Chương một
Chương hai
Chương ba
Chương bốn
Chương năm
Chương sáu
Chương bảy
Chương tám
Chương chín
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26

dạng PDF

Tơ Hồng Vương Vấn

(19) IV

Bà Hương văn Thanh có một đứa cháu nội ở trong nhà cho bà ẵm bồng nựng nịu thì bà mãn nguyện. Bà cứ đeo theo cháu nội, phú tất cả việc thà cho thím Tư Cam, gói bánh bán hay là đi chợ nấu ăn đều giao hết cho thím.

Bà vui, bà muốn cho mọi người cũng vui như bà. Bà mua vải trắng may áo bà ba cho con vú bận đặng bồng em cho sạch sẽ. Bà cứ nhắc Cẩm Nhung hễ có buồn thì kêu xe về Chợ Cũ mà chơi, để em cho con vú với bà chăm nom, không có sao đâu mà sợ.

Cô Cẩm Nhung thấy mẹ chồng cho phép cô thong thả, thì cô không còn phải ngại ngùng, bởi vậy cô về Chợ Cũ hằng ngày có bữa đi sớm mơi ở chơi tới chỉều tối cô mới về, có bữa gặp mưa gió cô ở luôn mà ngủ với mẹ.

Vĩnh Xuân thấy mẹ được phỉ tình mãn nguyện được vui say hạnh phước gia đình, thầy nghĩ thầy đã làm tròn hiếu đao, mẹ nong nả khuyên thầy cưới vợ đặng sanh cho mẹ một chút cháu nội cho mẹ hết lo hương lửa về sau, thầy đã làm y theo ý mẹ ao ước, bởi vậy thầy cũng hài lòng, không còn phải lo lắng việc gì nữa.

Cũng như mẹ, Vĩnh Xuân được vui, thầy không muốn để cho ai phải buồn, bởi vậy mẹ vui mà cho phép Cẩm Nhung thong thả, mà Cẩm Nhung cũng vui được gần mẹ hằng ngày thì thầy không phiền trách, lại cũng không ngăn ngừa chi hết.

Trái lại đối tới vợ thầy cũng rộng dung hơn hồi trước, thầm nghĩ vợ có công giúp thầy báo hiếu cho mẹ già, công ấy thầy phải đền đáp; nếu vợ chịu để con ở bên nây cho vú cho bú và cho mẹ chăm nom, vợ xin về ở nhà lớn bên Chợ Cũ chung hưởng giàu sang sung sướng với mẹ và anh chị, thầy cũng sẵn lòng xuôi thuận.

Thừa trí ý của chồng dễ dàng như vậy, cô Cẩm Nhung, sanh trưởng trong đống bạc tiền, cô đã quen thói vui chơi cho sung sướng ngoã nguê, cô xê xít mỗi ngày thêm một chút, lần bước mà mở rộng vòng cương tỏa từ hồi còn thơ bé. Thiệt cô không có tính bỏ chồng con đặng trở về ở với mẹ. Mà bà Chủ Thiệu với vợ chồng Ba Khaỉ cũng không muốn như vậy bao giờ. Nếu vợ chồng Cẩm Nhung về ở hết thì ai cũng vui, chớ Cẩm Nhung rời chồng về ở một mình thì không ai chịu.

Tuy vậy mà cô Cẩm Nhung được thong thả một chút rồi lần lần cô muốn được thêm nhiều hơn. Ban đầu cô qua thăm mẹ một buổi hoặc một ngày rồi cô về. Lần lần cô ở luôn tới ban đêm. Riết rồi cô nói trước với mẹ chồng mà ở tới hai ba ngày, nhiều khi đi Sài gòn ở trót tuần mới về, nói chị Hai cầm ở lại chơi với chị.

Vĩnh Xuân không để ý tới cách đi ở tự do của vợ, thầy chỉ dòm chừng sức khỏe của con mà thôi. Hễ bữa nào con ấm đầu, lừ đừ làm cho bà Hương ăn có hơi buồn lo, thì thầy chạy qua cậy thầy thuốc Hoàng một bên coi giùm đặng cho thuốc thoa hoặc uống.

Hễ con vui chơi, bú thiệt no, ngủ thẳng giấc, bà Hương văn hớn hở tươi cười, thì thầy an lòng, ban ngày sốt sắng đi làm, ban đêm hoặc hòa đờn, hoặc họa thi với ông Kinh, làm không phiền, chơi không chán.

Một bữa đương ngồi ăn cơm, bà Kinh thỏ thẻ nói với ông Kinh:

-         Từ ngày chị Hương văn có cháu nội đến giờ sao chỉ dễ quá.

-         Dễ cái gì ?

-         Chỉ cưng dâu rồi chỉ thả lỏng để cho cô thông thong thả quá.

-         Bà nó không hiểu tại cớ nào mà chỉ dễ như vây hay sao ? Chỉ khấn vái cho được một chút cháu nội. Nay chỉ được cháu nội, lại cháu nội trai bữa, chỉ thỏa mãn nguyện vọng. Chỉ vui mừng rồi chỉ không nuốn làm buồn cho ai hết, nên chỉ cho dâu thong thả, muốn về bên nhà chừng nào cũng được, và về ở bao lâu, cũng được. Tại vậy chớ có gì đâu.

-         Cô thông còn nhỏ quá, không nên để thong thả như vậy. Mà thầy thông cũng kỳ. Mới cưới vợ trong mấy tháng đầu, bà Chủ biểu vợ chồng về bển mà ở. Thẩy không chịu mà thẩy còn giận vợ và phiền bà Chủ nữa. Sao bây giờ thẩy lại để cho vợ đi về bển luôn luôn, có khi tới đôi ba bữa mà thẩy không nói gi hết.

-         Tôi hiểu tại sao thẩy không nói. Biểu thầy về bển mà ở thì không được, chớ còn vợ thẩy dầu về ở luôn có lẽ thẩy cũng không thèm nói.

-         Vợ chồng mà ở riêng mỗi người một nhà như vậy sao được.

-         Theo ngươi thường thì không được, chớ còn thầy thông thì thẩy kể gì. Thẩy cưới vợ là tại thẩy muốn làm cho vui lòng mẹ. Nay thẩy làm cho mẹ có cháu nội mà tưng tiu rồi, vợ thẩy dẩu về bển mà ở luôn, có lẽ thẩy cũng không cãn.

-         Có con thì có, chớ có con rồi bỏ vợ hay sao. Huống chi có vợ như vây, đã giàu mà lại đẹp, ta cần phải giữ gìn chớ.

-         Bà nó không nhớ hay sao ? Hồi trước mình xủi thẩycưới vợ. Thẩy có nói cưới vợ tốn thêm miệng ăn chớ không ích gì. Tình thẩy đã cạn khô rồi, thẩy không còn biết thương ai nữa. Cưới vợ thẩy làm buồn cho vợ thì tội nghiệp, bởi vậy thẩy không tính cưới.

-         Thẩy cưới cô Cẩm Nhung, ăn ở với nhau gần hai năm rồi, có sanh được một mặt con, thì dầu tình không gây được, nghĩa đã kết rồi, lẽ nào bây giờ lại lãng lơ mà để cho rời rã.

-         Giống gì mà tới rời rã. Đây với Chợ Cũ có cách nhau bao xa. Mà hai đàng đều ở với mẹ, chớ phải đi ở đâu hay sao.

-         Thầy thông thì tôi không lo. Thầy là người đứng đắn, không bao giờ thầy lãng tình nghĩa. Ngặt cô Cẩm Nhung còn nhỏ, mà cô lại có sắc, có tiền. Đời nầy họ yêu ma lắm, tôi sợ họ dụ dỗ chớ.

-         Cô Cẩm Nhung có chồng là thầy thông Vĩnh Xuân mà bà nó còn sợ người ta dụ đến cô mê mà bỏ Vĩnh Xuân được hay sao ?

-         Biết chừng đâu.

-         Nếu người ta dụ được thì tức thị cô ngu quá, bỏ cho rồi, còn tiếc làm chi.

-         Để bữa nào thầy thông vui, tôi sẽ khuyên thầy phải giữ gìn cho khỏi mang tiếng.

Về khoản nầy thì trí ý của vợ chồng ông Kinh không hợp nhau. Mà ai phải, ai quấy ? Bà lo sợ có lý, mà ông cãi lại cũng có lý.

Người ta đã bắt đầu đàm luận gia đạo của Vĩnh Xuân. Thế mà Vĩnh Xuân cũng như bà Hương văn, mẹ con tự nhiên vui chơi với em bé Vĩnh Tân, không để ý tới sự đi hay về của cô Cẩm Nhung chút nào hết.

Ba tháng rồi Vĩnh Tân biết cười, biết ọ ẹ làm bọt ngoài môi, thì mẹ con cứ theo chọc ghẹo cho em cười và nói giỡn cho em ọ ẹ.

Mỗi buỗi Vĩnh Xuân đi làm về thế nào thầy cũng bồng con chơi một lát. Còn bà Hương văn hễ em ngủ thì thôi, chớ em thức mà bú rồi, thì bà giành vú mà bồng hoặc ngồi một bên mà nói chuyện.

Nhờ sữa tốt nên Vĩnh Tân sổ sữa, tay chưn cứng quành. Lần lần biết lật, biết trườn, rồi biết ngồi, mỗi cái biết của em giúp thêm một cuộc vui mừng cho bà Hương văn, nhứt là khi em nứt được vài cái răng thì bà đi khoe cùng xóm.

Vĩnh Tân càng lớn càng lộ nhiều nét giống cha càng rõ. Nhiều khi bà Chủ qua thăm cháu ngoại, bà ở chơi đến một hai giờ. Có bữa trời tối bà Hương văn cũng cho vú bồng em đi chơi theo mấy đường mát mẻ.

Ngày ăn thôi nôi tự nhiện có cô Cẩm Nhung ở nhà. Bà chủ, bà Kinh cũng tụ lại mà mừng cho cháu và vui thấy cháu hăng hái a lại ôm cuốn sách. Ai cũng đoán chắc chừng khôn lớn, Vĩnh Tân sê ham học như cha.

Ngày qua tháng lại, Vĩnh Tân lần làn tập đứng chựng, rồi đi, tập nói. Hễ thấy cha đi làm về thì chạy ra cửa mà mừng rồi sẩn bẩn theo một bên cha, đỏ đẻ hỏi chuyện nầy, nói chuyện nọ. Bà Hương văn ngồi ngó, bà sung sướng cực điểm, sự vui của bà dầu ai đem bạc ngàn, bạc muôn mà đổi bà cũng không thèm. Công bà cực khổ với chồng con mấy mươi năm, bây giờ bà được một phần thưởng tinh thần quí báu vô giá.

Cô Cầm Nhung vẫn đi đi về về, cô ít ở nhà, bởi vậy Vĩnh Tân thấy mẹ thì lạt lẽo chớ không trìu mến như đối với cha. Mà cô Cẩm Nhung không để ý tới việc đó, thành thử tình mẹ con mỗi ngày một thêm lợt, nếu không lo trước chẳng khỏi nó sẽ dứt.

Lúc con vú ở gần đủ năm, bà Hương văn có biểu nó nhắn chồng nó qua rồi bà nói mà mướn nó ở giùm thêm một năm nữa. Vợ chồng nó chịu, nên lãnh tiền rồi ở luôn mà săn sóc em.

Một đêm, Vĩnh Xuân lại nhà ông Kinh ngồi nói chuyện chơi. Bà Kinh nhơn dịp không có ai, bà mới hỏi thầy:

-         Hổm nay sao không thấy cô thông về bên nây chơi vậy thầy thông ?

-         Mắc đi Sài gòn với bà gia tôi.

-         Đi chi mà ở lâu dữ vậy ?

-         Nghe nói bà gia tôi không được mạnh, nên lên trên chị hai tôi đặng uống thuốc.

-         Có bịnh thì lên cho thầy coi mạch cho toa, rồi về dưới nầy hốt thuốc mà uống, cần gì phải ở trển lâu.

-         Có lẽ cần phải ở gần thầy đặng đổi toa cho dễ, khỏi lên xuống thất công.

-         Tôi nhớ cô thông không có về bên nây trót cả tuần rồi.

-         Lâu hơn chớ. Nhưng tôi không nhớ đi bữa nào.

-         Cô bỏ đi và (hoài, mãi) như vậy cháu Vĩnh Tân không nhớ cô sao ?

-         Có gần gũi thằng nhỏ đâu mà nó nhớ. Đi nó không hỏi mà về nó cũng không mừng.

-         Có con đầu lòng mà bỏ đi và được thiệt giỏi quá. Mà thầy có vợ, thầy để vợ về bển mà ở, rồi muốn đi đâu tự ý, thầy cũng dễ quá.

-         Vợ tôi nó vui như vậy, tôi nỡ lòng nào mà cấm cản làm cho nó mất vui. Huống chi bà già vợ tôi cũng muốn cho vợ chồng tôi hưởng thú giàu sang, tôi không chịu hưởng thì thôi, chớ nếu tôi không cho vợ tôi hưởng thì tôi hẹp lượng, lại áp chế quá. Tiền bạc của người ta mà mình ngăn cãn không cho người ta xài, uất ức rồi sanh oán hận.

-         Tôi sợ thầy thấy người ta đương xun xăn đi xuống dốc, thầy biết sẽ rớt xuống hố, mà thầy không làm ơn kêu trở lại, chừng người ta sa xuống hố rồi, người ta bẽ oán hận thầy chớ, oán hận về sự ác độc của thầy.

Nghe nói tới câu đó, Vĩnh Xuân châu mày suy nghĩ, mặt có nét lo.

Chừng Vĩnh Xuân về rồi, ông Kinh mới nói:

-         Bà nó cắt nghĩa coi bộ thầy thông thấy ăn năn.

-         Không ăn năn sao được. Có vợ giàu lại đẹp, mà để cho nó thong thả, ta bà quá, rủi nó sa chưn sẩy bước, nhơ đanh ố tiết rồi làm sao.

-         Không phải thẩy sợ mất con vợ giàu, vợ đẹp nên thẩy ăn năn đâu bà. Thẩy là người biết nhân nghĩa. Thẩy giựt mình là vì thẩy sợ lỗi đạo làm chồng, có vợ mà lơ lãng không ngó ngàng đến vợ, để cho vợ phải hư thân, nên thầy ăn năn đó chớ.

-         Thiệt Cẩm Nhung thiệt thà, chớ không phải là gái xảnh xe, nếu chồng biết chiều chuộng làm cho cô vui lòng, thì cô có thể làm người vợ trung thành, làm người mẹ thân ái như gái khác. Tại gặp thầy thông thẩy không thương, thành ra cô buồn, rồi cô mmói lợt lạt với chồng con.

-         Thôi, để thủng thẳng coi rồi lập thế làm cho vợ chồng sum hiệp lại, cho khỏi uổng công vợ chồng mình mai mối.

Cách vài bữa, cô Cẩm Nhung về thăm chồng con. Cô ôm Vĩnh Tân mà hun, cô nói lăng xăng, cô đi Sài gòn chuyến nầy cô phải ở lâu là vì bà Chủ bịnh nên phải ở mà săn sóc bà. Bà Hương văn với bà Kinh hỏi thăm bịnh bà Chủ thì Cẩm Nhung nói cả tháng nay bà Chủ xây xẩm hoài ăn ngủ không được. Lên Sài gòn ban đầu nghe lời cô Hai Bình rước thầy thuốc các chú coi mạch hốt thuốc. Uống đến năm sáu thang thấy bịnh không giảm chút nào hết, thầy giáo là chồng Hai Bình mới đem bà Chủ đến cho Đốc tơ Tây coi mạch. Đốc tơ nói bà Chủ dư máu, phái tiêm thuốc cho lâu, lại phải cữ ăn, ăn rau, ăn cá, chớ đừng ăn thịt. Ông Đốc tơ tiêm đến 10 mũi thuốc và bà Chủ phải cữ ăn, nên mới hết chóng mặt. Ông Đốc tơ cho về và mua thuốc đem về uống, song ông dặn mỗi tuần phải đến cho ông cân máu và coi chừng.

Bà Hương văn nghe chị sui đau nhiều, lại chưa thiệt mạnh, thì rủ bà Kinh đến xế qua thăm một lát.

Vĩnh Tân đã được 20 tháng rồi, biết đi biết nói, lại cũng bỏ bú rồi nữa. Nó thấy má thì lơ láo chớ không mừng rỡ như thấy cha.

Cô Cẩm Nhung ở chơi, đợi tan hầu Vĩnh Xuân về đặng gặp chồng. Cô cũng thuật bịnh dư máu của mẹ cho chồng nghe. Ăn cơm rồi cô xin về liền, đặng rót thuốc cho mẹ uống, vì Đốc tơ cho tới hai thứ thuốc, thứ thuốc nước uống trưa, thứ thuốc viên uống tối, cô phải chăm nom coi giờ mà cho uống, không dám giao cho người khác.

Đến xế bà Hương văn biểu kêu hai chiếc xe kéo đặng bà đi với bà Kinh. Bà biểu con vú ở nhà, bà dắt Vinh Tân đi với bà đặng cho nó thăm bà ngoại nó.

Bà Chủ mừng khách, mừng cháu ngoại, rồi bà cũng thuật chứng bịnh của bà như lời Cẩm Nhung đã nói. Bà còn nói thêm rằng theo lời Đốc tơ thì chứng bịnh của bà nguy hiểm lắm. Nếu không trị, để máu tràn lên óc, làm đứt mấy gân máu thì mê man rồi chết. Vậy nên bà sợ quá, phải cho Đốc tơ tiêm tới 10 mũi thuốc, bà hết chóng mặt nên bà nới dám về nhưng phải mua hai ba thứ thuốc đem về uống hàng ngày, rồi còn phải trở lên đặng tuần mạch lại.

Bà Kinh tính với ông Kinh bữa nay qua sẵn có mặt đủ hai sui gia, bà sẽ đem việc vợ chồng Vĩnh Xuân ra mà nói, đặng khuyên phải sum hiệp, không nên phân ly hoài nữa. Chừng nghe bà Chủ than bà mang chứng bịnh nguy hiểm thì bà Kinh dội, không biết phải nói cách nào cho được việc mà khỏi mích lòng. Bà suy nghĩ một hồi rồi mới têm trầu mà ăn và nói với bà Chủ:

-         Từ năm ngoái đến giờ cô thông ở bên nây thường hơn ở bển. Tôi nhận thấy ý thầy thông tuy không nói ra, song thẩy không vui. Vợ chồng còn nhỏ mà phân cách với nhau, chồng ở một nơi, vợ ở môt chỗ, làm sao mà không buồn được.

-         Tôi cũng biết như vậy. Năm ngoái con Cẩm Nhung về miết bên nây, tôi rầy nó , tôi biểu phải về ở với chồng con. Nó có nhớ tôi thì về thăm một ngày một buổi vậy thôi. Cẩm Nhung nói chồng nó muốn như vậy, biểu nó phải về ở bên nây cho thường đặng nhờ cỏ thanh khí khoản khoát, mát mẻ mà bồi bổ sức khỏe. Sau thằng thông qua thăm, tôi hỏi nó, thì nó cũng nói y như vậy, ý nó muốn cho vợ nó thong thả sung sướng, Tại như vậy nên tôi mới để Cẩm Nhung ở đó chớ. Mà tôi nghĩ đây với đó không xa xuôi gì; vợ chồng nó muốn gặp nhau hằng ngày cũng được, có sao đâu mà ngại.

-         Tôi với ông Kinh sợ vợ chồng còn trẻ mà ở cách bức, mỗi người một nhà, lâu ngày rồi tình vợ chồng sẽ lợt lạt.

-         Bà sợ như vậy cũng phải. Ngặt lúc nầy tôi bịnh. Tôi cần phải có nó ở một bên đặng cho tôi uống thuốc. Đã vậy mà từ đây mỗi tuần tôi phải đi Sài gòn một lần cho Đốc tơ tuần mạch và cân máu. Còn chị ba nó thì mắc con nhỏ, đi theo tôi không được. Anh Ba nó thì mắc giữ nhà. Còn con chị hai nó thì như ngỗng đực, lo cho chồng con nó mà cũng chưa xong, có biết gì nữa đâu. Duy có Cẩm Nhung rảnh rang, lai nhậm lẹ, nó phải theo tôi luôn luôn đặng săn sóc giùm tôi. Tôi xin với chị sui vui lòng để Cẩm Nhung ở với tôi thêm ít ngày; chừng tôi mạnh sẽ về bển.

Bà Hương văn không hiểu ý của vợ chồng ông Kinh, bà nghe bà Chủ nới như vậy thì bà vội vã đáp: “Được mà. Chị bịnh thì để nó ở bên nây đặng nó nuôi chị chớ. Nó về bển ăn rồi ngủ, chớ có làm gì đâu. Vĩnh Tân lớn rồi. Con vú chỉ theo coi chừng cho nó chơi. Ít tháng nữa con vú mãn hạn, chắc nó thôi ở. Vĩnh Tân chơi với tôi hoặc con Sen trong nhà cũng xong. Nó biết nói đủ rồi, nên dễ lắm”.

Nãy giờ Vĩnh Tân cứ xẩn bẩn theo bà nội. Hồi mới vô mẹ nó bồng đi lấy bánh cho nó ăn, nhưng hỏi việc gì nó cũng không chịu nói. Ăn rồi nó trở lại chỗ bà nội ngồi mà đòi uống rước. Bà ngoại nó kêu thì nó ngó bà trân trân, nhưng không chịu lại. Bà nội nó phải bồng mà để nó ngồi một bên bà ngoại nó cho bà rờ rẫm hun hít cho vui. Mà rồi nó cũng đi qua ngồi với bà nội.

Bà Kinh với bà Hương văn sửa soạn về. Bà Chủ kêu Cẩm Nhung biểu thắng xc ngựa đưa hai bà với Vĩnh Tân, cũng có gởi cau, dừa, chuối như mấy lần trước.

Chiều, tan hầu, Vĩnh Xuân kêu xe kéo đi luôn qua Chợ Cũ thăm mẹ vợ. Bà chủ nói với rể để Cẩm Nhung ở bên nây thêm ít ngày, đặng cô chăm nom thuốc men và dắt bà đi Đốc tơ. Vĩnh Xuân vui vẻ chịu liền, không lộ ý phàn nàn chút nào hết.

Mẹ chồng với chồng đều xuôi thuậm để cho Cẩm Nhung về ở với mẹ rõ ràng chớ có phiền trách chi đâu. Tại sao bà Kinh lại muốn cho Cẩm Nhung về nhà chồng mà ở đặng chịu chật hẹp, bực bội.

Nếu bà chủ sáng suốt thì nghe câu chuện của bà Kinh rồi hồi xế bà phải giựt mình hối hận rồi lo tìm phương thế mà sửa chữa hoặc ngăn ngừa. Tại bà có tiền mà bà mù quáng quá, bà không thấy xa, nên được nghe chị sui xuôi thuận để cho Cẩm Nhung ở luôn bên nây mà nuôi bịnh, tiếp theo lại thấy chàng rể cũng không làm khó, thì bà vui mừng rồi muốn trách bà Kinh vô can mà bày chuyện.

Bà Chủ mỗi tuần phải đi Sài gòn với Cẩm Nhung đặng Đốc tơ thăm mạch lại. Mà đi bữa trước thì phải ở một đêm rồi bữa sau mới về, vì sợ bà Chủ mệt nên không dám về liền. Phải đi như vậy đến gần ba tháng và phải uống thuốc ngày đêm thêm nữa, mới thấy huyết độ sụt xuống nhiều, hết lo nguy hiểm. Nhưng Đốc tơ còn căn dặn phải ăn rau, ăn cá, chớ đừng ăn thịt, và mỗi tháng cũng phải đến cho ông thăm mạch lại một lần cho vững bụng.

Cô Cẩm Nhung trong mấy tháng đi Sài gòn thường đó, hễ đi về thì qua thăm chồng con. Nhưng mắc lo coi cho mẹ uống thuốc, nên qua chơi một lát rồi về, dầu con vú ở mãn hai năm đã thôi rồi. Vĩnh Tân tối ngủ với bà nội, chớ cô cũng không ở đêm mà ngủ với con được.

Cách ít lâu, Vĩnh Xuân đương ngồi làm việc trong tòa Bố, một anh lính trạm của sở Dây Thép đem phát cho thầy một phong thơ, ngoài bao đề tên họ, chức nghệp và địa chỉ của thầy rõ ràng, lại có dán cò theo luật và có đóng con dấu của Sở Bưu Điện Sài gòn. Thầy lấy con dao rọc bao và rút cái thơ ra mà coi. Thơ viết như vầy:

Thưa thầy,

Em không có vinh hạnh được giáp mặt với thầy lần nào. Nhưng em từng nghe người ta tán tụng tài đức của thầy, khen thầy học giỏi mà thanh liêm, đáng mặt giai nhân quân tử.

Vì em quí trọng danh giá của thầy, em không để cho tiểu nhơn bôi lọ nên em phải đường đột thưa riêng cho thầy hay: cô Cẩm Nhung sắp đem danh giá cao quí của thầy mà bỏ vào đống rác hôi thúi. Thấy vậy em bất bình, nên đường đột mách tin cho thầy hay. Xin thầy cấm tuyệt đừng cho người vợ thầy lên Sài gòn nữa thì mới tránh tiếng xấu được.

Trân trọngg kính chào thầy.

Một phụ nữ biết kính trọng danh thơm của quân tử.

Thơ ký tên lằng quằng đọc không được, mà cũng không có biên địa chỉ của người gởi.

Vĩnh Xuân ngồi coi đi coi lại tới ba lần, rồi đút thơ vào bao, xếp để vào túi, mồ hôi rịn ướt trán, thầy ngẩn ngơ, cứ ngồi suy nghĩ, không làm việc nữa được.

Thầy là người sáng suốt, ngày xuất thân đi làm việc cho tới bây giờ gặp chuyện chi dầu rắc rối cho mấy đi nữa, thầy cũng phân đoán dễ dàng. Mà đến việc nầy thuộc về gia đạo, về danh dự của thầy, thì thầy lại bối rối, không biết thiệt hay giả, quấy hay phải.

Thầy nhớ cách mấy tháng trước bà Kinh có trách thầy để vợ thong thả quá. Phải vợ thầy xuống dốc đã gần rớt vào hố, nên người ta thương thầy mới cho thầy hay đặng thầy níu lại hay không ? Hay là người ta ghét thầy hoặc ghét vợ thầy, nên rơi thơ làm xào xáo trong gia đình của thầy ? Nửa tinh nửa nghi, thầy không dám quyết đoán, sợ đoán lầm mà mắc mưu kẻ gian. Thầy nghĩ ông Kinh lớn tuổi lại lịch lãm nhơn tình, vậy để tối bàn tính với ông rồi sẽ liệu.

Tuy đã nhứt định như vậy mà Vĩnh xuân cũng chưa an trí, trưa về ăn cơm không biết ngon, rồi nằm ngủ cũng không được, cứ nhớ đến bức thơ ác nghiệt đó hoài.

Có phải vì người ta thiệt thương mình, thấy vợ mình lên Sài gòn ta bà sanh chuyện tồi tệ sao đó, nên người ta lén cho mình hay riêng, đặng mình biết mà đề phòng hay không ? Hay là vì người ta ghét mình, mưốn phá rối gia đạo mình, nên bày chuyện mà làm cho chồng nghi vợ trắc nết, vợ phiền chồng nói gian, vợ chồng rầy rà rồi rời rã.

Thơ gởi tại nhà Dây Thép Sài gòn. Mình có người bạn. thân nào ở trên Saỉgon đâu, mà bạn thương nên đem việc quan hệ như vậy mà nói giùm cho minh biết.

Thinh đanh của mình có lớn lao gì đến nỗi người xa xuôi, ở tới trên Sài gòn cũng kính trọng nên gia công bào chữa ?

Bức thơ nầy có thể người ở Mỹ Tho viết rồi đem lên nhà Dây Thép Sài gòn mà bỏ vào thùng thơ cũng được vậy.

Vĩnh Xuân suy nghĩ đủ cách nhưng không dám chắc cách nào là phải, đành dằn lòng đợi tối rồi sẽ bàn với ông Kinh Lương.

Ăn cơm chiều rồi, Vĩnh Xuân ngồi tại bàn Viết, lấy thơ hồi sớm mơi ra mà xem lại nữa. Thầy đọc thơ rồi, ngó mấy chữ di bút của cúc Hương, thầm vái nàng giúp cho thầy sáng suốt mà gở rối cho khỏi lem luốc thinh danh, mà cũng không oan ức ai hết.

Đợi bà Hương văn đem Vĩnh tân vô trong mà dỗ ngủ, thầy Vĩnh xuân mới xếp bức thơ để vào túi rồi khép cửa đi lại nhà ông Kinh.

Vợ chồng ông Kinh đương nằm trên ván mà nói chuyện, ông ngồi dậy tiếp Vĩnh Xuân, bà vô trong biểu nấu nước đặng chế trà mới.

Vĩnh Xuân vừa ngồi liền rút phong thơ trong túi ra mà đưa ông Kinh, không nói chi hết.

Ông Kinh ơ hờ, không hiểu thơ của ai gởi, nói cbuyện gì. Ông xem sơ ngoài bao rồi rút bức thơ ra mà đọc. Vĩnh Xuân ngồi ngó ông trân trân, thấy ông nhíu chơn mày, xem thật kỹ, xem hết rồi xem lại một lần nữa. Ông mới để bức thơ trước mặt và bình tĩnh hỏi:

-         Thầy thông được thơ nầy bao giờ ?

-         Được trong buổi hầu sớm mơi.

-         Thầy coi chữ ký tên đây, thầy biết ai gởi không?

-         Ký bậy bạ, lăng quằng làm sao mà biết cho được. Họ rơi thơ, họ đâu dám ký tên thiệt, lại cũng không có biên địa chỉ cho tôi biết. Nếu tôi biết tên người gởi là ai ở chỗ nào, thì tôí sẽ tìm đến mà hỏi cặn kẽ. Tại không biết nên từ hồi sớm mơi tới giờ tôi rối trí quá, không biết nên tin hay là nên xé bỏ.

-         Xin thầy đừng nóng, để thủng thẳng mà suy nghĩ cho kỹ.

-         Tôi xét đủ mọi bề. Tôi dòm bề nào cũng tối đen. Tôi không biết thiệt hay giả. Tôi muốn hỏi ý kiến ông coi bây giờ tôi phải làm sao.

Ông Kinh suy nghĩ rồi cầm bức thơ xem nữa. Bà Kinh bưng bình trà ra rót bốn chén chung. Bà thấy ông đọc thơ, bà hỏi thơ của ai đâu mà lại ban đêm. Vĩnh Xuân mới thuật sơ câu chuyện cho bà nghe, thầy nói rằng thơ của ai trên Sài gòn gởi hồi sớm mơi cho thầy hay vợ thầy toan làm lem luốc danh dự của thầy và khuyên thầy đừng cho vợ thầy đi Sài gòn nữa.

Bà Kinh nghe nói như vậy, bà vừa kéo ghế mà ngồi vừa nói nho nhỏ :

-         Thầy thông thấy chưa ? Cách mấy tháng trước tôi sợ sanh chuyện không tốt, nên tôi có khuyên thầy đừng để cô thông thong thả quá như vậy. Coi bộ thầy không tin tôi. Bây giờ có chuyện lôi thôi rồi đó.

-         Vợ tôi vốn con nhà giàu sang, từ nhỏ chí lớn sung sướng quen rồi. Ở với tôi thì chật hẹp tù túng rên nó muốn về ở bên Chợ Cũ mà tiếp dưỡng sức khỏe. Phận tôi nghèo, tôi phải chịu cực đã đành. Vợ tôi có tội gì mà tôi buộc nó phải chịu cực khổ với tôi. Mấy tháng nay bà già tôi đau, bà xin để vợ tôi ở bển đặng chăm nom thuốc men cho bà và dắt bà đi coi mạch. Tôi nỡ lòng nào mà cấm cản không cho vợ tôi nuôi bà già nó đâu.

Ông Kinh cười mà nói:

-         Nếu nói cho ngay thì thiệt thầy không màng gì đến vợ nên thầy mới dễ quá như vậy.

-         Không, ông Kinh à. Thà tôi mất vợ, chớ tôi không chịu làm buồn cho vợ, mà cũng không chịu ở bất nghĩa với mẹ vợ. Tôi muốn vui có lẽ nào tôi lại ép người ta phải buồn. Tôi muốn ở có hiếu với mẹ tôi, có lẽ nào tôi ép người ta phải thất hiếu với mẹ người ta. Chỗ mình không muốn, mình chẳng nên buộc người ta phải muốn. Vậy mới công bình chơ.

-         Thối, để bàn về bức thơ nầy coi. Bây giờ thầy tính làm sao đâu, thầy nói nghe thử coi.

-         Tôi tính không ra, nên tôi mới đem lại mà cầu ông bà phân xử giùm.

Bà Kinh nóng nảy, nên bà nói: “Có gì đâu mà tính không ra. Thầy thông đem thơ đưa cho bà Chủ xem rồi bắt cô thông ở bên nây, và không cho cô đi Sài gòn nữa. Làm như vậy thì dứt chuyện. Nếu bà Chủ biết sợ xấu hổ thì bà chịu liền, chịu mà lại mừng nữa, Còn nếu bà cãi lẫy và binh con, tức thị bà có ý xúi con hư, thì thầy thông làm êm mà về, đừng thèm cắt nghĩa phải quấy gì hết. Có chửa thì phải đẻ. Sau có đổ bể tùm lùm thì bà Chủ lãnh trách nhậm. Nói thiệt mà nghe, nếu người ta có chê cười xấu hổ thì mẹ con bà Chủ mang xấu, chớ thầy thông với chị Hương bên nây không xấu gì”.

Ông Kinh nói: “Nóng quá như vậy không nên. Thơ viết mà không biên tên cho rõ ràng, lại cũng không biên địa chỉ, tức thị là thơ rơi. Thơ rơi không đáng tin. Không biết chừng người nào đó họ giận bà Chủ, hoặc ghét cô Cẩm Nhung, nên đặt chuyện mà phá đám. Mình không xét cho kỹ, đem thơ cho bà Chủ coi, làm lở vỡ, bà Chủ với cô Cẩm Nhung hổ thẹn với thầy thông, mà thầy thông cũng mang tiếng ghen tương, hai bên nghi kỵ nhau, mất hết niềm hòa khí. Té ra mình mắc mưu gian của thằng điếm nào đó”.

Vĩnh Xuân nói:

-         Giọng nói trong thơ dường như giọng nói đàn bà.

-         Người ta yêu ma lắm, tin làm sao được. Đàn ông mà họ giả giọng đàn bà không được hay sao ? Nhưng thơ tuy gởi tại Sài gòn, song tôi chắc người Mỹ Tho viết. Trên Saigon làm sao họ biết rõ tên họ của thầy với cô Cẩm Nhung, làm sao họ biết chức nghiệp với địa chỉ của thầy, làm sao ho biết Cẩm Nhung đi Sài gòn thường nên xin thầy cấm. Tôi nghĩ người viết thơ đó ở bên phía Chợ Cũ, Bến Tranh hoặc Chợ Gao, là mấy chỗ có bà cơn bên vợ thầy ở. Có lẽ mấy bà con đó mượn oai thế của thầy mà hống hách thiên hạ, nên người ta dùng kế ly gián làm cho thầy bỏ vợ đặng bà con bên vợ hỏng giò chơi.

-         Ông nghi cái đó có lẽ đúng. Như lúc tôi mới cưới vợ được ít tháng, chú Hương thân Quế cậy tôi nói với thầy Cai cho chú làm thôn trưởng, còn anh hai Thăng bên Bến Tranh cậy tôi giúp về viêc ảnh tranh ranh vườn với người ta. Tôi có nói giúp gì đâu, mà cách ít ngày Hương Quản Bến Tranh xin lỗi tôi, ảnh nói ảnh không dè Hai Thăng bà con với vợ tôi, chừng ảnh hay thì ảnh xử êm rồi, không dám động tới ranh đất Hai Thăng nữa. Còn thầy Cai Chợ Gạo cách vài tháng sau thẩy cho tôi hay thẩy đã biểu cử Hương Thân Quế làm Thôn Trưởng xong rồi. Rõ ràng họ lợi dụng oai thế của tôi quá.

-         Còn việc cái thơ nầy tôi muốn thầy cất để dành đặng dọ tánh tình cô thông lại rồi sẽ hay đừng nói cho ai biết gì hết. Nếu thiệt cô thông có ngoại tình, thầy dọ thầy biết được mà.

-         Có ở bên nây đâu mà dọ. Chừng bốn tháng nay có về thì về chơi một lát rồi đi, không có ngủ bên nây đêm nào hết.

-         Thôt thì bữa nào cô có về thầy nói cho cô biết thầy không bằng lòng cô đi Sàigòn nữa. Thầy nói mà phải liết mắt có sắc mặt cô thế nào. Người có tịt hễ nói động tới nhược điểm của họ thì họ biến sắc.

-         Vợ tôi đi Sài gòn mới về hôm kia. Nó qua thăm nó nói khỏi đi Sài gòn mỗi tuần nữa. Đốc tơ biểu đợi đúng một tháng sẽ lên cho ổng thăm mạch lại.

-         Thầy cứ cấm. Đừng cho đi, biểu kiếm người khác đi thế coi cô đám cãi hay không. Vậy chớ Ba Khai đi với bà Chủ không được hay sao.

-         Được. Để tôi dọ thử coi. Chuyện nầy tôi với ông bà biết mà thôi. Tôi xin giấu má tôi, ông bà đừng nói chi hết. Má tôi hay má tôi buồn, chớ khống ích gì.

Vĩnh Xuân xếp thơ bỏ vàơ túi, uống ít chén nước rồi về.

Cách năm ngày sau cô Cẩm Nhung đi xe ngựa qua thăm chồng con. Vĩnh Xuân đi làm về thầy thấy vợ thì ngó ngay mặt vợ mà hỏi:

-         Hổrn nay em có đi Sài gòn nữa hay không ?

-         Không. Mà hổm nay mới được có một tuần lễ. Ông Đốc tơ dặn đúng một tháng rồi má sẽ lên đặng ổng coi mạch lại. Còn hơn ba tuần nữa em mới đi với má.

-         Chừng má đi nữa, em cậy anh Ba hay là người nào khác đi với má. Em kiếm cớ má xin ở lại nhà, em đừng đi.

Cô Cẩm Nhung ngạc nhỉên. Cô ngó chồng, thấy chồng cũng ngó nhìn cô trân trân, thì cô biến sắc, và day mặt chỗ khác mà hỏi:

-         Tại sao anh không cho cm đi với má nữa.

-         Không phải qua không cho em đi với má. Qua kbông muốn cho em đi lên Sài gòn nữa chớ.

-         Tại sao vậy ?

-         Vì có tếng đồn nhiều chuyện lắm. Qua sợ em mang tiếng, nên qua khuyên cm tránh Sài gòn thì tốt hơn.

Cô Cẩm Nhung buồn hiu cúi mặt ngó xuống gạch nói nhỏ:

-         Em có làm gì đâu mà họ đồn. Đi dọc đường thì đi với má, lên trển ở nhà anh Hai, chị Hai. Đi coi mạch thì có má rồi đi mua thuốc cũng vậy. Anh hỏi má coi, có phải vậy hay không?

-         Hỏi làm chi ? Tiếng đồn thấu tai qua, nên qua dặn trước cho em tránh. Nếu cm không sợ tiếng đồn đó, thì em cứ đi.

-         Anh đã nói như vậy em còn đi làm chi nữa, tháng sau má đi, em cậy anh Ba đi với má. Em ở nhà coi nhà thế cho ảnh.

Vĩnh Xuân vô trong thay đồ đặng ăn cơm.

Cô Cầm Nhung nói trước khi lên xe qua đây cô đã ăn cơm sớm bên nhà rồi, nên cô từ giã mà về đặng lấy thuốc cho mẹ uống. Vĩnh Xuân đứng trong nhà ngó theo vợ, thấy vợ lên xc mà ngồi, mặt buồn nghiến, như con chim bị tên.

Vĩnh Xuân biết đã bắn trúng chỗ nhược của vợ rồi thì thầy bất nhẫn, vì động lòng trắc ẩn nên ngồi ăn cơm với mẹ thầy cũng mất vui.

Đến tối thầy lại thuật chuyện thử lòng vợ cho ông Kinh và bà Kỉnh nghc, thầy nói bức thơ người ta gởi cho thầy đó không phải là thơ cáo gian, còn vợ thầy đã rớt xuống vũng sình lầy rồi, làm sao mà vớt lên được, mà vớt rồi để ngồi đâu.

Cả ba người đều bố rối, không biết phải xử trí cách nào cho cao mà cũng cho êm. Ông Kinh với Vĩnh Xuân thì ôn hòa nên muốn thỏa thuận. Còn bà Kinh thì nóng nảy nên muốn khuấy rối đặng bõ ghét. Ba người bàn tính gần nửa đêm mà chưa tính ra một giải pháp nào cho vừa ý.

Vĩnh Xuân mới nói: “Chuyện đó còn có đó. Không nên tính gấp rồi sau ăn năn. Vậy tôi xin huỡn ít bữa cho trí bình tĩnh, rồi sẽ lấy công tâm nhà xử. Huống chi vợ tôi đã có nói nó không đi Sài gòn nữa. Vậy thì nên đợi coi tháng tới bà già tôi đi tuần mạch, vợ tôi chịu ở nhà như lời tôi nói đó hay không”.

Qua tuần sau, bữa thứ năm, Vĩnh Xuân tiếp được một phong thơ nữa, thơ cũng có dán cò hẳn hòi và cũng đóng con dấu tại sở Bưu Điện Sài gòn. Thơ viết như vầy:

Thưa thầy,

Cách chừng 10 bữa rồi, em có gởi cho thầy một cái thơ yêu cầu thầy đừng cho cô Cẩm Nhung lên Sài gòn nữa. Em chắc thơ ấy không tới tay thầy, bởi vì sớm mơi thứ hai tuần nầy cô Cầm Nhung còn đi Sài gòn nữa, lần nầy cô đi một mình, chớ không có mẹ, cô ở đến sáng thứ ba cô mới về.

Một lần nữa, em trân trọng yêu cầu thầy đóng chuồng mà nhốt cô Cẩm Nhung lại, đặng cô hết phá gia cang của một cặp vợ chồng người bạn của em, đương thương yêu đầm ấm với hai đứa con thơ ngây khờ khạo.

Em thua thiệt, vì em kính phục danh giá của thầy lắm, nên sáng thứ ba em mới để đầu tóc cho Cẩm Nhung đi về. Nếu cô còn lên Sài gòn một lần nữa thì cô sẽ về với đầu trọc.

Trân trọng kính chào thầy.

Một phụ nữ kính trọng thầy.

Được bức thơ trước, Vĩnh Xuân còn nghi ngờ chưa chịu tin. Chừng gặp vợ, thầy dọ ý, thấy săc điện của vợ thất thần thì thầy hổi ôi quả quyết, không còn nghi gì nữa. Bây giờ được thêm bức thơ nầy thì thầy tỉnh quco, không bối rối chi hết, bởi vì lúc nầy thầy cũng như người bị cháy nhà. Thầy đã thấy ngọn lửa bốc lên cháy mái trước rồi, nếu người ta cho hay thêm lửa cháy luôn mái sau nữa thì thầy dư biết đó là sự dĩ nhiên, không có chi lạ.

Vĩnh Xuân bình tĩnh mlư thường. Đến tối mới lại đưa bức thơ thứ nhì nầy cho vợ chồng ông Kinh xem. Cẩm Nhung hứa không đi Saigon với mẹ nữa, mà người ta cho hay sáng thứ hai nầy cô lên Saigon một mình ở tới sáng thứ ba mới về. Thiệt cô có đi như lời người ta nói trong thơ đó hay không ? Bà Chủ có sai cô đi hay không ? Đi có chuyện gì ? Hay là cô kiếm cớ mà đi thông tin cho nhơn tình hay việc kín đã đổ bể, và hỏi coi bây giờ phải làm sao. Được biết tình nhơn của cô đã có vợ lại có tới hai đứa con. Ai đó ? Tên gì ? Làm nghề gì?

Có mấy câu chuyện đó mà Vĩnh Xuân bàn cãi với vợ chồng ông Kinh gần hai giờ đồng hồ. Rút cuộc ba người thỏa thuận với nhau như vầy: sáng bữa sau bà Kinh đi một mình qua nhà bà Chủ, nói dối rằng qua Chợ Cũ có việc, rồi sẵn dịp ghé thăm bà, nên không có rủ bà Hương văn đi. Nói chuyện rồi dọ dẫm coi thiệt thứ hai Cẩm Nhung có đi Sài gòn ở tới thứ ba mới về hay không ? Đi với ai ? Đi có việc chi ? Dọ việc đó cho chắc đặng thêm bằng cớ mới bắt tội Cẩm Nhung thất tiết với chồng được.

Bà Kinh tuy trọng tuổi, song bà vẫn còn lanh lẹ như lúc thanh xuân, làm việc chi bà cũng hăng hái tận tâm, nhứt là việc của Vĩnh Xuân, bà coi cũng như việc nhà của bà, bởi vì mấy năm nay vợ chồng bà yêu quí Vĩnh Xuân chẳng khác nào em cháu trong nhà. Vĩnh Xuân buồn thì bà không thể vui được.

Sáng bữa sau, ông Kinh đi làm việc rồi thì bà Kinh tuốt qua Chợ Cũ mà thăm bà Chủ Thiệu. Đi dọc đường bà suy nghĩ coi phải làm cách nào mà dọ dẫm đặng biết cô Cẩm Nhung có đi Sài gòn hôm thứ hai hay không. Việc tuy dễ mà khó, bởi vì nếu hỏi ngay sợ người ta nghi rồi họ giấu. Khi bước vô nhà, bà không chắc sự dọ dẫm của bà của bà sẽ được thành công. Chẳng dè ở cà rà nói chuyện minh mông chơi với bà Chủ, rồi lân la lại ngồi gần một bên Cẩm Nhung rnà thuật cách cháu Vĩnh Tân khôn ngoan, bà Kinh được nghe, được thấy nhiều điều quá sự mong mỏi. Sự nghe thấy đó làm cho bà ứa gan, xốn mắt, nên bà về tới nhà từ hồi 10 giờ, bực tức, phiền não, giận hờn, nằm ngủ không được, cứ ra mà ngóng trông ông Kinh vởi Vĩnh Xuân.

Bà Kinh dựa cửa đứng ngó ra đường, mặt mày khi giận, khi buồn. Không giận không buồn sao được. Nói cho Vĩnh Xuân chuyện cưới vợ, bà đã mệt trí hết sức. Mai mối cho Vĩnh Xuấn cưới được gái đẹp và giàu, bà còn phải phí công lao nhiều lắm nữa. Bà giúp cho Vĩnh Xuân cất được một tòa nhà đẹp đẽ, bà chắc Vĩnh Xuân sẽ được an vui trăm năm; nào dè cái nhà ấy tình cờ sụp đổ làm cho công phu của bà hoá ra vô ích, thế thì làm sao mà bà không buồn, không giận.

Thấy ông Kinh với Vĩnh Xuân về gần tới, bà Kinh bước ra nói: “Thầy đi thẳng vô đây, thầy thông, vô đặng tôi nói chuyện một chút”. Bà xây lưng đi liền vô nhà, đợi hai người vô rồi, bà lắc đầu mà nói: “Hư hết rồi, thầy thông ơi ! Còn gì nữa mà kể !”.

Vĩnh Xuân châu mày, vừa kéo ghế mà ngồi, vừa hỏi:

-         Sao mà hư ? Hư cái gì ?

-         Bữa thứ hai con Cẩm Nhung có đi Saigon, đi một mình.

-         Ai nói với bà ?

-         Bà Chủ. Tôi qua tôi thấy có để mấy ve thuốc. Có ve chưa khui mà uống. Tôi hỏi thuốc nầy Chợ Mỹ có bán hay không. Bà Chủ nói không có, phải lên Sài gòn mà mua, rồi bà vui miệng bà nói có hai thứ thuốc gần hết, nên hôm thứ hai bà phải sai Cẩm Nhung đi Sài gòn mua đem về đó.

Ông Kinh nói: “Nếu vậy thì bức thơ thứ nhì đáng tin rồi”.

Bà Kinh nói: “Còn việc nầy nữa. Tôi nhớ bốn năm tháng nay Cẩm Nhung không có ngủ bên nây đêm nào hết, phải hôn thầy thông.?

Vĩnh Xuân gặc đầu nói: “Phải. Ban ngày có qua thì cũng chơi giây lát rồi về, chớ không ở lâu”.

Bà Kinh nói: “Cha chả. Vậy mà Cẩm Nhung có nghén rồi thầy thông à !

Vĩnh Xuân trợn mắt mà hỏi:

-         Thiệt hôn ?

-         Thiệt chớ. Có chửa hơn ba tháng rồì. Tôi qua thì Cẩm Nhung bận áo vắn, nên chi thấy bụng. Tôi lại ngồi một bên. Thấy cặp mắt chao vao, còn chớn thủy nhay xoi xói. Đàn bà có thai thấy thì biết liền.

Vĩnh Xuân vụt đứng dậy đi vô, không nói gì nữa hết.

Ông Kinh đi vô trong thay đồ. Bà Kinh coi dọn cơm. Ông Kinh nói lầm bầm. ”Giàu sang ! Giàu sang! Vậy mà thiên hạ mê dữ ! Khốn nạn ! Khốn nạn cực điểm !” .