Hồ
Biểu Chánh (1885-1958)
nhà
văn tiên phong xây dựng nền tiểu thuyết
hiện đại Việt Nam
Thụy Khuê
Cho đến
gần đây, phần đông giới làm văn học
vẫn c̣n cho Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách là
cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên
của Việt Nam. Sai lầm này phát xuất từ
những nhà nghiên cứu văn học thời
trước, phần lớn gốc Bắc, từ
Dương Quảng Hàm, đến Vũ Ngọc Phan, Hoài
Thanh... khi nghiên cứu văn học thế kỷ XX, đă
quá nghiêng về miền Bắc, mà không chú trọng
đến miền Nam, nơi khởi thủy của
nền văn học quốc ngữ.
Ngày nay, nhiều
công tŕnh nghiên cứu, đặc biệt của Nguyễn
Văn Trung trong Lục châu học, bản đánh máy,
lưu hành từ năm 1988, đă đặt lại vai tṛ
chủ yếu của vùng Lục Châu, tức Nam Kỳ
Lục Tỉnh trong sự khai phá và phát triển nền văn
học quốc ngữ:
Miền Nam là
nơi phát xuất những cuốn từ điển
đầu tiên của Trương Vĩnh Kư, Huỳnh
Tịnh Của; miền Nam là nơi phát xuất tiểu
thuyết quốc ngữ đầu tiên Thày Lazaro
Phiền của Nguyễn Trọng Quản, viết
năm 1887; miền Nam cũng là nơi mà những tờ báo
quốc ngữ đầu tiên ra đời, như Gia
Định Báo, 1882; Nam Kỳ Nhật Tŕnh, 1897; Nông
Cổ Mín Đàm, 1901; Lục Tỉnh Tân Văn,
1907.
Và hôm nay, chúng tôi
muốn chứng minh rằng cũng tại miền Nam,
đă xuất hiện tiểu thuyết gia hiện
đại đầu tiên của văn học Việt Nam:
nhà văn Hồ Biểu Chánh.
Hồ Biểu
Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh,
sinh năm 1885 tại G̣ Công và mất năm 1958 tại Sài
g̣n. Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, ông đă để
lại 64 cuốn tiểu thuyết, 23 cuốn sách nghiên
cứu văn học, 13 tuồng hát, 7 đoản thiên, 3
truyện ngắn, 2 truyện dịch, 2 tác phẩm văn
vần, 5 tập tuỳ bút phê b́nh, 6 kư ức và 8 bài
diễn văn. Một di sản văn hóa đồ sộ
như thế mà cho đến nay, dường như
chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào thực
sự đi sâu vào toàn bộ di sản mà
văn hào để lại và chính văn chương
của Hồ Biểu Chánh cũng c̣n xa lạ với
số đông người đọc trong nước,
nhất là độc giả miền Bắc.
Để
giới thiệu tác giả, không ǵ bằng chính lời tác
giả. Trong tập kư ức, viết ngày 24/12/1957, tại
Phú Nhuận, bản đánh máy, nhan đề « Đời
của tôi về văn nghệ», Hồ Biểu Chánh
đă viết về «lúc thiếu niên» của ḿnh như sau:
« Sanh ngày 1
tháng 10 dương lịch năm 1885 tại làng B́nh Thành,
tỉnh G̣ Công, trong một gia đ́nh nghèo, nhưng nội
tổ hồi trước đứng lập làng nên có bản
vị Tiền hiền thờ trong đ́nh Thần và thân
phụ được tham dự trong ban Hội Tề
Hương Chánh, lần lên tới chức Hương
Chủ và Chánh Bái.
Từ 8
đến 12 tuổi, học nhấp
nhem chữ Nho với thầy giáo dậy trong làng.
Đến 13 tuổi, nhờ cha mẹ dời về ở
chợ Gịng Ông Huê, mới bắt đầu học
Quốc ngữ và chữ Pháp tại trường tổng
Vĩnh Lợi, rồi xuống trường tỉnh G̣ Công
học tiếp 3 năm thi đậu học bổng.
Được vào trường trung học Mỹ Tho
học 2 năm (1902 và 1903) rồi được lên
trường trung học Chasseloup-Laubat ở Sàig̣n học
thêm 2 năm nữa. Cuối năm 1905 thi đậu
bằng Thành Chung gọi là Diplome de fin d’Etudes».
Vẫn
giọng văn ấy, Hồ Biểu Chánh kể tiếp
về cuộc đời công chức, quan trường
của ḿnh: cuối năm 1921, thi đậu Tri huyện.
1927 thăng Tri phủ. 1936 làm Đốc Phủ sứ. 1941
làm Nghị viên thành phố Sàig̣n. Năm 1946 làm cố
vấn cho bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lập chính phủ
Nam Kỳ tự trị ... Tất cả mọi việc
xẩy ra qua giọng tự thuật thung dung và b́nh
thản, về đời quan cũng như đời
văn. Nhưng đáng chú ư nhất là đoạn nói
đến động cơ thúc đẩy ông bước
vào nghiệp cầm bút:
«Năm 1906 ra
khỏi nhà trường, nhận thấy các ấn quán
ở Sàig̣n mướn người dịch truyện Tàu và
thơ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ đặng in mà
bán. Từ thành thị ra thôn quê, nhơn dân đua nhau mà
đọc. Có vài tờ tuần báo cũng được
người ta chú ư.
Thầm nghĩ,
người ḿnh mà biết chuyện bên Tàu không bổ ích cho
bằng biết truyện trong nước ḿnh. Tính viết
chuyện văn vắn cho đăng vào mấy tờ
tuần báo để đồng bào đọc thử. Viết
khó khăn hết sức, v́ thiếu nho học nên không t́m
ra lời mà tả trí ư cho người ta thông cảm
được. Phải học chữ Nho. Trót ba năm,
nhờ vài ông bạn lớn tuổi ban đêm làm ơn
dạy giùm cho đọc được sách Tàu.
Năm 1910,
lựa những chuyện hay trong T́nh Sử và Kim Cổ
Kỳ Quan dịch ra Quốc văn nhan đề «Tân
soạn cổ tích» đặng tập viết cho suông.
Cũng viết theo thể văn «Thượng lục
hạ bát» thành một chuyện dài nhan đề «U t́nh
lục», chuyện t́nh của người trong nước
ḿnh. Hai quyển nầy được mấy bạn hùn
tiền in thử th́ không ai chê.
Lúc đó cụ
Trần Chánh Chiếu cho xuất bản quyển «Hoàng
Tố Oanh hàm oan» là tiểu thuyết đầu tiên trong
Lục tỉnh, truyện t́nh tả nhơn vật trong
xứ và viết theo điệu văn xuôi. Đọc
quyển nầy, cảm thấy viết truyện dùng
văn xuôi dễ cảm hoá người đọc hơn,
bởi vậy năm 1912, đổi xuống làm việc
tại Cà Mau mới viết thử quyển «Ai làm
được » là quyển thứ nhứt viết
văn xuôi tại Cà Mau với nhơn vật cũng ở
Cà Mau».
Như vậy,
Hồ Biểu Chánh đă tập viết văn từ
năm 1906, bước vào nghiệp văn từ
năm 1910, và động cơ chính thúc đẩy ông
viết là v́ ông muốn cho «người ḿnh đọc
chuyện xẩy ra ở nước ḿnh bằng chữ
nước ḿnh» và chọn văn xuôi v́ thấy «văn
xuôi dễ cảm hoá người đọc hơn văn
vần». Cho nên, hai yếu tố dân tộc và b́nh
dân là những yếu tố cơ bản xây dựng nên
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Và cũng chính
với hai yếu tố này, ông đă «đánh đổ»
được lối viết tiểu thuyết
chương hồi theo lối Tàu đang thịnh hành và ông
đă «đánh bại» được lối văn
biền ngẫu, réo rắt, vế đối vế,
vần đối vần, trong những truyện quốc
ngữ thời ấy.
Để
thấy rơ cái mới trong tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh, chỉ cần so sánh văn phong của ông
với văn phong những người cùng thời :
Nguyễn Chánh
Sắt, trong tiểu thuyết Nghiă hiệp kỳ duyên,
tức Chăng Cà Mun, in năm 1919, viết :
«Lần hồi
ngày lụn tháng qua, bóng thiều quang đưa rất
lẹ; thoắt chút mà Phi Đáng đă 18 tuổi
đầu, h́nh dung yểu điệu, cốt cách
phương phi, bá mị thiên kiều, ngư trầm
lạc nhạn. Mà ba mươi đời cái kiếp
hồng nhan bạc mạng là lẽ tự nhiên ». (trích Nghiă hiệp kỳ duyên, Long An tái
bản, trang 10).
Hoàng Ngọc
Phách, trong tiểu thuyết Tố Tâm, viết 1922, in
1925, viết :
« Thôi, hôm nay
là ngày từ biệt của ng̣i bút chung t́nh này, từ
đây sẽ vắng tanh tin nhạn, bao nhiêu chuyện t́nh
xưa nghiă cũ, sẽ theo mây bay gió thổi mà mơ màng
như giấc chiêm bao. Những khi canh tà giăng xế, khi
mưa sa trước cửa, khi gió thổi bên màn, khi em soi
gương thấy bóng... » (Tố
Tâm, Đại Nam in lại ở Mỹ, trang 79).
Nhất Linh, trong
tiểu thuyết Nho Phong, in 1926, cũng không thoát
được lối văn cổ: “Lê Nương
năm ấy tuổi mới trăng tṛn” hoặc “Nhưng
bóng hoa thấp thoáng, dáng liễu thanh tân, làm cho chàng cũng
phải nhiều phen man mác trong ḷng” (trích theo Vũ
Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Đại
Nam in lại, trang 900).
Tân Dân Tử,
trong tiểu thuyết Gia Long Tẩu Quốc, in năm
1929, viết :
« Đức
Nguyễn Ánh lạc bước phong trần.
Nơi Phật
tự gặp người pḥ tá.
Đất
Việt Ba Kỳ, trời Nam một góc, tang thương
mấy độ, cuộc hưng vong dường thể
chiêm bao; sự tích ngày xưa, gương trị loạn
c̣n ghi lịch sử» (Gia Long
tẩu quốc, Bảo Tồn tái bản lần thứ
6, năm 1950, trang 1).
Văn tiểu
thuyết đầu thế kỷ XX của chúng ta phần
đông là như thế, trừ một vài trường
hợp như Phạm Duy Tốn trong Sống chết
mặc bay (1918) và Nguyễn Trọng Thuật trong Quả
dưa đỏ (1925, tiểu thuyết phóng tác theo
truyện An Tiêm trong Lĩnh Nam trích quái), tương
đối thoát khỏi lối viết biền ngẫu, huê
dạng, kể trên. Nhưng về truyện ngắn th́
Trương Vĩnh Kư đă đi trước Phạm Duy
Tốn; và Nguyễn Trọng Thuật viết truyện
thần kỳ, chưa phải là tiểu thuyết hiện
đại theo đúng nghĩa hư cấu của nó.
Tóm lại, trong
bối cảnh văn tiểu thuyết từ Bắc
xuống Nam đều viết một giọng như
thế, th́ Hồ Biểu Chánh viết như thế nào?
Trong Ai làm
được, tác phẩm đầu tiên viết
năm 1912 (in năm 1922 tại Sài g̣n), Hồ Biểu
Chánh viết:
« Khiếu
Nhàn bước vào kéo ghế mà ngồi, ngó quanh quất
không thấy khách ăn uống, duy có một người
trai trạc chừng mười bẩy, mười tám tuổi,
đương ngồi tại bàn gần cửa mà
viết. Ông thấy người miệng rộng, môi dày,
vai ngang, trán trợt, tóc hớt cụt, mắt rạng
ngời, tư cách nghiêm trang, mặt mày sáng rỡ, tuy y
phục tầm thường mà h́nh dung không phải như
người thường, bởi vậy ông cứ ngồi
ngó hoài». (trích Ai làm được,
nxb Tổng hợp Tiền Giang, tái bản 1988, trang 3).
Và trong «Cay
đắng mùi đời» cảm tác từ cốt
truyện Sans Famille (Vô gia đ́nh) của Hector Malot, in
tại Sàig̣n năm 1923, Hồ Biểu Chánh vào truyện
như sau :
«Ai đi
đường Chợ Lớn xuống G̣ Công, hễ qua
đ̣ Bao Ngược rồi lên xe chạy ra khỏi
chợ Mỹ Lợi, tới khúc quanh, th́ sẽ thấy bên
phía tay trái, cách lộ chừng ít trăm thước, có
một xóm đông, kêu là Xóm Tre, nhà ở chật, cái trở
cửa lên, cái day cửa xuống, tre xanh kịt bao trùm kín
mít, ngoài vuông tre th́ ruộng bằng trang sấp liền
từ giây. Qua mùa mưa cây đượm màu, ruộng
nổi nước, th́ trông ra chẳng khác nào cù lao nằm
giữa sông lớn (...)
Dưới sông
Bao Ngược ghe chài chở lúa trương buồm
rồi thả trôi theo ḍng nước, chiếc nào chở
cũng khẳm lừ. Trên lộ Cây Dương xe ngựa
đưa người núc ních chạy chậm x́, tiếng
lục lạc nhỏ khua xa xa nghe như tiếng nhái.» (Trích Cay đắng mùi đời, nxb Văn
nghệ TP HCM 1997, trang 5-6).
Chẳng cần
biết ǵ về khái niệm hiện đại,
chỉ cần đọc những ḍng văn của Hồ
Biểu Chánh, và đem so sánh với văn phong của
những người cùng thời, trên đây, là cũng
thấy ngay cái mới, cái táo bạo của ông lúc bấy
giờ. Và lại càng hiểu rơ tại sao những
truyện của Nguyễn Chánh Sắt, Hoàng Ngọc Phách,
Tân Dân Tử... dù là những tác phẩm hay, đă từng
nổi tiếng một thời, nhưng ngày nay đọc
lại, chúng ta thấy chúng đă cũ đi
nhiều, trong khi truyện của Hồ Biểu Chánh, không
một vết nhăn. Bởi những tác phẩm của
ông có tính hiện đại : nghiă là không
bị lỗi thời, v́ nó gắn bó với cả hai
yếu tố lịch đại (synchronique) và đồng
đại (diachronique). Nói cách khác, nó có khả năng
« vượt thời gian », đọc lúc nào cũng
được, v́ vừa mang tính chất của
thời đại mà nó ra đời, vừa theo kịp các
thời sau mà không bị sa thải.
Sở dĩ
như vậy v́ Hồ Biểu Chánh đi sát với tiếng
nói hơn là văn viết, và khi cần viết
văn, ông viết giản dị mà không «làm văn». V́
thế, văn ông không phụ thuộc vào cái style, vào
cái bút pháp thời thượng lúc bấy giờ mà sự
réo rắt, đối ngẫu, lăng mạn, đang
độ cao trào.
So sánh như
thế chúng ta mới hiểu thái độ của
những người như Thiếu Sơn, Trúc Hà, Đông
Hồ, đă «loại» Hồ Biểu Chánh ra khỏi
thế giới «văn chương» của những
người đương thời. V́ họ cho rằng
Hồ Biểu Chánh «không có văn». Đông Hồ ghi
lại: «Đọc th́ cũng đọc, thích th́ cũng
thích, duy chúng tôi cứ không chịu được lời
văn viết trơn tru thẳng tuột hời hợt
của ông» tuy ngay sau đó Đông Hồ cũng nhận
là «quan niệm của tôi sai lầm và cảm quan của
tôi lệch lạc». Biết vậy, nhưng ông không
sửa được cái «cảm quan» của ḿnh, cái
cảm quan của những nhà văn ngôn không ưa
lối văn bạch thoại, như ông tự
lấy ḿnh và Hồ Biểu Chánh làm ví dụ.
Và sau cùng là
nhận định sai lầm của nhà phê b́nh Vũ
Ngọc Phan khi ông đánh đồng tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh với Tố Tâm và Nho Phong:
« Quyển Nho Phong của Nguyễn Tường Tam
chỉ đáng kể là một truyện bằng chứng
cho lối tiểu thuyết nước ta trong thời
kỳ phôi thai như quyển Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách hay những tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh» (Nhà văn hiện đại, trang 901).
Sau này, nhà nghiên
cứu Huỳnh Lư, với tấm ḷng của ông đối
với Hồ Biểu Chánh và văn chương Nam Bộ,
đă có lời khen: «Truyện Tiền bạc bạc
tiền của ông có thể xếp ngang với những
tác phẩm có giá trị nhất của chủ nghiă hiện
thực sau này». Đúng là một lời khen
ngược : Không ai khen ông tổ khai sáng một ngành
đă làm được như con cháu sau này!
Những phát
ngôn ấy vô t́nh hay hữu ư, đă đồng t́nh hạ
thấp giá trị những đóng góp văn học của
miền Lục Châu nói chung và của Hồ Biểu Chánh nói
riêng, do thành kiến, do sự thiếu cập nhật
kiến thức văn học hoặc v́ những lư do khác.
Nhưng không
phải tất cả mọi người đều sai
lầm, Hồ Hữu Tường, ngược lại, mê
văn Hồ Biểu Chánh, ông nhận rằng Hồ
Biểu Chánh đă cho ông «nhập mộng rồi tỉnh
mộng».
Tại sao như
thế? Tại v́ Hồ Biểu Chánh là người
đầu tiên đă đưa yếu tố fiction,
tức là yếu tố hư cấu, vào văn
học Việt Nam đầu thế kỷ XX, một cách
toàn diện và thành công.
Trước
Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết của chúng ta
thường viết truyện theo lối Tàu: nghiă là
viết truyện lịch sử, hoặc viết lại
những tích lấy trong lịch sử, thần thoại,
hoặc dựa theo một chuyện đă có thật,
rồi thêm thắt chút ít chi tiết vào.
Nguyễn
Trọng Quản được coi là người sớm
nhất, đă đem tiểu thuyết viết theo lối
Tây phương vào Việt Nam, năm 1887, với truyện Thày
Lazaro Phiền. Nhưng truyện của Nguyễn
Trọng Quản, cũng như truyện Tố Tâm
(1922) sau này của Hoàng Ngọc Phách, vẫn c̣n viết theo
lối kư thác, tức là tác giả thuật một
truyện ở ngôi thứ nhất, truyện của ḿnh hay
truyện do người khác kể lại, chứ không
phải tác giả hư cấu, tác giả
tưởng tượng ra.
Hồ Biểu
Chánh là người đầu tiên đă xây dựng nên
toàn bộ hệ thống tiểu thuyết hư cấu,
hiện thực trong tiếng Việt. Ông đă
tạo ra một thế giới nhân vật tưởng
tượng y như thật, trong đời sống,
khiến Hồ Hữu Tường, thủa trẻ, khi
đọc truyện của Hồ Biểu Chánh, đă
nhập vào thế giới hư cấu ấy, mà ông
gọi là «nhập mộng» và khi đọc xong, ông
« tỉnh mộng », bởi v́ ông ra khỏi thế
giới hư cấu của tiểu thuyết. Và ông
viết về cuốn Tỉnh mộng của
Hồ Biểu Chánh như sau:
«... Như
vậy th́ không thể nào ở trong cảnh thực mà có,
chỉ ở trong mộng mà thôi. Nhưng tác giả viết
rất tự nhiên, nên đọc tiểu thuyết, tôi
sống măi ở trong một cảnh mộng. Đến chừng
xem đầu đề tiểu thuyết, tôi thấy
đầu đề đó là Tỉnh mộng. Tới
chừng đó tôi hay rằng câu chuyện mà Hồ Biểu
Chánh đă thuật lại, đă tạo cho tôi một
cảnh mộng. Tôi ở trong cảnh mộng. Rồi bây
giờ tôi thấy nó là tiểu thuyết. Đây tôi mới
là người tỉnh mộng. Chớ tôi không hiểu
những nhân vật tỉnh mộng đó là ai nữa.
Từ ấy, tôi
mới có một quan niệm rơ rệt về tiểu
thuyết. Té ra một tiểu thuyết hay là một
tiểu thuyết tạo cho độc giả một
cảnh mộng mà độc giả say mê đi vào cảnh
mộng ấy, như vào cảnh thật vậy. Đến
chừng đọc xong rồi, th́ xếp sách nh́n lại
nhan đề, mới hay là ḿnh đă mộng. Như
vậy, tôi có thể nói rằng vị giáo sư đầu
tiên dạy cho tôi văn chương, dạy bản sắc
của văn chương, dạy lư thuyết về
văn chương, ấy là Hồ Biểu Chánh. Một
tiểu thuyết, với nhan đề của nó, làm cho tôi
hiểu rơ định nghiă của tiểu thuyết là ǵ?
Những tiếng của Pháp như là Roman, của Anh Novel,
Tàu là tiểu thuyết, đều không làm sao giúp tôi
hiểu định nghĩa rơ rệt của loại mà
trong văn chương gọi là tiểu thuyết cả » ((trích bài Nhập mộng và tỉnh mộng
của Hồ Hữu Tường, Văn số 80,
tưởng niệm Hồ Biểu Chánh, ra ngày 15/4/1967, trang
34).
Không chỉ có
Hồ Hữu Tường mà Dương Nghiễm Mậu,
cũng đă nh́n thấy ở Hồ Biểu Chánh một
bậc thày khai phá, mở cửa cho ông vào thế giới
tiểu thuyết, vào miền Nam, quê hương thứ hai
của ông, Dương Nghiễm Mậu viết:
« Tôi đă
đọc tiểu thuyết của ông cách đây
mười mấy năm trời, khi c̣n theo học
những lớp đầu tiên bậc trung học ở Hà
Nội (...) Rồi trong nhiều hoàn cảnh khác, tôi lần
lượt đọc những tiểu thuyết của
ông. Sau này, có một thời gian tôi đă dành th́ giờ
để đọc lại những ǵ đă đọc,
đọc những ǵ chưa đọc với mục
đích t́m hiểu, những khởi đầu của
nền văn học ta, t́m hiểu những đặc tính
miền Nam, quê hương thứ hai tôi yêu dấu. Quê
hương miền Nam, con người, văn chương
mở ra cho tôi những bàng hoàng không ít. Cuộc sống
nơi những vùng śnh lầy hoang vu, trong kinh rạch
quyến rũ tôi, tôi không bỏ một cơ hội nào
để tới những nơi đó. (...)
Cũng v́
thế bài viết (này) như một nhớ ơn,
nhớ ơn những người đă để lại
cho chúng ta những di sản lớn...» (trích bài Từ đó đến nay của
Dương Nghiễm Mậu, Văn số 80, trang 57).
Những lời
trên đây của hai nhà văn Hồ Hữu Tường và
Dương Nghiễm Mậu đă xoá được
gần một thế kỷ thành kiến và đánh giá sai
lầm về Hồ Biểu Chánh, nhà văn tiên phong đă
đưa văn học Việt Nam vào thế giới
hư cấu của tiểu thuyết hiện đại.
Hồ Biểu
Chánh c̣n đứng tiên phong như một tiểu
thuyết gia nhà nghề. Chữ nhà nghề dùng ở đây
không có nghiă là viết văn để kiếm tiền sinh
sống, mà ông đă coi viết văn như một chuyên
môn. Ông bước vào nghiệp văn năm 1906 cùng lúc
với nghề công chức, như một phương
tiện sinh sống và ông đă ở với văn
chương đến hơi thở cuối cùng.
Hồ
Văn Kỳ Trân, người con trưởng của ông
kể lại :
« Bệnh
đă càng ngày càng thêm mà ba tôi không chịu nghỉ viết.
Thầy thuốc cấm. Ba tôi vẫn viết. Con cháu
năn nỉ lắm th́ ba tôi chỉ nghỉ vài ngày rồi
viết nữa và bảo rằng :« Ba c̣n viết
được th́ cứ để cho ba viết. Ba không
viết được th́ ḷng thấy bứt rứt,
người thấy khó chịu hơn. Có viết
được ḷng mới thấy yên ổn, người
mới thấy thư thả dễ chịu. Viết là
một phương thuốc, là một cách trị
bịnh cho ba đó» (....)
Cách đó ít
bữa th́ ba tôi từ trần. Trên bàn viết c̣n để
lại bản thảo một tác phẩm viết dở»
Đọc những lời trên
đây, chúng ta không khỏi ngậm ngùi và kính trọng.
Bởi v́ trước Hồ Biểu Chánh, chúng ta chỉ có
những nhà nho tài tử. Truyền thống văn học
của chúng ta là tài tử. Từ Nguyễn Trăi, Nguyễn Du
đến Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đ́nh Chiểu...
nhà văn nhà thơ ở nước ta chưa mấy ai coi
văn chương, hơn là một nghề, mà c̣n là mạch
sống, là phương thuốc trị bệnh của con
người như Hồ Biểu Chánh.
©
Copyright Thụy Khuê 2008
http://thuykhue.free.fr/mucluc/hobieuchanh.html