Diễn viên Thanh Hoàng và Ái Như trong vở
"Yêu".
Sau bộ phim 5 tập "Con nhà nghèo", dựa theo
tiểu thuyết của nhà văn Biểu Chánh gây
được tiếng vang, Hăng phim Truyền h́nh TP HCM (TFS)
lại gấp rút chuẩn bị bộ phim dài 10 tập
"Nợ đời" của ông. Điều thú vị
là cả hai tác phẩm này đều do nhà biên kịch -
diễn viên Thanh Hoàng chuyển thể.
-Duyên cớ nào khiến anh gắn bó
với các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh?
- Tôi quê ở Bạc Liêu, từ nhỏ đă yêu
thích chất nghĩa khí Nam Bộ trong các tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh. Ông dành một sự
thương yêu đặc biệt cho người nghèo. V́
muốn đem sự nhân nghĩa của ông đến
với quần chúng nên tôi nảy ra ư định chuyển
thể truyện thành kịch bản phim. Tôi thử làm
với Con nhà nghèo, may sao được TFS ủng hộ và
người xem chấp nhận. Tiếp đó, tôi
được đặt hàng Nợ đời và
Đại nghĩa diệt thân cũng của Hồ
Biểu Chánh.
- Anh có gặp khó khăn ǵ khi chuyển thể những
tác phẩm đă được viết cách đây gần
cả trăm năm?
- Cái khó là chọn lọc ra những chi tiết cho
người xem và cố gắng giữ được
hồn phách của văn học. Song tôi tin rằng sự
nhân nghĩa, ranh giới thiện ác có trong những tác
phẩm của Hồ Biểu Chánh phù hợp với tâm tính
của người VN, sẽ măi trường tồn trong
ḷng khán giả.
Tuy nhiên, theo tôi, việc chuyển thể không khó bằng dàn
dựng. Bối cảnh xưa nay không c̣n mấy, thậm
chí có nơi vừa chọn tháng trước, tháng sau
mọi thứ đă thay đổi. Mà dựng toàn bộ
ở phim trường th́ với kinh phí hạn hẹp,
không đoàn làm phim nào đủ sức thực hiện.
Như với Nợ đời hiện nay, đạo
diễn Hồ Ngọc Xum đă phải mất khá nhiều
thời gian sục sạo ở tất cả các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, t́m cho ra những ngôi nhà, những
quang cảnh c̣n chút ít dấu tích cổ để dựa
trên đó họa sĩ chắp nối thêm.
- Là tác giả của không ít kịch bản sân khấu
từ gần 20 năm nay, kịch bản nào đă đem
lại cho anh sự thành công hơn cả?
- Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Sân
khấu 2, tôi gắn bó với Nhà Văn hóa Phú Nhuận
từ năm 1986 đến nay. Do yêu cầu công tác, tôi
đă phải tự viết, tự dựng các vở
kịch ngắn cho phong trào sân khấu quần chúng, cho
hoạt động thông tin lưu động, và gần
như lần nào đem đi thi cũng đoạt huy
chương vàng. Song có lẽ vở kịch đem lại
cho tôi niềm hạnh phúc nhất là Dạ cổ hoài lang trên
sân khấu Nhà hát Kịch 5B Vơ Văn Tần. Việt
kiều hễ về nước là t́m tới xem vở này.
Tôi nghĩ ḿnh đă may mắn gợi nét quê hương
trong hồn của mỗi con người.
- Khán giả rất ấn tượng với vai bác
sĩ Thanh trong phim "Blouse trắng". Cảm giác
của anh khi thể hiện nhân vật này?
- Bác sĩ Thanh là mẫu người bảo thủ
đến mức cực đoan, gia trưởng. Nhưng
khi gia đ́nh bị vỡ, bị đẩy đến
đường cùng, ông mới nhập cuộc và nhận
ra rằng có một giá trị mới đang tồn
tại. Bản thân tôi cũng có chút ít ǵ đó của bác
sĩ Thanh - rất khó thay đổi cái ǵ đă
định h́nh trong ḿnh. Khi xem lại, chính tôi cũng
thấy ngột ngạt v́ chất máu lạnh của nhân
vật.
(Theo Người Lao Động)