Đọc lại các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh

Trần Bạch Đằng

 

Trong khi cùng giáo sư Trần Văn Giàu chủ biên công tŕnh „Thành phố Hồ Chí Minh tự giới thiệu“ - tự giới thiệu bằng thành quả lao động nghệ thuật của ḿnh“ – tôi quan tâm đến tác giả Hồ Biểu Chánh , chẳng những v́ sức viết của ông mà c̣n v́ những ǵ ông gởi gấm trong từng trang sách. Từ trước đến nay tôi vẫn phân biệt Hồ Biểu Chánh nhà văn với Hồ Văn Trung một quan lại; cái sau th́ ông vấp nhiều sai lầm, thậm chí sai lầm „chết người“. Tuy nhiên Hồ Biểu Chánh hay Hồ Văn Trung không phải cá biệt. Ta biết một Trần Trọng Kim nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà viết sử và một Trần Trọng Kim, thủ tướng chính phủ bù nh́n thân Nhật; ta trân trọng một Trần Trọng Kim học giả dù trên lĩnh vực này ông cũng mắc nhiều sai phạm, có sai phạm nghiêm trọng. Tất nhiên rất khó tách hai con người thành hai đối tượng riêng lẻ, song trong phạm vi nào đó, chúng ta cố gắng làm việc ấy với những của cải mà nhà văn nhà viết sử để lại cho hậu thế. Ở suối vàng nhà văn Hồ Biểu Chánh chắc tự trách ḿnh- như trong chúng ta có người khi rời „dấu xưa xa mă“ hối hận những phút ngỡ rằng ngôi vị là cái đỉnh của vinh quang, là cứu cánh của đời người.

 

Tôi đọc Hồ Biểu Chánh khi c̣n rất trẻ, đọc ngay trong sách „Nhị Thiên Đường“, „Thiên Ḥa Đường“. Và thế hệ chúng tôi, thế hệ khởi nghĩa Nam Kỳ, chọn lựa giữa Hồn bướm mơ tiên, Châu về hiệp phố, Le Cid với Ngọn cỏ gió đùa, Cay đắng mùi đời… Chúng tôi đi từ cái vốn  Hồi trống tự do“ của Trần Hữu Độ , „Hịch ÁTế Á“ tương truyền của Nguyễn Thiện Thuật, các bài văn yêu nước của cụ Phan Tây Hồ, các bài bút chiến của Hải Triều, các bài viết của Nguyễn Văn Trấn (mà sau này do anh Trấn bộc bạch, tôi biết có bài của đồng chí Nguyễn Văn Cừ) thậm chí từ Lương Khải Siêu, Rousseau và „Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản“. Tôi không muốn lùi xa hơn, từ các „truyện Tàu“ của Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc dịch, các truyện của Lan Khai, Thế Lữ kể luôn Phạm Cao Củng…

 

Nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn ở trong tôi, có vẻ với vị trí khá độc đáo – ông gắn tôi với số phận con người Nam bộ khắp lục tỉnh, thuộc đủ giới, mà giới „nghèo“ được ông trân trọng đặc biệt. Viết nhiều như Hồ Biểu Chánh, ngoài Nguyễn Công Hoan sắc sảo hơn và mang ư thức chính trị tiến bộ hơn, c̣n Lê Văn Trương – ông sau không để lại được một nét nào, dù mờ nhạt, trong biến chuyển tinh thần, t́nh cảm của công chúng độc giả, không chịu đựng nổi với thử thách thời gian.

 

Ngày nay, chúng ta có thể bàn căi về xu hướng cùng tác dụng các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh – nó không thuộc hệ thống cách mạng – nhưng về tính nhân bản th́ chắc chắn không thể nào bị phủ nhận, chừng đó thôi đă là đáng trân quư rồi, xét hoàn cảnh lịch sử của đất nước và của tác giả. Hồ Biểu Chánh cổ vủ cho cái đẹp của nếp sống truyền thống, đề cao cái thiện, nâng niu điều chung thủy, đạo lư ở đời, ca ngợi những tấm ḷng biết bao dung, dám v́ nghĩa… dù là những quyển sáng tác hay phóng tác. Có thể nói tính cách đó xuyên suốt trong tất cả sự nghiệp văn học của ông, kể cả khi ông đang làm một việc ngoài đời khác ngược hẳn với các điển h́nh mà ông sinh nở trong tiểu thuyết.

 

Hồ Biểu Chánh kể chuyện - mỗi quyển tiểu thuyết của ông là một câu chuyện có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc trọn vẹn. Tuy trên một nền tư duy nói chung không khác nhau xét từng tác phẩm, câu chuyện nào của ông cũng hấp dẫn với các t́nh tiết về không gian, thời gian, về số phận con người rất khác nhau. Ông giữ lối văn miêu tả đều đều giản dị, không gây bất ngờ đột ngột mà vẫn gieo hứng khởi cho người đọc, vẫn lôi cuốn người đọc – tôi nói người đọc vào những thập niên cuối thế kỷ 20, cách thời gian sáng tác của ông ngắn nhất cũng hàng nửa thế kỷ.

 

Bởi vậy đọc Hồ Biểu Chánh không chỉ là công việc của các nhà nghiên cứu văn học sử, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh c̣n giữ được giá trị phổ cập lâu dài, càng lâu về sau, ông càng trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học Việt Nam. Chắc chắn không phải nhiều nhà văn Việt Nam tiền bán thế kỷ 20 đứng được như vậy và cũng chắc chắn không phải nhiều nhà văn đương dại với chúng ta „sống“ mănh liệt và lâu bền được như vậy.

 

Chúng ta tự hào, đất nước có nhà văn Hồ Biểu Chánh, có 65 quyển tiểu thuyết do ông viết – giá tri văn học mỗi quyển không đều nhau, nhưng không quyển nào rơi vào phạm vi gieo đồi bại, chống dân tộc, ngay cả phạm vi chuyện tầm phào, bịa đặt thô lỗ.

 

Tiền Giang, tỉnh sản sinh ra Hồ Biểu Chánh, xem việc cho in lại tiểu thuyết của ông là nghĩa vụ. Tôi nghĩ, đó cũng là cách giới thiệu có chiều sâu mảnh đất Mỹ Tho – G̣ Công - mảnh đất của văn hóa…

 

7-1988

Nguồn: Tựa  Cha Con Nghĩa Nặng”, NXB Tiền Giang 1988