chàng thư kư Chí Đại và
giai nhân là nàng con gái nhà lành Bạch Tuyết, con của một
ông Tri phủ. Sau khi đă qua khỏi biết bao gian truân gây
nên bởi d́ ghẻ, hai người đă được
đoàn tu và sắt cầm ḥa hiệp. Ngoài câu chuyện t́nh
của Chí Đại, Bạch Tuyết c̣n có một chuyện
t́nh phụ trong Ai làm được
và hai chuyện t́nh diễn biến song song giống y hệt
như các truyện tài tử giai nhân cổ truyền khác.
Hồ Biểu Chánh chia cuốn
Ai làm được ra làm 27
hồi, mỗi hồi khoảng 1000 chữ, bắt đầu
bằng một nhan đề tóm tắt những ǵ sắp
xảy ra như “Ông cháu gặp nhau”, “phu phụ tương
ly”, hay “Tái đáo Sài G̣n”...Về đề tài, Ai làm được cũng rất
cổ truyền. Mặc dầu Chí Đại và Bạch Tuyết
phải trải qua nhiều thử thách bất công, tác giả
không hề ngụ ư oán trách ai ngoài bà d́ ghẻ độc ác
và ông Tri phủ nhu nhược. Hay nói một cách khác, không
như Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Ai làm được không phải đả phá triết lư Khổng giáo mà chủ
đích của Hồ Biểu Chánh là tố cáo ḷng tham lam,
tính ích kỷ.
Tuy nhiên Ai làm được
cũng chứng minh được rằng đây là một
cuốn truyện khác hẳn với truyện cổ truyền.
Nhan đề, dưới h́nh thức một câu hỏi, là
một điểm mới. Điểm thứ hai là Hồ
Biểu Chánh đă kể chuyện dưới h́nh thức
văn xuôi. Ngôn ngữ của Ai
làm được là ngôn ngữ thường nhật của
người miệt Cà Mau. Các nhân vật nói với nhau rất
tự nhiên, không ngâm thơ, cũng không dùng điển tích
văn hóa. Hơn nữa hai nhân vật chính c̣n chung sống
với nhau như vợ chồng mặc dầu chưa có
hôn thú.
Giống như nàng Kiều, Bạch Tuyết cũng phải
trải qua một thời gian thử thách rất lâu dài.
Nhưng trong truyện của Hồ Biểu Chánh, thử
thách này không xảy ra vào một thời xa xưa nào đó ở
Trung Hoa mà ngay ở đất Sài G̣n, và những kẻ ác là
những ông chủ bóc lột, những người Hoa cho
vay nặng lăi, những truyện rất thường t́nh của
một xóm lao động trong thành phố. Ai làm được là một truyện nửa ái
t́nh, nửa phiêu lưu mạo hiểm, nhưng cũng là một
truyện hiện thực miêu tả cuộc sống của
người dân miền Nam vào đầu thế kỷ XX.
Đây là điểm làm cho Ai
làm được khác hẳn với các truyện văn
vần trước đó như KimVân
Kiều và Lục Vân Tiên.
BA NHÀ VĂN MIỀN NAM
TRƯỚC HỒ BIỂU CHÁNH
Ngoài ảnh hưởng của các truyện Pháp và Tàu,
chúng ta cũng được biết rằng các nhà văn
miền Nam cùng thời với Hồ Biểu Chánh cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến các truyện của
ông. Các nhà nghiên cứu văn học sử Việt Nam
đă hoàn toàn không nhắc ǵ đến những nhà văn
miền Nam tiền bối này mặc dầu họ đă viết
văn 15 năm trước khi Tố Tâm ra đời. Trong
một bài tiểu sử do Nguyễn Khuê sưu khảo, Hồ
Biểu Chánh đă nói rằng sau khi hoàn tất truyện dài
bằng thơ U t́nh lục,
ông đă chịu ảnh hưởng rất nhiều của
ba nhà văn miền Nam đương thời là: Nguyễn
Trọng Quản với cuốn Thầy
Lazaro Phiền, Trương Duy Toản với cuốn Phan Yên ngoại sử và Trần
Chánh Chiếu với cuốn Hoàng
Tố Anh hàm oan (6). Ba tác phẩm này khác hẳn nhau
nhưng đều có chung một điểm là đều
xảy ra tại Lục tỉnh Nam Kỳ và các nhân vật
đều là những con người b́nh thường trong
xă hội. Hồ Biểu Chánh đă nói rằng những tác
phẩm này, và nhất là truyện Hoàng Tố Anh hàm oan, đă khiến cho ông chuyển
hướng viết văn vần ra văn xuôi. Mặc dù Hồ
Biểu Chánh đă viết rất nhiều tiểu thuyết,
ông không phải là nhà văn miền Nam đầu tiên đă
viết những truyện bằng văn xuôi mang một bối
cảnh địa phương và các nhân vật hoàn toàn từ
địa phương. Ông là một thành phần của cộng
đồng văn sĩ và kư giả miền Nam đă bắt
đầu chuyển sang thể nghiệm một thể
văn mới khi thấy thể văn vần đă thoái
trào.
Tác phẩm đầu tiên viết bằng văn xuôi, Truyện thầy Lazaro Phiền
(1887), không phải là một tiểu thuyết, mà là một
truyện ngắn. Tác giả Nguyễn Trọng Quản là một
người công giáo, đă được học ở Lycée d’Alger ở Algerie và sau đó trở
thành hiệu trưởng của một trường tiểu
học. Ông c̣n là một họa sĩ, và các tranh của ông
xuất hiện trong Phan Yên ngoại
sử và Hoàng Tố Anh hàm
oan.
Câu chuyện được xây dựng một cách khéo
léo quanh nhân vật chính là Lazaro Phiền, một người
thông ngôn cho chính quyền thuộc địa Pháp ở Nam Kỳ.
Phiền đă giết vợ và bạn thân v́ nghi ngờ hai
người thông dâm với nhau. Nhân vật xấu là một
phụ nữ Việt có chồng Pháp để tâm đến
Phiền nhưng không được đáp ứng nên
đă cung cấp những tin tức sai lạc cốt để
đánh lừa Phiền. Bị giày ṿ v́ hối hận
đă giết vợ và bạn, nhất là sau khi được
biết cả hai đều vô tội, Phiền đau khổ
đến tuyệt vọng và dần dần đi đến
cái chết.
Truyện ngắn này có nhiều yếu tố rất hiện
đại. Đây là một câu chuyện trong một câu chuyện:
Lazaro thú tội của ḿnh với một bạn đồng
hành cùng chuyến tàu đi Bà Rịa. Người này trở
thành kẻ tường thuật câu chuyện của Lazaro
cho độc giả. Lối tường thuật bằng
ngôi thứ nhất, kết cục đau buồn, lối
hành văn miêu tả, đối thoại tự nhiên và nội
dung bao hàm tư tưởng Thiên chúa giáo là những yếu
tố làm cho câu chuyện này trở thành một hiện
tượng mới lạ khi xuất hiện tại miền
Nam vào thập niên 80 của thế kỷ XIX. Những yếu
tố mới lạ táo bạo này cùng với đề tài
Thiên chúa giáo đă giải thích tại sao chuyện đă
không được đón tiếp nồng hậu khi xuất
hiện vào năm 1887. Nguyễn Văn Trung đă cắt nghĩa
rằng chỉ cái nhan đề thôi cũng đủ làm
cho đọc giả tưởng rằng đây là một
truyện đạo và không thèm đếm xỉa đến
(7).
Truyện của Nguyễn Trọng Quản đă ảnh
hưởng đến Hồ Biểu Chánh như thế
nào? Trước hết trong Truyện
thầy Lazaro Phiền, Nguyễn Trọng Quản đă
dứt khoát từ bỏ loại truyện tài tử giai
nhân, không như Hồ Biểu Chánh c̣n vương vấn
khi viết Ai làm được
vào năm 1912. Vốn là một phật tử và là môn
đệ của Khổng Mạnh, Hồ Biểu Chánh lẽ
dĩ nhiên không có ư định xây dựng truyện trên ư niệm
tội lỗi hay thú tội của đạo Công giáo. Tiểu
thuyết đầu tiên của Hồ Biểu Chánh rất
cổ truyền trên phương diện h́nh thức cũng
như nội dung: Ai làm
được kể lại t́nh duyên trắc trở giữa
một chàng thư sinh và một cô gái nhà lành và kết cục
tốt đẹp ở cuối truyện rất thích hợp
với luân lư Khổng Mạnh cổ truyền. Trong Truyện thầy Lazaro Phiền,
trái lại nhân vật chính đă chết v́ sự cắn rứt
của lương tâm và sự giày ṿ của hối hận.
Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất của Nguyễn
Trọng Quản là đă thuyết phục Hồ Biểu
Chánh rằng ông có thể viết truyện lấy đề
tài từ khung cảnh địa phương với những
nhân vật b́nh thường ở ngay tại miền Nam.
Nguyễn Trọng Quản cũng gợi ư cho Hồ Biểu
Chánh rằng những đam mê xưa nay bị cấm
đoán và những tội ác như trả thù và hành hung
đều có thể dùng làm đề tài cho nhà văn. Bạo
lực và trả thù là hai đề tài khá thông thường
trong các truyện nghĩa hiệp nhưng hoàn toàn vắng mặt
trong các truyện tài tử giai nhân. Tuy nhiên trong Ai làm được và Truyện thầy Lazaro Phiền,
đề tài trả thù đạt đến một mức
độ rất cao.
Trương Duy Toản và Trần Chánh Chiếu là hai
thành viên tích cực của nhóm Duy Tân hội trong phong trào
kháng Pháp thời đó. Duy Tân hội được cụ
Phan Bội Châu - một sĩ phu đă theo gót nhóm Cần
Vương trong phong trào kháng Pháp sáng lập. Khởi đầu
cụ Phan Bội Châu và các đồng chí tin rằng cần
có một minh chủ trong phong trào kháng Pháp thuộc giới
hoàng tộc nên đă chọn hoàng thân Cường Để
thuộc ḍng dơi hoàng tử Cảnh. Khi Cường Để
sang Châu Âu năm 1913 để vận động chống
Pháp, ông có mang theo một người tháp tùng thông thạo tiếng
Pháp để làm thông ngôn. Khi sang Anh quốc, Cường
Để gởi người này sang Pháp hoạt động,
nhưng rủi ro người này bị bắt và bị
giam vào khám Santé. Sau đó người này bị trả về
Việt Nam vào năm 1916 và bắt đầu viết báo,
sáng tác tuồng cải lương.
Người thông ngôn và sau này là tác giả của một
số tuồng cải lương nổi tiếng không ai
khác hơn là Trương Duy Toản. Trước khi rời
Châu Âu, Trương Duy Toản đă sản xuất cuốn
Phan Yên ngoại sử, Tiết phụ gian truân vào năm 1910. Phan Yên là tên cũ của
vùng Gia Định. Truyện Phan
Yên là một truyện xây dựng hoàn toàn theo truyền thống
nghĩa hiệp cộng với tài tử giai nhân: một
chàng trai cứu một cô gái khỏi nạn côn đồ rồi
sau đó ra đi cứu nhân độ thế. Sau một thời
gian luân lạc gian truân hai người đoàn tụ vui vẻ.
Truyện Phan Yên rất cổ
điển cho nên Hoài Anh đă dùng từ “truyện chí”
để gọi cuốn này, một từ mà ông đă dùng
để gọi những truyện cổ điển
như Tam quốc chí (8). Tuy
nhiên truyện Phan Yên cũng
mang một yếu tố mới, đó là dùng khung cảnh của
thời Tây Sơn khởi nghĩa chứ không phải ở
bên Tàu. Trương Duy Toản so sánh người Pháp với
Tây Sơn và để cho nhân vật chính giúp Nguyễn Ánh “từ
bỏ chiến thuyền sắm sanh khí giới đặng
có tận diệt bọn Nhạc, Huệ”. Trương Duy
Toản đă làm cho câu chuyện của ḿnh rất hợp
thời và truyện của ông xứng đáng được
gọi là một roman à ciel.
Truyện Phan Yên có thể
đă giúp cho Hồ Biểu Chánh đi đến kết luận
rằng hai truyền thống nghĩa hiệp và tài tử
giai nhân có thể phối hợp với nhau trong văn xuôi
cũng như ở trong văn vần. Người hùng
trong truyện Phan Yên vừa
là một thư sinh mà cũng vừa là một hiệp sĩ.
Hồ Biểu Chánh có vẻ rất hâm mộ những t́nh
tiết gay cấn như thoát hiểm trong phút chót,
đương đầu với kẻ bắt cóc hay đắm
tàu ngoài khơi... Những t́nh tiết gay cấn này không xuất
hiện nhiều trong cuốn truyện đầu tay Ai làm được nhưng
đầy dẫy trong hai truyện tiếp theo là Chúa tàu Kim Quy và Cay đắng mùi đời. Hồ Biểu Chánh
đă mô phỏng hai truyện này dựa theo Comte de Monto và Sans
famille cho nên yếu tố mạo hiểm lại càng thêm
phần quan trọng. Tuy nhiên, ông đă rất khâm phục
khía cạnh phiêu lưu của truyện Phan Yên ngoại sử. Chính truyện Phan Yên và các truyện phiêu
lưu Pháp đă thúc đẩy ông chú trọng đến yếu
tố mạo hiểm trong các truyện này.
Một nhà văn khác liên quan đến phong trào chống
Pháp và cũng ảnh hưởng rất nhiều đến
nghiệp văn của Hồ Biểu Chánh là Trần Chánh
Chiếu, tức là Gibert Chiếu, hay Trần Thiên Trung, hay
Trần Nhựt Thăng. Là một nhân vật quan trọng
trong Duy Tân hội của cụ Phan, Trần Chánh Chiếu
hoạt động tích cực để nâng cao cải thiện
đạo đức chính trị và kinh tế. Sinh trưởng
ở Rạch Giá, trong một gia đ́nh giàu có, ông theo học
Collège d’Adran ở Sài G̣n, rồi sau đó làm thông ngôn, chủ
khách sạn, chủ bút, chủ xí nghiệp. Vốn mang hai
quốc tịch Việt và Pháp, ông có thể hoạt động
dễ dàng và táo bạo hơn cá đồng chí khác.
Khi chính quyền Pháp dẹp tan những hoạt động
của phong trào Duy Tân, Trần Chánh Chiếu quay về viết
tiểu thuyết Hoàng Tố
Anh hàm oan không có vẻ một tiểu thuyết chính trị.
Giống như tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh, truyện của Trần Chánh Chiếu là một câu
chuyện đạo đức. Tuy nhiên, truyện Hàm Tố Anh hàm oan cũng không
hẳn là không có mục đích chính trị v́ Trương
Duy Toản đồng ư với Khang Hữu Vi và
Lương Khải Siêu rằng muốn giành độc lập
phải mở mang dân trí và chấn hưng đạo đức
trước.
Hoàng Tố Anh là một cô gái bán trâu nghèo ở Sài G̣n, bị
xe của hai bố con của một nhà giàu đâm phải.
Thấy cô gái xinh đẹp, hai bố con đưa Tố
Anh về nhà, nói là để điều trị, nhưng thật
ra là để lợi dụng. Con gái của ông chủ là
Kim Tiên có một ông bồ chơi bời phóng đăng, rựơu
chè cờ bạc đâm ra mắc nợ rồi xui Kim Tiên viết
giấy tờ giả mạo để rút tiền của
bố khỏi nhân hàng. Tố Anh được trao cho nhiệm
vụ ra ngân hàng rút tiền. Sau đó Tố Anh bị hai bố
con nhà giàu t́m cách cưỡng hiếp nên nàng quyết định
đi trốn. Khi cảnh sát khám phá ra vụ rút tiền gian
lận, Tố Anh bị tống giam. Một thời gian sau
Tố Anh được minh oan và trở về xóm cũ lấy
một người láng giềng ngày xưa tuy nghèo nhưng
tốt bụng. Chuyện kết thúc bằng một bí mật
được làm sáng tỏ: Tố Anh thật sự là con
riêng của vợ ông nhà giàu, kết quả của một
chuyện t́nh được ém nhẹm. Một ông cậu,
em của mẹ Tố Anh, xuất hiện trong đoạn
cuối câu chuyện đă mua cho vợ chồng Tố Anh một
căn nhà xinh xắn.
Về h́nh thức Hoàng Tố
Anh hàm oan rất gần gũi với các truyện cổ
truyền. Truyện dài khoảng 20.000 chữ và chia làm 15 hồi,
mỗi hồi đều bắt đầu bằng hai câu
ngắn loan báo tóm tắt nội dung sắp xảy ra và khi
chuyển đoạn tác giả cũng dùng những công thức
khuôn sáo cũ. Nhân vật trong Hoàng Tố Anh hàm oan là những
nhân vật rập theo khuôn mẫu của người tốt
hay người xấu và kết luận cũng không đi
khỏi luân lư thông thường là ở hiền gặp
lành.
Như vậy, Hồ Biểu Chánh đă đọc
được những ǵ ở Trần Chánh Chiếu ngoài
việc để cho câu chuyện xảy ra ở Việt
Nam và sử dụng ngôn ngữ thông dụng hàng ngày? Hồ
Biểu Chánh có thể đă thán phục Trần Chánh Chiếu
ở chỗ tác giả này đă mạnh dạn phê phán những
người cậy thế, cậy quyền để bóc lột
người hèn kém và để thỏa măn dục vọng
riêng tư. Truyện của Hồ Biểu Chánh đầy
rẫy những chỉ trích tương tự. Lẽ dĩ
nhiên ta có thể nói rằng Hồ Biểu Chánh đă chứng
kiến những cảnh áp bức như vậy trong đời
sống hàng ngày ở Lục tỉnh nhưng Trần Chánh
Chiếu đă giúp cho Hồ Biểu Chánh thấy rằng có
thể dùng tiểu thuyết làm công cụ để phê phán
xă hội.
TỪ KỂ TRUYỆN
THEO ĐƯỜNG THẲNG ĐẾN TIỂU THUYẾT
HIỆN ĐẠI
Khi Hồ Biểu Chánh viết
Ai làm được năm
1912, ông đang ḍ dẫm t́m một phương pháp mới
để kể chuyện. Trước 1912 ông đă cho xuất
bản một truyện thơ là U t́nh lục. Sau đó ông có cảm tưởng rằng
độc giả có vẻ khoái truyện viết bằng
văn xuôi hơn nên ông đă chuyển sang viết văn
xuôi. Năm 1922 ông nhuận sắc lại Ai làm được, sửa đổi rất nhiều
trước khi xuất bản cuốn truyện dài này lần
thứ hai. So sánh hai bản 1912 và 1922, chúng ta thấy rằng
Hồ Biểu Chánh đă từ bỏ lối kể chuyện
theo đường thẳng và sử dụng một
phương pháp mới để kể chuyện theo lối
tiểu thuyết hiện đại.
Phạm Quỳnh, chủ bút của tạp chí Nam phong tại miền Bắc,
đă viết một bài tiểu luận về lối kể
chuyện theo đường thẳng vào năm 1921. Theo Phạm
Quỳnh, lối kể chuyện này được các
văn sỹ cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa rất
yêu chuộng, cứ cái ǵ xảy trước th́ kể
trước, cái ǵ xảy sau th́ kể sau, y như một
cuốn biên niên sử. Câu chuyện v́ vậy không liên quan ǵ
đến cảnh vật bên ngoài hay tâm lư bên trong. Câu chuyện
chính nhiều khi phải bị gián đoạn một lúc
để cho các câu chuyện phụ bắt đầu từ
đầu đến cuối rồi sau đó chuyện
chính lại được tiếp tục. Phạm Quỳnh
nhận xét rằng văn sỹ Tây phương dùng một
lối kể chuyện gián tiếp và tự nhiên hơn. Họ
c̣n biết cách đan kết chuyện chính và chuyện phụ
với nhau một cách khéo léo. Ngoài tường thuật lại
câu chuyện, họ cũng miêu tả cảnh vật và dùng
rất nhiều đối thoại cho câu chuyện thêm phần
sống động.
Có thể Hồ Biểu Chánh đă đọc bài tiểu
luận này của Phạm Quỳnh. Cũng có thể ông cũng
nhận xét như Phạm Quỳnh sau khi đọc tiểu
thuyết Pháp và viết truyện dựa trên tiểu thuyết
Pháp. Dẫu sao, phân tích kỹ văn bản in lần thứ
hai của Ai làm được,
ta thấy ông đă đáp ứng những điểm mà Phạm
Quỳnh đă nêu lên: Ai làm
được đă biến hóa từ một câu chuyện
kể theo đường thẳng đến một tiểu
thuyết dựa theo khuôn mẫu phương Tây. Tác giả
không thay đổi bao nhiêu cốt truyện nhưng trên h́nh
thức ông đă thay đổi rất nhiều. Từ một
cuốn truyện với 27 hồi, ông đă sửa lại
thành 6 chương, trung b́nh mỗi chương vào khoảng
30 trang. Thay v́ những câu giới thiệu tóm tắt câu chuyện
ở đầu chương, ông thay thế bằng một
con số giản dị. Ông cũng loại bỏ những
câu giới thiệu vụng về của người kể
chuyện mỗi khi câu chuyện chuyển hướng. Bản
in 1922 dài hơn vào khoảng 15.000 chữ v́ Hồ Biểu
Chánh đă thêm thắt cho câu chuyện rơ ràng hơn. Ông cũng
đă thêm nhiều đoạn tả cảnh và dùng nhiều
đối thoại để làm cho câu chuyện thêm phần
sống động. Những thay đổi này đă làm cho
bản in lần thứ hai đọc y hệt một tiểu
thuyết hiện đại.
KẾT LUẬN: NHỮNG
DỊ BIỆT CỦA HAI MIỀN
V́ là thuộc địa của Pháp ngay từ 1867, Nam Kỳ
chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp sớm và
mạnh hơn hai miền đất bảo hộ Bắc
Kỳ và Trung Kỳ. Tại Nam Kỳ hệ thống giáo dục
Pháp - Việt đă thay thế khá nhanh hệ thống giáo dục
Hán Nho cổ truyền. V́ hai miền khác nhau như vậy
cho nên câu hỏi chúng ta sắp đặt ra sẽ không phải
là v́ sao tiểu thuyết xuất hiện ở miền Nam
trước mà là tại sao các nhà biên khảo văn học
lại gần như không biết đến những tác phẩm
trong Nam. Tác phẩm của những văn sĩ tiền bối
miền Nam chỉ được xếp vào thư viện
tư nhân khó kiếm. Nếu những truyện này
được đăng nhiều kỳ trên báo chí th́ lại
càng khó trích dẫn và t́m kiếm hơn. Ngay Vũ Ngọc
Phan năm 1941 cũng viết rằng ông được biết
Hồ Biểu Chánh đă xuất bản 6 truyện dài
trước 1928, nhưng ông bảo là những truyện này
không có bán tại các nhà sách viễn Bắc (9). Biết
đâu nếu được đọc những truyện
dài miền Nam, Vũ Ngọc phan lại không xác nhận rằng
tiểu thuyết đă xuất hiện ở miền Nam
trước. Sưu tầm lại những văn bản cũ
của các tác giả tiền bối miền Nam cũng
đă là một vấn đề khó khăn cho chúng tôi và những
nhà nghiên cứu khác.
Lư do thứ hai là thành kiến địa phương,
hay nói đúng hơn, thứ thành kiến cho rằng văn
chương của đại chúng không đáng được
quan tâm. Phạm Thế Ngũ chẳng hạn, đă không
thích văn chương miền Nam v́ cho rằng thứ
văn chương này sử dụng
âm điệu và ngôn ngữ hàng ngày của địa
phương. Người Bắc thích thứ văn
chương trau chuốt chứ không thích thứ văn
chương đầy tiếng địa phương.
Một lư do khác nữa là người miền Nam không mấy
ai quan tâm đến vấn đề sử học. Nguyễn
Văn Trung đă đưa ra một nhận định rằng
những nhà văn miền Nam tiền bối này đă bị
bỏ quên một phần v́ miền Nam đă tự bỏ
quên ḿnh (10). Người miền Nam để mặc việc
biên khảo cho người miền Bắc mà người
miền Bắc th́ hoặc không nắm được những
tác phẩm miền Nam, hoặc là có đọc nhưng cho rằng
đây chỉ là những truyện nhảm nhí.
Một câu hỏi nữa cần đặt ra là tại
sao những truyện dài đầu tiên ở miền Nam
không gây chấn động nhiều như ở miền Bắc?
Tại sao sự xuất hiện của tiểu thuyết ở
miền Bắc là một sự cắt đứt dứt
khoát với các giá trị cổ truyền trong khi các truyện
mới ở miền Nam đă đến một cách liên tục
và trầm lặng? Đáng lẽ những vấn đề
t́nh dục, luyến ái nêu ra trong truyện Hoàng Tố Anh hàm oan và Ai
làm được đă gây xáo trộn trong giới độc
giả nhiều hơn Tố
Tâm mới phải. Mặc dầu Tố Tâm là một cô
gái mới, cô và Đạm Thủy đâu có dám ăn nằm
với nhau trước khi cưới như các nhân vật
của Hồ Biểu Chánh . Thế th́ tại sao Tố Tâm đă gây sóng gió trong
thế giới trẻ thời đó, trong khi Ai làm được lại
được chấp nhận một cách dễ dàng?
Có nhiều cách trả lời những câu hỏi nêu trên.
Thứ nhất, cần phải nói ngay rằng không có ǵ dâm
dục trong truyện Ai làm
được hay Hoàng Tố
Anh hàm oan. Không có một đoạn nào tả với
đầy đủ chi tiết cảnh làm t́nh của
đôi trai gái. Trong Ai làm
được, Chí Đại và Bạch Tuyết ở chung với nhau v́ một lẽ giản
dị là Bạch Tuyết không c̣n một chỗ nào dung thân
khác nữa.
Lư do thứ hai là những truyện Ai làm được (xuất bản lần thứ
nhất) và U t́nh dục đă dọn đường
cho độc giả miền Nam đón nhận thể
văn mới là tiểu thuyết. Thể văn mới này
như chúng ta đă bàn ở trên không xuất hiện một
cách đột ngột ở miền Nam. Nhưng ở miền
Bắc th́ trái lại, Tố Tâm xuất hiện như một
quả bom rớt quá mạnh mà không có ǵ báo trước.
Lư do thứ ba là ở miền Nam những truyện dài
văn xuôi trong giai đoạn chuyển tiếp này đều
vẫn c̣n các chủ đích đề cao luân lư Khổng Mạnh.
Trừ truyện ngắn Truyện
thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản,
một tác phẩm quá bị ảnh hưởng của
Thiên chúa giáo nên không được mấy ai để ư, những
truyện khác đều có hậu, đều chấm dứt
một cách tốt đẹp, người hiền
được hưởng, người ác bị phạt.
Duy tŕ cái hậu này đă cho phép các tác giả miền Nam nói
đến những đam mê, nhất là đam mê t́nh dục,
một cách dễ dàng hơn. Lư do là v́ tác giả sau khi viết
về những điều cấm này xong cuối cùng sẽ
có dịp điều chỉnh những nhân vật đă vi
phạm luân lư Khổng Mạnh. Mọi
tội đều được các nhân vật xấu gánh
chịu, tác giả hoàn toàn vô tội.
Tại sao văn sĩ miền Nam không dùng ng̣i bút để
đả phá giá trị cổ truyền? Tại sao họ lại
trao hết sứ mệnh này cho người miền Bắc,
trước hết cho Hoàng Ngọc Phách và sau đó cho nhóm Tự
Lực văn đoàn? Theo Nguyễn Văn Trung, lư do khiến
người miền Nam bám chặt vào các giá trị truyền
thống rất đặc biệt. Người miền
Nam v́ là dân thuộc địa, luôn luôn mang nặng một mặc
cảm mất gốc, cho nên thấy cần phải bám víu
vào những ǵ là truyền thống để xoa dịu cái mặc
cảm này. Nguyễn Văn Trung tin rằng người miền
Nam, cũng như các dân tộc di cư đến các vùng
đất mới khác, có quyền tự do mang theo những
ǵ họ muốn đến vùng đất mới, hoặc
từ bỏ những ǵ họ muốn từ bỏ. Người
miền Nam lúc đó đă chọn lựa không từ bỏ
luân lư Khổng Mạnh.
Lư do cuối cùng là sự khác nhau của độc giả
hai miền. Độc giả của Hoàng Ngọc Phách là những
người trí thức trẻ Hà Nội, thành phần của
giai cấp tiểu tư sản đang lên. Họ biết
đọc chữ Quốc ngữ và thích đọc trong những
truyện tương tự như những truyện t́nh cảm
Pháp của Lamartine hay Alexan de Dumas mà họ đă học ở
trường. Truyện Tố Tâm trước khi được
in thành sách đă được đăng từng kỳ
trên báo trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội.
Tố Tâm và Đạm Thủy chắc sẽ cho những
nhân vật chính trong truyện của Hồ Biểu Chánh quá
thô tục, nhất là những lúc họ vi phạm những
nguyên tắc của t́nh yêu lăng mạn trong pḥng ngủ.
Hồ Biểu Chánh, trái lại, viết cho một lớp
độc giả phức tạp hơn và trải rộng
hơn. Các truyện của Hồ Biểu Chánh đều
xuất hiện đầu tiên trên nhật báo, và đôi khi
được đăng trong những tập quảng cáo
thuốc bắc. Hồ Biểu Chánh biết rằng chuyện
trai gái yêu nhau ngoài ṿng lễ giáo, tuy là điều cấm kỵ,
nhưng cũng là một chuyện thường xuyên của
đời sống trong làng xóm. Và ông cũng tin rằng tam
cương ngũ thường, dù sao đi nữa cũng
là cội rễ của nếp sống đạo đức.
Cho nên trong hơn 60 truyện dài của ông, ông đă lặp
đi lặp lại những điều răn mà ông biết
độc giả chờ đợi ở ông .
V́ Hồ Biểu Chánh khăng khăng một mực
không muốn từ chối luân lư Khổng Mạnh nên các học
giả Việt Nam đă phủ nhận công trạng của
ông trong địa hạt tiểu thuyết, nhất là trên
phương diện kỹ thuật. Ông và các văn sĩ
miền Nam đương thời đă biến đổi
một thể truyện cổ truyền bằng thơ sang
một thể truyện dài bằng văn xuôi mà ngày nay chúng
ta gọi là tiểu thuyết. Thật hăy c̣n sớm để
khẳng định rằng miền Nam hay miền Bắc,
miền nào có công hơn trong việc biến thể một
nền văn hóa dựa trên chữ Nôm sang một nền
văn hóa dựa trên chữ Quốc ngữ. Năm 1944 Ung
Ngọc Kỳ đă tóm tắt những thành tựu của
văn học miền Nam như sau: “Trước hết, luồng
sóng văn Hán và văn Nôm đă đi từ Bắc vô Nam” và
“Bây giờ luồng sóng Quốc ngữ lại đi ngược
từ Nam ra Bắc” (11). Muốn chứng minh lời khẳng
định táo bạo này chúng ta cần phải nghiên cứu
thêm trên các lĩnh vực khác như dịch thuật, báo
chí, thi ca, kịch nghệ và tự điển học. Trong
địa hạt tiểu thuyết, chúng ta có thể quả
quyết rằng miền Nam đă đóng một vai tṛ rất
quan trọng, một vai tṛ mà các học giả trong
tương lai không c̣n lư do nào để tiếp tục chối
bỏ.
(1) và (11) Bằng Giang, Văn
học quốc ngữ ở Nam Ḱ 1865- 1930, NXB Trẻ. TP Hồ
Chí Minh 1992.
(2)
Hessney. Richard C, Beautiful, Talented
and Brave: Seventeenth Century Chinese Scholar Beauty Romances, Ph.D. diss.
(3) Huỳnh
Minh, G̣ Công xưa và nay, Cánh Bằng;
Sài G̣n, 1969.
(4) De
Francis, John, Colonialism and Language
Policy in
(5)
Bùi Đức Tịnh, Phần
đóng góp của văn học miền
(6) Trần
Chánh Chiếu: Hoàng Tố Anh hàm
oan, Phát Toán, Sài G̣n, 1940.
(7),
(10) Nguyễn Văn Trung, Những
áng văn chương quốc ngữ đầu tiên,
Trường đại học tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, TP Hồ Chí Minh, 1987.
(8)
Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, Văn học Nam bộ từ đầu đến
giữa thế kỉ XX (1900- 1954), TP Hồ Chí Minh xuất
bản, 1988.
(9) Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại
(Contemporary Writers), 5 vols.
Nguồn: Tạp chí Văn học số 8-1994, từ
trang 06 đến 14
©2006 hobieuchanh.com