Nguyễn Vy-Khanh

thế-kỷ tiểu-thuyết (01 02 03)

( http://www.hopluu.org/hl73/NGUYENVYKHANH.htm)

Văn học chữ quốc ngữ Việt Nam khởi đầu với tờ Gia-Định Báo năm 1865 và Nguyễn Trọng Quản là nhà văn tiên phong mở đường cho thể loại tiểu thuyết với Thầy Lazarô Phiền viết năm 1886 và xuất bản năm sau, 1887. Truyện chỉ gồm 28 trang (1), khổ 12 x 19 cm, nhưng đă có những tiêu chuẩn của một tiểu thuyết : một câu chuyện liên tục, t́nh tiết gây cấn, có phân tích tâm lư, đối thoại và nhân vật có cá tính. Nói đến cá tính v́ truyện Nôm trước đó đă có nhưng ở thể loại văn vần và nhân vật luôn điển h́nh - Thiện luôn thắng Ác và ở hiền th́ gặp lành. Truyện Thầy Lazarô Phiền cho thấy tác giả chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết Âu tây, kể cả cách diễn tả tiếng Việt. Nội dung phân tích tâm lư, tả đời sống nội tâm, sự hối hận - một loại tiểu thuyết tâm lư. Kỹ thuật kết cấu và thắt mở câu chuyện lúc đó hăy c̣n xa lạ với người đọc. Các nhân vật lại chỉ là những người thường mà không phải là những anh hùng liệt nữ như chính tác giả đă giới thiệu trong bài Tựa rằng những anh hùng hào kiệt "... những đứng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng c̣n nữa. Bởi đó tôi mới giám bày đặt một truyện đời nầy là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy th́ sẽ có nhiều người sẽ lấy ḷng vui mà đọc; kẻ th́ cho quen mặt chữ, người th́ cho đặng giải phiền một giây ..." (2). Truyện chia làm 10 phần, đă là một tiểu thuyết đúng nghĩa như nhiều tiểu thuyết Âu châu thời tác giả Nguyễn Trọng Quản. Tác giả viết một câu chuyện, về một con người, một nhân vật, trong tương giao với những người khác, với cái nh́n về con người đó. Tác giả tin tưởng và đề cao một số lư tưởng văn hóa đạo đức căn bản của thời đại, tin ở một trật tự và tin ở lương tâm con người. Câu chuyện về thầy Lazarô Phiền nhưng tác giả c̣n cho thấy con người sống ra sao, xử sự thế nào, t́nh cảm biến chuyển ra sao, tin tưởng đạo đức luân lư thế nào, v.v. Một tiểu thuyết "ngắn hơi", thắt mở đầy đủ, như một truyện vừa. Tiểu thuyết là một thể loại văn chương, không cứ phải dài, và c̣n có thể là văn vần. Hơn nữa, tác giả đă gọi tác phẩm của ḿnh là truyện tức tiểu thuyết để phân biệt với loại truyện chí tức truyện Tàu!

Tác giả mở đầu truyện như sau:

" Ai xuống Bà-rịa, mà có đi ngang qua đất thánh ở trong Cát tại làng Phước-lễ, th́ tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng, gần một bên nhà thờ những kẻ Tử-đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp! V́ đă hai năm nay không ai thăm viếng, không ai màng ngó tới.

"Mồ đó là mồ một thầy đă chịu lương tâm ḿnh cắn rứt đă mười năm, bây giờ mới đặng nằm an nơi ấy.

"Tôi xin phép thuật lại truyện tôi đă gặp thầy ấy và làm sao thầy ấy đă tỏ chuyện ḿnh ra cùng tôi, như sau nầy." (3).

Khi viết truyện này, tác giả cho biết ông đă thực hiện "mơ ước cho xứ Nam kỳ thân yêu của chúng ta một tương lai chói rạng ánh sáng, tiến bộ và văn minh (... nous allions rêvant tout haut pour notre chère Cochinchine, un avenir brillant de lumière, de progrès et de civilisation)" (4). Nhưng truyện không gây được phong trào, nói như Bằng Giang (5), ông là một "tác giả cô đơn không có bạn đồng hành trong thể loại của ḿnh" - tức tiểu thuyết, cho đến một năm trước khi ông qua đời (1911), 23 năm sau, lúc ấy mới có Trần Nhựt Thăng tức Trần Chánh Chiếu xuất bản Hoàng Tố Anh Hàm Oan (1910) gồm 54 trang và văn hăy c̣n vần và đối. Trong không khí của những phong trào vận động Minh Tân và Đông Du hồi đầu thế kỷ, tác giả đă viết lời Tựa như sau: "Từ ngày các đấng cao minh trong Lục châu bày diễn dịch các thứ truyện chữ nho ra quốc âm, th́ ít thấy có truyện nào nói việc trong xứ ḿnh. Các truyện đang bán đương thời là truyện Tàu. Nay tôi ngụ ư soạn một bổn nói về việc trong xứ ḿnh, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu đặng. Ấy là làm thử nên chỗ nào có sơ siểng xin chư quí vị khan quan dung túng"(6)

Xin trích một đoạn đối thoại và động tác giữa đôi t́nh nhân nhân vật chính:

"... Bữa kia đang ngồi coi sách, thoạt nghe có tiếng người đi sau lưng, giật ḿnh day lại, bèn thấy cậu Hai đứng khoanh tay mà hỏi: "Cô làm ǵ đó?". Tố Anh thưa: "tôi buồn đọc truyện đặng giải khuây".

-"Cô buồn cho bằng tôi sao?"

-"Cậu buồn nỗi chi, nhà giàu có muôn hộ, muốn chi đặng nấy, lên xe xuống ngựa, sung sướng bậc nhất trong thiên hạ, như vậy mà c̣n buồn th́ tôi lấy làm khó hiểu lắm?"

-"Tôi buồn là buồn bông lông, cũng bởi thương nhớ bông lông, nên đêm năm canh chẳng an giấc điệp, ngày sáu khắc thổn thức gan vàng, nhớ cảnh nhớ người. Bởi cô là người vô t́nh cho nên chẳng thấy chỗ tôi buồn."

-"Câu chuyện nói mầu nhiệm như vậy làm sao tôi hiểu thấu được!"

(...) Tố Anh thấy cậu Hai càng lâu càng riết tới th́ lật đật đứng dậy bỏ đi. Câu Hai chạy theo giăng tay chặn đường, miệng th́ năn nỉ ỷ ôi, con mắt th́ ngó lườm lườm. Tố Anh kinh hồn hoảng vía bèn chui ḷn dưới tay mà chạy, cậu Hai níu đặng chéo áo tŕ lại. Tố Anh sợ rách áo đứng dừng lại mà nói rằng: "Cậu sao vô lễ lắm vậy ! Chẳng sợ tôi chê cười cậu rằng chó cậy nhà gà cậy vườn sao?"

-"Chó gà ǵ nà, để cho qua hun em một cái, rồi qua sẽ buông em ra". Nói rồi ôm đại Tố Anh. Tố Anh hổ thẹn bèn đánh hoảng vồ mặt cậu Hai một vả và xô nhào xuống đất, chạy đại lên lầu, vô pḥng đóng cửa mà khóc ..."(7).

Nghĩa là phải đợi đến những năm cuối thập niên 1910 mới thấy có những tác phẩm tiểu thuyết bằng văn xuôi theo con đường truyện Thầy Lazarô Phiền như Kim Thời Dị Sử (đăng Công luận báo từ tháng 10-1917, xuất bản 1921) của Biến Ngũ Nhy (tức Nguyễn Bính), những truyện xă hội, "nghĩa hiệp", "kỳ t́nh" của các tác giả Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, vv. Năm 1913, Hồ Biểu Chánh xuất bản U T́nh Lục (viết năm 1909), một tiểu thuyết viết theo thể lục bát dài 1790 câu - phụ bốn bài thơ thất ngôn bát cú, với cùng đề tài t́nh ái như truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản nhưng tự do t́nh ái hơn và người đàn ông trở về lại nhà ở đoạn kết nghĩa là tác giả muốn giữ truyền thống "gương vỡ lại lành" thay v́ "hiện thực" dù bi thảm theo mới như họ Nguyễn. Cái mới của Hồ Biểu Chánh là câu chuyện đă xảy ra tại Sài-G̣n và Mỹ Tho, G̣ Công chứ không c̣n bên Trung Hoa xa xôi.

Miền Bắc cũng bắt đầu xuất hiện những tiểu thuyết luân lư ái t́nh như Cành Hoa Điểm Tuyết (1921), Cuộc Tang Thương (1923) của Đặng Trần Phát, Kim Anh Lệ Sử (1924) của Trọng Khiêm và Tuyết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á do Mai Khê dịch; sau đó đến biến cố Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách ra mắt độc giả thanh niên tân học mà nội dung h́nh thức đă bị ảnh hưởng rơ rệt của Tuyết Hồng Lệ Sử, cộng với cái lăng mạn thế kỷ XIX của Pháp nơi tác giả là một người tân học. Tố Tâm mở đường cho tiểu thuyết lăng mạn bằng văn xuôi, chính thức hóa một nếp sống mới, cá nhân vượt khỏi ṿng cương tỏa của tập thể, sống cho t́nh cảm hơn là lư trí, cho giây phút hạnh phúc hơn là vinh dự lâu dài! Cá nhân nổi dậy chống truyền thống và trong xă hội cũ t́nh yêu không thể có lựa chọn. Tố Tâm là tác phẩm đă gây tiếng vang, đánh dấu bước tiến khác đến gần thềm một nền văn học hiện đại! Cùng năm 1925, Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật được giải hội Khai Trí Tiến Đức. H́nh thức mới nhưng nội dung Nho giáo, đề cao thuyết Thiên mệnh và thái độ người quân tử (An Tiêm). Các nhà cổ động duy tân Trần Chánh Chiếu và Phan Bội Châu theo gương Lương Khải Siêu đề cao thể loại tiểu thuyết, hai ông đều có thử nghiệm. Trong khi đó Nam-Phong tạp-chí chê tiểu thuyết là văn-chương chơi, không giúp ǵ cho việc truyền bá sự học, nên đă chú trọng học thuật hơn. Đây cũng là lư do khiến Thiếu Sơn khai mào một cuộc bút chiến với Hai Cái Quan Niệm Về Văn Học trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (số 16 ra ngày 16-2-1935).

Cho đến năm 1930 là thời của Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu và Nguyễn Chánh Sắt. Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt (1920) tuy vẫn giữ truyền thống "ân đền oán trả" của các truyện trước đó, đă tỏ rơ là một mô h́nh của tiểu thuyết văn học mới: lời văn trau chuốt hơn, nội dung có tư tưởng, luân lư rơ, t́nh tiết câu chuyện dồi dào. Lê Hoằng Mưu tả thực và có khuynh hướng xă hội với những truyện tác giả gọi là "ái t́nh tiểu thuyết" như Hà Hương Phong Nguyệt (1917-18) và Oán Hồng Quần tức Phùng Kim Huê Ngoại Sử (1920), dù văn chịu nhiều ảnh hưởng biền ngẫu nhưng đă bước những bước tiền phong cho Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang ở giai đoạn sau. Các nhà văn miền đất mới v́ hoàn cảnh lịch sử đă đứng ra giới thiệu cho người đọc những khai phá tâm hồn, xă hội, cho người các nơi biết chuyện một nơi: xă hội nhiều giai cấp, nho học, con người á-đông, v.v.

Thể tiểu thuyết lớn mạnh ở bước đầu là nhờ chữ quốc ngữ và báo chí vốn là phương tiện thông tin mới mà thời lịch triều trước đó không có. Cả sách báo quảng cáo cũng góp phần phổ biến tiểu thuyết đến quần chúng. Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt gồm 16 chương in trọn trong cuốn Vô Sanh Chỉ Nam sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Các báo cũng đă là những diễn đàn phổ biến tác phẩm trước khi xuất bản thành sách. Tờ Nông Cổ Mín Đàn chẳng hạn trong số 262 (23-6-1906) đă đề xướng một cuộc thi viết tiểu thuyết dài "chừng 50 tờ giấy lớn, chia làm ba thứ (...) đặt tiếng thường, thanh nhă, dễ hiểu như truyện vậy...". "Tiểu thuyết" được cơ quan ngôn luận yêu nước này định nghĩa "người Lang Sa gọi là roman nghĩa là lấy trí riêng mà đặt riêng ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như truyện có thật vậy"(8).

Nhà thơ Tản Đà cũng đă đóng góp mở đường cho tiểu thuyết văn xuôi, dù ở ông, văn vẫn c̣n nhiều biền ngẫu và gần với thi ca. Trần Ai Tri Kỷ (1924), Thề Non Nước (1929) nhất là Giấc Mộng Lớn (1929) đă đến gần thể tiểu thuyết dù tính chất tự truyện vẫn là chính. Ông viết trong Lời Tựa tập sau cùng:

"Vậy thời Giấc Mộng Lớn là một tập kư thực chăng. Hoặc có người hỏi như thế, tác giả thực khó trả lời. Đă gọi là mộng thời sao gọi là kỳ thực. Vậy thời giấc mộng lớn là một cuốn tiểu thuyết chăng? Hoặc có người hỏi chơi như thế, tác giả lại càng khó trả lời. Có sự thực mới chép, thời không phải là tiểu thuyết. Thôi thời kư thực hay tiểu thuyết, tự độc giả muốn cho sao thời là sao. Tác giả chỉ cứ theo sự thực chiêm bao mà tùy ư chép ra không có mạch lạc, không có quy tắc, không kể việc khinh việc trọng, không hiềm cái dở cái hay muốn lược thời lược, muốn tường thời tường, chẳng qua là một cuốn văn chơi, tưởng cũng không quan hệ đến những sự phẩm b́nh của các bậc đại nhă cao nhân vậy"(9).

Sau Tản Đà, Câu Lâu Mộng của Vơ Liêm Sơn là truyện chịu ảnh hưởng văn Nam-Phong tạp-chí và tiểu thuyết Trung-Hoa thịnh hành thời đó, rồi những Cậu Bé Nhà Quê (1929, xuất bản 1933) của Nguyễn Lân và Người Vợ Hiền (1931) của Nguyễn Thới Xuyên tỏ rơ dấu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp - phóng tác cuốn Une honnête femme của Henry Bordeaux. Nhất Linh trước khi qua Pháp du học đă viết Nho Phong (1926) và Người Quay Tơ (1927), với văn học sử, là những vết tích cuối cùng của văn hóa cũ đồng thời như những kiếm t́m con đường riêng cho một thời đại mới đang mở ra! Như vậy, tiểu thuyết những năm 1925-1932 đă phân vân giữa truyền thống và hiện đại!

Sau đó là thời tiểu thuyết Tự-Lực văn-đoàn rồi Tân Dân. Trước khi chiến tranh Đông dương lần đầu bộc phát cuối năm 1946, có những tiểu thuyết đáng kể như Trại Tân Bồi của Hoàng Công Khanh đặt vấn đề cá nhân và tập thể, vấn đề cứu chung hay tự cứu, vấn đề trưởng thành và phát triển của cá nhân. Nhất là Chí Phèo (1941) của Nam Cao dù ngắn (10) nhưng lại là một tiểu thuyết tiêu biểu. Nam Cao đă xử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm, trước hết trong Chí Phèo, sau tiếp tục trong Sống Ṃn. Hăy đọc đoạn trích sau để thấy diễn tiến tâm lư của Chí Phèo, người đọc cứ như thấy cả gan ruột hắn, vừa tự ti vừa sợ vừa ta đây anh hùng, không khác cái thắng lợi tinh thần của nhân vật AQ của Lỗ Tấn:

"... Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lăo cáo già này nó chả lại lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi. Ờ mà thật, có thể như thế lắm! Này, nó hăy lôi ngay mấy cái mâm, cái nồi hay đồ vàng bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp th́ làm sao? Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, c̣n đớn cái nước ǵ mà chịu lép như trấu thế? Thôi dại ǵ mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lại lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào? Nhưng nghĩ ngợi một tư, hắn lại bảo: kêu lên cũng không nước ǵ! Lăo bá vừa nói một tiếng, bao nhiêu người đă ai về nhà nấy, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu c̣n có ai ra? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt thêm mấy nhát th́ cũng đau. Thôi cứ vào! Vào th́ vào, cần quái ǵ. Muốn đập đầu th́ vào ngay giữa nhà nó mà đập đầu c̣n hơn ở ngoài. Cùng lắm nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù th́ hắn coi là thường. Thôi, cứ vào..." (11)

Người đọc có thể t́m thấy cái khôn ngoan trong tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương, t́m dấu vết hiện đại hóa xă hội qua các tác phẩm của Tự-Lực văn-đoàn, nung nấu ḷng ái quốc với tiểu thuyết của nhà văn Nam-bộ thập niên 40, 50 như Sơn Khanh, Quốc Ấn, Lư Văn Sâm, ...

Sau khi đất nước chia đôi ở tuyến 17, con đường tiến triển của thể loại tiểu thuyết thành hai đường song hành. Miền Bắc chủ trương văn học làm công cụ cho chính trị, do đó các tập tiểu thuyết "nổi tiếng" như Vỡ Bờ của Nguyễn Đ́nh Thi, Băo Biển của Chu Văn, Cửa Biển của Nguyên Hồng,.. nay nh́n lại đă rơ là phương tiện nhất thời - dù cưỡng gọi là tiểu thuyết ư thức hệ hay hiện thực. Các văn nghệ sĩ được chính thức nh́n nhận - v́ c̣n có những nhà văn của Nhân Văn giai-phẩm bị tù đày và cấm viết, được huấn luyện và gửi đi thực tế để viết. Chí Phèo bị phê là biểu hiện của sự bế tắc trong cảm quan hiện thực v́ Chí Phèo không đến với cách mạng. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng bị gắn nhăn "phản động".

Nam tuyến là kỹ thuật cách tân, Âu- hóa, thế giới hóa. Thanh Tâm Tuyền với Bếp Lửa (1957), là nỗi nhớ và "ám ảnh" về một Hà Nội đă mất, là t́nh yêu c̣n đó đang sống mạnh nhưng đă chết, trong bi đát của chia cắt không gian, Hà Nội vừa là thiên đàng vừa là địa ngục. Ở đây là không gian của những con người tự do, v́ với tác giả theo cộng sản "là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần ḿnh" (tr. 53). Con người chối bỏ Thượng đế. "Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng đế không nên có mặt ở lúc ấy". (tr. 64). Đảm đang khổ nhục làm người ở khắp nơi "Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa năo" (tr. 65). Nhân vật chính "hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua mau tuổi trẻ để suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn ḿnh theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô..." v́ đă "t́m thấy cuộc hiện sinh tự do và lựa chọn". Các nhân vật của ông "chúng đă đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết; cái chết như sự từ chối quyết liệt". Một không khí tiểu thuyết mới chưa thấy trước đó. Tác giả đă lựa chọn làm nhà văn v́ "mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót" và "Cái chết lựa chọn không bao giờ phi lư, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót" (12). Nhà văn không phân tích tâm lư để cho có tiểu thuyết, để ăn khách, mà nay trở nên một vấn đề sống chết, không lựa chọn.

Một Nguyễn Đ́nh Toàn nội tâm, một nội tâm hiện sinh khác nội tâm hiện thực của Nam Cao. Con Đường đưa người đọc đến những khám phá tâm hồn, những tư duy, hạnh phúc cũng như khổ đau ở một không gian mù ám đầy bất trắc khi ngẫu nhiên đă là kết thúc của mọi sự. V́ cái chết lẩn quẩn khi con người chạy theo sự sống! Nhân vật xưng Tôi là một người con gái tật nguyền mặt bị một dấu tràm đen ngay trên má. Với Nguyễn Đ́nh Toàn cũng như Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, câu chuyện chỉ là cái cớ để tác giả triết lư, phát biểu nhận định về con người và cuộc đời! Bên cạnh những tiểu thuyết thời thượng đó là những tác phẩm trong sáng, nhẹ nhàng hơn của Duyên Anh, Nhật Tiến và Vơ Hồng về những con người nghèo khổ và nạn nhân chiến tranh, B́nh Nguyên Lộc (Đ̣ Dọc) về xă hội buổi giao thời. Chu Tử với những tiểu thuyết Yêu, Loạn, Ghen, ... mà đề tài sống vội sống cuồng theo F. Sagan và mốt hiện sinh! Dẫn đến những Nguyễn Thị Hoàng (Ṿng Tay Học Tṛ), Minh Đức Hoài Trinh (Sám Hối, Đàn Ông Đàn Bà, Thiên Nga), Trùng Dương, v.v. Túy Hồng đưa tâm t́nh người nữ đất Thần-kinh vào văn học, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ về hiện thực của đàn bà thời đại chiến tranh, xă hội xáo trộn. Cuối giai đoạn có Trần Thị NgH đặc sắc văn chương hiện thực và bút pháp trực tiếp. Trong một phỏng vấn của Thượng Văn, bà cho rằng "Tôi không đi trước thời đại. Tôi đi cùng nhịp với bản thân. Tôi không gượng, tôi nghĩ sao viết vậy, tôi không làm ǵ phải cố gắng. Tôi không cố ư làm mới. Một lúc nào đó tôi tự nhiên cảm thấy như vậy..."(13)

Nhưng những tiểu thuyết chuyên về t́nh cảm vẫn là một phần quan trọng suốt thế kỷ. T́nh ngang trái nhẹ nhàng không bạo lực như Tố Tâm-Đạm Thủy trong Tố Tâm, Lan-Điệp trong Tắt Lửa Ḷng, nhẹ nhàng như Ngọc-Lan trong Hồn Bướm Mơ Tiên, t́nh lư tưởng như Loan-Dũng trong Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn, như Trương trong Bướm Trắng, t́nh phi lư của Thanh-Tâm trong Bếp Lửa và một số truyện của Thanh Tâm Tuyền, t́nh mănh liệt chú cháu trong thế giới của Chu Tử, t́nh bạo động của Trần Đại, Châu Cool,.. của Duyên Anh, t́nh với những chia xa, oái ăm của chiến tranh của Thế Uyên, Y Uyên, Doăn Dân, Nguyễn Thị Thụy Vũ,.. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh vẫn có những chuyện t́nh sâu sắc của Lệ Hằng, Túy Hồng, Nhă Ca,...

Rồi sau làn sóng hiện sinh thời thượng là mốt "tiểu thuyết mới" đến từ Pháp với Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, hoặc điểm trang thời thượng với Nguyễn Xuân Hoàng,.... Một loại "phản tiểu thuyết", nói như Jean-Paul Sartre, đối thoại và độc thoại cùng t́nh cảm nội tâm trộn lẫn, thứ tự thời gian đảo lộn, không cần đến cốt truyện, có khi không cả người kể. Nhân vật thường ở ngôi thứ ba (il, elle, on). Một thế giới rất "khách quan", ở ngoài! Các tác giả của phong trào muốn diễn tả những cái nhỏ nhặt, tầm thường, như cái gôm và cả tâm hồn con người là những sự những cái di chuyển, biến động không ngừng và biết đâu đó chính là mầm của sự sống! Ở đó con người ta sẽ t́m ra cái mênh mông của đời sống nội tại! Ngôn ngữ làm hư sự vật, sự sống, làm sai lạc t́nh cảm nhưng ngôn ngữ sẽ được dùng cùng phản ứng bản năng để nhận thức, tiếp cập sự vật, sự sống! "Tiểu thuyết mới" như tiên đoán một thời đại bất khả cảm thông, đầy bất trắc, trong khi truyện thật ngắn thu gọn hy vọng c̣n sót lại và đưa ra một diễn văn máy móc, vội vàng. Mặt khác tiểu thuyết mới có yếu tố thi ca, văn như là thơ với Michel Butor. Tiểu thuyết mới nói đến một cuộc đời đang h́nh thành, đang thai mang cho con người do chính con người đi t́m, làm ra, xa hơn là một kiếm t́m định nghĩa tương giao với tha nhân - trong khi tiểu thuyết "cổ điển" tả một câu chuyện với những nhân vật "dính" với câu chuyện, một xă hội với những con người đă có tương quan với nhau! Nay "tiểu thuyết mới" c̣n lại cái nội dung t́m ṭi của phận người ngày càng cô đơn bất khả cảm thông, h́nh thức mất đi hấp dẫn v́ như trật đề, không đủ thuyết phục!

Phong trào "tiểu thuyết mới" của Paris và tiểu thuyết hiện đại Hoa Kỳ cũng lan rộng đến Sài-G̣n - một thử nghiệm khác, hiện đại và quốc tế, nhưng vong hóa thêm cái hồn Việt Nam. Nói vong hóa phải kể thêm những "anh hùng ca" sử thi của văn học miền Bắc cộng sản từ 1945 đến gần đây. Phái này thường bị xem là vô nhân hóa tiểu thuyết, vật hóa cuộc đời. Chỉ có sự vật, con người không ra ǵ, không đáng nói đến! Alain Robbe-Grillet, "giáo hoàng" của tiểu thuyết mới, người từng được R. Barthes gọi là "tiểu thuyết gia của cái nh́n khách quan" (romancier du regard objectif), đề nghị tiểu thuyết mới để đáp ứng với cuộc sống mới, nơi đó thế giới hết vững lặng, hết c̣n ư nghĩa hiển nhiên, con người vừa chính diện vừa phản diện, đổi luôn và đầy trục trặc. Hết cái thời tiểu thuyết với nhân vật có cá tính như những nhân vật của Balzac chẳng hạn, vững vàng và rơ nét.

Hoàng Ngọc Biên với tập Đêm Ngủ Ở Tỉnh (1970) và một số truyện đăng trên tập san Tŕnh Bày như Chuyến Xe và Người Đạp Xe Vào Thành Phố Buổi Sáng - sau xuất bản ở ngoài nước năm 1997, viết theo khuynh hướng mới này. Chuyến Xe là độc thoại của một người ngồi ở công viên chờ một chuyến xe lửa nào đó, không rơ lư do, nguồn cơn! Nhà văn như viết cho riêng ḿnh rồi t́nh cờ đem xuất bản! Cũng như Huỳnh Phan Anh trong hai tập Người Đồng Hành (1969) và Những Ngày Mưa (1970) và tập Phía Ngoài (1969) in chung với Nguyễn Đ́nh Toàn. Trong các truyện tiểu thuyết mới này, tác giả của chúng vẫn có phần riêng bản sắc, có nhân vật và con người không hoàn toàn bị vật hóa, kiểu tả "cái máy pha cà phê để ở trên bàn" mà những nhà phê b́nh văn học Pháp chống khuynh hướng vẫn hay nhắc đến! Không khí tác phẩm của Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đ́nh Toàn,... gần với khuynh hướng tiểu thuyết mới ở Âu châu, trong khi thế giới của Nguyễn Xuân Hoàng không hẳn cùng khuynh hướng v́ trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, tính cách tự thuật và lăng mạn cũng như văn phong tạp bút thật sự lấn át tính cách khách quan của tiểu thuyết mới! Cũng như một số tiểu thuyết thời này tự cho là hiện sinh thật ra chỉ là những bắt chước bất thành, những sẩy thai hay sanh thiếu tháng mà thôi! Chúng tôi muốn nhắc đến những Ṿng Tay Học Tṛ của Nguyễn Thị Hoàng, Sám Hối, Đàn Ông Đàn Bà của Minh Đức Hoài Trinh , v.v. Hiện sinh dễ dăi!

Trong nước, sau 1987, một số người viết trăn trở, t́m ṭi, đổi mới. Phạm Thị Hoài t́m đến Kafka và phân tâm. Nguyễn Huy Thiệp lạnh lùng theo lối trần thuật dă sử xưa. Các nhà văn thời hậu-Đổi mới bắt đầu t́m kiếm "con người bên trong con người" và những sự thật kín đáo hay tiềm ẩn đằng sau những sự-thật-chính-thức ai cũng đă biết. Tiểu thuyết trong nước từ đây mở ra nhiều viễn tượng, góc cạnh, muốn đa dạng. Ở cách tiếp cận thực tại, ở cách phô diễn tiểu thuyết, ở cả nền móng của sự việc viết - tại sao viết, viết ǵ và viết để làm ǵ chẳng hạn!

Một đặc điểm là từ đây người viết dám xưng Tôi sau một thời gian dài phải minh họa xưng Ta, chúng ta, chúng tôi - không phải cái Ta của thời lịch triều, mà là một cái Ta của Đảng, như lư tưởng Đảng! Được giải phóng hay can đảm, tùy cây viết! Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật ngôi thứ nhất và những suy nghĩ cũng từ ngôi thứ nhất, nghĩa là có cá tính, nhân tính - đối nghịch với máy móc và giả tạo! Nguyễn Minh Châu, Ma văn Kháng là những người đầu tiên đưa cái Tôi vào tiểu thuyết, những cái Tôi lỡ làng, bị thu nhỏ lại trong một xă hội tập thể không nhân tính. Ở đây là những cái Tôi muốn chân thành, ở nhận chân thực tế, ở sự thật lịch sử và ở cả những hoài vọng, ước mong. Không c̣n nhắm mắt đưa chân như Tôi của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Lựu,... trước 1985 hoặc từ 1946 đến 1975. Người và ma, con người hiện sinh và ám ảnh cũ, mối thù xưa,... với những phương tiện của phân tâm ư thức trở lại sống động trên những trang tiểu thuyết như Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến Không Chồng của Dương Hướng, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh,... Dùng đến những yếu tố huyền hoặc, kỳ dị như Nguyễn Huy Thiệp là một phương cách tiểu thuyết tuy không mới nhưng hiệu lực ở giai đoạn muốn đổi thay tư duy và văn hóa ! Vô t́nh các nhà tiểu thuyết thời này cổ vơ một loại tiểu thuyết luận đề, dù để phản đề ! Ngoài tính luận đề ra có những trăn trở có tính triết lư, siêu h́nh hơn với Nguyễn Huy Thiệp trong một số sáng tác gần đây như Những Người Muôn Năm Cũ hay Nguyễn B́nh Phương với Những Đứa Trẻ Chết Già (1994), Trí Nhớ Suy Tàn (2000).

Ở hải ngoại, nh́n chung, tiểu thuyết mạnh về số lượng nhưng chưa có những khám phá mới lạ. Người ta viết nhiều về đời cũ, ngày xưa, những Kiệt Tấn, Cao Xuân Lư, Nguyễn Tấn Hưng, Hồ Trường An, ... Về một thời chinh chiến đă chấm dứt ngày 30-4-1975 và hậu quả của nó, những Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Vĩnh Hảo, Xuân Vũ, Nguyễn Ngọc Ngạn, ... Về đời sống hội nhập, sinh hoạt cộng đồng mới với con người và thân xác cũ, những Lệ Hằng (Bên Kia Là Núi, 1998) tự do t́nh dục đến độ hết "sức", sợ tự do! Thế Uyên (Không Một Ṿng Hoa Cho Kẻ Chiến Bại, 1998) tự do con chữ và đi sâu vào những khuất nẻo của bản năng. Nguyễn Thị Phong Dinh (Giữa Hai Mùa Gió, 1999) t́m hạnh phúc hoặc t́m lại chân tâm chân diện qua những ngơ ngách của bản năng và nhục dục.

Hiện tượng thuyền nhân và H.O. đưa một số tác giả chưa có tác phẩm xuất bản trước 1975 đến với người đọc. Nguyễn Sao Mai với truyện dài Căn Nhà (1997) về những người tuổi trẻ với ḷng mới lớn phải đối đầu với những bi đát, nhơ nhớp của cuộc đời. Một Đà lạt, một miền Nam đang bí lối, trong đó những thân phận nghiệt ngă dù lạc đường vẫn cố vươn lên, t́m một nơi hạnh phúc dù nhỏ bé. Những tiếng kêu thương trong khi hành tŕnh đầy vấn nạn vẫn c̣n đó, đi t́m một quê hương đích thực trên quê hương đang hiện có mà như không; hành tŕnh t́m một chỗ b́nh thường mà khó khăn ngay cả trong chính trái tim con người. Hồ Minh Dũng với Cồn Mây (1999) ngược về gốc ngọn quá khứ và lịch sử để hiểu những nỗi thăng trầm của những người con xứ Thần-kinh. Thảo Trường cho người đọc của thời hậu chiến tranh 1954-1975 biết đến những tư duy và kinh nghiệm của những con người từng nhập cuộc dấn thân, qua Đá Mục (1998)