HỒ BIỂU
CHÁNH
(1885-1958)
Thanh
Lăng
Hồ
Biểu Chánh là một nhà văn kỳ cựu nhất của
làng văn Việt
A- Tiểu sử:
1) THỜI NIÊN THIẾU
Hồ
Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung sinh ngày 1 tháng
10 năm 1885, tại làng B́nh Thành, tỉnh G̣ Công. Theo lời
của Hồ Văn Kỳ
Trân, con trưởng của ông, th́ Hồ Biểu Chánh vốn
sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo, nhưng nội
tổ hồi trước lập làng nên có bảng vị
Tiên hiền thờ trong đ́nh thần, và thân phụ
được tham dự trong Ban Hội hương chánh lần
tới chức Hương chủ và Chánh bái(1).
Măi
năm lên 8, Hồ Biểu Chánh mới học vỡ ḷng chữ
Nho tại trường làng. Năm ông lên mười hai, cha
mẹ ông rời quán về chợ Giồng ông Huê, lúc đó
mới cho ông đi học Quốc ngữ và chữ Pháp tại
trường Vĩnh Lợi, rồi sau lại cho xuống
học tại trường tỉnh G̣ Công. Nơi đây,
ông được cấp học bổng để lên học
trường trung học Chasseluop-Laubat ở
2) ĐỜICÔNG CHỨC :
Năm
1906 là năm được 21 tuổi, ông thi Kư -lục Soái
phủ Nam Kỳ và từ đó cho tới 1945, ông liên lỉ
sống cái đời b́nh thường của một công
chức, đi từ Kư-lục lên tới Đốc phủ
Sứ. Từ 1906-1912, ṭng sự tại dinh Hiệp -Lư: từ
1912-1914, ṭng sự tại Bạc Liêu, Cà Mau; năm 1914, ṭng
sự tại Long Xuyên; năm 1919, tại Gia Định.
Năm 1920, làm tại văn pḥng Thống Đốc Nam Kỳ; cuối năm 1921, thi
đậu tri huyện; năm 1927 được thăng
tri phủ quận Càng Long (Trà
Vinh); năm 1932 chủ Quận Ô Môn (Cần Thơ); năm
1934, đổi đi Phụng Hiệp; năm 1935, về
Saigon lănh chức phó chủ
Pḥng 3, kiểm soát ngân sách các tỉnh và thành phố.
Năm 1936 thăng Đốc Phủ Sứ. Đến nửa
năm 1935, tính ra đời công chức đă chẵn 30
năm, ông đệ đơn xin về hưu trí. Ông
được chính phủ Pháp cho hồi hưu kể từ
đầu tháng giêng 1937, nhưng v́ chưa có người
thay thế, nên ông phải ở tại chức cho đến
năm 1941 mới được thôi. Nhưng chỉ
được tự do ít bữa, v́ mồng 4 tháng 8 năm
1941, Pháp lại cử ông làm Nghị viện Hội Đồng
Liên Bang Đông Dương, rồi 26 tháng đó lại kiêm
cả nghị viên Thành Phố Saigon với chức với
Chức Phó Đốc Lư. Cuối năm 1941.
3) ĐỜi HƯU TRÍ
Từ
năm 1946 Hồ Biểu Chánh về hưu tại G̣ Công là
chốn cố hương.. Qua 35 năm làm công chức, ông
dă được những huy chương sau đây:
- Khuê
bài danh dự bằng bạc (28-12-1920)
- Kim Tiền (6-4-1921).
- Monisaraphon (26-8-1924)
- Ordre Royal du Dragon de I'Annam (25-31927)
- Ordre Royal du Camdedge (22-9-1927).
- Chevalier de la Légion d'Honneur (9-8- 1924)
Ngày 4 tháng 11 năm 1958, Hồ Biểu Chánh
chết tại biệt thừ Biểu-Chánh (Phú - Nhuận)
hưởng thọ 73 tuổi.
4) ĐỜi VIẾT VĂN
Thực chưa có nhà văn nào sống trùm
lợp tất cả lịch sử văn học mới
Việt Nam như nhà văn Hồ Biểu Chánh. Theo
phương pháp mới, chúng tôi đă chia văn học Việt
Nam thành 5 thế hệ:
- Thế hệ 1862 (1862-1913) : Văn học đối
kháng.
- Thế hệ 1913 (1913-1932) : Văn học điều
ḥa Âu Á
- Thế hệ 1932 (1932-1945) : Văn học cấp tiến
theo mới
- Thế hệ 1945 (1945-1954) : Văn học kháng chiến
- Thế hệ 1954 (1954-1963) : Văn học Nam Bắc
phân tranh.
Như đă thấy và sẽ thấy sau
này, những biến cố quan trọng quyết liệt
khai mạc và bế mạc các thế hệ văn học
và đánh dấu riêng biệt cho từng thế hệ một.
Ít ai có một đời sống bao trùm ca năm thế hệ
văn học như Hồ Biêủ Chánh.
- THUỘC THẾ HỆ 1862 (1862-1913):
Những năm cuối thế hệ 1862,
nghĩa là vào khoảng 1906- 1913, Hồ Biểu Chánh lúc hăy
c̣n trẻ, nhưng cũng đă sớm tập viết
văn. Theo con ông thuật lại, th́ vào khoảng 1906, có
phong trào đọc sách dịch của Tàu. Hồ Biểu
Chánh thấy ḿnh cần phải học chữ Nho, cho nên
đă nhờ một người bạn dạy dùm. Kịp
khi đọc được chữ Nho, ông liền chọn
những truyện hay trong bộ T́nh
Sử hay Kim cổ kỳ
quan đem dịch ra quốc
văn nhan đề là Tân soạn
cổ tích. Nhưng dịch th́ dịch mà Hồ Biểu Chánh
thấy người ḿnh đọc truyện dịch của
Tàu không bổ ích là bao nhiêu cho nên ngay từ đầu ông
đă mơ tưởng viết truyện Việt cho
người Việt đọc. Trước hết ông viết
truyện dài theo thể 6, 8 nhan đề là U T́nh Lục. Hồi này, Trần Chánh Chiếu cho
xuất bản cuốn Hoàng Tổ
Anh Hàm Oan là một cuốn tiểu thuyết t́nh mà vai
truyện toàn là người Lục tỉnh. Đọc truyện
đó, Hồ Biểu Chánh thấy viết truyện bằng
văn xuôi dễ cảm người đọc hơn là
văn vần, cho nên ông tập viết những chuyện
văn mô phỏng truyện của Tây gửi đăng ở
mấy tờ báo. Chính trong thời kỳ này, Hồ Biểu
Chánh viết ra hai cuốn tiểu thuyết dài: cuốn Ai làm được năm
1912, và cuốn Chúa Tàu Kim Qui, năm
1913. Ở cuốn hai cuốn đó, ta đọc mấy chữ
như:
Tự thảo sáng, Cà Mau 1912
Tự nhuận sắc, Saigon
1922
Ngày nay chúng ta chỉ có trong tay những bản
đă nhuận sắc năm 1922. Như vậy, những
tài liệu về hoạt động văn nghệ của
Hồ Biểu Chánh trước năm 1913, quả thật
là hiếm hoi. Mặc dầu chưa đủ tài liệu
để phác họa bộ mặt của Hồ Biểu
Chánh của thệ hệ 1862 (1862-1913), ta cũng đoán
được đấy là một thời kỳ tập
sự của nhà văn họ Hồ. Tên của Hồ Biểu
Chánh bị lút bên cạnh những danh sĩ danh văn
như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Chu Trinh, Hoàng
Cao Khải…
- THUỘC THẾ HỆ 1913 (1913-1932)
Qua thời kỳ tập sự ở những
năm cuối thế hệ 1862, Hồ Biểu Chánh bắt
đầu trưởng thành ngay từ đầu thế hệ
1913. Ngay từ hồi này, sức làm việc tinh thần của
Hồ Biểu Chánh xem ra đă phong phú lắm rồi. Theo chỗ
con ông thuật lại, th́ từ 1913-1932. Hồ Biểu
Chánh đă cho xuất bản cả thảy 18 cuốn tiểu
thuyết. Trong số đó ta có thể kể đến: Ai làm được (1922), Chúa Tàu
Kim Qui (1922), V́ nghĩa v́ T́nh (1929), Cha con Nghĩa Nặng
(1929), Khóc thầm (1930), Con Nhà Giàu (1931), Chút Phận Linh
Đinh (1931)
- THUỘC THẾ HỆ 1932 (1932-1945):
Trong thời kỳ này, Hồ Biểu Chánh
viết được 4 tuồng hát bội, 3 tuồng cải
lương và 25 cuốn tiểu thuyết. Ngoài ra ông c̣n làm
Giám Đốc tờ báo Đại
Việt Tập Chí và Nam Kỳ
Tuần Báo.
- THUỘC THẾ HỆ 1945
(1945-1954):
Từ năm 1945, Hồ Biểu Chánh tản
cư trót 9 năm ở G̣ Công, viết thêm được gần
20 cuốn tiểu thuyết nữa. Cũng trong thời kỳ
này ông để tâm nghiên cứu văn học, luân lư, tôn
giáo.
- THUỘC THẾ HỆ 1954 (1954-
?)
Từ sau 1954, Hồ Biểu Chánh không cho in
tiểu thuyết mới mà chỉ gửi truyện
đăng trong các báo Tiếng
Chuông, Saigon Mới. Trong thời kỳ này, ông viết
thêm được 4,5 truyện mới, một ít tập kư
ức và ít nhiều bài khảo cứu về lịch sử,
về tôn giáo
B- Hồ Biểu
Chánh của Thế Hệ 1913 (1913-1932)
Chương này chỉ học về Hồ
Biểu Chánh của thế hệ 1913 (1913-1932), nghĩa là
ta chỉ khảo sát các tác phẩm của ông ra đời
trong giai đoạn xây dựng văn học mới này.
Nhưng trước khi phác họa từng chi tiết bộ
mặt của Hồ Biểu Chánh, của thế hệ
1913, chúng ta cần nhận định ngay điều này;
đối với Hồ Biểu Chánh, dù ở thế hệ
nào mặc ḷng, chẳng kỳ thuộc thế hệ 1862,
hay 1913, hay thế hệ 1932, hay thế hệ 1945, hay thế
hệ 1954, ông vẫn giữ hầu y nguyên bộ mặt;
điều thứ hai ta cần nhận định là nhà
văn họ Hồ hầu như đứng ở ngoài hẳn
các trào lưu tư tưởng, t́nh cảm, nghệ thuật:
khuynh hướng đối kháng thuật hay nghịch của
thế hệ 1862, nhất là về những năm 1905-1912
không có tiếng vang ở nơi ông; phong trào lăng mạn
vượt bực theo tiểu thuyết Tuyết Hồng Lệ
Sử hay Tố Tâm của thế hệ 1913 hầu như
không vang vọng ǵ trong sự nghiệp của ông, chủ
trương phá phách rầm rộ theo kiểu Đoạn Tuyệt của thế
hệ 1932, hầu như ông không biết tới : những
sát khí có tính cách tuyên truyền kháng chiến của thế hệ
1945 không len lỏi vào được tác phẩm ông; và sự
bồng bột, sôi nổi của cuộc tương tàn
Nam Bắc của thế hệ 1954 cũng không có chỗ
đứng trong sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh
cái cảm giác chung mà chúng ta nhận thấy là h́nh như ở
đấy, thời gian như cô đọng lại, không
đi, màu sắc không phai, có thể nào buổi đầu
th́ lúc cuối c̣n y nguyên vậy. Nói vậy chúng ta không có ư bảo
rằng : Hồ Biểu Chánh thủ cựu, thoái hóa, không có
ư chí muốn đổi mới. Nhưng ta chỉ có ư nói rằng
cái mới của Hồ Biểu Chánh cuả năm 1906, với
cái mới của Hồ Biểu Chánh của năm 1956 không
khác là bao nhiêu. Ngược lại, ta thấy có những nhà
văn như Hoài Thanh của năm 1944 với Hoài Thanh của
năm 1947 là hai thái cực, chối
bỏ, loại trừ nhau hầu như hoàn toàn.
Riêng về thế hệ 1913, hoạt động
của Hồ Biểu Chánh quả thực đă to tát quá
điều chúng ta ngờ. Điều lạ hơn nữa
là tại sao cái sự nghiệp ta tát ấy quá ư bị
ch́m lặng bên cạnh những công việc làm lẻ tẻ
mà kém giá trị như những truyện ngắn của
Tương Phố chẳng hạn. Phải chăng v́ Hồ
Biểu Chánh là người Nam Kỳ với cái lối
văn mộc mạc, bị tưởng lầm là quê mùa,
thô tục. chứ thực ra Hồ Biểu Chánh bước
vào làng văn không muộn ǵ
hơn Nguyễn văn Vĩnh hay Phạm Quỳnh. Đông Dương tạp chí ra
đời năm 1913, nhưng ngay năm 1912 Hồ Biểu
Chánh đă có tác phẩm sáng tác. Theo tài liệu của Hồ
văn kỳ-Trân là trưởng nam, th́ nhân việc Trần
Chánh Chiếu xuất bản cuốn Hoàng Tố Anh Hàm Oan bằng văn xuôi với những
vai truyện toàn người lục tỉnh, Hồ Biểu
Chánh liền nảy ra ư tưởng bắt chước Trần
Chánh Chiếu. Bởi vậy, năm 1912, đương lúc
làm việc tai Cà Mau, Hồ Biểu Chánh viết cuốn Ai làm được là cuốn
tiểu thuyết đầu tay bằng văn xuôi của
ông; nhân vật cũng là người Cà Mau. Năm sau, 1913
đổi lên Long Xuyên, ông viết cuốn thứ hai nhan
đề là Chúa Tàu Kim Qui. Sau hai cuốn tiểu thuyết
đầu tay trên đây, Hồ Biểu Chánh, trong suốt
thời đại chiến thứ nhất hầu như
không viết thêm ǵ ngoài ít hài kịch cho con hát diễn kiếm
tiền giúp cho chiến tranh Pháp. Năm 1917, Hội Khuyến
Học Long Xuyên cho xuất bản Đại Việt Tạp Chí có mời Hồ Biểu Chánh viết
về khoa kinh lư tài. Năm 1918, đổi về Gia Định
ông giúp cho mấy tờ báo như Quốc Dân diễn đàn, Công luận báo, Đông Pháp
thời báo v́ báo bị kiểm duyệt quá gắt gao, Hồ
Biểu Chánh tạm ngừng hoạt động báo chí. Ông
để tâm suy nghĩ và lợi dụng khai thác những
kinh nghiệp của mấy năm qua, sửa chữa những
sách đă viết và xây dựng thêm nhiều cốt truyện
mới, ông nhuận sắc lại hai cuốn tiểu thuyết
viết năm 1912 và 1913, tức là hai cuốn Ai làm được, Chúa Tàu Kim
Qui, và cho xuất bản năm 1922. Rồi từ đó
Hồ Biểu Chánh sáng tác liên
miên. Cho đến 1932, tổng số tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh lên tới 18 cuốn.
Tiếc rằng, trong lúc viết tập phê
b́nh này, chúng tôi phải tạm thời dựa vào một mớ
tài liệu ít ỏi là các cuốn tiểu thuyết sau
đây: Ai làm được
(1922), V́ nghĩa v́ T́nh (1929), Cha con nghĩa nặng (1929),
Khóc thầm (1930), Chúa Tàu Kim Qui (1922), Con nhà giàu (1931), Chút phận
linh đinh (1931).
1) AI LÀM ĐƯỢC (1922):
Chúng tôi tiếc rằng trong tay không có bản
in năm 1912 của cuốn Ai
làm được mà chỉ có bản đă nhuận sắc
năm 1922 cho nên không phê phán được sự khác biệt
giữa hai lần in cách nhau 10 năm (1912-1922).
Ai làm được
là câu truyện của một cô gái
con một vị quan phủ, cô Bạch Tuyết nuôi chỉ
báo thù cho mẹ. Ông phủ có hai vợ: vợ cả là mẹ
Bạch Tuyết bị người vợ lẽ âm mưu
bỏ thuốc độc cho chết. Nhờ một
người lăo bộc thân tín, Bạch Tuyết, tới 12
tuổi mới biết chính người d́ ghẻ giết
mẹ nàng. Từ đấy, về phía nàng th́ âm thầm
t́m mưu cơ để trả thù cho mẹ, c̣n người
d́ ghẻ lại hết sức chiều chuộng Bạch
Tuyết cốt để đoạt cái gia tài kếch xù
mà Bạch Tuyết sẽ được thừa kế của
ông ngoại nàng. Nhờ vào mưu tính mà nhất là nhờ
vào ông ngoại và người chồng cưới trái ư mẹ
ghẻ, Bạch Tuyết đă thoát chết và đem nội
vụ ra làm sáng để trả thù được cho mẹ;
bà phủ hai bị tù đày.
Câu truyện này có nhiều chỗ mô phỏng
giống cuốn Andrẻ
Cornelis của P.Bourget. André
Cornelis lên 9 tuổi th́ được biết cha ḿnh đă
bị ám sát mà thủ phạm lại chính là cha dượng.
Sau nhiều suy nghĩ và t́m ṭi André Cornelis đă đi đến
chỗ bắt cha dượng phải thú nhận tội lỗi
và đến tội một cách xứng đáng.
2) CHÚA TÀU KIM QUI (1922)
Thủ Nghĩa là vai chính của truyện
này. V́ bảo vệ danh tiết cho em gái, Thủ Nghĩa đả
thương một tay cường hào. Tên này đút tiền
cho quan trên vu cáo Thủ Nghĩa theo đạo Gia Tô, cho nên
chàng bị án chung thân. Trong lúc giam ở trong ngục, Thủ
Nghĩa gặp một chú khách. Hai bên trở nên thân thiết
và trước khi chết, chú khách có chỉ cho Thủ Nghĩa
t́m ra đảo Kim Qui. Sau này thoát đựơc ngục,
Thủ Nghĩa biết kho vàng bạc châu báu dấu ở
đảo Kim Quy, làm chủ cái kho vàng to tát kia. Chàng cải
trang làm khách trú đóng tàu đi buôn bán qua các cửa biển
từ Thái Lan qua Hương cảng và Trung Hoa. Từ đó
chàng lấy tên là Chúa Tàu Kim Qui kết cục chàng đă tiêu
được án cũ, báo oán cho những tên bất nhân và
trả ơn cho những người đă làm ơn cho
chàng.
Truyện này phỏng theo truyện Monte- Crislo của Alexandre Dumas.
Đại úy Dantes, là vai chánh của truyện Monte-Cristo. Bị
t́nh nghi là có liên lạc với địch, chàng cũng bị
bắt và tống ngục. Chàng bị giam 15 năm. Chàng bị
giam cùng với một linh mục kỳ dị. Vị linh mục
này, trước khi chết, tỏ cho Dantes biết cái kho
báu dấu ở núi Monte-Cristo. Lập mưu tự tráo trở
với xác chết của vị linh mục, chàng thoát
được ngục, t́m đến đảo Monte-Cristo
làm chủ cả kho vàng vĩ đại. Từ đó chàng
trở nên triệu phú và tự nhận tên là Monte-Cristo. Nhờ
thế chàng báo oán được tất cả các thù địch
cũ và gia ân cho các bạn bè.
3) V̀ NGHĨA V̀ T̀NH (1929):
Lư Chánh Tâm và Thái Cẩm Vân lấy nhau sinh
được một đứa con trai đặt tên là Lư
Chánh Hội. Thằng Hội sinh được mấy
tháng th́ Lư Chánh Tâm đi du học Pháp. Để vợ con ở
nhà với bà nội. Chánh Tâm có người em gái lấy phải
người chồng không ra làm sao cho nên sau này đâm ra ngoại
t́nh với người bạn trai của Thái Cẩm Vân.
Hai bên hay thư từ cho nhau. Nhưng các thư từ của
t́nh nhân gửi đến th́ nàng lại xin đề Thái Cẩm
Vân để Thái Cẩm Vân trao cho nàng. Sống ám muội
như vậy trong bốn năm và sinh được một
đứa con với người t́nh. Lư tố Ngu, tên
người đàn bà tội lỗi kia đâm ra hối hận
tự tử chết. Giữa lúc đó th́ Lư Chánh Tâm ở
bên Pháp về, chàng bắt gặp cái thư đề tên
Thái Cẩm vân mà trong thư sau t́nh nhân lại nói đứa
con ngoại t́nh của nhau, v́ sự hiểu lầm đó
Lư Chánh Tâm tưởng thằng con lên bốn tuổi của
chàng là con ngoại t́nh nên chàng đánh vợ gần chết
rồi đưa con cho một đứa kẻ trộm
vào nhà ban đêm. Thế là từ đấy đứa con bị
ngờ oan của chàng sống một cuộc đời
phiêu lưu trôi dạt, khổ sở, vợ chàng đâm ra
điên dại, c̣n chàng th́ bơ vơ mất hồn. Nhờ
có bạn giác ngộ cho hai vợ chồng dần dần
làm lành và đi t́m được con về.
4) CHA CON NGHĨA NẶNG (1929).
Trần văn Sửu là một nông dân
đơn sơ chất phác lấy thị Lựu làm vợ
sinh được thằng Tư và con Quyên. Nhưng Trần
văn Sửu thật thà bao nhiêu thị Lựu giam dâm bấy
nhiêu. Được người ta bảo đích xác là vợ
thông gian, Trần văn Sửu gây gổ với vợ và vô
ư xô vợ ngă chết. Sợ bị truy tố, Trần
văn Sửu trốn mất và ai cũng tưởng chàng
đă chết trôi sông. Trong suốt mười mấy
năm trời thằng Tư và con Quyên được nhà giàu
nuôi làm con nuôi và đang sắp gầy dựng gả bán cho
chúng vào nơi quyền qúi giàu sang. Giữa lúc ấy th́ Trần
văn Sửu v́ nhớ con quá phải lần về thăm
con. Hai đứa con gặp được cha sung sướng,
không những không sợ liên lụy mà c̣n cứu cha khỏi
án cũ để cha con đoàn tụ vui vẻ,
5) CHÚT PHẬN LINH ĐINH (1931):
Lê hiển-Vinh và Đoàn thu -Vân đi du học
xa nhà, nhân quen biết nhau rồi yêu nhau kết quả là Thu
Vân thất thân với Hiển Vinh. Để cứu văn danh
dự, Hiển Vinh cưới Thu Vân làm vợ, trái ư cha v́
thế chàng bị cha từ. Để chuộc tội với
cha, hai vợ chồng bàn tính với nhau và Thu Vân để
cho chồng đi du học Pháp để lập sự nghiệp.
Tàu chở Hiển Vinh qua Pháp bị tàu Đức đánh
đắm và báo đưa tin tất cả hành khách bị
tử nạn hết. Thu Vân buồn phiền, bỏ Hà Nội
vào Nam định đem trả cháu cho ông nội chúng rồi
tự tử chết theo chồng. Nhưng trên con đường
Hà Nội vào Nam mấy mẹ con nàng trôi dạt gian nan không
sao tả hết. Nhưng nhờ sự kiên nhẫn, hai mẹ
con nàng gặp được
ông nội và được ông nội tha thứ quên lỗi
xưa, đồng thời lại gặp cả đứa
con lưu lạc muời mấy năm trường.
Đang lúc mẹ con, ông cháu vui mừng th́ Hiển Vinh mà mọi
người tin đă chết đắm tàu xưa đột
ngột trở về trong cùng một lúc. Thế là cảnh
nhà sum họp vui vẻ.
Phê b́nh về Hồ Biểu Chánh, trước
tiên ta cần ngay có hai nhận định sau đây: cùng với
phần đông nghệ sĩ của thế hệ, ông
đă đem nhiều cái mới cho thế hệ để
làm cho nó có bộ mặt riêng biệt khác những thế hệ
khác, nhưng những cái mới ấy là những đặc
tính chung cho hầu hết mọi văn nghệ sĩ thuộc
thế hệ này; ngoài ra, cùng với một vài mầm non, Hồ
Biểu Chánh đă có nhiều khác biệt với thế hệ
đương thời và báo
trước sự chớm nở trong bóng tối một thế
hệ mới.
- VỀ ĐỀ
TÀI:
Khác hẳn các tiểu thuyết cổ
điển, các tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh không c̣n ưa đặt ra những vấn đề
tài mệnh tương đố, hiếu t́nh xung đột
nữa. Như phần đông các văn gia thuộc thế
hệ này, Hồ Biểu Chánh ưa xây dựng những truyện
có nhiều tính cách phiêu lưu, động đạt, nhiều
t́nh tiết đau đớn lăng mạn, nhiều cảnh
chết chóc thương tâm, nhiều bài đạo đức
luân lư khô khan,
Cả năm truyện chúng ta vừa lược
thuật trên đây đều minh chứng điều
đó. Cả năm truyện đều dồi dào t́nh tiết
phiêu lưu: trong Ai làm được,
Bạch Tuyết là một thân gái mà đă từng
cương quyết ra đi, phiêu dạt để cố tự
xây dựng sự nghiệp, c̣n Chí Đại, người
yêu của nàng th́ đă từng trôi dạt qua Thái B́nh
Dương và Ấn Độ Dương để ṃ
vàng, Đến Chúa tàu Kim Qui,
th́ tính cách phiêu lưu càng rơ rệt: Thủ Nghĩa hết
phiêu lưu trên đất vào gông cùm, lén lút qua hết các tỉnh
miền Nam rồi lại lênh đênh theo duyên hải Thái
B́nh Dương từ Thái Lan qua Trung Hoa. Trong Chút Phận Linh Đinh th́ trong
lúc chồng đi du học Pháp bị đắm tàu lênh
đênh lưu lạc qua nước người mười
mấy năm trường, nàng Thu Vân ở nhà cũng
lưu lạc khổ sở gian truân suốt từ Hà Nội
cho đến Trà Vinh, Sa đéc. Trong V́ Nghĩa v́ T́nh, không những cha mẹ chúng lênh
đênh mà đến hai đứa trẻ như thằng Hội
và thằng Qú cũng trôi dạt và say sưa mạo hiểm.
Đă có lần thằng Hội, đứa trẻ 12 tuổi
bảo bạn nó “ nhựt tŕnh họ biểu phải
đi du lịch đặng mới mở trí khôn. Mày nhớ
hôn?(1)Trong Cha con nghĩa nặng v́ trốn tránh Ṭa Án, Trần
văn Sửu đă phiêu dạt hơn mười năm trời.
Phiêu lưu, bởi vậy là đặc tính chung của cốt
truyện thế hệ này. Ảnh hưởng do các tiểu
thuyết Pháp rất mạnh. Đặc tính thứ hai của
tiểu thuyết thời kỳ này là tính cách đau đớn,
lăng mạn, nhất là nhiều cảnh chết chóc
thương tâm. Trong Ai làm được, trong Chúa Tàu Kim Qui, cũng như
trong Chút phận linh đinh,
hay V́ Nghĩa v́ T́nh, các nhân vật
đều chỉ xuất hiện ra để rồi thi
nhau mà chết những cách thê thảm.
Sau hết cùng
một truyền thống chung với các nhà văn viết
truyện thế hệ này, Hồ Biểu Chánh cũng để
cho chủ trương luân lư đạo đức chi phối
cốt truyện rất mạnh. Có điều giáo lư theo
truyện cổ điển có tính cách cao kỳ, lư tưởng,
dành riêng cho một thiểu số trường giả, c̣n
cái luân lư, đạo đức thực tiễn, cụ thể
của cả một tầng lớp nhân dân. Nhưng cái mới
chung cho cả thế hệ, Hồ Biểu Chánh đă để
lộ khá rơ những mầm non báo trước sự h́nh
thành của thế hệ sau (1932-1945). Thực vậy,
đề tài các truyện của ông nghiêng về thế hệ
sau nhiều lắm. Các tiểu thuyết đi trước
hay đương thời với Hồ Biểu Chánh, tuy
đă mới ở chỗ không mô tả những nhân vật
lịch sử xa vời trong khung cảnh chết, không màu sắc:
Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, đă biết
đem lên sân khấu những người đương
thời với những mầu sắc quen thuộc.
Nhưng nó vẫn c̣n giống kiểu tiểu
thuyết cũ ở chỗ chuyên tả những hạng
người nếu không cao quí trưởng giả, th́ cũng
là một lớp người đang được xă hội
đương thời kính trọng, thèm muốn: giai cấp
tiểu công chức. Hồ Biểu Chánh đă bước
thêm một bước, ông không thích người phường
phố. Ông quay về đồng ruộng quan sát và phân tích
tâm lư của một lớp người c̣n đang sống
ngoài lề ŕa của nền văn minh mới, chưa biết
đến những phát minh mới lạ của khoa học,
chưa bị cám dỗ, lôi hút bởi cái đời xa hoa
nơi thành thị, nhất là c̣n ít kinh nghiệm đối
với cái đời t́nh cảm rạo rực như các
vai truyện của Hoàng Ngọc Phách, của Tương Phố.
Vai truyện của Hồ Biểu Chánh là những người
như bác tá điền Trần văn Sửu trong Cha con nghĩa nặng. Cái mới
thứ hai mà Hồ Biểu Chánh đem vào tiẻu thuyết
là tính cách hoàn toàn b́nh dân: b́nhdân từ tâm t́nh các nhân vật
cho đến khung cảnh trường sở của câu
truyện. Văn minh mới đang làm mất dần đi
cái cuôc sống êm đềm, lặng lẽ của đồng
quê, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là một bức
truyền thần ghi lại bộ mặt của một thời.
Một yếu tố mới khác rất
được Hồ Biểu Chánh yêu mến là ḷng ham ra
đi, đi trên mặt biển. Hầu như truyện nào
của ông cũng nhiều ít có những cuộc vượt
biển. Đó là một hoạt động mới hoàn toàn
đối với các nhân vật tiểu thuyết Việt
Nam. Phải chăng Hồ Biểu Chánh muốn bảo cho
con người trước ḿnh phải biết ra đi, ra
đi mà doanh thương, cạnh tranh với người
Tàu.
Ngoài ra, qua sự nghiệp của Hồ Biểu
Chánh, một h́nh thức sống mới được phác
họa, cái cuộc sống đen tối, bấp bênh, chui
rúc của công nhân. Với những nét tuy chưa đậm
đà lắm nhưng cũng đă thấm thía, nhiều
khía cạnh của cuộc đời cái giai cấp mới
phát sinh ra do cuộc sống kỹ nghệ tập trung các
đô thị. Chút phân linh
đinh, Chúa Tàu Kim Qui, Ai làm được … đều
đă hé cho ta thấy t́nh cảnh đau đớn của
con gái giai cấp làm thân phận loài chuột chui rúc trong các
ngơ hẻm ẩm ướt, chật hẹp, thối tha,
thiếu vệ sinh.
Nhưng cái mới nhất mà Hồ Biểu
Chánh đem vào tiểu thuyết là án mạng, là tội ác. Từ
đấy trở về trước, trong truyện của
ta có nhiều lần đề cập đến để
mà kết án, để mà luận tội. Chứ ở trong
truyện Hồ Biểu Chánh nếu án mạng hay tội ác
không được ca ngợi th́ ít ra cũng được
nhắc đến mọi t́nh tiết khác: tội thông dâm,
ngoại t́nh trong Cha con nghĩa
nặng, mà nhất là trong V́
nghĩa v́ t́nh. Trọng Quí lấy làm hiên ngang để
thuyết phục được Tố Nga muốn ly dị
chồng:
Cô không trả lời liền. Cô suy nghĩ
đến mấy tuần lễ rồi cô mới viết
thơ mời Quí lên nói chuyện. Quí lên liền. Cô tỏ hết
gia đạo cho Quí nghe. Quí khuyên cô phải nên để chồng
lập tức đặng Quí cưới cô.
- Cô chịu
hôn?
- Chịu…(1)
Thực là hầu như không có cuốn truyện
nào của Hồ Biểu Chánh mà không có án mạng hay tội
ác, nhất là tội thông dâm, tội ngoại t́nh.
- VỀ CÁCH XÂY
DỰNG TRUYỆN
Tương đối với thời
đại nó mà xét, truyện của Hồ Biểu
Chánh đă được xậy dựng cứng cát vào bậc
nhất của thế hệ này. Không nói làm ǵ đến những
truyện ra đời trước hay đồng thời
với hai cuốn Ai làm
được hay Chúa tàu Kim Qui ngay những chuyện
ra đời sau này như các truyện Nho Phong hay Quay tơ của
Nguyễn Tường Tam, đem so sánh với hai truyện
đầu tay của Hồ Biểu Chánh ta thấy tất
cả đều mô phỏng truyện của Tây hết thảy.
Chúng ta không chối căi điều đó. Nhưng chúng ta cũng
không có quyền chối căi một thực tại khác đó
là không riêng ǵ Hồ Biểu Chánh mà tất cả các nhà
văn viết truyện trong thế hệ này - và nhiều
nhà văn viết truyện trong thế hệ sau - đều
mô phỏng của Tây cả.
Hồ Biểu Chánh
mô phỏng mà biết chế biến làm cho truyện của
ông có màu sắc, khí hậu Việt - Nam. Các t́nh tiết, các
phần đoạn được quan niệm, sắp xếp
khá chặt chẽ, liên tục hơn các truyện của
Nguyễn Trọng Thuật nhiều.
Có lẽ ở đây Hồ Biểu Chánh mới
hơn cả đă xây dựng cho ông một hướng
đi riêng biệt, không riêng ǵ văn học điển cố
mà ngay văn học đương thời văn cách hăy
c̣n trang trọng lắm. Không những tiếng dùng đă
đài các. Văn thường dùng nhiều chữ Nho, thích
lối biền ngẫu từng điệp những câu bốn
năm chữ. Ấy là chưa nói đến chêm đệm
vào giữa văn xuôi những bài văn vần vô lối, Hồ Biểu
Chánh là người đầu tiên làm cách mạng đập
vỡ cái khuôn khổ văn chương đài các giả tạo
ấy. Ông đặt vào miệng các vai truyện của ông
những ngôn ngữ đơn sơ, chất phác, lắm
khi thô tục nữa là khác. Hồ Biểu Chánh đă để
tâm quan sát, nghe ngóng và ghi lại được tiếng nói
của từng hạng người. Lần đầu
tiên, trong tiểu thuyết Việt Nam, người ta thấy
giữa bạn bè, giữa vợ chồng những cách
xưng hô b́nh dân "mày, tao". Hơn thế Hồ Biểu
Chánh c̣n là văn sĩ của miền Nam, dùng tiếng địa
phương. Văn của ông là văn cùng chung một truyền
thống với Huỳnh Tịnh Của, Trương vĩnh
Kư… tức là nói và viết "tiếng An-Nam ṛng" là tiếng
Việt "trơn tuột như lời nói". Cái chủ
trương của các văn gia miền Nam: chống lối
văn đài các miền Bắc. Nhân vụ án chữ Hán, ta
đă có dịp được thấy rơ cái lập trường
đó qua lời tuyên bố của ông NG.H.V. : "Khi nước
Lăng Sa qua giao thông với nước ta th́ trong cơi Nam Kỳ
nổi lên một người là ông Trương Vĩnh kư
mượn cái xác Latin mà đựng cái hồn của tiếng
An nam c̣n sót lại. Cái xác Latin ấy là chữ quốc ngữ
bây giờ. Cái hồn của tiếng ta c̣n sót lại lần
lần nhập vào xác mới và trong khoảng 5,60 năm vừa
rồi, cái xác mới với cái hồn xưa vừa ưa
nhau, vừa quen hơib nhau, hiệp sức mà tiêu hóa sự
phát ách tiếng chệt", phải chăng v́ theo cái lập
trường dùng tiếng Việt "trơn tuột
như lời nói" ấy mà tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh không được văn giới Bắc Việt
chú ư.
Nhưng Hồ Biểu Chánh không phải là
con người của các trào lưu mà là của truyền
thống. Mặc cho thiên hạ khen chê, ông cứ thẳng
băng đường của ông, ông tiến. Các văn gia
thế hệ 1913 không thuyết phục được ông
đă vậy, ngay đến các văn gia thuộc các thế
hệ 1932, hay 1945 cũng không làm sao thay đổi
được ông. Qua suốt 73 năm, nhất là qua gần
50 năm hoạt động văn hóa, ông vẫn giữ
được nguyên vẹn bản lĩnh của ḿnh đồng
thời lại thích ứng được với mọi
biến rời, lắm khi trầm trọng của cuộc
sống phân quần xă hội. Sống trùm lợp mấy thế
hệ văn học, mà đối với thế hệ nào
ông cũng hầu như đi mon men ở ngoài ŕa; ông tạo
cho ông một con đường hầu như độc lập,
ít khi nhảy vào con đường sẵn có cả lũ
đông.
******
-----------------------------------------
Nguồn : Bảng
Lược đồ văn học Việt Nam- Quyển hạ
- Thanh Lăng- NXB Tŕnh Bày-1967
©2006 hobieuchanh.com