Hồ Biểu Chánh


Tác phẩm văn học:

64 tiểu thuyết,

12 tập truyện ngắn và truyện kể,

2 truyện dịch,

12 tác phẩm hài kịch và ca kịch,

5 tập thơ và truyện thơ,

8 tập ký,

28 tập khảo cứu-phê bình.

Ngòai ra, còn có nhiều bài diễn thuyết.



An Tất Viên, nơi an nghỉ cuối của Hổ Biểu Chánh


Trang web hobieuchanh.com được thành lập nhằm để phổ biến các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh cho các bạn yêu văn học, vì vậy chúng tôi hoan nghinh việc phổ biến tiếp. Tuy nhiên khi bạn lấy tài liệu trên trang nầy để phổ biến sang các trang WEB khác hay với bất cứ một hình thức nào, xin các bạn nhớ ghi thêm nguồn của nó hobieuchanh.com.

Nhóm chủ trương


Tiểu sử
  • Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 01/10/1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
  • Ông xuất thân làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Cuối năm 1946, ông từ giã chánh trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
  • Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan...
  • Các nhà phê bình, không ai phủ nhận công sức đóng góp văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
  • Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: Dịch thuật, thơ, tuỳ bút phê bình, hồi ký, tuồng hát, đoản thiên, truyện vắn, biên khảo, tiểu thuyết...
  • Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Ðề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64* tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngòai ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
  • Ông mất ngày 04/09/1958 tại Phú Nhuận, Gia Ðịnh, thọ 74 tuổi. Nhà thơ Ðông Hồ có câu đối điếu ông, ghép toàn các nhan sách tiểu thuyết của ông.

“Cay đắng mùi đời, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, tiểu thuyết viết sáu mươi ba thiên, Vì nghĩa vì tình, Ngọn cỏ gió đùa, Tỉnh mộng, mấy Ai làm được?

Cang thường nặng gánh, cơn Khóc thầm, cơn Cười gượng, thanh cần trái bảy mươi bốn tuổi, Thiệt giả giả thiệt, Vườn văn xưa ghé mắt, Đoạn tình còn Ở theo thời”.


Tiểu thuyết: (Theo thứ tự abc tên tác phẩm)

  1. Ai làm được (Cà Mau 1912)
  2. Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
  3. Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
  4. Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
  5. Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
  6. Cay đắng mùi đời (Sài Gòn 1923
  7. Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
  8. Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
  9. Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn 1923)
  10. Chút phận linh đinh (Càn Long –1928)
  11. Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
  12. Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)
  13. Cư Kính (Vĩnh Hội – 1941)
  14. Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
  15. Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
  16. Dây oan (Sài Gòn –1935)
  17. Đỗ Nương Nương báo oán (SG 1954)
  18. Đoá hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
  19. Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
  20. Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
  21. Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
  22. Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
  23. Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
  24. Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
  25. Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
  26. Khóc thầm (Càn Long – 1929)
  27. Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
  28. Lạc đường ( Vĩnh Hội – 1937)
  29. Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
  30. Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
  31. Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
  32. Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
  33. Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
  34. Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
  35. Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
  36. Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
  37. Nặng gạnh cang thường (Càn Long-1930)
  38. Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926)
  39. Người thất chí (Vĩnh Hội –1938)
  40. Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
  41. Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
  42. Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
  43. Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
  44. Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
  45. Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
  46. Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
  47. Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
  48. Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
  49. Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
  50. Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
  51. Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
  52. Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
  53. Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
  54. Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
  55. Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
  56. Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
  57. Tơ hồng vương vấn (1955)
  58. Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
  59. Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
  60. Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
  61. Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
  62. Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
  63. Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
  64. Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
  65. Người vợ hiền (?)*

(NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA – TT, 1999 NGUYỄN Q.THẮNG)

(Xem thêm bài viết của Huỳnh Ái Tông về Tiểu t huyết)


*) Truyện dài „Người vợ hiền“ còn trong vòng nghi vấn. BBT

Tác phẩm

1. Dịch thuật:
Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)

Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)

2. Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i,ii, iii bản thảo)

3. Tùy bút Phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)

4. Hồi ký
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi
1. Về quan trường
2. Về Văn nghệ
3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)

5. Tuồng hát:
Hài kịch: - Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
Hát bội: - Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)

6. Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội )
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Hai chồng (Vĩnh Hội )
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1955)

7. Truyện vắn:
Chuyện trào phúng, tập i, ii (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)

8. Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Ðông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Ðịa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công )
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)