Việt Trinh – Mỹ Uyên cùng gánh “Nợ đời” 

 

Trần Khánh Trung

 

 

Ít có bộ phim nào mà 2 nhân vật chính gắn bó, số phận đẩy đưa nhau như trong phim Nợ đời. Hai Phục (Việt Trinh) và Ba Có (Mỹ Uyên) là hai nhân vật “gánh” hết bộ phim. Đôi chị em giữa đường kết bạn làm thân nầy mắc nợ, mang nợ, gieo nợ, nặng nợ… cái thứ nợ t́nh cảm mà cố nhà văn Hồ Biểu Chánh gọi rất chính xác là “nợ đời”. Đó là tên cuốn tiểu thuyết của ông viết cách đây 70-80 năm, cũng là tên bộ phim truyện nhiều tập TFS vừa mới hoàn thành và hân hạnh công chiếu cùng quí khán giả trong suốt tháng 6 này.

Trong “Nợ đời”, Việt Trinh phải một ḿnh thủ vai Hai Phục từ lúc khoảng 16 tuổi đến lúc trên 40. Gần 30 năm cuộc đời của một con người vừa mới chớm làm thiếu nữ, chưa biết đắm say mối t́nh đầu lại phải mang hậu hoạ với một gă si t́nh nhưng hèn nhát. Hai Phục sớm trở hành phụ nữ nhưng không được một ngày làm mẹ. Cái tiền đề cho cuộc đời đầy oán giận ấy đă đẩy Hai Phục vào một chuỗi dài trả nợ với đàn ông. Thật ra, công bằng mà nói, Hai Phục sẽ không lao vào cuộc phiêu lưu vô chừng ấy nếu như không gặp được cô Ba Có.

Trong “Nợ đời”, Mỹ Uyên vào vai Bá Có như một phụ nữ từng chung chạ với đàn ông nhưng chưa có một tấm chồng chính thức. Điều nầy có thể đổ lỗi cho đàn ông. Khi cô sắp được gă cho một viên quan giàu có th́ người cha lỡ vận, khánh kiệt nên bị bên chồng hồi hôn. Bỏ lên Sài G̣n, Ba Có gặp một thầy thông, nhưng làm bạn với nhau được 6 tháng th́ đùng một cái ông cưới một cô gái lỡ thời giàu có. Từ đó, Ba Có hận đời, hận đàn ông, hận cả những người giàu có. Gặp Hai Phục đang buồn t́nh, Ba Có mau nhận ra đây là một cơ hội dùng Hai Phục, một cô gái đầy nhan sắc để “nghiêng nước nghiêng thành”, để trả thù chung cho hai người.

Một tiền đề cho câu chuyện rất “đàn bà” và cũng rất ly kỳ. Hết đàn ông giàu có nầy đến người lắm của khác đều sa vào lưới t́nh. Cái lưới giăng bởi du dương tiếng đàn, mộng mị lời ca; bởi ngọt ngào ánh mắt; bởi điệu nghệ mời chào. Mẻ lưới ngày một lớn, lưới đầu mắc con tép th́ lưới sau phải dính con tôm. Ba Có vừa dùng mỹ nhân kế vừa dùng khổ nhục kế. Đàn bà trả thù đàn ông th́ thường họ nắm phần thắng. Hai chị em ngày càng được cung phụng nên trở thành giàu có. Lắm kẻ đàn ông tàn gia bại sản, xào xáo gia đ́nh, có người tự vận để quên nợ đời. Hệ luỵ ấy, chắc chắn phải có lúc nào đó hai chị em phải ngồi nghĩ lại. Như thế là trả nợ hay gieo thêm nợ? 

Hồ Biểu Chánh - Nhà viết tiểu thuyết đầu tiên của miền Nam xử lư 2 chữ duyên nợ rất hay, rất đúng với lời dạy của ông bà. Trai gái lấy nhau có con, dẫu không có duyên th́ cũng mang nợ với nhau, không dễ ǵ dứt bỏ. Nghe theo lời chị Ba Có, Hai Phục đành xa rời núm ruột đầu tiên của ḿnh. C̣n cậu Hai Hùng, quan hệ với Hai Phục nhưng không hề biết rằng ḿnh đă có con. Ḥn máu rơi của hai người cuối cùng vô t́nh hành hạ cha mẹ nó. Đó phải chăng cũng là một thứ trả nợ đời mà không hề tự ḿnh sắp đặt trước. Trả nợ đời bằng nghĩa nhân.

Việt Trinh và Mỹ Uyên từng hợp cùng nhau trong phim Sương Gió Biên Thuỳ qua hai nhân vật Thể Phụng và Thể Loan, cũng của đạo diễn Hồ Ngọc Xum. Cũng là hai chị em, nhưng trong “Nợ đời” không phải ruột thịt mà chỉ là kết nghĩa. Tuy nhiên, hai người đă sống với nhau đầy t́nh trọn nghĩa. Lúc mang thai, bị chú thím xua đuổi, Hai Phục được Ba Có cưu mang. Đến khi hưởng được vinh hoa phú quí rồi mới hay t́nh cảnh hai chị em như mong manh giữa đời. Hai Phục không t́m mà gặp lại nghĩa cũ, t́nh xưa. Ba Có tự ḿnh chấm dứt cuộc phiêu lưu, hối hận t́m nơi thanh thản…

Sau “Con nhà nghèo”, “Chúa Tàu Kim Qui”, “Nợ đời” là bộ phim thứ 3 mà TFS đă thực hiện từ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Nợ đời có câu chuyện diễn ra vào những năm 20-30 của thế kỷ 20. Tuy cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng ư tưởng câu chuyện cũng như nhân vật trong truyện vẫn nóng hổi chuyện đương thời.

--------------------------------------------

 

Nguồn : http://www.htv.com.vn/bantin/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=56&news_id=18125

 

 

©2006 hobieuchanh.com