SÀI G̉N XƯA DƯỚI NG̉I BÚT NHÀ VĂN
HỒ BIỂU CHÁNH
TRẦN VĨNH AN
Hồ Biểu Chánh (1885-1958) là một trong những nhà văn nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam. Các tác phẩm của ông đă được phổ biến rộng răi, trở thành món ăn tinh thần quen thuộc đối với đông đảo quần chúng trong suốt một thời kỳ dài ở vùng đất phương Nam. Ông viết văn liên tục suốt nửa thế kỷ, từ 1909 đến 1958, để lại một sự nghiệp đồ sộ và đa dạng với 64 tiểu thuyết, 10 tập truyện ngắn, 200 bài thơ, 12 tuồng hát và nhiều tác phẩm khảo cứu. Công lớn của Hồ Biểu Chánh là đưa tiểu thuyết mới ở miền Nam hồi đầu thế kỷ XX từ t́nh trạng phôi thai tiến đến mức hoàn chỉnh hơn, có kết cấu đầy đủ của một tác phẩm văn học.
Văn của Hồ Biểu Chánh rất mộc mạc, hồn nhiên, thật thà như ngôn ngữ, như cách sống của người dân thường. Những t́nh huống, những tính cách của nhân vật cũng rất gần gũi và quen thuộc với quần chúng. Chính v́ thế mà người dân lao động, tầng lớp trung lưu và kể cả một số trí thức đều say mê các tác phẩm „nôm na“, „quê mùa“ của ông. Toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông là một bức tranh truyền thần khá chính xác về xă hội miền Nam trong một giai đoạn lịch sử đă qua.
Về nội dung tư tưởng, tuy có một số mặt hạn chế về quan điểm do hoàn cảnh lịch sử, các truyện của Hồ Biểu Chánh đều hằn rơ tính nhân bản: đề cao cái thiện, ca ngợi các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như ḷng chung thủy, ḷng nhân hậu, tính khoan dung, trọng nghĩa khinh tài. Đặc biệt, ông dành ḷng ưu ái và thông cảm sâu sắc đối với người dân lao động, nhất là nông dân, v́ hiểu rơ được bản chất thuần phác tốt đẹp của họ.
Trong các tiểu thuyết của ḿnh, Hồ Biểu Chánh lấy bối cảnh nhiều nhất là ở Sài G̣n. Ngay trong các câu chuyện xảy ra ở lục tỉnh, hầu như các nhân vật đều có dịp lên Sài G̣n để buôn bán, làm ăn, thăm người quen, học sinh, vui chơi, giải trí.
Đọc lại các tác phẩm của ông, chúng ta thấy dù đă qua hàng chục năm đổi thay, Sài G̣n - TP. Hồ Chí Minh ngày nay vẫn c̣n giữ được những dáng dấp rất riêng, rất đặc trưng của vùng „đất lành chim đậu“ phương Nam, nơi hội tụ sức mạnh sáng tạo và năng động từ mọi miền đất nước.
Đất Sài G̣n hai mùa mưa nắng. Cái nắng ở đây hừng hực nhưng không quá khó chịu, ngược lại nó như phả thêm vào ư chí làm ăn của người dân nơi đây chất lửa mănh liệt. Khoảng 70 năm về trước dưới mắt Hồ Biểu Chánh, Sài G̣n đă thế rồi: „Ban ngày, hễ mặt nhựt lên cao th́ chói nắng nóng như đổ lửa làm cho cỏ cây khô héo, con người nực hầm. Trong chốn đồng áng, nhờ ngọn gió chướng đẩy đưa phá tan hơi nóng, người ta được hưởng mát mẻ ít nhiều, chớ ở tại thủ đô Sài G̣n hay ở vùng ngoại ô cũng vậy, ngồi trong nhà như ngồi giữa ḷ, đi ngoài đường như đi dưới ngọn lửa. Tuy vậy mà nắng nóng không đủ oai thế làm cho con người kiêng nể, khiếp sợ đâu. Nắng nóng mặc nắng, đi làm vẫn cứ đi. Hôm ấy, vừa tảng sáng, trên đường quan lộ nằm ngang qua xóm Chí Ḥa, người ta đi dập d́u, tốp bảy tốp ba, người ngồi xe, kẻ đi bộ, nối đuôi nhau đổ xuống Sài G̣n đặng mưu cầu danh, hoặc làm công làm thợ“. (Bơ vơ, viết năm 1936, xuất bản 1954)
Thời đó, đường phố Sài G̣n người xe đă nhộn nhịp như mắc cửi, xe cộ nhiều tất có ách tắc giao thông. Nhận xét của nhà văn khi ấy cũng hoàn toàn đúng với hoàn cảnh bây giờ: „Buổi sớm mai, trong thủ đô Sài G̣n cũng như trong vùng ngoại ô Bà Chiểu - Ngă Năm, sự hoạt động của dân cư tạo thành một quang cảnh náo nhiệt cực điểm. Trên các nẻo đường, người đi bộ đă dập d́u đông đảo, lại c̣n thêm xe hơi, xe ngựa, xe kéo, xe đạp, tốp qua tốp lại không ngớt. V́ vậy nên sự rủi ro đụng chạm xảy ra thường thường, dầu người ta đă có áp dụng nhiều phương pháp để ngăn ngừa tai họa, nhưng cũng không thể chấm dứt tai họa nổi“. (Bơ vơ)
Hôm nay, TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa - xă hội - chính trị lớn của đất nước. Vị trí ấy đă được người Sài G̣n cất công tạo dựng từ những năm xưa để song hành cùng Hà Nội. Chúng ta cùng nhà văn dạo qua các tụ điểm giải trí của Sài G̣n hồi đầu thế kỷ XX th́ thấy rơ. Trước tiên là một phiên hội chợ đêm: „Cuộc chợ đêm Sài G̣n đă mở cửa bữa trước rồi, mà tới bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường ṿng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ về mấy cửa, riu ríu như bị gió đùa, cuồn cuộn như ḍng nước chảy. Tại các cửa lớn, người ta tựu lại chật nứt, trai chải đầu láng mướt, gái thoa môi đỏ ḷm, già ngậm thuốc điếu ph́ phà, khói bay tưng bừng. Mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ b́nh dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra th́ trên gương mặt mỗi người đều có vể hân hoan hớn hở, v́ ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự cực khổ của loài người trên trần thế“. (Từ hôn, 1937)
Tiếp theo, lại cùng nhà văn tới sân vận động xem đánh quần vợt và bóng đá: „Thầy Pháp rủ thầy Kư mua giấy (Thầy Phát rủ thầy . BBT ) vô coi luôn hai bữa, coi đánh tơ-nít mỗi người hết một đồng, c̣n coi đá banh mỗi người hết năm cắc (5 hào). Tuy đánh tơ-nít thâu tiền vô cửa mắc, mà thiên hạ đi coi cũng đầy sân. Tiếc v́ hai người đấu với nhau mới có hai sết, mỗi người ăn một sết rồi một người chịu thua, thành ra không có tranh kịch liệt, nên không thú vị. C̣n bữa đá banh th́ thiên hạ lớp ngồi, lớp đứng, giàn nào cũng đầy nhóc. Chiến tướng ráp đá, ban đầu hai bên hăng hái, nhưng mà cách chơi c̣n ḥa nhă. Cách 10 phút đồng hồ, chiến tướng Nam Vang ăn được một bàn, chiến tướng Nam Kỳ quyết gỡ, nên nỗ lực công kích dữ dội. Bên Nam Vang ráng thủ thắng, thành ra xung đột. Chiến tướng đá banh mà coi thể không cần trái banh nữa, người này lừa đá ống quyển người kia, người kia kiếm thế đá trong ngực người nọ. V́ sức lực yếu, lại luyện tập ít, nên đá mới nửa cuộc rồi bên nào cũng bết hết, người th́ đưa chân đá gió, kẻ th́ không chạy theo banh, làm cho khán giả la rùm, biểu trả tiền lại“. (Lời thề trước miếu, 1935.) (Đoạn nầy trích trong „Ở theo thời“, 1935. BBT-HBC)
Rồi vào trường đua ngựa: „Khi ra gần tới trường đua th́ gặp xe hơi, xe ngựa, xe máy chật đường, rồi tới cửa th́ thấy thiên hạ chen nhau mua giấy mà vô nườm rượp. Trong số người đi coi đây, phần đông là An-nam, chẳng những là đông bên hạng 0đ,25 đứng ngoài trời mà thôi, mà bên hạng 1đ,10 ngồi trên khán đài, An-nam cũng đông thập phần, lại đờn bà số gần phân nửa. Khi mới vô, thầy Phát tưởng thiên hạ v́ muốn coi ngựa chạy đua nên chịu tốn tiền đến coi chơi cũng như coi hát, hay là coi đá banh. Té ra ngồi một lát, thầy ḍm coi thiên hạ bàn bàn luận luận, đi coi ngựa, hỏi tên nài, rồi chen nhau mua giấy, kẻ con ngựa số 1 năm mười đồng, người cá con ngựa số khác năm ba chục, có người lại dám cá tới năm ba trăm, đờn bà cũng mua giấy cá bạc chục như đờn ông, người cá về nhất, người cá về nh́, về ba, kẻ khen ngựa hồng hôm dượt chạy hay, kẻ chê ngựa đậm bị chở nặng. Chừng ngựa về tới mức, người trúng th́ vỗ tay nhảy nhót, chạy đi lănh tiền, c̣n kẻ thua th́ mặt mày buồn hiu, lấy chương tŕnh ra ngồi tính coi độ kế phải đánh con nào mà gỡ“. (Lời thề trước miếu, 1935.) (Đoạn nầy trích trong „Ở theo thời“, 1935 . BBT)
Riêng hoạt động văn hóa - văn nghệ của vùng đất này th́ bao giờ cũng ŕnh rang. Theo gót nhà văn mới hay rằng nghệ thuật cải lương đă được dành vị trí quan trọng là Nhà hát Thành phố từ 70 năm trước: „Ăn cơm rồi, hai người dắt nhau đi. Tuy đă nhất định đi coi vườn thú rồi về, song xuống tới đó coi cùng vườn rồi, Ba Sang theo nài nỉ hoài, ông Cử phải đi ra đường Catinat (đường Đồng Khởi - người viết) đến trước rạp hát Tây (Nhà hát Thành phố - người viết), thấy có một cái băng trống, hai người mới ngồi lại mà nghỉ chơn.
Cách một lát, một đứa trẻ ở dưới mé sông đi lên, tay lắc chuông leng keng, vai vác một tấm băng đỏ lói. Đi tới cái băng chỗ ông Cử và Ba Sang ngồi, đứa nhỏ ấy dựng tấm bảng một bên, rồi ngồi gần Ba Sang mà nghỉ chơn. Ba Sang không biết chữ, không hiểu tờ giấy đỏ dán trên tấm bảng ấy nói chuyện ǵ, kêu vỗ vai thằng nhỏ mà hỏi: „Em rao bán giống ǵ vậy em?“
Thằng nhỏ cười đáp: „Trời ơi! Anh này quê quá! Bảng rao hát cải lương, chớ bảng giống ǵ! Anh không thấy h́nh đó sao? H́nh đó là h́nh cô đào nhứt trong gánh, tối nay thủ vai Bàng Quư Phi cụp lắm“.
Ba Sang với lấy tấm bảng, cầm coi cái h́nh, khen cô đào xinh đẹp, rồi kêu ông Cử mượn đọc, coi những hàng chữ in trên đó nói cái giống ǵ vậy“. (Ông Cử, 1936)
Vốn là chốn phồn hoa đô thị, bên cạnh một Sài G̣n năng động làm ăn c̣n có một Sài G̣n sặc sỡ đèn màu với những lối ăn chơi xa xỉ đủ điệu. Bạn đừng tưởng lầm rằng ngày xưa chỉ có ở Hà Thành mới có hát ả đào. Thời ấy, ở sài G̣n cũng đă có nhà hàng „ôm“ rồi: „Xe chạy chậm chậm, thầy Phát ngó vô mấy quán nem, th́ quán nào khách khứa cũng đông nức song khách dụm từng bàn mà ngồi, mà bàn nào cũng có đờn bà và cười giỡn om ṣm. Thầy Tài biểu sốp-phơ ghé xe ngay cái quán lớn hơn hết, rồi dắt vợ và em lại ngồi một cái bàn để ngoài sân, kêu bồi đem nem ăn. Cái bàn ngang phía bên kia th́ có ba người ngồi: một người trai trạc chừng 24-25 tuổi, mặt dồi phấn trắng nơn, đầu xức dầu rồi chải tóc láng lẫy, ḿnh mặc một bộ đồ ga-bác-đen xám, chơn mang một đôi giầy nửa trắng nửa vàng. Người trai ấy ngồi giữa, hai bên có hai cô cặp kè, một cô mặc quần áo toàn màu đỏ, một cô mặc quần áo toàn màu xanh, áo th́ vắn chũn, lai tay và trôn có giún tai bèo, cô nào cũng dồi phấn mặt trắng toát, má ửng hồng, môi đỏ ḷm, mày nhỏ rức. Thầy Phát tuy ngồi ăn nem mà mắt liếc qua cái bàn đó, th́ thấy hai cô cứ giỡn hớt với cậu, nói nói cười cười, rồi lại ôm mặt mà hun, không kể ai hết. Ăn uống rồi, cậu móc bóp ra trả tiền, hai tay cặp hai cô, vác mặt hân hoan, bước lên xe hơi mà đi“. (Lời thề trước miếu, 1935). (Đoạn nầy trích trong „Ở theo thời“. BBT )
Có đọc lại những trang viết của Hồ Biểu Chánh mới hiểu thêm được lịch sử cũng như những điều hay, cái dở trong đời sống xă hội của Sài G̣n xưa. Trên đây mới chỉ là vài „trích đoạn lẻ tẻ“. Không tin, độc giả cứ t́m đọc tác phẩm của ông để thấy nhiều điều chí lư hơn nữa.
(Nguồn: Doanh nhân Sài G̣n
Cuối Tuần số 97,
3-6-2005)