120 NĂM NGÀY SINH HỒ BIỂU CHÁNH 01.10.1885-2005

Biểu Chánh: ng̣i bút Nam bộ tinh tế

VĨNH VÂN

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, bút hiệu là Thứ Tiên, tự là Biểu Chánh. Ông sinh ngày 01 tháng 10 năm 1885. Quê quán: G̣ Công; sinh trưởng trong một gia đ́nh nghèo, đông con.

Một số cảnh trong các phim dựa theo tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Lúc nhỏ Hồ Biểu Chánh theo học chữ nho, sau đó lại chuyển sang học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Ông thi đậu bằng thành chung năm 1905. Từ 1906 đến 1941 ông làm việc liên tục cho chính phủ Pháp, bắt đầu từ chức thông ngôn thăng dần đến chức Đốc Phủ Sứ. Cuối năm 1946, Hồ Biểu Chánh bắt đầu cuộc sống hưu nhàn, dành trọn những năm tháng c̣n lại cho sự nghiệp văn chương. Hồ Biểu Chánh mất ngày 04 tháng 11 năm 1958 tại Phú Nhuận.

Hồ Biểu Chánh say mê với sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ năm 1922 ông viết rất liên tục, đều đặn. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: khoảng 70 tiểu thuyết, hàng chục tuồng hát, hồi kư, biên khảo, dịch thuật, phê b́nh, tùy bút... Ông c̣n làm thơ, viết đoản thiên, truyện ngắn... Tuy nhiên, người ta thường hay nhớ đến Hồ Biểu Chánh với một thể loại tiểu thuyết. Trong số tiểu thuyết do ông viết, chỉ có 18 quyển ra đời trong giai đoạn 1912 - 1932 được xem là có đóng góp cho việc h́nh thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong số đó có các tác phẩm tiêu biểu như: "Ai làm được", "Chúa tàu Kim Quy", "Cay đắng mùi đời", "Nhân t́nh ấm lạnh", "Thầy thông ngôn", "Ngọn cỏ gió đùa", "Chút phận linh đinh", "V́ nghĩa v́ t́nh", "Con nhà nghèo", "Con nhà giàu", "Cha con nghĩa nặng", "Khóc thầm", "Tỉnh mộng"...

Sở trường của Hồ Biểu Chánh là văn xuôi tự sự, cách viết nôm na, b́nh dị. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX với những xáo trộn xă hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Ông có những đóng góp to lớn vào sự h́nh thành thể loại tiểu thuyết VN trên chặng đường phôi thai.

Nhà văn Hồ Biểu Chánh (01.10.1885 - 04.11.1958)

Từ năm 1922 là năm quyển tiểu thuyết đầu tiên “Ai làm được” được xuất bản cho đến năm 1958 là năm tác phẩm cuối cùng “Hy sinh” của ông đang được viết nửa chừng và bỏ dở v́ ông qua đời, Hồ Biểu Chánh đă cung ứng cho đọc giả khoảng 70 quyển tiểu thuyết. Có năm ông không in quyển nào và ngược lại có những năm ông đă in hơn năm tác phẩm. Năm 1935 chẳng hạn, có đến 6 quyển tiểu thuyết ra mắt đọc giả ("Ở theo thời", "Ông Cử", "Một đời tài sắc", "Cười gượng", "Giây oan", "Thiệt giả giả thiệt") và đặc biệt riêng trong năm 1957 ông có con số kỷ lục là 9 quyển ra đời ("Trong đám cỏ hoang", "Vợ già chồng trẻ", "Hạnh phúc lối nào", "Sống thác với t́nh", "Nợ t́nh", "Đón gió mát nhắc chuyện xưa", "Chị Đào chị Lư", "Nợ trái oan", "Tắt lửa ḷng"). Tuy Hồ Biểu Chánh viết và in nhiều như vậy nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu của độc giả. Hồ Biểu Chánh là một tiểu thuyết gia thành công lớn ở thời đại của ông.

Hồ Biểu Chánh là người có tư tưởng tiến bộ, nâng niu, giữ ǵn phong tục, giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời ông cũng không sùng bái mù quáng các phong tục bị xem là lỗi thời, lạc hậu, cổ xưa. Phong tục xưa đối với ông đó là việc gạn đục khơi trong. Cái nào tốt th́ ông giữ ǵn và phát huy, cái nào xấu th́ ông đả kích, châm biếm và loại bỏ. Chính các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là người phát ngôn cho tư tưởng của ông: “Phong tục là ǵ? Ấy là những thói người ta quen làm. Người đời nào th́ có phong tục riêng theo đời ấy. Đời dời đổi, người tấn hóa, th́ phong tục cũng dời đổi tấn hóa theo vậy. Ấy vậy ḿnh chẳng nên cho phong tục xưa là xấu, c̣n phong tục nay là tốt, hay phong tục xưa là tốt, c̣n phong tục nay là xấu. Song có một điều nầy là vạn vật hễ có bề mặt tự nhiên phải có bề trái. Phong tục cũng vậy, có lợi tự nhiên có hại, có phải tự nhiên có quấy. Cầm viết mà b́nh phẩm phong tục th́ cần phải chỉ trích chỗ hại, chỗ quấy đó cho người đồng thời thấy mà sửa hoặc tránh đi vậy thôi” (tiểu thuyết "Bỏ chồng")

Soạn: AM 569539 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cảnh trong phim "Chúa tàu Kim Quy" theo tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

GS Việt kiều Mỹ Nguyễn Thanh Liêm nhận xét về nhà văn Nam bộ Hồ Biểu Chánh: Sở dĩ ông thành công lớn lao trong sự nghiệp tiểu thuyết đối với đọc giả ở đây v́ giọng điệu tiểu thuyết của ông hoàn toàn thích hợp với tâm hồn người dân miền Nam. Đọc tiểu thuyết của ông người ta thấy cả con người và xă hội (tức là cả nền văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long) vào các thập niên 1920 - 1940 trong đó. Từ cách dàn dựng câu chuyện, đến sự tŕnh bày diễn tiến của câu chuyện, đến tâm lư các nhân vật, các hạng người và đặc tính của họ, ư nghĩ và lời nói của họ, đến khung cảnh, môi trường vật lư mà con người phải sinh hoạt trong đó, tất cả được tạo ra nhằm đáp ứng đúng thị hiếu của người đọc ở đây. Tất cả đều rất gần gũi quen thuộc với người dân ở vùng này. Có thể nói là ông có lối viết tiểu thuyết với giọng điệu tiểu thuyết rất đặc biệt của ông mà tôi gọi là “nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.” Muốn thấu rơ nghệ thuật này trước hết ta cần nh́n lại xă hội và văn hóa miền Luc Tĩnh vào thời đại này.

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh không chỉ bàn đến hiện thực xă hội mà c̣n khai thác những đề tài thuộc phạm vi đời sống gia đ́nh. Xă hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX đang chuyển ḿnh một cách dữ dội để bước sang một thời kỳ mới. Thế nhưng ảnh hưởng của phong kiến vẫn c̣n rất nặng nề. Văn hoá phương Tây ồ ạt tràn vào, khiến cho con người cảm thấy bị choáng ngộp trước cái mới. Bám lấy cái cũ của phong kiến hay đi theo cái mới của phương Tây, đó là vấn đề bức thiết của thời đại. Là một trí thức tân học, Hồ Biểu Chánh có tư tưởng dung hoà cũ - mới. Theo ông cái cũ và cái mới đều có hay dở riêng, điều cần thiết là phải biết chọn lọc những mặt tích cực của nó để phát huy trong cuộc sống. Quan niệm đó đă chi phối thế giới quan của tác giả. Bức tranh hiện thực về những sinh hoạt quan hệ, trong các gia đ́nh người dân Nam bộ lúc bấy giờ vừa giúp chúng ta hiểu rơ hơn điều nói trên, vừa chứng minh cho tính chất đa dạng, cụ thể trong việc phản ánh hiện thực của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

Cảnh trong phim "Con nhà nghèo" theo tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Ng̣i bút tinh tế của Hồ Biểu Chánh đă khai thác những vấn đề được xem là quan trọng, tạo sự quan tâm của nhiều người trong xă hội. Ông đă bàn đến những mặt tiêu cực trong hôn nhân gia đ́nh như cưỡng bách trong hôn nhân ("Ai làm được", "Lời thề trước miễu"), vụ lợi trong hôn nhân ("Nhân t́nh ấm lạnh", "Tỉnh mộng", "Thầy thông ngôn"), tự định đoạt trong hôn nhân ("Cười gượng"), môn đăng hộ đối ("Sống thác với t́nh"), đồng tôn giáo, tục nôm vợ, đa thê... Ông đưa những hiện thực nói trên vào tác phẩm không ngoài mục đích phê phán lối sống cổ hủ, lạc hậu, khắt khe trong quan niệm phong kiến và với ông nếu chạy theo cái mới một cách quá tự do, thoải mái cũng không mang đến hạnh phúc cho con người.

Năm 1937, nhà văn Hồ Biểu Chánh, đă miêu tả lại cảnh chợ đêm ở Sài G̣n: "Tại các cửa lớn, người ta tụ lại chật nức, trai chải đầu láng mướt, gái thoa môi đỏ ḷm, già ngậm thuốc điếu ph́ phà khói bay tưng bừng, mẹ dắt tay bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi, tốp chen lấn mua giầy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng, chung lộn với kẻ b́nh dân lao động không ai ngại chi hết, mà coi ra th́ trên gương mặt mỗi người đều có vẻ hân hoan hớn hở...". Sài G̣n vưa hơn 300 tuổi th́ nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng bước vào tuổi 120, gần xấp xỉ phẩn nửa tuổi đời của cái TP hoa lệ, nơi ông gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp.

 

Nguồn:

http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/butviet/2005/10/495431/