Hồ Biểu Chánh


Tác phẩm văn học:

64 tiểu thuyết,

12 tập truyện ngắn và truyện kể,

2 truyện dịch,

12 tác phẩm hài kịch và ca kịch,

5 tập thơ và truyện thơ,

8 tập ký,

28 tập khảo cứu-phê bình.

Ngòai ra, còn có nhiều bài diễn thuyết.



An Tất Viên, nơi an nghỉ cuối của Hổ Biểu Chánh


Trang web hobieuchanh.com được thành lập nhằm để phổ biến các tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh cho các bạn yêu văn học, vì vậy chúng tôi hoan nghinh việc phổ biến tiếp. Tuy nhiên khi bạn lấy tài liệu trên trang nầy để phổ biến sang các trang WEB khác hay với bất cứ một hình thức nào, xin các bạn nhớ ghi thêm nguồn của nó hobieuchanh.com.

Nhóm chủ trương


Chú thích

Một số từ ngữ dùng trong các quyển tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh


A  B  C D  EG  H  IK  L  M  N  OQ  RS  T  UV XY

Chú Thich PDF

 

Chúng tôi chú thích một số từ ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh để  người đọc và nhất là cho độc giả trẻ có phương tiện tra nghĩa những từ ngữ đặc trưng của Nam Bộ vào thời kỳ tiền bán thế kỷ 20. Thí dụ từ trõm lơ chỉ tình trạng đôi mắt lõm sâu vì bịnh hoạn hay làm việc quá sức mất hết sinh lực của thằng bé con tá điền người Thổ (Khờ-Me) trong „Kẻ Làm Người Chịu“.

Trong nhiều trường hợp Hồ Biểu Chánh dùng kỹ thuật ghép chữ để „hư cấu“ các từ mới như chữ xơ xải trong „Đại Nghĩa Diệt Thân“ tả vẻ mặt của Thị Dần hốt hoảng lúc chạy về nhà báo tin chồng chết. Có lẽ tác giả muốn tả nét mặt vừa tơi bời, vừa kinh hoàng bằng cách ghép hai từ xơ xáchơ hải thành xơ xải (?). Những từ tượng thanh này rất có thể bắt nguồn từ cách phát âm ngắn gọn của người địa phương, ông ghi trung thực cách phát âm đó, gọn và vắn tắt.

Ngoài khóm từ ngữ đặc trưng Nam bộ (qua, ảnh, cổ…) và những từ ghi bằng âm tiếng Việt từ tiếng Pháp (ba-tê, ba-ton) Hồ Biểu Chánh còn tạo các từ hay khóm từ mới bằng cách thay đổi các từ đồng nghĩa (synonyme). Điển hình là xung ấu thay vì thơ ấu, hay khởi thay vì nan, hay phiền ba thay vì phồn hoa ... Nhiều từ Hán Việt cũng được Hồ Biểu Chánh nôm hóa, như quan bố chánh thành quan chánh bố trong „Ai Làm Được“, môn đăng hộ đối thành đương môn đối hộ  trong rất nhiều truyện của ông. Có lẽ đây là một lối „chơi chữ“ của Hồ Biểu Chánh.

Mặc dù còn nhiều thiếu sót và sai lầm không tránh khỏi, nhưng chúng tôi cố gắng chú thích một số từ ngữ của Hồ Biểu Chánh để người đọc truyện của ông có được một nhịp cầu ngôn ngữ với quá khứ và có thể phát triển nó cho tương lai. Phần lớn các từ nầy chúng tôi dựa vào các quyển tự đỉển, tự vị ghi dưới đây.

 

Tài liệu dùng:

·        Tự điển tiếng Việt, Lê Văn Ðức + Lê Ngọc Trụ, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1970.

·        Từ điển Phương ngữ Nam Bộ, Nguyễn Văn Ái, NXB TP HCM, 1994.

·        Từ điển tiếng Việt, Phan Canh, NXB Cà Mau, 1997.

·        Tự Vị Tiếng Việt Miền Nam, NXB Văn Hóa, 1993.

·        Tự Ðiển Tiếng Việt , Trung Tâm Tự Ðiển, NXB Giáo Dục, Hà-Nội, 1994.

·        Việt Nam Tân Tự Ðiển, Thanh Nghị, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1965.

·        Hán Việt Tự Ðiển, Ðào Duy Anh, NXB Trường Thi, 1957.

·        Hán Việt Tự Ðiển trực tuyến, Thiều Chửu.

·        Ðại tự điển tiếng Việt – Nguyễn Như Ý- NXB Văn Hóa Thông Tin, 1999.

·        Ðại Nam Quấc Âm Tự Vị – Huỳnh Tịnh Paulus Của - NXB Rey, Curiol, 1895,
NXB Trẻ, 1998.

·        Enzyklopädie Sachs-Villatte, NXB Langenscheid, 1905.

·        Pháp Việt tự điển - Đào Đăng Vỹ, tổng phát hành: nhà sách Nguyễn Trung, 1960.

·        Việt Pháp tự điển - Đào Đăng Vỹ, 1970, in lại bằng kỹ thuật Photo, California.